Những tri thức Thiên văn học và Lịch pháp ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân thời đó. Họ quan sát thiên văn để biết được thời điểm thích hợp để cày cấy. Dần dần, con người nhận ra rằng Mặt Trời, Mặt Trăng và những vì sao di chuyển theo một đường nhất định trên bầu trời.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa cổ đại Phương Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 1VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNGSự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn họcTừ buổi hồng hoang của lịch sử, con người đã ngắm nhìn và suy ngẫm về bầu trời sao huyền bí, quyến rũ trên đầu. Người xưa quan sát chuyển động lặp đi lặp lại của Mặt Trời và Mặt Trăng trên bầu trời đêm để nhận biết các thời điểm chuyển mùa. Stonehenge, đài thiên văn cổ 4000 năm, AnhNhững tri thức Thiên văn học và Lịch pháp ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân thời đó. Họ quan sát thiên văn để biết được thời điểm thích hợp để cày cấy. Dần dần, con người nhận ra rằng Mặt Trời, Mặt Trăng và những vì sao di chuyển theo một đường nhất định trên bầu trời.Các vị thần Ai Cập Geb và Nut. Nut tượng trưng cho bầu trời với những vì sao bao bọc Trái Đất. Thần Marduk gắn liền với Sao Mộc - hình con dấu quân đội Babylon. (Lưỡng Hà)Bản đồ sao Đôn Hoàng, thời nhà Đường,Trung Quốc.Từ những tri thức đầu tiên về thiên văn, người phương Đông sáng tạo ra lịch (còn gọi là nông lịch, một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng). Lịch là cơ sở để người ta tính thời gian và mùa. Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm lại có mùa: mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Thời đó, con người còn biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.Đồng hồ mặt trời của người Ai Cập cổ