Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu văn hoá vật chất cung cấp
cho con người mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên
và xã hội thì văn hoá tinh thần lại thực hiện chức năng gắn kết cộng đồng, điều
chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực làm động lực cho sự phát triển.
Văn hoá Việt Nam là thành quả kết tinh những tinh hoa có phong cách
riêng biệt của nhiều cộng đồng dân cư. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước,
trong lao động sản xuất, mỗi cộng đồng dân cư trên các vùng lãnh thổ khác
nhau vừa sáng tạo ra truyền thống văn hoá riêng cho mình, vừa giao lưu tác
động lẫn nhau làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú
đa dạng. Bản sắc văn hoá Việt Nam có ý nghĩa thiêng liêng cao quý là linh
hồn của núi sông là biểu hiện sự trường tồn của giống nòi, là sợi dây kết nối
giữa các thế hệ.
Mỗi giá trị văn hóa đều được biểu hiện trong cuộc sống thường nhật,
được lưu giữ trong trí nhớ, chữ viết, tồn tại trong lối sống, kí ức, tâm thức của
mỗi con người. Những giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá tinh thần với những
sinh hoạt cộng đồng có tính bền vững lâu dài song đang đứng trước nguy cơ
thất truyền mai một rất cao, nhất là khi các điều kiện của đ ời sống đang từng
bước được cải thiện cùng với sự hấp dẫn của những loại hình giải trí hiện đại.
Do đó cần hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn
hoá truyền thống không chỉ là bảo tồn mô hình mà phải làm cho những giá trị
văn hoá đó đi vào đời sống cộng đồng một cách tự nhiên, trở thành lối sinh
hoạt có văn hóa của mỗi người dân.
103 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
─────────────
NGUYỄN THANH THUỶ
VĂN HOÁ ĐẢO QUAN LẠN
HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
TRONG LỊCH SỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thái Nguyên - năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
─────────────
NGUYỄN THANH THUỶ
VĂN HOÁ ĐẢO QUAN LẠN
HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
TRONG LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
Thái Nguyên - năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH .................................................................................... 8
1.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên ...................................................... 8
1.2. Quan Lạn trong lịch sử ................................................................... 10
1.3. Thành phần dân cư, dân tộc ........................................................... 13
Chương 2: VĂN HOÁ VẬT CHẤT CỦA CƯ DÂN ĐẢO QUAN LẠN
HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ................................................. 15
2.1. Ăn- ở- mặc- đi lại ........................................................................... 15
2.2. Hoạt động kinh tế ........................................................................... 20
2.2.1. Kinh tế ngư nghiệp ................................................................... 20
2.2.2. Kinh tế thương nghiệp .............................................................. 24
2.2.3. Kinh tế nông nghiệp ................................................................. 29
2.2.4. Kinh tế lâm nghiệp ................................................................... 30
2.2.5. Nghề vận tải biển ...................................................................... 31
Chương 3: VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN ĐẢO QUAN LẠN ... 34
HUYỆN VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH ................................................. 34
3.1 Các tục lệ chủ yếu trong đời sống ................................................... 34
3.1.1. Sinh đẻ ..................................................................................... 34
3.1.2. Cưới xin ................................................................................... 37
3.1.3. Tang ma ................................................................................... 45
3.1.4. Một số lễ tết và lễ hội trong năm ............................................. 48
3.1.5. Những biến đổi ngày nay.......................................................... 54
3.2. Tín ngưỡng- tôn giáo ..................................................................... 56
3.2.1 Tín ngưỡng dân gian ................................................................. 57
3.2.2. Những ảnh hưởng của tam giáo trong đời sống ngư dân Quan
Lạn ....................................................................................................... 69
3.3. Văn học dân gian ........................................................................... 72
3.4. Mối quan hệ và ảnh hưởng giữa văn hoá tinh thần của ngư dân Quan
Lạn với ngư dân và cư dân Quảng Ninh. .................................................. 85
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu văn hoá vật chất cung cấp
cho con người mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên
và xã hội thì văn hoá tinh thần lại thực hiện chức năng gắn kết cộng đồng, điều
chỉnh xã hội, định hướng các chuẩn mực làm động lực cho sự phát triển.
Văn hoá Việt Nam là thành quả kết tinh những tinh hoa có phong cách
riêng biệt của nhiều cộng đồng dân cư. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước,
trong lao động sản xuất, mỗi cộng đồng dân cư trên các vùng lãnh thổ khác
nhau vừa sáng tạo ra truyền thống văn hoá riêng cho mình, vừa giao lưu tác
động lẫn nhau làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú
đa dạng. Bản sắc văn hoá Việt Nam có ý nghĩa thiêng liêng cao quý là linh
hồn của núi sông là biểu hiện sự trường tồn của giống nòi, là sợi dây kết nối
giữa các thế hệ.
Mỗi giá trị văn hóa đều được biểu hiện trong cuộc sống thường nhật,
được lưu giữ trong trí nhớ, chữ viết, tồn tại trong lối sống, kí ức, tâm thức của
mỗi con người. Những giá trị văn hoá đặc biệt là văn hoá tinh thần với những
sinh hoạt cộng đồng có tính bền vững lâu dài song đang đứng trước nguy cơ
thất truyền mai một rất cao, nhất là khi các điều kiện của đời sống đang từng
bước được cải thiện cùng với sự hấp dẫn của những loại hình giải trí hiện đại.
Do đó cần hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn
hoá truyền thống không chỉ là bảo tồn mô hình mà phải làm cho những giá trị
văn hoá đó đi vào đời sống cộng đồng một cách tự nhiên, trở thành lối sinh
hoạt có văn hóa của mỗi người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
Vị trí cách biệt với đất liền, sự giao lưu với các khu vực xung quanh
cũng như trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội còn nhiều hạn chế đã
làm cho những giá trị văn hoá truyền thống của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện
Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống của cư
dân nơi đây. Những giá trị văn hoá được vun đắp trong hàng ngàn năm lịch sử
vừa là kết quả của sự giao lưu tình cảm văn hoá giữa các cộng đồng ngư dân,
vừa là sản phẩm của sự hòa nhập trong truyền thống của ngư dân Quan Lạn-
hoà nhập để cùng nhau kiên cường đứng trước biển nơi đầu sóng ngọn gió,
hoà nhập để tạo nên sức mạnh đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực
ngoại xâm, gìn gữi từng tấc đất biên cương của tổ quốc, hoà nhập để cùng
“chung lưng đấu cật” cần cù làm ăn và phát triển. Hơn nữa được quy định bởi
tính chất ngư nghiệp, quan niệm tâm linh cũng như những tục lệ trong đời
sống văn hoá tinh thần của ngư dân nơi đây có nhiều nét đặc trưng riêng và
tiến bộ đơn giản mà ý nghĩa, đa dạng mà thống nhất. Đặc biệt hơn, những
hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội ở Quan Lạn đã và đang trở thành một
trong những tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình kinh tế du lịch văn
hoá - lịch sử - sinh thái trên đảo.
Dựa trên nghị quyết hội nghị lần thứ X Ban chấp hành trung ương Đảng
khoá 9 đã xác định “tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng
đạo đức lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh trong xã hội ", với mục đích
bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc trong văn hoá của ngư dân đảo Quan
Lạn, được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của PGS TS. Đàm Thị Uyên, cùng các
thầy cô giáo trong tổ bộ môn lịch sử Việt Nam và Ban chủ nhiệm khoa lịch sử
ĐHSP - ĐHTN, nên em chọn “Văn hoá đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh
Quảng Ninh trong lịch sử” làm đề tài luận văn. Đề tài góp phần làm rõ một
số nội dung và hình thức biểu hiện, chỉ ra những nét đặc sắc mang tính truyền
thống trong văn hoá của ngư dân đảo Quan Lạn. Qua đó góp phần giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
thế hệ trẻ trên đảo có ý thức trách nhiệm giữ gìn bảo vệ những giá trị văn hoá
truyền thống. Từ việc phát huy bảo tồn các yếu tố văn hoá sẽ thúc đẩy hơn
nữa sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hoá với hai bộ phận là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần đã
được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các tác phẩm mang tính
lý luận như:
- Cuốn “Nguồn gốc của văn hoá và tôn giáo” của FREUD do Lương Văn
Kế dịch (NXB Đại học Quốc gia năm 2000).
- Cuốn “Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Đăng Duy do NXB Văn hoá thông tin xuất bản năm 2001 đã trình
bày khá đầy đủ về khái luận về tín ngưỡng tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của
các hình thái tín ngưỡng dân gian, đặc trưng riêng ở một số vùng miền, một
số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc và những giáo lý cơ bản của các loại
hình tôn giáo trong đời sống hiện nay.
- Cuốn “Lí luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của Đặng
Nghiêm Vạn do NXB Chính trị quốc gia xuất bản năm 2001 đã nêu lên những
khái niệm chung về tôn giáo, xu thế của tôn giáo, đời sống tôn giáo trong
nhân dân.
- Cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” (cách nhìn hệ thống và loại
hình) của Trần Ngọc Thêm do NXB thành phố Hồ Chí Minh xuất bản (1997)
đã tiến hành phân loại các hình thái tín ngưỡng, những nét đặc trưng trong
phong tục được quy định bởi văn hoá truyền thống, phân tích sự giao lưu
ảnh hưởng giữa các nền văn hoá Đông- Tây được biểu hiện trong văn hoá
Việt Nam.
- Cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm do NXB Giáo
dục xuất bản năm 2000 đã trình bày khái niệm văn hoá, tiến trình văn hoá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
Việt Nam và những nét nổi bật trong văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
và môi trường xã hội, sự giao lưu văn hoá giữa Việt Nam với các khu vực văn
hoá khác.
Vân Đồn với hoạt động kinh tế thương nghiệp đã được phản ánh trong
nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử. Nhiều tác phẩm như “Dư địa chí” của
Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên, “Lịch triều hiến
chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Đại Nam thực lực” của Quốc sử quán
triều Nguyễn... đã ghi chép tóm tắt về thời gian thành lập và vị trí thuận lợi
của thương cảng Vân Đồn. Cuốn “Thương cảng Vân Đồn” của Đỗ Văn Ninh
với nguồn tư liệu khảo cổ phong phú đã cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ về đô
thị cổ Vân Đồn với một hệ thống các bến thuyền cổ, hoạt động buôn bán và
phương thức buôn bán tại thương cảng xưa.
Bên cạnh đó, các tài liệu chuyên khảo về hoạt động kinh tế và phong tục,
tín ngưỡng tôn giáo của cư dân ở Quảng Ninh nói chung trong cuốn “Địa chí
Quảng Ninh” đề cập đến một số phong tục tiêu biểu như cưới xin, ma chay, lễ
tết trong năm, đặc trưng tín ngưỡng dân gian và tình hình sinh hoạt tôn giáo
của cư dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó có đề cập đến một số đặc trưng của cư
dân biển song rất sơ lược.
Hiện nay chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu tổng thể văn hoá của cư
dân đảo Quan Lạn dưới sự tác động của hoạt động ngư nghiệp.
Song qua những tài liệu trên, chúng tôi có cái nhìn khái quát về văn hoá
với những nội dung của nó, hình dung được vị trí của Quan Lạn trong thương
cảng Vân Đồn xưa cũng như hoạt động kinh tế thương nghiệp của cư dân nơi
đây, đồng thời cung cấp những tư liệu chính xác, đáng tin cậy gợi mở những
nội dung cụ thể giúp chúng tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Mục đích đề tài: Nghiên cứu văn hoá của cư dân đảo Quan Lạn, đề tài
nhằm hệ thống hoá những phương thức ứng xử với tự nhiên và xã hội của cư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
dân trên đảo Quan Lạn, từ đó góp phần nhận thức rõ hơn về văn hoá ngư dân
ở Quảng Ninh nói chung và Quan Lạn nói riêng.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những thành tố trong
văn hoá vật chất và tinh thần như cách thức sinh hoạt, hoạt động kinh tế, một
số tục lệ, tín ngưỡng tôn giáo và văn học dân gian của cư dân đảo Quan Lạn,
huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất
nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần của con người. Song do khả năng và thời gian có hạn, đề tài luận văn chỉ
đi sâu nghiên cứu ở góc độ hẹp bao gồm các nét nổi bật trong ăn, ở, mặc, đi
lại, hoạt động kinh tế cũng như tục lệ và tín ngưỡng tôn giáo, văn học dân
gian của cư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nhằm làm
rõ những đặc trưng trong văn hoá truyền thống mang tính địa phương.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Luận văn của chúng tôi dựa trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu sau:
+ Nguồn tài liệu thành văn
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
- Các tác phẩm mang tính lí luận chung và chuyên khảo về văn hoá
như “Văn hoá một số vấn đề lý luận” của Trương Lưu, “Tín ngưỡng
Việt Nam” của Toan Ánh, “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc
Thêm, và một số bản dịch sắc phong còn lưu trong đình Quan Lạn.
+ Nguồn tư liệu khảo sát, điền dã
Thông qua việc tiếp xúc với các nhân chứng của lịch sử, quan sát đời sống
sinh hoạt cũng như của các hoạt động văn hoá tinh thần của ngư dân địa
phương, chúng tôi được nghe những điệu hò biển khỏe khoắn, chứng kiến lễ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
hội Vân Đồn, lễ cầu bình, lễ tháp ấn, các phong tục và kinh nghiệm trong lao
động sản xuất của ngư dân. Qua đó chúng tôi có được những tư liệu cần thiết
mang tính thực tiễn về văn hoá đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh để hoàn thành tốt đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic
Phương pháp điền dã
Phương pháp miêu thuật
Phương pháp hồi cố
Phương pháp văn hoá học
Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu các nguồn tài liệu.
Bên cạnh đó, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu của đề tài trong mối quan
hệ chung với sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Ninh để
thấy nét tương đồng giao thoa và những nét đặc trưng riêng có do hoạt động
ngư nghiệp quy định trong văn hoá truyền thống của ngư dân Quan Lạn.
5. Đóng góp của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện về
những đặc trưng trong văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần của ngư
dân đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử chỉ ra và đề
cao những nét đặc thù, những tinh hoa dưới góc độ di sản văn hoá. Từ đó giúp
cơ quan chức năng đánh giá toàn diện có kế hoạch trong công tác bảo tồn và
phát triển những giá trị trong văn hoá truyền thống của ngư dân Quan Lạn.
- Từ nội dung đó, luận văn góp phần vào việc hình thành ý thức tôn trọng
phát huy và xây dựng “một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
không chỉ cho ngư dân trên đảo nói riêng mà còn cho cả thế hệ trẻ nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 94 trang, ngoài phần mở đầu phần kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục. Nội dung chính chia làm 3 chương:
Chương I: Khái quát về đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng
Ninh.
Chương II: Văn hoá vật chất của cư dân đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn
tỉnh Quảng Ninh.
Chương III: Văn hoá tinh thần của cư dân đảo Quan Lạn huyện Vân
Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO QUAN LẠN HUYỆN VÂN ĐỒN
TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Vị trí địa lý - Điều kiện tự nhiên
Vân Đồn là một huyện đảo có toạ độ từ 20040‟ đến 21012‟ vĩ độ bắc và
từ 107019‟ đến 107042‟ kinh độ đông. Huyện lỵ là thị trấn Cái Rồng trên đảo
Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50 km, cách Cửa Ông 7 km. Phía bắc
giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà. Phía tây giáp thị xã Cẩm
Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Phía đông giáp vùng
biển huyện Cô Tô. Phía nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà thuộc
Hải Phòng.
Huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên là 59.676 ha, gồm 600 hòn đảo
lớn nhỏ trong đó có hơn 20 hòn đảo có người ở lớn nhất là đảo Cái Bầu. Đảo
Vân Đồn xưa thuộc huyện Nghiêu Phong cách trung tâm huyện 125 dặm về
phía đông, “ở giữa biển cả đứng sững ở không trung hai ngọn đối nhau, một
dòng nước thông ở giữa, dựng sách gỗ, đặt cửa quan, nhân dân ở dăng hai bên
bờ đời Lý, đời Trần, thuyền buôn các nước phần nhiều đậu ở đây”.[ 12; 11].
Đảo Quan Lạn (đúng là Quang Lạn có nghĩa là quang đãng, sáng đẹp)
ngày nay nằm trong quần đảo Vân Hải thuộc huyện Vân Đồn cách trung tâm
huyện 40 km. Đảo có diện tích là 11 km2 gồm dân cư của 2 xã Quan Lạn và
Minh Châu cư trú trong 8 xóm (5 xóm chính và 3 xóm lẻ).
Đảo Quan Lạn thuộc vùng vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía
ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ. Đảo Quan Lạn tương đối cách biệt với đất liền,
nằm ở vị trí tiền tiêu đối mặt với biển Đông, trở thành bức bình phong vững
vàng ngăn sóng biển che chắn cho Vân Đồn biến Vân Đồn thành nơi neo đậu
thuận tiện an toàn. Kể từ đại dương đi vào bến đầu tiên của thương cảng Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
Đồn là Cái Làng nằm sát dưới chân núi Man thuộc đảo Quan Lạn. Quan Lạn
nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng nối liền từ Trung Quốc,
Nhât Bản, Thái Lan, Philipin... với Việt Nam, do vậy nó đã từng là trung tâm
thương cảng Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng.
Quan Lạn là một dải đất đẹp, trải dài theo hướng Đông Bắc- Tây Nam,
từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót, với những dãy núi cao ở phía Đông,
phía trước có 3 đỉnh núi, phía sau có 5 đỉnh núi tạo ra sự yên bình cho mảnh
đất này trước bão tố đại dương. Đảo Quan Lạn có hình củ lạc cùng với đảo
Ngọc Vừng có hình lưỡi kiếm, đảo Thừa Cống có hình ngôi sao bao quanh
đảo Cái Bàn trung tâm của thương cảng Vân Đồn xưa có hình chiếc thuyền
rộng lòng. Do địa hình đảo, nên đất có thể canh tác được rất ít (khoảng 43
mẫu) chủ yếu là đất cát thiếu nước. Tuy nhiên, Quan Lạn có nguồn tài
nguyên khá phong phú:
Trước hết là một ngư trường kín gió, nước sâu, ít lắng đọng. Trong “Đại
Nam nhất thống chí” về vùng đất Quảng Yên mục thổ sản có ghi lại những tư
liệu cho biết vùng Vân Đồn có nhiều hải sản phong phú về loài, số lượng [18,
tr47 - 49] như: Tôm he, mực, sá sùng, bào ngư, tôm rồng, hải sâm. Quan Lạn
nói riêng và Vân Đồn còn nổi tiếng với nguồn ngọc trai phong phú “ Trong
biển Vân Đồn, châu Tĩnh Yên có hạt châu... năm nào đêm trung thu có trăng
thì năm ấy có hạt châu”. [18, tr.20]
Bên cạnh đó đảo có nguồn tài nguyên rừng và đất rất lớn: rừng có nhiều
loại gỗ quý như lim, táu, nghiến đặc biệt là gỗ mần lái làm đình Quan Lạn là
thứ lâm sản đặc hữu ở đây mà không nơi nào khác có được và nhiều loại thú
quý như khỉ lông vàng, tắc kè, công…
Ngoài ra đảo Quan Lạn còn có nhiều bãi sú vẹt, có mỏ cát Vân Hải với
hàm lượng silíc cao 95%. Mỏ cát Vân Hải nằm ở đảo Cái Bàn giữa hai xã
Minh Châu và Quan Lạn trên diện tích 28 km2, có trữ lượng lớn trên 13 triệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
tấn, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 20 ngàn tấn/ năm. “Cát Quan Lạn
có nhiều tầng trong đó có 2 tầng có giá trị công nghiệp lớn là tầng cát trắng và
tầng cát trắng sữa. Hai tầng này nằm lộ ngay trên mặt đất và phân bố khá
rộng. Cát Quan Lạn phần lớn là tinh thể thạch anh, có độ cứng vạch được
thép...”. [21, tr46]
Quan Lạn có hai bãi tắm thiên nhiên rất đẹp: bãi Sơn Hào dài 3km được
coi là đệ nhất bãi tắm và bãi Sau Làng (hay còn gọi là bãi Đầu Núi) dài 2km.
Những bãi tắm đẹp với cát trắng trải dài còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ,
môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm là những địa điểm lý tưởng cho hoạt
động du lịch và nghỉ dưỡng.
Với những tiềm năng trên Quan Lạn có thể trở thành hòn đảo kết hợp
các loại hình kinh tế với du lịch văn hoá - lịch sử, sinh thái với quần thể vịnh
Hạ Long - Bái Tử Long.
1.2. Quan Lạn trong lịch sử
Theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học - lịch sử thì đảo Quan Lạn nói trên
và quần đảo Vân Hải nói chung đã có con người cư trú từ rất sớm. Di tích
Hang Soi Nhụ với bộ xương hoá thạch của người Việt cổ cách đây 2