Văn Miếu - Quốc Tử Giám với những hàng bia tiến sĩ thời Lê là một biểu tượng sáng chói của tinh thần hiếu học và thái độ coi trọng nhân tài của nhõn dõn Việt Nam. Đó là một nét lịch sử, một nét văn minh của người Việt. Có rất nhiều người đã nhân cách đánh giá Văn Miếu - Quốc Tử Giám dưới nhiều góc độ khác nhau.
Với việc tiếp thu những thành tựu của các công trình khoa học có trước tác giả Đinh Ngọc Triển đã tìm ra những nét rất mới mẻ trong luận văn tìm hiểu về “Văn Miếu - Quốc Tử Giám” gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong khoảng thời gian từ 1428 - 1788”.
Luận văn trước hết là những trang viết nhỏ về tình hình chính trị, văn hóa, tư tưởng, đặc biệt về giáo dục khoa cử thời Lê. Từ đó chúng ta cũng bước đầu có những hình dung được những nét lớn của nền giáo dục gần 10 thế kỉ của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Luận văn còn khai thác các tư liệu lịch sử, văn hóa, chú trọng đi sâu phân tích giá trị đặc biệt của hệ thống văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó khẳng định và nêu bật truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân tài của đ. Tìm hiểu nền giáo dục, khoa cử theo ý thức hệ nho giáo, tác giả sẽ tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm của nó, những nguồn tri thức được đào tạo công phu về kiến thức, cách ứng xử xã hội, về phẩm chất và năng lực làm việc.
Cuối cùng luận văn còn là những gợi ý giúp người đọc hiểu hơn về những vấn đề của công cuộc cải cách giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn Miếu - Quốc Tử Giám gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong khoảng thời gian từ 1428 - 1788, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT CHUNG
I. VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI
Văn Miếu - Quốc Tử Giám với những hàng bia tiến sĩ thời Lê là một biểu tượng sáng chói của tinh thần hiếu học và thái độ coi trọng nhân tài của nhõn dõn Việt Nam. Đó là một nét lịch sử, một nét văn minh của người Việt. Có rất nhiều người đã nhân cách đánh giá Văn Miếu - Quốc Tử Giám dưới nhiều góc độ khác nhau.
Với việc tiếp thu những thành tựu của các công trình khoa học có trước tác giả Đinh Ngọc Triển đã tìm ra những nét rất mới mẻ trong luận văn tìm hiểu về “Văn Miếu - Quốc Tử Giám” gắn với chế độ học hành thi cử thời Lê trong khoảng thời gian từ 1428 - 1788”.
Luận văn trước hết là những trang viết nhỏ về tình hình chính trị, văn hóa, tư tưởng, đặc biệt về giáo dục khoa cử thời Lê. Từ đó chúng ta cũng bước đầu có những hình dung được những nét lớn của nền giáo dục gần 10 thế kỉ của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Luận văn còn khai thác các tư liệu lịch sử, văn hóa, chú trọng đi sâu phân tích giá trị đặc biệt của hệ thống văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, qua đó khẳng định và nêu bật truyền thống hiếu học, coi trọng việc đào tạo nhân tài của đ. Tìm hiểu nền giáo dục, khoa cử theo ý thức hệ nho giáo, tác giả sẽ tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm của nó, những nguồn tri thức được đào tạo công phu về kiến thức, cách ứng xử xã hội, về phẩm chất và năng lực làm việc.
Cuối cùng luận văn còn là những gợi ý giúp người đọc hiểu hơn về những vấn đề của công cuộc cải cách giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
II. ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHÚNG TA TÌM HIỂU SƠ QUA MỤC LỤC CỦA BẢN LUẬN VĂN
Luận văn gàn 3 chương và phần phụ lục.
. Chương 1 có tiêu đề “Bối cảnh xã hội thời Lê”. Tác giả phác thảo đại thể xã hội Đại Việt thế kỉ 15, 16, 17, 18.
. Trên các mặt thể chế chính trị và thành quả về giáo dục, tư tưởng; đặc biệt nhấn mạnh tới vị trí, chỗ đứng của Nho giáo, học thuyết Nho gia và tư tưởng Lê Thánh Tông.
. Chương 2 với nội dung “Văn Miếu - Quốc Tử Giám thờ Lê” đã khảo tả lại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
. Chương 3 có tự đề “Văn Miếu - Quốc Tử Giám và chế độ thi cử thời Lê”. Đây là chương quan trọng trong luận văn, được bố cục chặt chẽ: chế độ học tập, thi cử ở trường giám, khoa cử và hệ thống bia tiến sĩ thời Lê; chế độ đãi ngộ và bổ dụng tiến sĩ của nhà Lê và điểm qua một số gương mặt tiêu biểu thời kì này.
. Cuối cùng người viết điểm qua các giá trị về nhiều mạt của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Dành một số trang phân tích điều hay, cái dở của nền giáo dục, thi cử xưa vốn gắn liền với di tích lịch sử này; nhấn mạnh vai trò hàng đầu của việc giáo dục luân lý, rèn luyện đạo đức.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN SỬ LIỆU
Hiểu được nội dung của luận văn chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, nhận diện và phân loại các nguồn sử liệu đã được tác giả sử dụng.
Có rất nhiều cách phân loại sử liệu khác nhau như sử liệu thành văn hay không thành văn, sử liệu trực tiếp hay gián tiếp… Trong bài viết này chúng tôi phân chia sử liệu theo đặc trưng loại hình.
Nguồn sử liệu được tác giả sử dụng rất phong phú gồm:
1. Sử liệu vật thực
- Sử liệu vật thực là những dấu tích vật chất của môi trường tự nhiên và cuộc sống con người, là nguồn sử liệu đáng tin cậy. Nguồn sử liệu vật thực mà tác giả của luận văn sử dụng là 82 bia tiến sĩ, là công trình kiến trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn tồn tại tới ngày nay. Đây là một nguồn sử liệu hết sức quan trọng, phản ánh nhiều thông tin và tạo độ tin cậy cho bài luận văn.
2. Sử liệu hình ảnh
Đây là loại sử liệu có tính chất đặc biệt, ta có thể thấy được, nghe, nhìn… qua các chất liệu khác nhau. Trong luận văn tác giả có dựa vào những bản vẽ, sơ đồ xưa.
- Sơ đồ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Sơ đồ trường Giám thời Lê.
- Bản vẽ kiến trúc việc trùng tu năm 1991
- Sơ đồ hệ thống bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Để đem ra so sánh, phân tích hay chứng minh. Tác giả còn sử dụng những ảnh chụp để làm rõ hơn co các mô tả của mình. Hay qua việc so sánh họa tiết, cách khắc trạm trên bia tác giả thấy được khả năng thẩm mỹ và quá trình nhận thức của từng thời kì. Cần phải thấy rằng nguồn sử liệu hình ảnh mà tác giả sử dụng là tương đối chính xác. Bởi ảnh chụp không phải là sự “làm lại” như tấm ảnh tướng Đờ Cát -tơ-ri ở hầm chỉ huy (Điện Biên Phủ - 1954). Đây là những tấm ảnh thật, những tấm bia thật, những hoa văn của thời xưa được đem ra phân tích. Tính tin cậy của nguồn sử liệu được đảm bảo.
3. Sử liệu truyền miệng
Nguồn sử liệu truyền miệng gồm tất cả những thông tin về lịch sử còn chưa được tập hợp, còn lưu truyền trong tự nhiên, trong dân gian.
Trong luận văn nguồn sử liệu này được người sử dụng ít, dùng để minh chứng cho ý này hay ý kia rất nhỏ. Mỗi huyền thoại, truyền thuyết được sử dụng đều được bao phủ màu sắc kỳ bí nhưng tác giả đã biết bóc tách và nắm bắt được cốt lõi lịch sử của nó làm dẫn chứng, tăng thêm phần phong phú của bài viết.
4. Sử liệu chữ viết
Đây là loại sử liệu rất phong phú, được tác giả sử dụng nhiều nhất và đem lại nhiều nguồn thông tin nhất. Nói về nguồn sử liệu chữ viết đã được tác giả sử dụng chúng ta có một danh sách tài liệu tham khảo gồm ….. tài liệu sau:
a. Danh sách phụ lục:
- Phụ lục I: Danh sách:
1. Thống kê các khoa thi từ 1426 đến 1787.
2. Thống kê các đợt dựng bia tiến sĩ hiện còn ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
3. Danh sách Tế tửu - tư nghiệp Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
4. Danh sách trạng nguyên từ 1442 dến 1779
5. Danh dách bảng nhãn từ 1442 - 1779
6. Danh sách thám hoa từ 1442 - 1779.
PHỤ LỤC II:
1. Tứ phối, Thập nhị triết và Thất thập nhị hiền.
2. Tiểu sử Chu Văn An (1292 - 1370).
3. Bài văn sách thi đình của Nguyễn Trực.
PHỤ LỤC III:
1. Bản dịch bài kí 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám .
2. Bài kí về nhà bia tiến sĩ.
b. Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Đại Việt sử ký toàn thư T2, T3 (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Phan Huy Lê khảo cứu về tác giả, tác phẩm).
2. Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789). Ngô Thế Long dịch, Nguyễn Kim Hưng, Nguyễn Đồng Chi hiệu đính.
3. Đại việt lịch triều đăng khoa lục, Nguyễn Hoàn, Uông Sĩ Lãng, Võ Miên, Phan Trọng Phiên, Tạ Thúc Khải (dịch).
4. Khâm định Việt sử thông giám cương mục Quốc sử quán triều Nguyễn.
5. Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Phạm Trọng Điền phiên dịch chú thích, Nxb Sử học, Hà Nội 1962.
6. Lê Quý Đôn toàn tập (tập 3: Đại Việt thông sử). H.KHXH-1977.
7. Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú. T1: Nhân vật chí, Quan chức chí. - T2: Khoa mục chí. Viện sử học.
8. Vũ Trung tùy bút Phạm Đình Hổ, Nxb Văn học H.1972.
9. Alexandax Barton Woodside: Việt Nam và mô hình Trung Quốc (Chu Tuyết Lan dịch), Nxb Đại học Havớt-1971 (Vietnam and the chinese model).
10. Đào Duy Anh - Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Bốn phương.
11. Nguyễn Bắc - Hà Nội tự điển, Bùi Hạnh Cẩn, Nguyễn Vĩnh Phúc. Nxb Hà Nội - 1990, B
12. Ban quản lý di tích: Hồ sơ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. - Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội.
13. Trần lâm Biền - Cây cỏ trong nghệ thuật tạo hình cổ của người Việt - Tạp chí Mỹ thuật, Kỷ yếu số 8/1993.
14. Nguyễn Du Chi - nghệ thuật trang trí trên các bia tiến sĩ đời Lê ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. - Tạp chí khảo cổ học số 5, 6 tháng 6/1970.
15. Trần Bá Chí - Tìm hiểu Nguyễn Trãi về mặt giáo dục - Tạp chí Văn học nghệ thuật năm 1980 tr.7-9.
16. Đàm Văn Chí - Lịch sử văn hóa Việt Nam - Nxb thành phố Hồ Chí Minh 1992.
17. Nguyễn Vũ Chiến - Quốc Tử Giám và Quốc học trong thư tịch cổ - khóa luận, sinh viên khóa 29 năm 1985. GS. Trần Bá Chí hướng dẫn.
18. Phạm Cúc: Hồ Quý Ly - Nhà cải cách giáo dục tiến bô. Tạp chí NCLS số 5 năm 1992, tr 36, 37.
19. Phan Đại Doãn: về vai trò của Nho giáo và phật giáo trong xã hội nước ta. Tạp chí xã hội học số 4/89 tr.65-67.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nguồn sử liệu chữ viết mà tác giả luận văn sử dụng là rất nhiều, điều đó đồng nghĩa với việc khối lượng lớn kiến thức và thông tin cần phải được xử lý. Đặc biệt nguồn sử liệu chữ viết mang đậm nhận thức chủ quan của người viết. Vì vậy rất khó khăn trong tiếp cận nguồn sử liệu này. Điều đáng quý của tác giả luận văn là đã biết chọn lọc rất tỉ mỉ, chính xác những gì mình cần để chứng minh cho luận luẩn của bài viết. Khi đó vào cụ thể từng phần của luận văn chúng ta sẽ thấy được điều đó.
CỤ THỂ
Trong mỗi phần của luận văn tác giả đá biết vận dụng một cách linh hoạt các nguồn sử liệu để chứng minh và phân tích khiến bài viết không bị nhàm chán. Qua những nét khái quát chung về các nguồn sử liệu người đọc đã phần nào nắm bắt và thấy được những nguồn sử liệu tác giả luận văn đã sử dụng. Ở phần viết này chúng ta đi dọc theo bố cục của toàn luận văn và chỉ ra một số những cách sử dụng, vận dụng nguồn sử liệu tiêu biểu của tác giả Đinh Ngọc Triển. Cách làm này sẽ giúp cho người đọc vừa nhận diện được nguồn sử liệu vừa hiểu được nội dung luận văn.
I. Chương I: Bối cảnh thời Lê
. Vận dụng nguồn sử liệu chữ viết là các bộ sử của các tác giả xưa (có danh sách kèm theo) tác giả luận văn đã phác họa đại thể xã hội Đại Việt. Việc điểm qua xã hội thời có Trần Hồ nằm trong ý đồ: Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê thể kỉ thứ X đã hoàn thành những bước chuẩn bị cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của dân tộc. Nhà Lí, Trần TK 11, 12, 13 và 14 đã khẳng định sự tồn tại và chấn hưng cho một quốc gia độc lập. Tất cả là một nền tảng, một cơ sở đưa đến một quốc gia Đại Việt hưng thịnh. Tự cường ở thế kỉ 15. Biểu hiện rõ nhất ở đây là sự củng cố kiện toàn của thể chế trung ương tập quyền từ thế kỷ 11. Đây là yêu cầu ngày càng cao là phát triển, mở rộng nền giáo dục khoa cử để bổ sung không ngừng cho bộ máy quản lý quan liêu cho kịp với guồng máy xã hội.
Để chứng minh luận điểm đó tác giả dùng một số bằng chứng lấy từ sách sử cũ.
- Mùa thu năm Canh Tuất (1070) thời Lí tại khu vực tĩnh mặc phía nam kinh thành Thăng Long đã khởi dựng khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám để thờ Khổng tử và tôn sùng đạo nho. Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên vào mùa xuân với hơn 10 người trúng truyển. Người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh giờ vẫn còn được coi là Trạng nguyên khai khoa. Năm 1076 lập Quốc Tử Giám là nơi đào tạo và lựa chọn nhân tài cho đất nước. Nền Đại học Việt Nam bắt đầu hình thành.
- Năm 1460 - 1497 bộ máy hành chính cũng như quân đội vào hoạt động lập pháp của nhà Lê đạt mức hoàn bị, quy củ. Bộ luật Hồng Đức ra đời. Do sự phát triển của chế độ Trung ương tập quyền mà bộ máy quan lại ngày càng mở rộng. Năm 1471 số quan lại phẩm tước là 5370. Trong đó quan lại trong triều là 2.755 quan lại địa phương là 2615 (37;45).
Chính sự mở rộng và sự củng cố của chế độ quan lại thời Lê mà thời kỳ này nhà Lê dành cho giáo dục sự ưu tiên đặc biệt. Vua lệnh cho các quan văn võ cho con em “đến nhà quốc học để điểm mục học quan làm sổ và dạy học” (1; 67 T3). Bài văn bia Nhâm tuất niên hiệu Đại bảo thứ 3 (năm 1442) ghi rất rõ việc này (tác giả trích dẫn nguyên văn nội dung văn bia). ở đây nguồn sử liệu vật thật đã được khai thác. Sau đó nội dung văn bia 1 còn được trích dẫn để chứng minh rằng ở thời Lê việc thi cử dần hoàn chỉnh. 3 năm một kỳ thi hương và một kỳ thi hội. Từ năm 1439 có lệ xướng danh treo bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, ăn yến và cho vinh qui bái tổ.
- Nói về thi cử suy yếu nhà Mạc tác giả luận văn sử dụng nguồn sử liệu chữ viết (8; 156), nói về những chợ thi và những gian trá trong thi cử của chúa Trịnh. Tác giả dùng nguồn sử liệu (2; 325).
II. Chương 2: Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lê
1. Một số nét về di tích
Ở phần này chúng ta dễ dàng nhân ra nguồn sử liệu mà tác giả sử dụng.
- Nói về lịch sử hình thành của Văn Miếu - Quốc Tử Giám tác giả sử dụng nguồn sử liệu chữ viết qua sự ghi chép trong “Đại việt sử ký toàn thư”.
- Nói về công cuộc bảo tồn trùng tu của Văn Miếu - Quốc Tử Giám tác giả sử dụng một số nguồn sử liệu chữ viết: Khâm mục việt sử thông giám cương mục, Kiến văn tiểu lục - Lê Quý Đôn, Đại Việt sử ký toàn thư. Trong đó Khâm mục Việt sử thông giám cương mục được sử dụng nhiều nhất với cách trích dẫn.
Nguồn sử liệu vật thật cũng được sử dụng đó là những bài ghi chép khắc trên văn bia số 1 của khu di tích.
Qua những tài liệu trên, tác giả đã phác họa một cách khá đầy đủ quá trình tu chỉnh sửa sang và mở rộng của Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ khi xây dựng đời Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông đến thời Mạc, nhà Lê Trung Hưng, Lê Thần Tông và cho thời chú Trịnh Doanh là hoàn thiện.
2. Khảo tả kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Qua việc sử dụng nguồn sử liệu hình ảnh, bản vẽ sơ đồ tác giả đưa ra cái nhìn khái quát về Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Toàn bộ di tích nằm trên mặt bằng khá rộng, chiều dài hơn 300m, chiều rộng ở hai đầu chênh nhau, đầu phía nam là 61m, phía bắc là 75m. Trước mặt Văn Miếu có văn hồ, giữa hồ là gò Kim Châm. Qua tứ trụ sang hai bên đều có hai miếu nhỏ.
- Người viết còn trích dẫn nguyên văn 5 cặp câu đối có ở hệ thống cột của Văn Miếu và dịch nghĩa. Thông tin này được khai thác từ tài liệu số 36.
- Trong phần này của luận văn nguồn sử liệu được sử dụng nhiều nhất là nguồn sử liệu vật thực.
Hiện vật đầu tiên tác giả khai thác mà chúng ta có thể thấy đó là đôi rồng đá cách điệu được tạc bằng khối đá xanh trạm trổ giản dị. Qua nghệ thuật tạc hình ảnh của hai đôi rồng có thể xác định nó có niên đại từ thời nhà Lê.
Hiện vật thứ hai hết sức quý giá đó là 82 bia tiến sĩ. Tác giả đã lập một bản thống kê số bia dựng trong các triều vua. Từ đó rút ra những nhận xét có giá trị. Điều đáng chú ý qua những văn bia còn sót lại cho tới ngày nay, tác giả luận văn đã so sánh kích thước, hoa văn, cách tạc rùa, tạc rồng hay chim phượng hoặc đôi long mã để phân loại bia theo bia loại 1, loại 2 và loại 3. Từ việc xem xét kỹ lưỡng các tấm bia, người viết thấy được sự phá vỡ những quy định khắt khe của nhà nước phong kiến và sự phát triển của nghệ thuật dân gian; một giai đoạn phát triển ngành điêu khác đá suốt 3 thế kỷ 1484, 1780 của lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
Hiện vật thứ ba là con rùa đá đế bia bị chìm sâu dưới lòng hồ Khuê Văn Các được Sở Văn hóa Tư tưởng Hà Nội khai quật năm 1976. Thân bia chưa có, song đế bia đó đã nâng số bia Tiến sĩ lên con số 83. Từ hiện vật này có giả định liệu các văn bia triều Mạc đã được dựng bị phá hủy? Để giải đáp cho điều đó, tác giả sử dụng Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn để khẳng định: Các khoa thi thời Mạc chỉ có một khoa.
Hiện vật tiếp theo là bức hoành phi “Cổ kim nhật nguyệt” bút tích của Nguyễn Nghiễm (1708-1776) và hoành phi “Vạn thế sư biểu”. Ngoài ra còn có các tấm khánh đá, bức đại tự, nghiên mực bằng đá…
Như vậy qua các hiện vật trên, chúng ta thấy một phần cấu trúc của Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được phục dựng chính xác và đáng tin cậy.
- Để có những nhận xét đó, người viết còn tham khảm nguồn sử liệu chữ viết. Đó là những bài viết của các tác giả trước. Ví dụ như bài “nghệ thuật trang trí trên các bia tiến sĩ đời Lê ở Văn Miếu Hà Nội” của Nguyễn Dụ Chi.
III. Chương 3: Chế độ học hành thi cử thời Lê
1. Quốc Tử Giám - trường Đại học quốc gia đầu tiên ở Việt Nam
Phần này tác giả luận văn tập trung chủ yếu vào việc phục dựng, miêu tả lại chế độ học tập và thi cử ở trường Giám thời Lê.
- Nguồn sử liệu được sử dụng nhiều nhất là nguồn sử liệu chữ viết. Nói về hệ thống quan chức thời Lê, tác giả sử dụng “Đại việt sử ký toàn thư” - Phan Huy Chú, “Lịch triều hiến chương loại trí”. Nói về quá trình mở trường dạy học từ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông tới Lê Thánh Tông tác giả sử dụng chủ yếu hai nguồn đó là tài liệu 1 và 5. Miêu tả quá trình học tập của giám sinh trong trường Giám, tác giả còn trích dẫn toàn bộ một đoạn tả buổi bình văn thơ của các giám sinh trong “Vũ Trung tùy bút” của phạm Đình Hổ. Đoạn tuy bút dài một mặt giấy nhưng miêu tả khá tỉ mỉ và chi tiết về buổi bình văn. Đoạn cuối còn cho ta thông tin đáng chú ý “Tiền thì dân tạo lệ cung ứng và lấy thuế của các hồ Huy Văn”.
- Ngoài ra tác giả luận văn còn sử dụng nguồn sử liệu truyền miệng. Đó là câu chuyện cảm động về lòng nhân hậu của vua Lê Thánh Tông. Vào một buổi tối vua vi hành tới nhà Giám, thấy vợ chồng nhà Giám Sinh đang nấu ăn. Mâm cơm đạm bạc lại thiếu muối. Trở về sáng sơm hôm sau vua sai người đem một gói muối đặt trước phòng người Giám sinh nọ.
2. Khoa cử thời Lê và hệ thống bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Đặt tên phần bài viết này, ta cũng nhận ra được nguồn sử liệu mà tác giả khai thác đó chính là hệ thống văn bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Nói về quan điểm của triều đại phong kiến về thi cử hay nói về thể thức thi cử, khoa cử với hai kỳ thi hội và thi đình, tác giả đều dùng nội dung của các văn bia để minh chứng. Tiêu biểu nhất là văn bia dựng vào thời Hồng Đức thứ 15. Bởi ở thời kỳ này tất cả những thể thức thi cử hình thành từ các thời trước đã được tiếp thu và hoàn thiện. Do tính chất lịch sử của những tấm văn bia đó, tác giả đã ghi lại toàn bộ bài văn bia do đại thần Thân Nhan Trung soạn năm Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).
Một bài văn bia nữa cũng được trích dẫn, đó là bài văn bia của Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1448). Ta có thể thấy bia là cứ liệu đáng tin cậy, là kỷ niệm của kỷ niệm, là vât của chính riêng mỗi thời, có hao mòn chăng cũng chính là một loại sử liệu gốc rất đáng quan trọng và đáng quý.
- Nguồn sử liệu chữ viết cũng được sử dụng. Các tác phẩm Kiến văn tiểu lục - Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí - Phan Huy Chú: trở thành nguồn sử liệu không thể thiếu để tác giả đem ra so sánh với các bài văn bia khẳng định tính chính xác của các nguồn thông tin. Hồ sơ các khoa thi của triều Lê được ghi chép cẩn thận trong Đăng khoa lục. Có sách giá trị dựng lại danh sách tiến sĩ từ các triều Lý, Trần, Hồ.
Hay qua các bài kí: Bài kí khoa Quý Mùi - Chính Hòa 24 (1703) bài kí về khoa Thuận Bình thứ 6 (1584)… Các chương trình học tập, cách thức chọn đề, chọn nhân tài… được phản ánh rõ.
IV. Chế độ đãi ngộ và bổ dụng của nhà Lê với tiến sĩ
Phần này tác giả sử dụng một số ít lời trích dẫn từ các văn bia: bia về khoa 1511, bia 37…. Và tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Qua các nguồn sử liệu ta có thể thấy đầu tiên tiến sĩ “Tùy tài sử dụng phục vụ ở các ngạch quan” sau dần mức thưởng cho tiến sĩ được định ra bắt đầu khoảng năm Hồng Đức. Đến thời Lê Thánh Tông tiến sĩ được trọng dụng, đảm nhiệm chức vụ cao và trọng trách lớn trong triều đình.
V. Những gương mặt văn hóa tiêu biểu
Giới thiệu những thiên tài trong thời kỳ này, tác giả đưa ra ba gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Trãi (1380-1442), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) và Lê Quý Đôn. Nói về tài năng và đóng góp của 3 vĩ nhân ấy, tác giả luận văn đã trích dẫn nhiều sáng tác quan điểm của ba tác giả: Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Bỉnh Khiêm với mong muốn đất nước trở về một mối, Lê Quý Đôn là tư tưởng “Mộng đại toàn”.
VI. Lời bàn
Đây là những nhận xét của cá nhân tác giả. Tác giả không sử dụng nguồn sử liệu.
KẾT LUẬN
Muốn đem nguồn sử liệu vào sử dụng trong một công trình khoa học là cả một quá trình khó khăn phức tạp và lâu dài. Người viết cần phải tìm sử liệu liên quan phê phán nguồn để thấy được những giá trị và hạn chế của nguồn. Tiếp cận với nguồn sử liệu đã được tác giả sử dụng trong luận văn ta không thể tiếp cận với quá trình đó nhưng điều ta có thể nhận thấy đó chính là cách vận dụng linh hoạt của người viết. Nguồn sử liệu trực tiếp thường được sử dụng trong các đối sánh với các nguồn sử liệu gián tiếp chính sự đặt chúng trong đối sánh như vậy khiến cho độ chính xác của nguồn được đảm bảo.
Mặc dù còn một số hạn chế, đôi chỗ chưa rõ được nguồn sử liệu sử dụng, song tác giả đã có những thu thập nguồn rất phong phú và đáng ghi nhận. Điều đó làm nên thành công của luận văn.
Tháp Hòa Phong Chùa Dâu
MỤC LỤC
KHÁI QUÁT CHUNG 2
I. VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM HÀ NỘI 2
II. ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHÚNG TA TÌM HIỂU SƠ QUA MỤC LỤC CỦA BẢN LUẬN VĂN 2
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGUỒN SỬ LIỆU 3
1. Sử liệu vật thực 3
2. Sử liệu hình ảnh 3
3. Sử liệu truyền miệng 4
4. Sử liệu chữ viết 4
CỤ THỂ 7
I. Chương I: Bối cảnh thời Lê 7
II. Chương 2: Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lê 8
1. Một số nét về di tích 8
2. Khảo tả kiến trúc Văn Miếu - Qu