Chủng chuẩn Aspergillus flavus: 5 chủng được cung cấp từ các viện nghiên cứu và 24 chủng được phân lập từ các mẫu thức ăn chăn nuôi, ngũ cốc, trà (phân lập theo hướng dẫn của FAO – 1992) được trình bày ở Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Danh mục các chủng A. flavus sử dụng trong nghiên cứu khảo sát chủng có và không có khảnăng sinh độc tố Aflatoxin B1
13 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vật liệu và phương pháp nghiên cứu chủng chuẩn Aspergillus, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 38 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu:
2.1.1. Chủng chuẩn Aspergillus và mẫu thực phẩm
Chủng chuẩn Aspergillus flavus: 5 chủng được cung cấp từ các viện nghiên
cứu và 24 chủng được phân lập từ các mẫu thức ăn chăn nuôi, ngũ cốc, trà… (phân
lập theo hướng dẫn của FAO – 1992) được trình bày ở Bảng 2.1:
Bảng 2.1: Danh mục các chủng A. flavus sử dụng trong nghiên cứu khảo sát chủng
có và không có khả năng sinh độc tố Aflatoxin B1
STT Tên chủng Nguồn gốc Mã số nhận diện
1 A. flavus ATCC Bộ sưu tập chủng chuẩn Mỹ 02
2 A. flavus 278 VTCC Bộ sưu tập chủng chuẩn Việt Nam 10
3 A. flavus 203 VTCC Bộ sưu tập chủng chuẩn Việt Nam 11
4 A. flavus 135 VTCC Bộ sưu tập chủng chuẩn Việt Nam 12
5 A. flavus Viện Pasteur 13
6 A. flavus Nguyên liệu 1 01
7 A. flavus Đường maltose 1 03
8 A. flavus Trà lipton 1 04
9 A. flavus Thức ăn 1 05
10 A. flavus Thức ăn 2 06
11 A. flavus Trà lipton 2 07
12 A. flavus Bột bắp 08
13 A. flavus Bột cá 09
14 A. flavus Trà (sấy khô) 1 14
15 A. flavus Trà (sấy khô) 2 15
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 39 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
16 A. flavus Bột mì 1 16
17 A. flavus Bột mì 2 17
18 A. flavus Gia vị 1 18
19 A. flavus Gia vị 2 19
20 A. flavus Bột mì 3 20
21 A. flavus Trà Lipton 3 21
22 A. flavus Bột bắp 1 22
23 A. flavus Bột bắp 2 23
24 A. flavus Trà (sấy khô) 3 24
25 A. flavus Đường maltose 2 25
26 A. flavus Bột mì 3 26
27 A. flavus Bột mì 4 27
28 A. flavus Trà (sấy khô) 4 28
29 A. flavus Trà (sấy khô) 5 29
30 A. flavus Nguyên liệu 3 30
Chủng chuẩn khác: 1 chủng Aspergillus oryzae do Viện Chủng chuẩn quốc
gia Việt Nam (VTCC) cung cấp, A. ochraceus do Trung tâm Kỹ Thuật 3 cung cấp.
Mẫu dùng để phân lập chủng: trà, ngũ cốc, thức ăn chăn nuôi... được liệt kê
ở Bảng 2.1.
Mẫu dùng để xác nhận hiệu lực phương pháp: mẫu thức ăn dạng bột mịn và
mẫu thức ăn dạng hạt.
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ chính
Nghiên cứu sử dụng một số thiết bị và dụng cụ của phòng thí nghiệm vi sinh
như:
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 40 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thiết bị: tủ ấm, bể điều nhiệt, tủ ủ, cân phân tích, máy dập mẫu, tủ cấy, tủ
mát, bàn đọc UV
Dụng cụ: đĩa petri, ống nghiệm, transfer pipette,...
2.1.3. Môi trường và hóa chất
Một số môi trường và hóa chất sử dụng trong nghiên cứu (Phụ lục 1):
- Buterfield’s phosphate buffer: dung dịch đệm dùng để pha loãng mẫu
theo hướng dẫn phân tích mẫu của FAO – 1992.
- Saline Peptone Water (SPW): Dung dịch muối sinh lý dùng để pha loãng
mẫu thực phẩm hay huyền phù vi khuẩn.
- Sabouraud agar (SAB), Yeast Extract Succrose agar (YES), Czapekdox,
Dichloran 18% glycerol agar (DG18), Potatose dextrose agar (PDA) của
Merck
- Kháng sinh Chloramphenicol
- Methyl-β-cyclodextrin
- Chloroform
- Thuốc nhuộm: Crystal violet, iodine, acetol, safranin.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chuẩn bị phòng ẩm nuôi cấy mốc [13]
- Dùng kẹp đặt giấy lọc vô trùng có đường kính 9cm vào đĩa petri đã hấp khử trùng.
- Đặt thanh thủy tinh hình chữ U vô trùng lên trên giấy lọc
- Đổ 4ml nước cất vô trùng lên giấy lọc để tạo độ ẩm
- Dùng kẹp đặt lame lên thanh chữ U
- Dùng dao mổ vô trùng cắt một miếng thạch hình vuông khoảng 5mm từ đĩa thạch
SAB agar.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 41 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
- Cấy bào tử nấm mốc lên cả mặt trên và đáy của miếng thạch. Đặt miếng thạch lên
lame sao cho có một mặt cấy bào tử được đặt xuống mặt lame.
- Đậy lamel lên bề mặt khối thạch.
- Đậy nắp đĩa petri và ủ ở nhiệt độ phòng trong 48h.
2.2.2. Phương pháp định danh nấm mốc theo FAO – 1992 [10]
- Cân 50g mẫu vào bao PE vô trùng, thêm 450ml dung dịch Buterfield’s phosphate
buffer, dập mẫu trong 2 phút ở tốc độ 10.000 đến 12.000 vòng/ phút được dịch mẫu
có nồng độ pha loãng 10-1.
- Chuẩn bị các nồng độ pha loãng kế tiếp bằng cách hút 10ml dịch mẫu pha loãng
vào 90ml dung dịch pha loãng để được nồng độ 10-2, 10-3, 10-4,...
- Cấy 1ml mỗi nồng độ pha loãng vào đĩa petri, mỗi nồng độ thực hiện 3 đĩa.
- Thêm 20ml môi trường PDA có bổ sung kháng sinh Chloramphenicol 40ppm (đã
được làm nguội ở nhiệt độ 44-46oC), lắc đều theo chiều kim đồng hồ và ngược lại
để trộn đều dịch mẫu vào môi trường. Để đĩa thạch đông lại và ủ trong tối ở 22-
25oC trong 5 ngày.
- Chọn các khuẩn lạc đặc trưng trên môi trường PDA: là những khuẩn lạc có màu
vàng xanh lá do màu của bào tử tạo ra.
- Nuôi cấy bào tử nấm bằng phương pháp phòng ẩm 2.2.1. để quan sát hình thái
nấm với các đặc điểm sau: cuống bào tử nhám, có 2 thể bình và bào tử có gai.
2.2.3. Phương pháp gây nhiễm chủng nấm mốc vào mẫu thực phẩm [14]
Quy trình thực hiện: gồm các bước chính như sau:
Nuôi cấy nấm mốc Aspergillus flavus trên môi trường PDA ở 28oC trong 7
ngày cho đến khi bào tử được tạo ra.
Dùng que cấy móc, lấy toàn bộ bào tử của nấm mốc cho vào nước muối sinh
lý (SPW), vortex đều và để yên trong vòng 3 phút, hút dịch chứa bào tử cho vào ống
muối sinh lý khác để đảm bảo trong dung dịch chứa duy nhất bào tử nấm mốc.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 42 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Pha loãng dung dịch chứa bào tử nấm mốc đến nồng độ thích hợp và cấy 1ml
dịch pha loãng ở mỗi nồng độ đã chọn vào các đĩa petri, mỗi nồng độ cấy 3 đĩa. Đổ
15 ml môi trường SAB vào các đĩa vừa cấy, lắc đều. Dùng giấy sạch gói các đĩa lại.
Ủ đĩa ở 28oC, 3 ngày. Bảo quản các ống dịch pha loãng chứa bào tử nấm mốc trong
tủ mát ở 2-8oC.
Chọn đếm các đĩa có số khuẩn lạc nằm trong khoảng 15-150 cfu/đĩa. Tính
ra mật độ tế bào ở ống dịch pha loãng chứa bào tử nấm mốc gốc và các ống dịch
pha loãng tương ứng.
Chuẩn bị mẫu: mẫu đã được kiểm tra bằng quy trình phân tích nấm mốc
Aspergillus flavus của FAO (1992) [10] và khẳng định là không nhiễm Aspergillus
flavus. Cân 25g mẫu vào bao PE vô trùng, pha loãng mẫu với 225g SPW. Ngâm
trong 5 phút. Dập mẫu 1-2 phút, tốc độ 200 vòng/phút.
Gây nhiễm mẫu: Từ ống gốc nước muối sinh lý chứa bào tử đã xác định
được mật độ bào tử nấm mốc, tính toán độ pha loãng và thể tích dịch bào tử cần lấy
để đưa vào mẫu. Đồng nhất để huyền phù bào tử phân bố đều trong dịch mẫu.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 43 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình gây nhiễm bào tử nấm mốc vào mẫu.
10ml SPW 9ml SPW 1ml 1ml
Bảo quản
ống gốc
SPW
chứa bào
tử trong
tủ mát
Đổ đĩa với thạch SAB.
Ủ 28oC/ 3 ngày
Chọn đếm những đĩa
có 15-150 cfu/đĩa.
Xác định mật độ bào tử
trong ống dịch SPW
25g mẫu Mẫu đồng nhất
225g SPW
Gây nhiễm vào mẫu ở mật độ mong muốn
10o 10-1 10-5 10-6 10-
7
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 44 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
2.2.4. Phương pháp tách chiết mẫu (đĩa thạch) để phân tích HPLC [11]
- Lấy toàn bộ đĩa thạch có cấy nấm mốc cho vào bao PE vô trùng.
- Bổ sung 20 ml chloroform (thực hiện 2 lần, mỗi lần 10ml), đồng nhất mẫu trong 3
phút bằng máy dập mẫu.
- Lọc dịch đồng nhất qua giấy lọc Whatman thu dịch chloroform.
- Làm khô dịch chloroform bằng dòng khí nitrogen.
- Giữ trong tủ mát 2-8oC và gửi mẫu phân tích.
2.2.5. Phương pháp khảo sát sự phát huỳnh quang của các chủng Aspergillus
flavus sinh aflatoxin
Mục đích: thí nghiệm này nhằm khẳng định xem tất cả các chủng A. flavus phân
lập có sinh Aflatoxin dựa trên đặc điểm phát huỳnh quang như cơ sở lý thuyết đã
đưa ra hay không.
Cách thực hiện:
Cấy chuyển cả 30 chủng A. flavus phân lập từ ống bảo quản chủng sang môi
trường SAB có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin. Ủ đĩa thạch ở (22, 25, 28 và
30)oC trong 3 ngày.
Quan sát sự phát huỳnh quang của các chủng dưới đèn UV ở bước sóng 365
nm.
Chọn các đĩa thạch có phát huỳnh quang và các đĩa thạch không có phát
huỳnh quang, tách chiết mẫu và kiểm chứng sự sinh Aflatoxin bằng phương pháp
HPLC.
Đọc kết quả:
* Hiện tượng phát quang ánh sáng màu xanh lam bao xung quanh khuẩn lạc
khi quan sát dưới đèn UV được xem là có biểu hiện dương tính với sự sinh
Aflatoxin và có kết quả dương tính Aflatoxin khi kiểm chứng bằng HPLC; nếu
không có hiện tượng trên được xem là âm tính. Quan sát kèm với đĩa thạch đối
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 45 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
chứng âm không bổ sung cyclodextrin và đĩa thạch đối chứng âm cấy chủng A.
oryzae không sinh Aflatoxin.
2.2.6. Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự biểu hiện đặc tính
sinh aflatoxin dựa trên đặc điểm phát huỳnh quang.
Mục đích: thí nghiệm này nhằm xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố nuôi cấy
như thời gian, loại môi trường nuôi cấy, nhiệt độ, nồng độ cyclodextrin bổ sung vào
môi trường, pH môi trường và điều kiện có hay không có bổ sung kháng sinh
Chloramphenicol đến sự sinh Aflatoxin tương ứng với sự phát huỳnh quang của các
chủng A. flavus.
Cách thực hiện:
Chọn các chủng A. flavus sinh Aflatoxin va các chủng A. flavus không sinh
Aflatoxin đã được kiểm tra đối chứng bằng HPLC.
Quan sát kèm với 1 đĩa thạch đối chứng âm không bổ sung cyclodextrin và 1
đĩa âm cấy chủng A. oryzae.
2.2.6.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian:
Cấy các chủng A. flavus lên môi trường SAB có bổ sung 0,3 % methyl -β
cyclodextrin; ủ 28oC trong 3, 5, 7, 9 ngày. Quan sát sự phát huỳnh quang dưới đèn
UV (365nm).
2.2.6.2. Khảo sát ảnh hưởng của loại môi trường nuôi cấy nấm mốc:
Cấy các chủng A. flavus lên môi trường SAB, PDA, Czapek dox, DG18,
YES agar có bổ sung 0,3 % methyl-β-cyclodextrin; ủ 28oC trong khoảng thời gian
ngắn nhất dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian có thể quan sát rõ
sự phát huỳnh quang. Quan sát sự phát huỳnh quang dưới đèn UV (365nm).
2.2.6.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ:
Cấy các chủng A. flavus lên môi trường (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh
hưởng của môi trường) có bổ sung 0,3 % methyl -β cyclodextrin; ủ (22, 25, 28 và
30)oC trong khoảng thời gian ngắn nhất (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 46 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
của thời gian) có thể quan sát rõ sự phát huỳnh quang. Quan sát sự phát huỳnh
quang dưới đèn UV (365nm).
2.2.6.4. Khảo sát ảnh hưởng của pH:
Cấy các chủng A. flavus lên môi trường (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh
hưởng của môi trường) được điều chỉnh pH từ 4,2; 4,4; 4,6; 4,8; 5,0; 5,2; 5,4; 5,6;
có bổ sung 0,3 % methyl-β-cyclodextrin; ủ nhiệt độ tối ưu (dựa trên thí nghiêm
khảo sát nhiệt độ) trong khoảng thời gian ngắn nhất (dựa trên thí nghiệm khảo sát
ảnh hưởng của thời gian) có thể quan sát rõ sự phát huỳnh quang. Quan sát sự phát
huỳnh quang dưới đèn UV (365nm).
2.2.6.5. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ cyclodextrin bổ sung vào môi trường:
Cấy các chủng A. flavus lên môi trường (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh
hưởng của môi trường) được điều chỉnh pH thích hợp nhất (dựa trên thí nghiệm
khảo sát pH); có bổ sung (0,1; 0,2; 0,25; 0,3; 0,4; 0,5) % methyl-β-cyclodextrin; ủ
nhiệt độ tối ưu (dựa trên thí nghiêm khảo sát nhiệt độ) trong khoảng thời gian ngắn
nhất (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian) có thể quan sát rõ sự
phát huỳnh quang. Quan sát sự phát huỳnh quang dưới đèn UV (365nm).
2.2.6.6. Khảo sát ảnh hưởng của kháng sinh Chloramphnicol bổ sung vào môi
trường:
Cấy các chủng A. flavus lên môi trường có và không có bổ sung
Chloramphenicol 40ppm (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của môi
trường) được điều chỉnh pH thích hợp nhất (dựa trên thí nghiệm khảo sát pH); có bổ
sung nồng độ methyl-β-cyclodextrin phù hợp (dựa trên thí nghiệm khảo sát nồng độ
cyclodextrin); ủ nhiệt độ tối ưu (dựa trên thí nghiêm khảo sát nhiệt độ) trong
khoảng thời gian ngắn nhất (dựa trên thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian)
có thể quan sát rõ sự phát huỳnh quang. Quan sát sự phát huỳnh quang dưới đèn
UV (365nm).
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 47 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ở mỗi điều kiện nuôi cấy, ủ kèm đĩa đối chứng âm không bổ sung methyl-β-
cyclodextrin vào môi trường nuôi cấy và đĩa đối chứng âm cấy chủng A. oryzae
không sinh độc tố.
2.2.7. Phương pháp xác định giới hạn phát hiện [14]
Thí nghiệm khảo sát trên 3 chủng A. flavus có sinh Aflatoxin B1. Hai loại
nền mẫu được chọn là thức ăn chăn nuôi dạng bột và thức ăn chăn nuôi dạng hạt.
Các mẫu này đã được kiểm tra trước bằng quy trình phân tích nấm mốc A. flavus
của FAO (1992) và khẳng định là không nhiễm A. flavus.
Chuẩn bị mẫu: cân một loạt (20 mẫu), mỗi mẫu 25 g vào các túi PE vô trùng.
Mỗi mẫu được pha loãng với 225 g dịch pha loãng SPW. Để yên mẫu trong 5 phút,
dập mẫu 1-2 phút ở tốc độ 200 vòng/phút.
Chuẩn bị dịch huyền phù bào tử nấm mốc A. flavus: dịch huyền phù bào tử
nấm mốc A. flavus đã xác định được mật độ bằng phương pháp đếm đĩa trước đó.
Pha loãng dịch huyền phù bào tử nấm mốc ở các độ pha loãng thích hợp (1/10, 1/5,
1/2,..) để đạt được các mật độ 10, 20, 30, …, 150, 200 cfu/ml.
Gây nhiễm mẫu: Cấy 1 ml dịch huyền phù ở các độ pha loãng khác nhau vào
25g mẫu đã pha loãng. Cấy đồng thời 1ml dịch pha loãng vào các đĩa petri vô trùng
để kiểm tra lại mật độ bào tử A. flavus gây nhiễm. Đồng nhất mẫu với dịch huyền
phù 30 giây.
Cấy mẫu: cấy 1 ml dịch mẫu đã gây nhiễm ở các mật độ bào tử khác nhau
vào đĩa petri vô trùng. Mỗi mẫu cấy lặp lại 6 đĩa. Đổ đĩa với thạch SAB có bổ sung
methyl-β-cyclodextrin. Ủ các đĩa trong điều kiện tối ưu đã khảo sát trên.
Đọc và ghi nhận kết quả: Đếm số đĩa có khuẩn lạc trong số 6 đĩa cấy từ cùng
một mẫu và ghi nhận kết quả dưới dạng n/6 (n: số đĩa có khuẩn lạc). Chọn ra mức 3
mật độ gây nhiễm vào mẫu (ngưỡng gây nhiễm dưới, giữa và trên) sao cho tỷ lệ
phát hiện tương ứng với 3 ngưỡng đạt 1/6, 2/6 hoặc 3/6, 5/6 hoặc 6/6.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 48 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính giới hạn phát hiện của phương pháp:
LC = 1,65 x S0 (cfu/ khối lượng hoặc thể tích mẫu thử)
S0 (threshold hay estimate of spread) là giá trị ngưỡng.
Giới hạn phát hiện: LOD(cfu/g) = (3,3 x S0)/m
m : khối lượng mẫu thử nghiệm (mẫu rắn).
25g mẫu + 225g SPW
Dập mẫu
Gây nhiễm A. flavus a1 cfu a2 cfu a3 cfu
Phân bố đều
Cấy 1ml vào đĩa, 1 mẫu 6 lần
Ủ đĩa
Đếm số đĩa có khuẩn lạc n/6 n’/6 n’’/6
ở mỗi dãy cấy
Giá trị tới hạn ước lượng (LC = a2) Æ Giới hạn phát hiện.
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình xác định giới hạn phát hiện của phương pháp
2.2.8. Xác định các thuộc tính của phương pháp [14]
Thí nghiệm này xác định 4 thuộc tính: độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ lệ dương tính
giả và tỷ lệ âm tính giả.
Thí nghiệm được thực hiện lặp lại với 01 chủng A. flavus có sinh độc tố
Aflatoxin B1 phân lập và 1 chủng A. flavus không sinh độc tố Aflatoin B1, trên loại
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 49 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
nền mẫu thức ăn có cấu trúc dạng hạt. Các mẫu được chọn đã được kiểm tra và khẳng
định là không nhiễm A. flavus.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị mẫu: lấy 25 g mẫu, pha loãng với 225 g SPW. Dập mẫu 1- 2 phút, tốc độ
200 vòng/phút.
Chuẩn bị chủng: 01 chủng A. flavus có sinh độc tố Aflatoxin B1 và 1 chủng A.
flavus không sinh độc tố Aflatoxin B1 được nuôi cấy trên môi trường PDA ở 28oC
trong 7 ngày cho đến khi bào tử được tạo ra và được chuẩn bị sẵn dịch huyền phù
bào tử.
Gây nhiễm mẫu: mỗi mẫu được gây nhiễm với 2 chủng, 1 là chủng nấm mốc
mục tiêu và 1 không phải chủng nấm mốc mục tiêu bằng cách lấy 1ml dịch huyền
phù bào tử A. flavus có sinh độc tố Aflatoxin B1 và 1ml chủng A. flavus không sinh
độc tố Aflatoin B1 vào dịch mẫu. Pha loãng dịch huyền phù bào tử ở nhiều nồng độ
khác nhau và gây nhiễm mẫu ngẫu nhiên sao cho có ít nhất 30 mẫu âm và 30 mẫu
dương. Đồng nhất lại mẫu và pha loãng dịch mẫu ở nhiều nồng độ khác nhau.
Cấy mẫu: Từ các dịch mẫu pha loãng ở nhiều nồng độ, cấy 1ml vào đĩa các
đĩa petri vô trùng. Cấy lặp lại 5 lần cho mỗi độ pha loãng. Đổ đĩa với thạch SAB có
bổ sung methyl-β-cyclodextrin. Gói ủ các đĩa trong giấy sạch ở 28oC, 3 ngày.
Chọn các khuẩn lạc đặc trưng: Phân biệt các khuẩn lạc có phát huỳnh quang và
các khuẩn lạc không phát huỳnh quang tương ứng với các chủng A. flavus sinh
Aflatoxin B1và không sinh Aflatoxin B1.
Thẩm tra các mẫu cấy có sự hiện diện A. flavus : phân tích mẫu theo quy trình
phân tích của FAO (1992)
Thẩm tra khả năng sinh aflatoxin B1 của các chủng bằng phương pháp HPLC:
Cấy chuyển riêng lẻ các khuẩn lạc phát huỳnh quang và không phát huỳnh quang lên
môi trường SAB có bổ sung methyl cyclodextrin nuôi ủ 3 ngày. Tách chiết mẫu và
kiểm tra Aflatoxin B1 bằng HPLC.
GVHD: TS. LÝ THỊ THANH LOAN 50 VẬT LIỆU & PHƯƠNG PHÁP
HVTH: VÕ THỊ THANH TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Sau khi thẩm tra, kết quả được chia làm 4 nhóm:
a: số khuẩn lạc dương tính giả định (điển hình) được khẳng định là dương
(dương tính thực).
b: số khuẩn lạc âm tính giả định (không điển hình) được khẳng định là dương
(âm tính giả).
c: số khuẩn lạc dương tính giả định được khẳng định là âm (dương tính giả).
d: số khuẩn lạc âm tính giả định được khẳng định là âm (âm tính thực).
Sắp xếp tần suất 4 nhóm trên theo như Bảng 2.2. sau:
Bảng 2.2. Cách sắp xếp tần suất 4 nhóm kết quả:
Số đếm giả định
Mẫu khảo sát Dương tính
(điển hình)
Âm tính
(không điển hình)
Tổng
số
Khẳng định là dương a b a+b
Khẳng định là âm c d c+d
Tổng số mẫu a+c b+d n
Công thức tính các thông số:
Độ nhạy = a/(a+b)
Độ đặc hiệu = d/(c+d)
Tỷ lệ dương tính giả = c/(a+c)
Tỷ lệ âm tính giả = b/(b+d).