Đặt vấn đề
Trong nghiệp vụ báo chí, phỏng vấn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, vừa là
một phương pháp tác nghiệp để thu thập thông tin (phương pháp phỏng vấn) vừa là một thể loại
báo chí và là một phương pháp trình bày thông tin (thể loại phỏng vấn). Khi phỏng vấn để lấy
thông tin hay khi thông tin được nhà báo trình bày và chuyển tải đến công chúng thông qua thể
loại phỏng vấn, thì vai của nhà báo đều xuất hiện một cách rõ ràng và có tác động không nhỏ tới
người được phỏng vấn hoặc tới công chúng báo chí, hoặc tới cả hai. Đồng thời vai của nhà báo
(và cả vai của người trả lời phỏng vấn) cũng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả thông tin của
tác phẩm báo chí phỏng vấn.
Tuy nhiên không phải nhà báo nào cũng thể hiện được vai của mình trong phỏng vấn.
Nhiều nhà báo lão thành của nước ta cũng như nhiều đồng nghiệp, trong một số sách viết về
nghiệp vụ báo chí, đều giống nhau khi cho rằng: Vai của nhà báo trong phỏng vấn báo chí là nhà
báo thay mặt người thứ ba (bạn đọc, bạn xem và nghe đài) để hỏi những thông tin mà họ cần câu
trả lời từ trực tiếp nguồn tin; nhà báo luôn luôn là người đứng giữa nguồn tin và công chúng báo
chí, “người hỏi không hỏi cho mình, hỏi cho biết mà hỏi cho người thứ ba”. Ranh giới này dễ bị
bỏ qua do nhà báo xuất hiện không đúng vai của mình. Nguyên nhân, theo chúng tôi, trước hết là
do nền tảng (hay “phông”) văn hóa của người phỏng vấn được thể hiện trong cách ứng xử, trong
tác nghiệp của nhà báo, trước, trong và sau khi phỏng vấn
9 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa phỏng vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HÓA PHỎNG VẤN
TS. Trần Bá Dung∗
Đặt vấn đề
Trong nghiệp vụ báo chí, phỏng vấn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, vừa là
một phương pháp tác nghiệp để thu thập thông tin (phương pháp phỏng vấn) vừa là một thể loại
báo chí và là một phương pháp trình bày thông tin (thể loại phỏng vấn). Khi phỏng vấn để lấy
thông tin hay khi thông tin được nhà báo trình bày và chuyển tải đến công chúng thông qua thể
loại phỏng vấn, thì vai của nhà báo đều xuất hiện một cách rõ ràng và có tác động không nhỏ tới
người được phỏng vấn hoặc tới công chúng báo chí, hoặc tới cả hai. Đồng thời vai của nhà báo
(và cả vai của người trả lời phỏng vấn) cũng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả thông tin của
tác phẩm báo chí phỏng vấn.
Tuy nhiên không phải nhà báo nào cũng thể hiện được vai của mình trong phỏng vấn.
Nhiều nhà báo lão thành của nước ta cũng như nhiều đồng nghiệp, trong một số sách viết về
nghiệp vụ báo chí, đều giống nhau khi cho rằng: Vai của nhà báo trong phỏng vấn báo chí là nhà
báo thay mặt người thứ ba (bạn đọc, bạn xem và nghe đài) để hỏi những thông tin mà họ cần câu
trả lời từ trực tiếp nguồn tin; nhà báo luôn luôn là người đứng giữa nguồn tin và công chúng báo
chí, “người hỏi không hỏi cho mình, hỏi cho biết mà hỏi cho người thứ ba”. Ranh giới này dễ bị
bỏ qua do nhà báo xuất hiện không đúng vai của mình. Nguyên nhân, theo chúng tôi, trước hết là
do nền tảng (hay “phông”) văn hóa của người phỏng vấn được thể hiện trong cách ứng xử, trong
tác nghiệp của nhà báo, trước, trong và sau khi phỏng vấn.
Bài viết chỉ xem xét văn hóa phỏng vấn từ phương diện người phỏng vấn – nhà báo, dưới 3
góc độ: Kiến thức văn hóa, kĩ năng phỏng vấn và đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn.
1. Kiến thức văn hóa của người phỏng vấn
∗
Hội Nhà báo Việt Nam
Sự hiểu biết sâu, rộng của người phỏng vấn là điều kiện hàng đầu đảm bảo cho cuộc phỏng
vấn thành công và bài phỏng vấn đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều khi công chúng chờ đón để đọc, để
xem hoặc nghe trên đài một cuộc phỏng vấn được giới thiệu trước, là vì họ biết sắp được nghe
những câu hỏi với kiến thức sắc sắc, thú vị, thông minh và phong cách có văn hóa của người
phỏng vấn, dù chưa biết người trả lời sẽ trả lời hay hay không.
Nhà báo Phan Quang (Nguyên Chủ tịch HNBVN, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN) cho
rằng:
“Phỏng vấn là sự tiếp xúc giữa người với người, là sự truyền thông giữa người được phỏng
vấn và nhà báo - nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin cho người thứ ba - độc giả - về một
chủ đề nào đó. Không phải ngẫu nhiên mà những tên tuổi của báo chí thế giới như Wilfred
Burchett (Úc), Jean Lacouture (Pháp), O. Fallaci (Ý) và gần đây nhất là Larry King (Mỹ) đều
nổi tiếng nhờ những bài phỏng vấn mà họ thực hiện Xét đến cùng, cái làm nên thành công trong
phỏng vấn là trí tuệ của người được phỏng vấn cũng như của người đặt ra và dẫn dắt các câu hỏi.
(Phỏng vấn trong báo viết – đăng trên Website Hội Nhà báo Việt Nam (www.vja.org.vn
05/01/2009).
Một cuộc phỏng vấn hay, là cuộc trao đổi ý kiến, quan điểm, trao đổi tri thức – những yếu tố
thể hiện trí tuệ, tầm văn hóa của cả hai bên – người hỏi và người trả lời. Sự xuất hiện của nhà báo
với những câu hỏi và cách nhà báo dẫn dắt người trả lời cung cấp thông tin, có thể cho thấy nhà
báo đã chuẩn bị kĩ lưỡng, tìm hiểu sâu sắc, lường trước các tình huống của câu chuyện có thể xảy
ra, đủ kiến thức để đối thoại, để hiểu, để đồng cảm hoặc phản biện và để dẫn dắt câu chuyện giữa
hai người theo mục đích của nhà báo. Hoặc ngược lại có thể thấy rõ sự lúng túng, bị động, ít hiểu
biết của nhà báo, làm công chúng thất vọng.
Theo nhà báo Eric Maitrot (Equipe Magazine, Pháp): “Việc quan trọng cần làm là làm cho
người đối thoại thấy được bạn đã chọn anh ta chứ không ai khác để bàn về chủ đề nào đó. Hãy để
người đó biết bạn nắm được thông tin chủ yếu xung quanh chủ đề cần đề cập. Không có gì nguy
hại cho phóng viên bằng việc: ngay từ câu hỏi đầu tiên đã lộ ra sự thiếu hiểu biết về đề tài, thiếu
thông tin về người được phỏng vấn cũng như về thái độ chính kiến của người đó với đề tài nêu ra
trong cuộc trao đổi. Tùy theo hoàn cảnh do bạn tạo ra mà bạn sẽ đóng vai “người kỵ sĩ cầm
cương” (bạn là người dẫn dắt cuộc đối thoại nhờ những câu hỏi cụ thể và nhờ sự hiểu biết về đề
tài) hay là “chú ngựa bị dắt mũi” (do những do dự, do sự thiếu chuẩn bị của bạn mà người được
phỏng vấn sẽ dẫn bạn theo hướng có lợi cho anh ta)”.
Trên thực tế không thiếu những câu hỏi thiếu kiến thức, vô nghĩa của nhà báo. Nhà báo
Hoài Hương (Theo Tuần Việt Nam) nêu ví dụ, trong các bài phỏng vấn khách nước ngoài hoặc
Việt kiều đăng trên các báo, phát trên đài, không thiếu những câu hỏi giống nhau, thiếu kiến thức
về đối tượng cần phỏng vấn: Ông (bà) có thích món ăn Việt Nam, thích nhất món gì? Có cảm nghĩ
gì về đất nước con người và về tương lai phát triển của VN? Sắp tới sẽ có dự định gì với VN? Với
Việt kiều thì hỏi thêm: Vì sao lại trở về, có nhớ quê hương không? Tại sao vẫn nói được tiếng
Việt trôi chảy? Cảm xúc khi trở về lần này?.Điển hình là trong các cuộc họp báo mang tính
quốc tế ở Việt Nam. Trong khi phóng viên nước ngoài hỏi những câu xoáy vào trọng tâm của vấn
đề, từng chi tiết một để có được nhiều thông tin nhất cho bài báo của họ được phong phú, thì có
những phóng viên của ta hỏi nhiều câu ngô nghê đến buồn cười, hoặc hỏi những điều người ta đã
thông tin trước cuộc họp, xem như không biết gì đến những quy tắc, tính chất từng cuộc họp báo.
Trong một buổi truyền hình trực tiếp cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, một MC có hạng của VTV
phỏng vấn đương kim Hoa hậu Ryo Mori một câu hỏi rất phạm quy: “Trong một cuộc gặp gỡ
trước đây, cô đã từng nói rất mong được trao vương miện cho hoa hậu VN, vậy trong đêm nay cô
có nghĩ sẽ thực hiện được điều đó?”.
Thậm chí, trong những cuộc phỏng vấn của nhà báo với những nhân vật tầm cỡ như Philip
Kotler, hay một số chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực kinh tế, khoa học, có những câu hỏi
chỉ là kiến thức phổ thông mà không cần tầm cỡ “chuyên gia” hàng đầu thế giới trả lời. Trong
cuộc tiếp xúc phỏng vấn minh tinh điện ảnh Pháp Emmanuel Béart, khi bà dẫn đầu đoàn điện ảnh
Pháp sang Việt Nam tổ chức tuần phim “Toàn cảnh điện ảnh Pháp” năm 2008, nhà báo VV hỏi:
Điều gì làm bà khó chịu nhất khi sang VN? Bà trả lời, không có gì khó chịu, thậm chí là rất hài
lòng vì sự trọng thị của người VN đối với bà, nhưng có một lần bà “sốc” khi trong cuộc phỏng
vấn báo chí ở Hà Nội, có một nữ nhà báo VN đã hỏi: ”Khán giả VN phần lớn không thích phim
Pháp. Bà sang đây có nghĩ là sẽ làm khán giả yêu phim Pháp hơn không?”. Bà ta đã không trả lời
câu hỏi đó, và có vẻ không hào hứng khi tiếp tục trả lời phỏng vấn...
Cũng có nhiều nhân vật, khi nhà báo xin phỏng vấn, câu đầu tiên họ hỏi: “Để làm gì”? Nhân
vật đề nghị đưa câu hỏi trước để họ xem, nếu ưng, họ mới đồng ý cho phỏng vấn, còn không là
một lời từ chối rất lịch sự "Tôi bận quá”, nhưng thực chất là họ chán với mấy câu hỏi nhạt nhẽo
của nhà báo.
2. Kĩ năng phỏng vấn (hay kĩ năng đặt câu hỏi)
Nếu nói nghề báo là nghề đi nhiều, biết nhiều thông tin, để viết được nhiều nhất, thì phỏng
vấn là nghệ thuật để có được nhiều thông tin ấy. Không biết cách (hay kĩ năng) phỏng vấn, sẽ
không có thông tin độc quyền, thông tin sinh động và có độ tin cậy cao, sức hấp dẫn cao cho tác
phẩm báo chí.
Mặt khác, kĩ năng phỏng vấn cũng tạo nên dấu ấn riêng, phong cách riêng của nhà báo.
Những nhà báo nổi tiếng trên thế giới, thường là những người có những câu phỏng vấn, cuộc
phỏng vấn hay nhất.
Trong nhiều cuộc phỏng vấn, có những câu hỏi mà nhà báo đặt ra lại không đại diện cho bạn
đọc, bạn nghe đài, bạn xem truyền hình. Nguyên nhân có thể do động cơ hoặc tính cách cá nhân,
do điều kiện tiếp xúc để thực hiện cuộc phỏng vấn, nhưng phần nhiều là do trình độ và kĩ năng
nghề nghiệp – kĩ năng phỏng vấn báo chí của nhà báo.
Trong kĩ năng phỏng vấn, quan trọng nhất là biết hỏi.
Biết hỏi trước hết là biết lựa chọn cái gì để hỏi ?
Một nhà bác học từng nói "Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua
câu hỏi của anh ta". Không biết hỏi cái gì cho phù hợp đối tượng thì không bao giờ có câu trả lời
hay, thậm chí còn triệt tiêu câu trả lời.
Người trả lời có thể nói dài nhưng người hỏi phải ngắn và rõ ý. Lịch sử báo chí thế giới đã
ghi nhận sự hấp dẫn của cuộc phỏng vấn giữa 3 nhà báo ở châu Âu với Tổng thống Pháp Mistran
kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ phát thẳng trên truyền hình. Kỉ niệm 10 năm giải phóng miền Nam,
Đài Truyền hình Mĩ đã phỏng vấn đồng chí Lê Đức Thọ trong vòng 45 phút, mà người xem,
người đọc lại trên báo không cảm thấy quá dài.
Báo Tuổi trẻ ra ngày 19/6/2007, đăng bài phỏng vấn ca sĩ Lệ Thu trở lại quê nhà trình diễn
tại thành phố Hồ Chí Minh (trong chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn). Một phỏng vấn chỉ có
khoảng 600 chữ, với 7 câu hỏi của Đỗ Duy mà lột tả được phong cách và tâm trạng của ca sĩ đã
hơn 40 năm ca hát thu hút lòng người. Đó chính là do người hỏi biết cách hỏi để người trả lời có
thể nói những điều hay nhất, thiết thực nhất với công chúng. (Nguồn: Tạp chí Người Làm báo, số
10/2007).
Thứ hai là cách hỏi, hay hỏi như thế nào, bao gồm cả cách xưng hô. Cách xưng hô là biểu
thị văn hóa giao tiếp – vai giao tiếp trong phỏng vấn, nhưng cũng thể hiện kiến thức văn hóa của
nhà báo.
Tôi được nghe một đồng nghiệp ở Tạp chí Văn hóa Phật giáo kể lại rằng, mới đây, có một
nữ nhà báo truyền hình khi phỏng vấn Hòa thượng Thích Minh Hiền – Trụ trì chùa Hương Tích
hiện nay, đã mở đầu cuộc phỏng vấn là: “Thưa anh sư”. Có thể vì nhìn bề ngoài và cách giao
tiếp của sư thầy, tôi thấy cũng còn có nét trẻ trung, nhưng thấy buồn cho “phông” văn hóa của
đồng nghiệp ấy, chưa được chuẩn bị, hướng dẫn về kĩ năng giao tiếp trong phỏng vấn (nhất là ở
những lĩnh vực văn hóa đặc thù, những nhân vật đặc biệt).
Trên màn ảnh truyền hình, tôi đã từng xem cuộc phỏng vấn trực tiếp với Phó Chủ tịch nước
Trương Mỹ Hoa lúc đó (tại một sân vận động lớn), giật mình khi nữ phóng viên truyền hình của
chúng ta hồn nhiên hỏi Phó Chủ tịch nước: “Xin chị cho biết cảm nghĩ?”. Tôi còn nhớ cái chau
mày của vị Phó Chủ tịch nước trước khi trả lời câu hỏi của phóng viên kia.
Cách hỏi vô duyên, ngô nghê, hỏi câu hỏi thừa cũng làm hỏng bài phỏng vấn.
Nhiều nhà báo hỏi những câu hỏi hiển nhiên, không cần câu trả lời. Xin dẫn mấy trường hợp
do nhà báo Phạm Khải viết trên báo CAND. Một phóng viên nhật báo đã đặt câu hỏi với nhà văn
Lý Lan: “Để chạm tới rung cảm của người đọc, khi đặt bút viết, phần xúc cảm vẫn còn chi phối
chị mạnh mẽ chứ?”. Thử hỏi trên đời, có nhà văn nào lại nói với độc giả rằng “để chạm tới rung
cảm của người đọc, phần cảm xúc trong tôi hiện yếu lắm”?. Một cây bút phỏng vấn nhà văn
Đình Kính: “Cách viết tiểu thuyết hóa nội dung lịch sử của anh có gì đó gần với một số tác phẩm
văn học Trung Quốc. Có gì đó tương đồng không thưa nhà văn?”. Đã nhận xét là “gần với”, lại
còn hỏi “có gì đó tương đồng không?”!
Lại có những câu hỏi đánh đố.
Một phóng viên phỏng vấn nhà văn Nguyễn Khắc Trường sau thành công của cuốn tiểu
thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của ông: “Anh có nhận xét gì về văn xuôi hiện nay?” và
“Anh có tiên đoán gì về nền văn hóa của ta?”. Nhà văn lúng túng, đành phải trả lời mà như
không: “Văn học của ta sẽ có những bước chuyển mạnh mẽ, nhưng cần phải có một số điều kiện
nhất định”.
Nhân giải thưởng Hội Nhà văn 2008 được công bố, một phóng viên đặt câu hỏi với nhà thơ
Thanh Thảo, thành viên Hội đồng xét giải: “Những tác phẩm (thơ và ngoài thơ) được trao giải
sau đây mười năm có thể khác gì so với những tác phẩm được trao vào năm nay hoặc năm sau
(nếu có)?”. Nhà thơ Thanh Thảo phải thốt lên: “Làm sao tôi biết được những tác phẩm được trao
sau đây 10 năm sẽ như thế nào, khi hai năm nay không có tác phẩm thơ nào được trao giải?”.
3. Đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn
Đạo đức cũng là văn hóa, văn hóa chiều sâu. Bởi vậy, nói văn hóa phỏng vấn của người làm
báo là bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp trong phỏng vấn.
Một cuộc phỏng vấn thường được tổ chức và diễn ra theo những quy tắc về giờ giấc, quy tắc
giao tiếp - ứng xử và dựa trên cả những quy ước đạo đức.
Đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn thường được bộc lộ ở hai khía cạnh: Thái độ,
phong cách trong khi phỏng vấn và, sự trung thực, khách quan trong phỏng vấn (gồm cả xử lý
thông tin trong bài phỏng vấn).
Thái độ, phong cách trong khi phỏng vấn
Đặt câu hỏi thiếu khiêm tốn, thiếu tế nhị, thậm chí bất nhã,
Xin dẫn câu chuyện trong bài viết của nhà báo Phạm Khải:
Một phóng viên trẻ trong khi đang phỏng vấn nhà văn Lê Lựu, về chủ đề “nhà văn và những
tác phẩm viết về nông thôn”, bỗng hỏi ngay một câu như là hỏi cung, chẳng liên quan gì đến
chủ đề chính (trước đó, không có lấy một lời dẫn nào): “Tại sao ông lại muốn giấu về việc mình
đang nằm viện và chữa bệnh?”. Hoặc trường hợp khác. Một cây bút lứa đàn đã em phỏng vấn nhà
thơ Phan Huyền Thư: “Lần nào gặp chị trong đám đông, tôi luôn thấy có chồng và hai cậu con
trai bên cạnh. Đó là tự nhiên, hay do chị muốn mọi người nhìn thấy chị là người đàn bà hạnh
phúc”. Hỏi thế, hóa ra Phan Huyền Thư là người thích khoe mẽ, và những người thân của chị
hoàn toàn bị chị “dắt dây” để phục vụ cho việc khoe mẽ ấy? Chưa hết, cây bút này còn hạ một
câu: “Sự hạnh phúc này có phải trả giá nhiều không?”.
Trong bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đức Thiện, một phóng viên sau khi buông ra câu hỏi
không được thuận tình cho lắm: “Nhà văn quan tâm nhiều hơn đến sự phản hồi “xuôi” hay
“ngược” của độc giả dành cho cuốn sách của mình? Vì sao?”, tác giả phải nói toạc móng heo là
“Cho đến nay, những tác phẩm của tôi chưa có được mấy sự phản hồi nên bảo thích cái gì cũng
khó”, đã lại bồi tiếp nhà văn bậc cha chú một câu ra chiều “dạy dỗ”: “Nhưng theo tôi nghĩ, phản
hồi dù theo chiều hướng nào thì nhà văn cũng nên tiếp nhận, bởi biết đâu nó ít nhiều tác động -
tác động tốt đến những cuốn sách về sau”.
Câu hỏi để khoe kiến thức
Không ít nhà báo đi phỏng vấn, nhưng nói nhiều hơn người được phỏng vấn. Đành rằng, như
đã nói ở phần đầu bài viết, người phỏng vấn cần có sự chuẩn bị kiến thức, cần am hiểu vấn đề sắp
phỏng vấn Nhưng đôi lúc, đọc bài phỏng vấn, tôi thấy chủ yếu nhà báo hỏi để phô kiến thức, tỏ
ra mình quá hiểu biết (nhưng thực ra thì không phải thế, nhất là trước các chuyên gia hoặc nhà
quản lý chuyên nghiệp).
Xin trích một câu hỏi (dài 295 từ), trong bài phỏng vấn có tới 38 câu hỏi (và vừa hỏi vừa
trình bày) (“Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Mọi điều sẽ tốt đẹp...” www.cand.com.vn 29/07/2009):
- Tôi hiểu rồi. Tôi có cái ý nghĩ như thế này, không biết có đúng hay không: Trước đây,
chúng ta phân ra các cơ quan thông tin đại chúng theo loại phương tiện thể hiện những ý tưởng,
truyền bá những thông tin, thí dụ như báo giấy, báo nói, báo hình Giờ đây, với sự xuất hiện của
cái gọi là phát thanh có hình của Đài Tiếng nói Việt Nam thì thực sự đã bắt đầu một giai đoạn
phát triển mới, theo quan điểm của tôi, trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Tức là sao?
Tức là các cơ quan truyền thông của chúng ta sẽ càng ngày không khác nhau bởi mỗi một cơ
quan báo chí, mà có thể gọi là tập đoàn truyền thông hay là một trung tâm truyền thông, chúng ta
không khác nhau bởi phương tiện, vì phương tiện của chúng ta càng ngày càng đa dạng hóa và
rất giống nhau, đạt mức tối đa có thể, nhưng chúng ta khác nhau bởi phong cách, bởi cách thể
hiện, bởi tư duy, trí tuệ của từng tập thể cán bộ phóng viên, ở cái đầu của những người lãnh đạo
các cơ quan này Và sau một quá trình phát triển như vậy thì không thể chỉ thỏa mãn với một
loại phương tiện cập nhật là cứ phát sóng lên giời, mà Đài Tiếng nói Việt Nam thấy rằng, mình có
đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội của mình bằng nhiều phương tiện khác, và
đấy là một cách gợi ý rất tốt cho các cơ quan truyền thông khác của Việt Nam phát triển. Theo
anh, tôi nghĩ thế có đúng không?
Người được phỏng vấn – nhà thơ Trần Đăng Khoa, Giám đốc Kênh Phát thanh có hình của
VOV chỉ còn biết trả lời:
- Rất đúng. Rất đúng. Anh đã nói thay tôi rồi đấy. Tôi nghĩ đó là điều cần thiết đối với một
đất nước đang phát triển, như nước ta!
Sự trung thực, khách quan trong phỏng vấn
Ngoài những quy định của Luật Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam có 9 điều quy định về đạo
đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Bộ Thông tin – Truyền thông cũng đã ban hành
Quy chế phỏng vấn báo chí. Trong đó nêu rõ: “Những ý kiến phát biểu không nhằm mục đích trả
lời phỏng vấn báo chí tại các hội nghị,có nhà báo tham dự thì nhà báo có thể ghi chép, tường
thuật, lược thuật để đăng, phát trên báo chí phù hợp với mục đích, yêu cầu thông tin, nhưng
không được dùng những ý kiến đó để chuyển thành bài phỏng vấn, nếu không được sự đồng ý của
người phát biểu”.
Tuy nhiên, trên thực tế không thiếu những bài phỏng vấn được lắp ghép, xào xáo, thậm chí
bịa cả thông tin không có thật, không có gặp gỡ hoặc không có sự liên hệ nào với người trả lời.
Thậm chí, ngay cả một số vị phụ trách ở các cơ quan quản lý báo chí cũng nhiều lần được đưa lên
báo trong vai người trả lời phỏng vấn mà họ không hề biết phóng viên đó hoặc không hề trả lời
phỏng vấn của phóng viên đó.
Người mẫu Thúy Hạnh từng phải ngậm ngùi thốt lên: "Đồng ý đời tư nghệ sĩ đôi khi rất
được quan tâm, nhưng gì thì cũng nên có giới hạn. Gần đây một bài báo khiến tôi như "từ trên
trời rơi xuống" vì đưa những câu phát biểu mà tôi chưa bao giờ dám nghĩ tới chứ đừng nói trả lời
phỏng vấn. Trong bài đó, có hơn 50% là những câu không hề được tôi phát ngôn, kiểu như: "Tôi
quen rất nhiều đàn ông từ cơ quan đến phòng họp, phòng trà...". Đã là bài phỏng vấn thì phải
tuân thủ đúng nguyên tắc là đưa đúng những gì nhân vật nói. Đọc bài đó xong, không chỉ tôi mà
cả những người thân, bạn bè của tôi đều rất đau lòng. Hình ảnh của tôi ít nhiều bị ảnh hưởng.
Nghệ sĩ cần báo chí, tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng cũng có những bài báo làm mình khổ..".
(“Sao” ngậm ngùi vì báo – VnExpress.net 21/6/2006).
Xâm phạm đời tư và áp đặt định kiến, suy diễn chủ quan cho người được phỏng vấn, cũng là
hiện tượng không hiếm trên báo chí.
Nhiều tờ báo và hãng truyền thông có những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đưa ra bản chi
tiết những gì phóng viên của họ được phép và không được phép làm, cả trong cách giao tiếp - ứng
xử với người được phỏng vấn. Người ta bàn tới cả những tình huống đạo đức cụ thể trong phỏng
vấn báo chí. Trước khi phỏng vấn có được trả tiền cho cuộc phỏng vấn không? Có phải đưa câu
hỏi cho người được phỏng vấn nếu họ yêu cầu? Phải cân nhắc những gì khi chọn người để phỏng
vấn là nạn nhân của bạo lực hoặc thảm họa? Trong khi phỏng vấn người không quen thì tỏ ra thân
mật đến mức nào? Sau phỏng vấn thì có thể biên tập các câu trả lời đến mức độ nào? Biên tập
tiếng động phỏng vấn phát thanh – truyền hình như thế nào để không làm mất đi bối cảnh thực
của câu trả lời và cuộc phỏng vấn?, v.v
Kết luận
Đã đến lúc, các cơ quan báo chí nên “nói không” với các phỏng vấn dễ dãi: xin cho biết tình
hình, nguyên nhân, phương hướng và giải pháp; những phỏng vấn thiếu tính chuyên nghiệp, tính
văn hóa.
Đối với người phỏng vấn, ngoài trình độ chuyên môn về lĩnh vực cần phỏng vấn, rõ ràng cần
tạo cho mình một phong cách văn hóa phỏng vấn. Có như vậy, chúng ta mới khai thác và phát huy
được thế mạnh của phỏng vấn – một phương pháp và là một thể loại đặc trưng của báo chí, luôn
luôn gây được ấn tượng khó quên trong công chúng báo chí.