Văn hóa ẩm thực Việt Nam

Văn hóa ẩm thực của Việt nam rất phong phú, đa dạng qua đó nó có thể thể hiện được tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam. Nước ta với 54 dân tộc anh em thì ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc và những đặc trưng riêng biệt. như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố,. Đặc biệt là các món xôi nếp nương, cơm lam của người Thái. Những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Và điều đó cho thấy văn hoá ẩm thực của tộc người Thái ở Tây Bắc mang một phong vị riêng, độc đáo, không hề trộn lẫn đó là những nét ẩm thực đặc sắc của dân tộc Thái. Món ăn đặc trưng của người Thái là cơm lam (lam là từ để chỉ tất cả các món ăn được chế biến bằng hình thức nướng). Người Thái có tới gần chục loại cơm lam. Loại đơn giản nhất là đem gạo nếp cho vào ống tre (loại tre bình thường không non, không già), đổ nước ngâm cho gạo nở rồi đốt ống tre trên ngọn lửa. Khi cơm chín, tước vỏ tre bên ngoài lấy cơm ăn. Phức tạp hơn người Thái biết biến tấu cơm lam thuần túy bằng cách độn lạc, độn sâu măng và đặc biệt hơn còn có loại cơm lam được đun trong ống tre có tên gọi là pngá, người ta bảo rằng đây là một loại tre đặc biệt, cơm được đun trong loại ống tre này sẽ thơm và ngon hơn. Món cơm lam của người thái chứa đựng giá trị văn hóa tộc người sâu sắc, điều đó không chỉ được thể hiện ở nguyên liệu, cách chế biến, nguồn gốc, mà còn thể hiện ở cách ăn và những giá trị của nó đối với đời sống tâm linh. Từ xưa đến nay những giá trị văn hóa đó vẫn còn được lưu giữ và còn nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá về món ăn độc đáo này. Chính điều đó đã làm cho cho chúng tôi có những suy nghĩ, những quan tâm và quyết định chọn tìm hiểu hiểu và nghiên cứu về món ăn độc đáo này. Đề tài chúng tôi nghiên cứu có tên là “Bản sắc văn hóa Tây Bắc qua món “Cơm Lam của người thái” ở tây bắc.

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 14203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa ẩm thực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài Văn hóa ẩm thực của Việt nam rất phong phú, đa dạng qua đó nó có thể thể hiện được tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam. Nước ta với 54 dân tộc anh em thì ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc và những đặc trưng riêng biệt. như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố,. Đặc biệt là các món xôi nếp nương, cơm lam của người Thái. Những món ăn của người Thái là một sự gia công đúng mực về kỹ thuật và nghệ thuật. Và điều đó cho thấy văn hoá ẩm thực của tộc người Thái ở Tây Bắc mang một phong vị riêng, độc đáo, không hề trộn lẫn đó là những nét ẩm thực đặc sắc của dân tộc Thái. Món ăn đặc trưng của người Thái là cơm lam (lam là từ để chỉ tất cả các món ăn được chế biến bằng hình thức nướng). Người Thái có tới gần chục loại cơm lam. Loại đơn giản nhất là đem gạo nếp cho vào ống tre (loại tre bình thường không non, không già), đổ nước ngâm cho gạo nở rồi đốt ống tre trên ngọn lửa. Khi cơm chín, tước vỏ tre bên ngoài lấy cơm ăn. Phức tạp hơn người Thái biết biến tấu cơm lam thuần túy bằng cách độn lạc, độn sâu măng và đặc biệt hơn còn có loại cơm lam được đun trong ống tre có tên gọi là pngá, người ta bảo rằng đây là một loại tre đặc biệt, cơm được đun trong loại ống tre này sẽ thơm và ngon hơn. Món cơm lam của người thái chứa đựng giá trị văn hóa tộc người sâu sắc, điều đó không chỉ được thể hiện ở nguyên liệu, cách chế biến, nguồn gốc, mà còn thể hiện ở cách ăn và những giá trị của nó đối với đời sống tâm linh. Từ xưa đến nay những giá trị văn hóa đó vẫn còn được lưu giữ và còn nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá về món ăn độc đáo này. Chính điều đó đã làm cho cho chúng tôi có những suy nghĩ, những quan tâm và quyết định chọn tìm hiểu hiểu và nghiên cứu về món ăn độc đáo này. Đề tài chúng tôi nghiên cứu có tên là “Bản sắc văn hóa Tây Bắc qua món “Cơm Lam của người thái” ở tây bắc. 2. Mục đích của đề tài Mục đích của việc chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này là muốn đi sâu tìm hiểu về món ăn truyền thống của người thái ở tây Bắc, thông qua đó chúng tôi có thể tiếp cận một cách sâu sắc hơn về đời sống văn hóa của họ. Thông qua đề tài này chúng tôi sẻ đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, hương vị, nguyên liệu, cách chế biến, giá trị dinh dưỡng, giá trị về văn hóa tâm linh của cơm lam…Qua đó chúng tôi rút ra những đặc trưng riêng những giá trị độc riêng của món ăn truyền thống của người Thái. Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát huy món ăn này. Qua việc hoàn thiện đề tài này, đây sẽ là một tư liệu quan trọng để những người người nghiên cứu sau có thể tham khảo, ngoài ra có thể bổ sung vào kho tài liệu văn hóa dân tộc Việt Nam thêm một tri thức mới về văn hóa dân tộc. Qua việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho những Sinh Viên ngành văn hóa học như chúng tôi có thể bước đầu làm làm quen với việc tiếp cận và nghiên cứu một đề tài khoa học một các đúng đắn, có khoa học và có hiệu quả, từ đó giúp cho chúng tôi hoàn thiện hơn vốn hiểu biết và khả năng nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu về đời sống ẩm thực của dân tộc Thái ở việt nam qua món cơm Lam. Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản, những giá trị độc đáo của món cơm lam từ việc nghiên cứu về nguồn gốc, nguyên liệu, kĩ thuật chế biến, cách thưởng thức, cũng như cách sử dụng món cơm lam trong các nghi lễ gắn với đời sống tín ngưỡng gắn với văn hoá tộc người, với sự sống, và theo tín ngưỡng dân gian gắn với mỗi vòng đời của con người. Người Thái tin rằng, ngoài thế giới mà mọi người đang sống quen gọi là nhân gian, còn có một thế giới của người trời Mường Then, là nơi ở của các vị thần, tổ tiên và các linh hồn. Với pham vi trong một bài tiêu luận chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu vào những vấn đề mà đề tài chúng tôi đã đạt ra, đó là tìm hiểulà “Bản sắc văn hóa việt nam qua món “Cơm Lam của người thái” ở tây bắc. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sữ dung và kết hợp nhiều phương pháp: tìm kiếm, tổng quan tư liệu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, diễn giải, đánh giá... 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Một trong những đặc trưng nổi bật của dân tộc Thái là văn hóa ẩm thực. Món ăn của dân tộc Thái thể hiện sự kết hợp hài hoà, sự giao lưu, ḥòa quyện cùng linh khí của núi, của sông, của rừng, Văn hóa ẩm thực dân tộc Thái có một cội nguồn triết lý riêng để mãi trường tồn với thời gian. Đối với người Thái, ẩm thực là một nghệ thuật đã trở thành nét văn hóa cổ truyền, sâu sắc. Cơm lam là món ăn độc đáo không chỉ về mùi vị, mà còn ở chính cái tên gọi với chức năng vừa là danh từ vừa là tính từ. Cho tới nay, không một tài liệu nào xác định cơm lam có từ bao giờ và xuất xứ do đâu. Tuy nhiên, căn cứ vào tên gọi của nó, chúng ta tạm bằng lòng với kết luận rằng đó là món ăn có nguồn gốc bởi dân tộc Thái. Hoặc chí ít, đó cũng là món ăn phổ biến nhất trong cộng đồng người Thái. Cơm lam được xem như là một món ăn truyền thống luôn gắn liền với những bữa ăn hằng ngày, những ngày lên nương, lên rẫy, cũng như trong các lễ hội, các nghi lễ ma chay cúng bái…, Qua đề tài này chúng ta sẽ thấy rõ được đời sống văn hóa ẩm thực cũng như các phong tục gắn liền với cộng đồng bào thái từ bao đời nay mà các đề tài trước chưa đi sâu tìm hiểu. Về mặt lý luận thì đề tài cho chúng ta thấy được những đặc trưng của món cơm lam nói riêng và đời sống văn hóa của người thái nói chung, qua đây chúng ta có thể hiểu biết thêm về vốn văn hóa ẩm thực của dân tộc độc đáo như thế nào. Về mặt thực tiễn, qua việc nghiên cứu những đặc trưng, những nét độc đáo của cơm lam, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp để bảo tồn và phát huy món ăn truyền thống này. 6. lịch sử vấn đề Người Thái còn được gọi là Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Họ đã có mặt ở miền Tây Bắc Việt Nam trên 1200 năm, là con cháu người Thái di cư từ vùng đất thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc bây giờ. Người Thái là một trong những dân tộc có nền văn hóa độc đáo được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, việc nghiên cứu về văn hóa người thái ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới, với nhiều công trình, bài nghiên cứu được công bố như: Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu), Văn Hóa Ẩm Thực và Món Ăn Việt Nam, bản thứ hai. Tph HCM: Nxb Trẻ, 2004. Phan kế Bình “Việt nam phong tục”, tái bản, NXB TP HCM, 1990. Nguyễn Từ Chi, góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa – thông tin, tạp chí văn hóa văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 1996. Đinh Gia Khánh, Văn hóa dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội việt nam, Nxb văn học, Hà Nội, 1995. Nhiều tác giả, Tìm về bản sắc dân tộc của văn hóa, Tạp chí nghiên cứu văn hóa văn nghệ, Nxb, Hà Nội, 1993… Như vậy, liên quan đến việc nghiên cứu văn hóa đồng bào thái ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình bài viết, qua đó đã phản ánh được bộ mặt văn hóa cũng như bề dày lịch sử của dân tộc này. Song vẫn chưa có một chuyên khảo nào viết về những đặc trưng của ẩm thực người thái nên chú tôi đã chon đề tài này,đề tài có tên, Bản sắc văn hóa các dân tộc qua món “Cơm Lam của người thái” ở tây bắc. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bài tiểu luận chúng tôi gồm có các phần sau: Chương 1. Giới thiệu một số khái niệm và tổng quan đôi nét về văn hóa ẩm thực Việt nam 1.1 Giới thiệu một số khái niêm 1.1.1 Khái niệm về văn hóa 1.1.2 khái niệm về văn hóa ẩm thực 1.1.3 khái niệm về bản sắc văn hóa 1.1.4 Khái niêm về bản sắc văn hóa ẩm thực 1.2 Tổng quan đôi nét về văn hóa ẩm thực việt nam 1.2.1 Đôi nét về văn hóa ẩm thực của người việt 1.2.2 Đôi nét về văn hóa ẩm thực của người thái ở tây bắc 1.2.2.1 Giới thiệu đôi nét về tây bắc 1.2.2.1.1 Không gian địa lý 1.2.2.1.2 Đặc điểm địa hình 1.2.2.1.3 Các sắc tộc và Văn hóa 1.2.2.2 Đời sống văn hóa ẩm thực của dân tộc thái ở tây bắc Chương 2. Đặc trưng món cơm lam của người thái ở tây bắc 2.1. Cơm lam ẩm thực vùng tây bắc 2.2. Tính triết lý trong văn hóa ẩm thực của dân tộc thái 2.3. Nét độc đáo của cơm lam 2.3.1 Nguồn gốc của cơm lam 2.3.2 Nguyên liệu làm cơm lam 2.3.3 Quy trình chế biến cơm lam 2.4. Gía trị dinh dưỡng của cơm lam 2.5 Cơm lam với đời sống hàng ngày và đời sống tâm linh của người thái 2.5.1. Cơm lam với lễ cúng rẫy 2.5.2 cơm lam với lễ tết 2.5.3 Văn hóa phong tục bó vỏ ống cơm lam của dân tộc Thái 2.5.4 ý nghĩa tâm linh của cơm lam 2.5.5. Cơm lam ngày nay và một số giải pháp bảo tồn, phát huy B.PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Giới thiệu một số khái niệm và tổng quan đôi nét về văn hóa ẩm thực Việt nam 1.1 Giới thiệu một số khái niêm 1.1.1 Khái niệm về văn hóa Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo và tích lũy ra trong quá trình sinh sống, tồn tại và, phát triển. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.2 khái niệm về ẩm thực và văn hóa ẩm thực 1.1.2.1 khái niệm về ẩm thực Ẩm thực là ăn uống, là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của con người. Ẩm thực bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Qua ẩm thực có thể nói lên đặc trưng văn hóa của dân tộc đó, vùng đó và đất nước đó. 1.1.2.2 khái niệm về văn hóa ẩm thực Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách tứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy. Theo nghĩa hẹp, “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn. Văn hóa ẩm thực là một biểu hiện quan trọng trong đời sống con người, nó cũng hàm chứa những ý nghĩa triết lý, là những gì Chính tạo hóa giúp con người kiếm thức ăn, nuôi sống họ lại còn cho họ nếm mùi khoái lạc với các món ăn ngon" 1.1.3 khái niệm về bản sắc văn hóa Bản sắc văn hóa là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Bản sắc văn hóa bao gồm các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên. Bản sắc văn hóa là giá trị đặc trưng văn hóa của một dân tộc một cộng đồng, một khu vực, có khi là của quốc gia, nó có thể dùng để phân biệt với văn hóa của dân tộc khác, vùng khác, quốc gia khác. 1.1.4 Khái niêm về bản sắc văn hóa ẩm thực Bản sắc văn hóa ẩm thực là cách thức ăn uống của con người, đó laf phong cách chế biến, phối hợp gia vị, nguyên liêu, và thói quen ăn uống, qua đó nó thể hiện phẩm giá của con người, thể hiện trình độ văn hóa của mỗi tộc người, ẩm thực được gọi là bản sắc văn hóa ẩm thực khi nó đạt được các giá trị về chân, thiên, mĩ. Văn hóa ẩm thực là ăn uống, cách thức ăn uống, phong tục ăn uống. Đặc trưng văn hóa ẩm thực của từng địa phương, từng dân tộc truyền lại từ lâu đời, nó phản ánh tính cách, tình nghĩa, lối sống, triết lí nhân sinh, trình độ văn hóa của chủ thể ẩm thực, mang đậm bản sắc và tạo nên những sắc thái riêng của từng địa phương, từng dân tộc. Có thể nói văn hóa ẩm thực là những phong tục, thể hiện ăn uống từ ngày xưa để lại mang sắc thái của dân tộc đó, quốc gia đó. Nó là những dấu ấn sinh động hòa vào bức tranh văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. 1.2 Tổng quan đôi nét về văn hóa ẩm thực việt nam 1.2.1 Đôi nét về văn hóa ẩm thực của người việt Đối với người Việt ẩm thực không chỉ là vấn đề ăn uống mà nó bắt mạch văn hóa và trở thành văn hóa trong đời sống tinh thần Ăn uống cũng như mặc, ở vốn là một trong những nhu cầu vật chất thiết yếu của loài người, việc ăn uống trở thành một thành tố tổng thể trong cấu trúc văn hóa – xã hội. Nó hình thành khẩu vị cá nhân đến khẩu vị cộng đồng, gia đình, họ hàng, vùng miền, từ đó hình thành những nguyên lý, nguyên tắc, quy ước về ăn uống.  Mâm cơm của người Việt   Quan niệm ăn uống của người Việt Nam khác với quan niệm của người phương Tây. Người phương Tây quan niệm ăn uống thể hiện triết lý: Ăn để mà sống, không phải sống để để mà ăn. Chính vì vậy khẩu vị của họ không thay đổi, họ có chung một khẩu vị, ăn những đồ ăn sẵn: đồ hộp, xúc xích, khẩu vị riêng thành khẩu vị chung. Nhưng với người Việt  Nam quan niệm “Có thực mới vực được đạo”. ăn không phải để sống, ý niệm ăn tồn tại trong mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, hay nói cách khác ăn là hoạt động sống của con người. Đặc trưng của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam mang dấu ấn của nền văn minh thực vật. Tính thực vật nó thể hiện ở cơ cấu bữa ăn gồm các thành phần chính: gạo, rau quả, cá tôm, thịt. Trong đó bữa ăn gọi là bữa cơm, ăn cơm là chính “người sống vì gạo cá bạo vì nước”, sau đó là rau “cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống”. Do điều kiện tự nhiên ở Việt Nam là địa hình nhiều sông suối nên người Việt thường ăn các loại động vật nước ngọt như cá, tôm…  Bữa cơm gia đình ấm cúng    Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn mang đậm dấu ấn của văn hóa làng, được biểu hiện cụ thể ở sự cộng cảm, tính cộng đồng và tình nghĩa trong ăn uống. Đó là triết lý cặp đôi, đôi đũa như vợ chồng “Chồng thấp vợ cao như đôi đũa lệch so sao cho vừa”, tục chia phần, chia sẻ đồ ăn, cách chế biến món ăn đồ uống có sự pha chế hỗn hợp các thành phần để tạo nên món ăn “Canh tôm nấu với Ruột bầu”, tính cộng cảm như: ăn chung mâm, chấm chung bát nước chấm. Văn hóa ẩm thực Việt Nam còn thể hiện rõ nét triết lý Phương đông, đề cao sự hòa hợp và cân bằng âm dương. Nó thể hiện rõ nét ở tập quán dùng gia vị của người Việt Nam rất hài hòa và có sự ứng hợp chuẩn “Con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn cho tôi của hành, con chó khóc đứng khóc ngồi, bà ơi đi chợ mua tôi của giềng…”. Việc sử dụng các món ăn đồ uống như một vị thuốc cho cơ thể sự cân bằng giữa con người với môi trường tự nhiên thông qua ăn uống, sử dụng nguyên liệu chế biến theo từng vùng, khí hậu và cách thưởng thức theo từng thời điểm và theo mùa. Ta có thể thấy ẩm thực Việt Nam đã đi vào đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh, nó trở thành nét văn hóa, lối sống của người Việt, làm nên bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam. 1.2.2 Đôi nét về văn hóa ẩm thực của người thái ở tây bắc 1.2.2.1 Giới thiệu đôi nét về tây bắc Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). 1.2.2.1.1 Không gian địa lý Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía Nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. 1.2.2.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân. Gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái 1.2.2.1.3 Các sắc tộc và Văn hóa Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với “điệu múa xòe”, tiêu biểu là điệu mua xoè hoa. Nét văn hóa độc đáo nơi đây nữa là các món xôi nếp của người thái, độc đóa nhất là có món cơm lam mang đậm hưng vị của núi rừng tây bác, ngoài người Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Thì vùng còn khoảng 20 dân tộc khác như mèo,nùng... Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. 1.2.2.2 Đời sống văn hóa ẩm thực của dân tộc thái ở tây bắc 1.2.2.2.1 giới thiệu đôi nét về người Thái ở tây bắc Ngừơi Thái có tên tự gọi: Tay hoặc Thay, tên gọi khác: Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tày Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ. Nhóm địa phương: Ngành Ðen (Tay Ðăm), Ngành trắng (Tay Ðón hoặc Khao). Dân số: 1.040.549 người. Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Lịch sử: Người Thái có cội nguồn ở vùng Đông Nam Á lục địa, tổ tiên xa xưa của người Thái có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Hoạt động sản xuất: Người Thái sớm đi vào nghề trồng lúa nước trong hệ thống thuỷ lợi thích hợp được đúc kế như một thành ngữ - "mương, phai, lái, lịn" (khơi mương, đắp đập, dẫn nước qua vật chướng ngại, đặt máng) trên các cánh đồng thung lũng. Họ làm ruộng cấy một vụ lúa nếp, nay chuyển sang 2 vụ lúa tẻ. Họ còn làm nương để trồng thêm lúa, ngô, hoa màu, cây thực phẩm và đặc biệt bông, cây thuốc nhuộm, dâu tằm để dệt vải.  1.2.2.2.2 Đời sống văn hóa ẩm thực của dân tộc thái ở tây bắc Ngày nay gạo tẻ đã trở thành lương thực chính, gạo nếp vẫn được coi là lương ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm, bỏ vào chõ, đặt lên bếp, đồ thành xôi. Trên mâm ăn không thể thiếu được món ớt giã hoà muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành... có thể thêm gan gà luộc chín, ruột cá, cá nướng... gọi chung là chéo. Thịt cá ăn tươi thì làm món nộm, nhúng (lạp, cỏi), ướp muối, thính làm mắm; ăn chín, thích hợp nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc... Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng... Và ai có thể quên được những món ăn chế biến từ những sản vật của núi rừng mang hương vị đặc biệt nhất là những món lam. Cá tẩm ướp bằng những gia vị đặc trưng của núi rừng như mắc khén, hồi, quế, được nướng trong ống tre giữ được vị ngọt đậm đà cùng mùi thơm quyến rũ. Rồi thịt bò lam, bê lam, gà hồ lô đất…Đặc biệt, có một thứ gia vị mà khi thưởng thức những món ăn ở đây không thể thiếu, đó là chấm chéo, thứ gia vị có mùi thơm nồng nàn, cay hăng hắc và mặn mòi vị muối. Tưởng như thiếu gia vị này là mất đi cái hồn, cái tinh của những món ăn miền sơn cước. hay uống rượu cần, cất rượu. Người Thái hút thuốc lào bằng điếu ống tre, nứa và chạm bằng mảnh đóm tre ngâm, khô nỏ. Người Thái Trắng trước khi hút còn có lệ mời người xung quanh như trước khi ăn Được thưởng thức những món ăn đặc sản, chứa đựng tinh hoa của núi rừng và thắm đượm tình người. Không ai có thể quên được cơm lam, cá suối, măng muối và một thứ gia vị rất lạ - bột chấm chéo Ai đã một lần thưởng thức không bao giờ quên những hương vị núi rừng thấm đẫm, hoà trộn và thăng hoa trong ống cơm lam nhỏ xinh: nào là vị dẻo thơm của thứ nếp nương do chính tay những người dân tộc tảo tần chăm cấy, nào là vị ngọt thanh của nước từ những ống tre non mới cắt, vị béo ngầy ngậy của nước cốt dừa... Và để tăng hương vị cho cơm lam là vị bùi bùi, mằn mặn của muối vừng giã nhỏ. Chương 2. Đặc trư