Saccharomyces cerevisiaecủa công ty men thực phẩm Mauri La Ngà, Đồng Nai
- Độ ẩm ( %): < = 6.0
- Tỷ lệ men sống (%): >= 95
- Số tế bào nấm men ( tỷ/g): >= 25-30
- Khả năng chịu cồn: 10-16%
- Nhiệt độ bảo quản: 20 – 28oC
- Màu: nâu vàng nhạt, chỉ có tế bào nấm men, không có phụ gia khác
- Mùi: đặc trưng của nấm men
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vật liệu và phương pháp nghiên cứu phụ gia thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
43
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1 Nguyên liệu và hóa chất
* Nguyên liệu
Saccharomyces cerevisiae của công ty men thực phẩm Mauri La Ngà,
Đồng Nai
- Độ ẩm ( %): < = 6.0
- Tỷ lệ men sống (%): >= 95
- Số tế bào nấm men ( tỷ/g): >= 25-30
- Khả năng chịu cồn: 10-16%
- Nhiệt độ bảo quản: 20 – 28oC
- Màu: nâu vàng nhạt, chỉ có tế bào nấm men, không có phụ gia khác
- Mùi: đặc trưng của nấm men
* Chất ding dưỡng cho nấm men
(NH4)2PO4 ; (NH2)2CO thương mại của Trung Quốc hoặc Merck (Đức)
* Hóa chất
- Ethanol 99% ( Trung Quốc)
- NaCl tinh khiết 99% (Merck)
- Chất chuẩn IMP, GMP (Sigma-Aldrich)
- Cột sắc ký ( pha tĩnh) C-18 (Merck)
- Formaldehyde solution (Merck)
- NaOH rắn (Merck)
- K2SO4 (Trung Quốc)
- MgO (Trung Quốc)
- HCl 0.1N (Trung Quốc)
- Chỉ thị Phenolphthalein (Trung Quốc)
- Acetonitril (Merck)
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
44
- Acid phosphoric 0.05% (Merck)
- Dung dịch CCl3COOH 5 -10% (Merck)
- Dung dịch NaOH 1N (Merck)
- Dung dịch đệm ly giải L6 gồm:
Guanidine thiocyanate (Fluka) 120g
Tris, HCl 0.1M pH 6.4 100ml
EDTA 0.2M pH 8.0 22ml
Triton X-100 2.6ml
- Ethanol 80% (Trung Quốc)
* Enzyme
Enzyme do hãng Amano Enzyme Inc. 2-7, 1-Chome, Nishiki, Naka-ku,
Nagoya 460- 8630 Japan cung cấp bao gồm 4 loại:
1. Enzyme YL-ZL “ Amano”
- Phân loại: protease trung tính
- Màu: nâu đỏ nhạt
- Trạng thái: lỏng
- Hoạt tính: lớn hơn 350 units/ml
- Tỷ trọng (g/ml): 1,20
- Sản xuất từ: Bacillus subtilis
- Quá trình sản xuất: bằng cách lên men vi khuẩn Bacillus subtilis
- Bảo quản: nơi khô thoáng
2. Enzyme Umamizyme
- Phân loại: là enzyme protease kết hợp aminopeptidase
- Màu: nâu nhạt
- Trạng thái: bột
- Hoạt tính: lớn hơn 70 units/g
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
45
- Tỷ trọng (g/ml): 1.25
- Sản xuất từ: Aspergillus oryzae
- Quá trình sản xuất: từ quá trình lên men giống Aspergillus oryzae
chọn lọc
- Bảo quản: nơi khô mát
3. Enzyme RP-1G
- Phân loại: là enzyme phosphodiesterase
- Màu: trắng nâu
- Trạng thái: bột mịn
- Hoạt tính: lớn hơn 7000 units/g
- Tỷ trọng (g/ml): 1,26
- Sản xuất từ: Penicilium citrinum
- Quá trình sản xuất: bằng cách lên men Penicilium citrinum
- Bảo quản: nơi khô thoáng và dưới 250C
4. Enzyme Deamizyme - 50 000G
- Phân loại: là enzyme 5’-Adenylic Deaminase
- Màu: nâu nhạt
- Trạng thái: bột mịn
- Hoạt tính: nhỏ hơn 50 000 units/mg
- Tỷ trọng (g/ml): 1, 26
- Sản xuất từ: Aspergillus melleus
- Quá trình sản xuất: bằng quá trình lên men nấm mốc Aspergillus
melleus
- Bảo quản: nơi khô mát
2.1.2 Thiết bị và dụng cụ
* Thiết bị
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
46
- Máy HPLC detector RF 10A XL và UV-Vis SPD 20A Shimazdu
- Bộ cất đạm Kjeldahl bán tự động VAPODEST 30 Gerhardt
- Máy đo mật độ quang học Spectro UV-Vis Auto USA
- Máy đo pH EUTECH pH510 USA
- Bể rửa siêu âm ELMASONIC S100H USA
- Cân sấy ẩm SARTORIUS MA150
Germany
- Cân phân tích 3 số lẻ OHAUS ADVENTURER AR3130 USA
- Cân phân tích 4 số lẻ SARTORIUS CP 224S Germany
- Tủ sấy ECOCELL 111 lít
Germany
- Tủ ấm ổn nhiệt INCUCELL 111 lít và 55 lít Germany
- Tủ lạnh HITACHI JAPAN
* Dụng cụ
- Nhiệt kế thủy ngân 0 – 160oC
- Bình hút ẩm
- Bình định mức 50ml, 100ml, 500ml, 1000ml
- Bếp đun
- Oáng phá mẫu Velp 250 ml
- Erlen 50ml, 100ml, 250ml
- Oáng đong 30ml, 50ml, 100ml
- Becher 50ml, 100ml, 250ml, 500ml
- Que thử cảm quan mùi, muỗng thử cảm quan vị
- Oáng nghiệm
- Pipette
Và các dụng cụ cơ bản khác trong phòng thí nghiệm
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
47
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
48
2.2.2 Qui trình thực hiện thí nghiệm sản xuất dịch chiết xuất nấm men
2.2.3 Xác định chất lượng nấm men
Chất lượng nấm men được đánh giá dựa trên các yêu cầu:
* Đánh giá cảm quan theo tiêu chuẩn TCVN 5104:90
Màu sắc: nấm men phải có màu kem đến vàng nhạt
Trạng thái: nguyên vẹn dạng khối, không vụn nát
Mùi: mùi đặc trưng của nấm men
Nấm men bánh mì
Rửa với nước vô khuẩn
tách cặn
Khảo sát tự phân bằng
NaCl + ethanol
Khảo sát các điều kiện sử dụng
bổ sung bốn loại enzyme thương
mại: YL-NL, Umamizyme, RP-
1G và Deamiazyme 50000G
Ly tâm tách cặn không tan
Kiểm tra đánh giá mùi, vị
Bán thành phẩm
dịch chiết xuất
nấm men
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
49
* Kiểm tra tính chất hóa lý
Độ ẩm theo: sấy đến khối lượng không đổi hoặc dùng cân sấy ẩm
Hàm lượng protein: theo phương pháp Kejldahl
2.2.4 Xác định hàm lượng protein của các enzyme
Các loại enzyme được xác định hàm lượng protein theo phương pháp
kjeldahl. Các bước thực hiện được trình bày cụ thể ở mục 2.2.5.2
2.2.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu trong quá trình thí nghiệm
2.2.5.1 Phương pháp xác định khối lượng chất khô
Nguyên tắc
Trong thành phần cấu tạo của tế bào, mô, cơ quan, nước tồn tại dưới
dạng tự do và liên kết với một tỉ lệ lớn hơn so với một số hợp chất hữu cơ khác.
Vì thế, để xác định chính xác hàm lượng protein, saccharid, lipid…trong mẫu
nguyên liệu thì phải xác định hàm lượng của chúng có trong nguyên liệu khô
tuyệt đối. Do đó cần phải xác định khối lượng chất khô trước khi xác định các
thành phần khác trong mẫu.
Cách làm
Xác định khối lượng vỏ hộp khô tuyệt đối
Sấy hộp ở nhiệt độ 1050C trong 3h, để nguội trong bình hút ẩm, cân, xác
định khối lượng vỏ hộp khô tuyệt đối.
Xác định khối lượng khô tuyệt đối của mẫu: cho 3g mẫu (tế bào nấm men)
vào hộp, đặt trong tủ sấy ở nhiệt độ: 500 - 600C trong 30 phút. Sau đó nâng dần
nhiệt độ đến 1050C và sấy trong 6 giờ. Để nguội hộp trong bình hút ẩm, cân.
Tiếp tục sấy thêm 1 giờ ở nhiệt độ 1050C; để nguội trong bình hút ẩm, cân. Nếu
khối lượng hộp có chứa mẫu không thay đổi, chứng tỏ mẫu khô tuyệt đối.
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
50
2.2.5.2 Xác định Nitơ tổng số theo Kjeldahl
* Chuẩn bị mẫu
Lấy 1ml hoặc1g mẫu nấm men cho vào ống phá mẫu. Cho 2 đến 3g xúc
tác và 10 – 15 ml H2SO4 đậm đặc. Đặt mẫu vào giá phá mẫu, vận hành chương
trình phá mẫu đã được cài đặt sẵn trong máy phá mẫu. Mẫu phá đến khi quan
sát thấy trong suốt là được.
* Tiến hành thử
Cất đạm
Lần lượt cho ống mẫu đã phá xong, thêm NaOH và MgO rồi đặt vào máy
cất đạm bán tự động. Chuẩn bị sẵn các erlen chứa 20 ml H2SO4 0.1N với 3 giọt
chất chỉ thị hỗn hợp Tashiro. Để vào vị trí hấp thu trong máy cất đạm. Vận hành
chương trình cất đạm với nguyên tắc phản ứng như sau:
(NH4)2SO4 + 2NaOH ---------> Na2SO4 + 2NH3 +H2O
2NH3 + H2O +H2SO4 ---------> (NH4)2SO4 + H2O
2NaOH + H2SO4 ---------> Na2SO4 + H2O
Sau đó chuẩn độ lượng acid dư trong bình erlen bằng NaOH 0.1N cho
đến khi mất màu chỉ thị hay dung dịch chuyển sang màu xanh ngọc. Tiến hành
song song các bước trên với một mẫu trắng.
* Tính kết quả
Hàm lượng nitơ toàn phần tính bằng g/l theo công thức
Đạm N toàn phần (g/l) =
( V0 – V1) x N NaOH x 14
V Mẫu
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
51
V0 : thể tích NaOH tiêu tốn khi chuẩn mẫu trắng (ml)
V1 : thể tích NaOH tiêu tốn khi chuẩn mẫu thử (ml)
14 : đương lượng gram nitơ
Vmẫu : thể tích mẫu nguyên đã lấy để vô cơ hóa (ml)
Nếu muốn tính ra lượng Protein, ta nhân với hệ số 6.25 rồi qui đổi ra %
2.2.5.3 Xác định hàm lượng acid glutamic bằng phương pháp sắc ký HPLC
theo AOAC 2006 (994.12)
* Định nghĩa
Sắc ký là kỹ thuật tách riêng các hợp chất, đã được Tswett (1903) lần đầu
tiên sử dụng để tách các chất màu trong cây cỏ. Từ ngữ “chromatography” xuất
xứ từ chữ “chroma” trong tiếng La Tinh có nghĩa là chất màu. Ngày nay, sắc ký
được sử dụng để tách tất cả mọi hợp chất dù có màu hay không, dù trọng lượng
phân tử nhỏ hay lớn.
* Nguyên tắc
Sắc ký là một phương pháp vật lý để tách một hỗn hợp gồm nhiều loại
hợp chất ra riêng thành từng loại đơn chất, dựa vào tính ái lực khác nhau của
những loại hợp chất đó đối với một hệ thống. Hệ thống gồm hai pha: một pha
động và một pha tĩnh. Một hỗn hợp gồm nhiều loại hợp chất khác nhau khi được
đặt vào một hệ thống gồm có 2 pha, mỗi loại hợp chất sẽ có ái lực riêng của nó
đối với hai pha, vì thế sẽ có tương tác mạnh hoặc yếu khác nhau đối với pha
tĩnh. Hệ quả là mỗi loại hợp chất sẽ di chuyển ngang qua pha tĩnh với một vận
tốc khác nhau, nhờ vậy, kỹ thuật sắc ký có thể tách riêng các loại hợp chất.
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
52
* Chuẩn bị mẫu
Hút 1ml dịch chiết xuất nấm men cho vào bình định mức 25ml thêm nước
cất 2 lần đến vạch, lắc đều, sau đó lọc mẫu bằng giấy lọc PTFE 0.45μm để loại
tạp chất không hòa tan. Đặt mẫu vào máy sắc ký.
* Tiến hành đo
Đo bằng máy sắc ký HPLC
Pha tĩnh : cột RP18 ( 4 μm)
Pha động : 30% Acetonitril và 70% ACN trong dung dịch đệm sodium
acetate pH 4,2
Vận tốc dòng : 1,5ml/phút
Detection : Fluorescence 260 -310 nm
Nhiệt độ : 350C
Thể tích hút: 10 μm
2.2.5.4 Xác định hàm lượng acid Nucleic bằng cách đo mật độ quang
* Nguyên tắc [5]
Người ta có thể tính nồng độ các phân tử vật chất trong môi trường lỏng
dựa vào mức hấp thụ ánh sáng của chúng.
Sự hấp thụ ánh sáng này tuân theo định luật Beer-Lambert
IgIo/I = εdc
Trong đó:
Io là cường độ tia tới
Ig là cường độ tia ló
d là bề dày của môi trường lỏng mà ánh sáng truyền qua, trong thực tế
d=1cm ( bề dày của cuvette quang phổ)
c là nồng độ chất trong môi trường lỏng
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
53
ε là hệ số tắt ( extinction coefficient) đặc trưng cho từng loại phân tử vật
chất, phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng và nhiệt độ.
Đại lượng A, được gọi là mật độ quang học, được tính theo công thức:
A = IgIo/I = εdc
Mỗi loại phân tử có một đỉnh hấp thụ ( tức là nơi chúng hấp thụ ánh sáng mạnh
nhất) ở một độ dài sóng nhất định tùy thuộc vào cấu trúc của chúng. Ví dụ đỉnh
hấp thụ của các nucleic acid là 260nm trong vùng tử ngoại. Sự hấp thụ này là do
tương tác giữa các photon với các electron của vòng purin và pirimidine.
Sự hấp thụ ở đây được tính bằng đơn vị OD ( optical density). Một đơn vị OD
tương ứng với 50μg/ml DNA sợi đôi
40 μg/ml DNA sợi đơn hay RNA
20 μg/ml oligonucleotide sợi đơn
Từ giá trị OD đo được, người ta có thể suy ra được nồng độ nucleic acid của dung
dịch.
Bên cạnh đó, người ta còn tính tỉ lệ OD260/OD280 để ước tính độ tinh sạch của
dung dịch acid nucleic. Nếu tỉ lệ này nằm trong khoảng 1,8 đến 2 thì dung dịch
nucleic acid được xem là sạch.
* Các bước thực hiện
Tách chiết và xác định acid nucleic của nấm men và dịch tự phân giai
đoạn đầu. Gồm 3 bước:
Bước 1: Phá vỡ màng tế bào và màng nhân
Vortex 10g mẫu dịch chiết nấm men với chất làm biến tính protein mạnh
guanidium thiocyanate trong dung dịch L6. Hỗn hợp này sẽ phá vỡ hoàn toàn
màng tế bào và màng nhân, phóng thích acid nucleic ra môi trường, đồng thời
phân hủy các protein còn liên kết với ADN hoặc ARN
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
54
Bước 2: Loại bỏ protein và các thành phần không mong muốn trong mẫu
Thêm 20ml dung dịch phenol: chloroform tỉ lệ 1:1và 9ml isoamylalcohol để
giảm bọt. Vortex thật kỹ trong 20-30 phút. Ly tâm 5000v/p trong 10 phút.
Protein bị biến tính sẽ không hòa tan trong pha nước, sau khi ly tâm sẽ kết tủa
thành một lớp nằm giữa pha nước và pha phenol:chloroform.
Pha nước có chứa acid nucleic sẽ được thu lấy và chuyển vào một ống nghiệm
sạch khác.
Đo mật độ quang học ở bước sóng 260nm để xác định hàm lượng acid nucleic
hoặc tủa acid nucleic để bảo quản.
Bước 3: Làm kết tủa acid nucleic ( nếu cần)
Mục đích của việc kết tủa là thu nhận acid nucleic dưới dạng cô đặc, để bảo vệ
chúng khỏi sự phân hủy của các enzyme và có thể hòa tan chúng lại trong dung
dịch theo nồng độ mong muốn.
Tủa mẫu trong isopropanol với tỉ lệ isopropanol:mẫu là 1:1
Ly tâm 7000v/p trong 10-15 phút thu nhận phần tủa là acid nucleic. Sau đó rửa
tủa trong etanol 70% để loại bỏ vết isopropanol còn dính trong mẫu.
Acid nucleic có thể bảo quản được 1 năm dưới dạng tủa trong dung dịch ethanol.
2.2.5.5 Xác định hàm lượng Inosine Monophosphate và Guanosine
Monophosphate bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
* Chuẩn bị mẫu
Hút 1ml dịch chiết xuất nấm men cho vào bình định mức 100ml, lắc đều. Sau
đó lọc mẫu để loại tạp chất không hòa tan. Đặt mẫu vào máy sắc ký.
* Tiến hành đo
Vận hành chương trình trên máy sắc ký HPLC, đầu dò UV-Vis với các thông
số kỹ thuật sau:
Bước sóng λ = 248nm
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
55
Pha tĩnh : cột C18 không phân cực
Pha động : hỗn hợp dung môi không phân cực acetonitril / nước cất 2 lần
với tỉ lệ 5 / 95 và dung dịch đệm acid phosphoric 0.05%
2.2.5.6 Xác định độ pH
Đặt điện cực vào dung dịch mẫu thử và hiệu chỉnh hệ thống đặt nhiệt độ của
pH meter cho phù hợp với nhiệt độ của dung dịch mẫu. Nếu pH meter không có
hệ thống hiệu chỉnh nhiệt độ thì phải duy trì nhiệt độ dung dịch mẫu trong
khoảng 20oC đến 220C.
Khuấy mẫu bằng máy khuấy từ, đo giá trị pH theo đúng hướng dẫn kèm theo
máy. Đọc giá trị pH chính xác khi giá trị không thay đổi.
2.2.5.7 Phương pháp rửa sinh khối tế bào nấm men
Nấm men bánh mì dạng men tươi của nhà cung cấp Mauri La Ngà sau khi
được đánh giá chất lượng cảm quan và tính chất hóa lý đạt yêu cầu, được huyền
phù với nước vô khuẩn với tỉ lệ nấm men:nước là 1:3 (w/w). Để lắng trong 90
phút, gạn bỏ phần nước và tạp chất nổi.
Tiếp tục rửa lần thứ 2 với nước vô khuẩn, gạn bớt phần nước bên trên, sau đó ly
tâm 2000v/phút trong 15 phút để thu nhận lại sinh khối nấm men.
2.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CÁC THÍ NGHIỆM
2.3.1 Thủy phân tế bào nấm men bổ sung enzyme
* Nguyên tắc chung
Huyền phù tế bào nấm men trong nước vô khuẩn, bổ sung enzyme ở nồng độ
khảo sát, ủ ở các nhiệt độ, pH và thời gian khác nhau để thu được hỗn hợp có
hàm lượng các chất sinh hóa học cao nhất.
2.3.1.1 Thủy phân tế bào nấm men bằng NaCl và ethanol
Nguyên tắc
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
56
NaCl và ethanol hoạt hóa quá trình tự phân ở nấm men, làm ngắn
lại quá trình thủy phân giúp cho sự tự phân xảy ra nhanh hơn. Chúng được
thêm vào như là các tác nhân khởi động (trigger-agent), sau đó những
enzyme khác nhau vốn có trong tế bào nấm men giúp cho quá trình tự phân
tiếp tục xảy ra.
* Tiến hành thí nghiệm
Hỗn hợp gồm 50g nấm men + 5% NaCl, trộn đều và huyền phù trong
60ml ethanol với nồng độ tương ứng 1%, 2%, 3% và 4%. Hỗn hợp trên được
làm nóng tại 400C trong 72h. Khuấy đều và để nguội ở nhiệt độ phòng. Ly
tâm 4000v/10 phút. Xác định hàm lượng protein và acid nucleic tạo thành.
2.3.1.2 Thủy phân tế bào nấm men bằng enzyme
Dựa theo khuyến cáo hàm lượng sử dụng của nhà sản xuất, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm thêm các nồng độ thực tế sử dụng để chọn lọc lượng dùng có
hiệu quả tối ưu.
* Thủy phân tế bào nấm men bổ sung enzyme YL-NL
Enzyme YL-NL thủy phân liên kết peptide trong đó nhóm - NH-CH-R được
bao bọc bởi các gốc acid amin kỵ nước là alanine, valanine, isoleucine,
norleucine, leucine, hoặc phenylalanine. Tốc độ thủy phân của enzyme gia tăng
mạnh khi các gốc alanine, serine, threonine hoặc histidine chứa nhóm – COOH
tạo nên liên kết peptide. Enzyme này cũng thủy phân liên kết chứa nhóm –
COOH của proline.
Nhiệt độ tối ưu để enzyme này hoạt động là 50oC đến 57oC, pH tối ưu 6.5 – 7.5 .
Thời gian thủy phân enzyme YL-NL là khoảng 16h.
Phần 2:Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
CBHD Tiến sĩ Hoàng Quốc Khánh Học viên Hoàng Thụy Phương Linh
57
Tiến hành
Cho 50ml dung dịch enzyme 0,7%, 1% và 1,2% được cho vào 50g nấm
men tươi. Lắc đều hỗn hợp, làm nóng tại 50oC. Sau các mốc thời gian từ khi cho
enzyme vào 12h, 14h, 16h khuấy đều mẫu, lấy một lượng để nguội ở nhiệt độ
phòng. Mẫu được xác định hàm lượng đạm tổng số và acid nucleic.
* Thủy phân tế bào nấm men bằng enzyme RP-1G
Enzyme RP-1G có bản chất là 5’phosphodiesterase, thủy phân RNA của
tế bào nấm men thành các 5’Nucleotide, trong đó có GMP. Enzyme này có thể
hoạt động trong khoảng pH 4 - 7, tuy nhiên hoạt động ở pH tối ưu là 5 và nhiệt
độ tối ưu là 700C.
Tiến hành
Cân 50g nấm men bánh mì thêm vào 50ml RP-1G nồng độ 0.1%, 0.08%
và 0.07%, khuấy đều hỗn hợp, điều chỉnh pH lên khoảng 6-7. Sau đó ủ hỗn hợp
trong tủ ấm ở nhiệt độ 65oC – 70oC. Đánh giá cảm quan mùi sau mỗi 8h đến
16h, hỗn hợp sau thủy phân được đem xác định hàm lượng GMP tạo thành.
* Thủy phân tế bào nấm men bằng enzyme Deamizyme 50000G
Enzyme này có hoạt tính 5’-Adenylic Deaminase mạnh, chuyển hóa 5’-
Adenylic acid (AMP) thành 5’Inosinic acid (IMP).
Tiến hành
Cho 50ml Deaminase 50000G 0.07%; 0.1% cho vào 50g nấm men bánh mì,
khuấy đều, ủ ở 50oC – 55oC. Hỗn hợp sau thủy phân được đánh giá cảm quan
mùi và xác định tính chất lý hóa sau mỗi 12h đến 24h. Hỗn hợp