Vật liệu xây dựng - Chương 4: Chất kết dính vô cơ

Chất kết dính vô cơ (CKDVC) là loại vật liệu thường ở dạng bột mịn, khi nhào trộn với nước hoặc dung môi khác (dung dịch MgCl2, thuỷ tinh lỏng, ) sẽ tạo thành hồ dẻo, qua quá trình biến đổi hoá lý sẽ rắn chắc như đá. CKDVC thường được sử dụng để liên kết các hạt rời rạc như cát, đá dăm, sỏi để tạo thành một khối đồng nhất, vững chắc. Ứng dụng: Bê tông, Vữa xây dựng, Gạch silicate, Gạch đá nhân tạo không nung,

ppt104 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 8040 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vật liệu xây dựng - Chương 4: Chất kết dính vô cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TP.HCM, Tháng 01 Năm 2010 GVHD: NGUYỄN DUY HƯNG Moân hoïc: Vaät lieäu xaây döïng CHƯƠNG 4. CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ PHẦN 1. KHÁI NIỆM CHUNG * 1. KHÁI NIỆM CHUNG Chất kết dính vô cơ (CKDVC) là loại vật liệu thường ở dạng bột mịn, khi nhào trộn với nước hoặc dung môi khác (dung dịch MgCl2, thuỷ tinh lỏng,…) sẽ tạo thành hồ dẻo, qua quá trình biến đổi hoá lý sẽ rắn chắc như đá. CKDVC thường được sử dụng để liên kết các hạt rời rạc như cát, đá dăm, sỏi để tạo thành một khối đồng nhất, vững chắc. Ứng dụng: Bê tông, Vữa xây dựng, Gạch silicate, Gạch đá nhân tạo không nung,… * 1. KHÁI NIỆM CHUNG Phân loại: CKDVC rắn trong không khí: sau khi trộn với nước có thể rắn chắc và phát triển cường độ trong không khí. VD: CaO, CaSO4.0,5H2O, MgO, [Na2O.nSiO2, K2O.mSiO2 với m, n = 2 – 3,5],… CKDVC rắn trong nước: có khả năng rắn chắc và phát triển cường độ cả trong môi trường không khí và nước. VD: CKD hỗn hợp, vôi thuỷ, xi măng Portland,… CKDVC rắn trong thiết bị chưng áp: rắn chắc trong môi trường hơi nước bão hoà (với nhiệt độ và áp suất phù hợp) để tạo thành các sản phẩm có cường độ. VD: chất kết dính vôi-silic, vôi-tro,... * PHẦN 2. CÁC CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ RẮN TRONG KHÔNG KHÍ * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.1 Phương pháp chế tạo 3 phương pháp: Đá thạch cao  nung  nghiền mịn  thạch cao XD Đá thạch cao  nghiền mịn  nung  thạch cao XD Đá thạch cao  (nghiền + nung)  thạch cao XD CaSO4.2H2O  CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O Trước khi chế tạo, đá thạch cao được đập nhỏ: 100 – 200mm đối với sản xuất thạch cao khan trong lò tunnel; 10 – 20mm khi sx bằng lò quay 1180oC. * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.3 Quá trình rắn chắc Ban đầu, khi nhào trộn với nước, CaSO4.0,5H2O trở thành một loại vữa dẻo có tính linh động cao (tính dẻo) Quá trình ninh kết: các biến đổi hoá lý phức tạp làm hỗn hợp mất dần tính dẻo Quá trình rắn chắc: hỗn hợp dần dần đặc lại, kết tinh, rắn chắc, cường độ phát triển dần Phản ứng thuỷ hoá của thạch cao: CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O  CaSO4.2H2O * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.3 Quá trình rắn chắc Gồm 3 thời kỳ: Thời kỳ hoà tan: tạo dung dịch bão hoà, phản ứng thuỷ hoá: CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O  CaSO4.2H2O Thời kỳ ninh kết (hoá keo): CaSO4.2H2O mới sinh không thể tan thêm mà tồn tại ở thể keo hạt rất nhỏ, ngưng lắng dần Vữa thạch cao mất tính dẻo nhưng chưa có cường độ. Thời kỳ rắn chắc: Tinh thể xuất hiện, phát triển dần lên, liên kết chặt chẽ với nhau làm cho cường độ phát triển. Quá trình rắn chắc, thạch cao nở 1% thể tích. * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.4 Tính chất của thạch cao xây dựng 1. Thời gian ninh kết Được xác định bằng thiết bị Vicat. Thời gian bắt đầu ninh kết:  6 phút Thời gian ninh kết xong  30 phút Có thể sử dụng phụ gia để điều chỉnh thời gian ninh kết: Làm giảm thời gian ninh kết: Na2SO4, NaCl,… Làm tăng thời gian ninh kết: vôi * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.4 Tính chất của thạch cao xây dựng 2. Cường độ Xác định bằng thí nghiệm ép mẫu 7,07x7,07x7,07 cm hay 4x4x16 cm. Cường độ được xác định sau 1 giờ 30 phút trộn thạch cao với nước. Tác nhân tạo cường độ cho thạch cao: Sự kết tinh của thạch cao 2 phân tử nước Sự bay hơi nước tự do làm các tinh thể CaSO4.2H2O gắn kết với nhau chắc hơn. * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.4 Tính chất của thạch cao xây dựng 2. Cường độ Yêu cầu: Trong điều kiện ẩm ướt bình thường: Thạch cao loại 1: R > 4,5 Mpa Thạch cao loại 2: R > 3,5 Mpa Trong điều kiện đã được sấy khô: Thạch cao loại 1: R > 10 Mpa Thạch cao loại 2: R > 7,5 Mpa * 2.1 THẠCH CAO XÂY DỰNG 2.1.4 Tính chất của thạch cao xây dựng 3. Độ mịn và lượng nước nhào trộn Độ mịn càng cao thì cường độ càng cao Lượng nước nhào trộn lớn, cường độ giảm Ở môi trường nhiệt độ và độ ẩm lớn, cường độ không phát triển. Môi trường ngập nước, thạch cao bị phá hoại. 4. Khối lượng riêng: a = 2,6 – 2,7 g/cm3 5. Khối lượng thể tích: 0 = 0,8 – 1,0 g/cm3 * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.1 Nguyên liệu và chế tạo Nguyên liệu: Đá vôi calcite (khoáng chủ yếu là CaCO3) Đá phấn, đá vôi vỏ sò với yêu cầu hàm lượng tạp chất sét (Al2O3, SiO2, Fe2O3,...) nhỏ hơn 6%. Phương pháp chủ yếu chế tạo vôi là nung đá vôi. CaCO3  CaO + CO2 – Q (Q = 42,5 kcal/phân tử gam) Phản ứng có tính thuận nghịch Chiều phản ứng phụ thuộc vào áp lực phân giải khí CO2 trong môi trường xung quanh Tăng chiều thuận: cần thông gió tốt * 900 – 1100oC 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.1 Nguyên liệu và chế tạo Quá trình nung có thể xảy ra các trường hợp sau: Nung non lửa: Lớp bên ngoài của viên đá đã “chín” thành vôi trong khi lõi bên trong còn sống. Loại vôi này hàm lượng CaO thấp, khi đem tôi bị sượng, kém dẻo, chất lượng kém. Nung già lửa: Nhiệt độ nung quá cao, các tạp chất sét nóng chảy bọc quanh hạt vôi thành một màng keo cứng bên ngoài Vôi sẽ khó tôi, nhiều hạt sượng, kém dẻo, dễ gây nứt. * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.1 Nguyên liệu và chế tạo Nhiệt độ nung tùy thuộc vào: Thành phần đá vôi Hàm lượng tạp chất Loại lò nung Tốc độ nung đá vôi tùy thuộc vào: Kích thước cục đá vôi Nhiệt độ nung Thời gian nung Vôi không khí có thể được sử dụng theo 2 cách: Nghiền mịn thành dạng bột, sử dụng như xi măng Tôi thành vôi tôi, sử dụng rộng rãi trong xây dựng. * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.2 Quá trình tôi vôi Cho CaO tác dụng với nước, xảy ra phản ứng toả nhiệt: CaO + H2O  Ca(OH)2 + 15,5 kCal/phân tử gam (65,5 kJ) +277 kCal/kg CaO (1160 kJ/kg CaO) Tôi vôi toả nhiệt mạnh, t0C đến 400oC  để thúc đẩy phản ứng theo chiều thuận cần giảm nhiệt độ của vôi. Sau khi tôi, thể tích tăng 1,5 – 3,5 lần so với thể tích vôi ban đầu. * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.2 Quá trình tôi vôi Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tôi vôi: Kích thước cục vôi Nhiệt độ môi trường xung quanh Thành phần hoá học của vôi Nhiệt độ nung vôi * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.2 Quá trình tôi vôi Các sản phẩm thu được của quá trình tôi vôi: 3 loại Vôi bột: Ca(OH)2 Lý thuyết: H2O = 32,14% CaO Thực tế H2O = 70%CaO. Vôi bột cũng có thể được tạo thành do vôi sống tự hút ẩm trong không khí và tả ra. Sử dụng nhiều trong y học và nông nghiệp. Khối lượng riêng a = 2,1 g/cm3, Khối lượng thể tích: 0 = 0,4 – 0,5 g/cm3 * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.2 Quá trình tôi vôi Các sản phẩm thu được của quá trình tôi vôi: 3 loại Vôi nhuyễn: Hỗn hợp gồm 50% Ca(OH)2 và 50% H2O, dạng bột dẻo. Sử dụng trong xây dựng dưới dạng vữa xây hay vữa trát. Khối lượng thể tích: 0 = 1,2 – 1,4 g/cm3 Vôi sữa: Lượng nước lớn hơn vôi sữa nữa, ở dạng dung dịch. Sử dụng chủ yếu để quét tường. Nếu vôi có độ hoạt tính cao thì trung bình 1 kg CaO sẽ được 5 lit vôi sữa. * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.2 Quá trình tôi vôi Lưu ý: Nếu vôi có độ hoạt tính cao thì khi tôi phải cho đủ nước vào cùng một lúc để tránh hiện tượng sinh phản ứng nghịch: Ca(OH)2 + CO2 (không khí)  CaCO3 + H2O Nếu vôi có độ hoạt tính thấp, cho nước vào từ từ để tránh hiện tượng “lạnh đột ngột” làm “sượng” sản phẩm. * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.3 So sánh hai dạng sử dụng vôi * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.3 So sánh hai dạng sử dụng vôi * 2.2 VÔI KHÔNG KHÍ VÀ VÔI TÔI 2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của vôi 1. Nhiệt độ tôi và tốc độ tôi Nhiệt độ tôi: là to cao nhất khi cho 10g bột vôi sống đã nghiền nhỏ (lọt sàng No 014) tác dụng 20 ml nước ở 20oC. Loại phát nhiều nhiệt: totôi > 70oC Loại phát ít nhiệt: totôi  70oC Tốc độ tôi: thời gian (phút) từ khi bắt đầu đổ nước vào bình đến khi đạt được nhiệt độ tôi. Vôi có tốc độ tôi nhanh: ttôi 20cm. * PHẦN 3. CÁC CHẤT KẾT DÍNH VÔ CƠ RẮN TRONG NƯỚC * 3.1 VÔI THUỶ Là chất kết dính vô cơ, có khả năng rắn chắc cả trong không khí và trong nước. 3.1.1 Phương pháp chế tạo Nguyên liệu: Đá mác-nơ (đá vôi lẫn 8 – 20% sét) (toC = 900 – 12000C) Đá vôi trộn với đất sét Yêu cầu: Tạp chất sét phải phân bố đều trong đá vôi SiO2 nằm dưới dạng oxit silic của kaolinit mà không tồn tại dạng thạch anh. * 3.1 VÔI THUỶ 3.1.2 Thành phần khoáng C2S, CA, C2F, CaO, MgO. Thành phần C2S, CA, C2F nhiều, khả năng rắn trong nước càng lớn Thành phần CaO, MgO nhiều thì vôi xấu nhưng dễ tôi. 3.1.3 Quá trình rắn chắc Hòa tan Hóa keo Kết tinh. * 3.1 VÔI THUỶ 3.1.4 Tính chất Khối lượng riêng: 2,2 – 3,0 g/cm3 Khối lượng thể tích: 500 – 800 kg/m3 Rn = 0,6 – 1,5 MPa Độ mịn: lượng sót trên sàng 4900 lỗ/cm2 40%. 4. Đá thạch cao: Điều chỉnh thời gian ninh kết của xi măng. Hàm lượng CaSO4.2H2O trong đá thạch cao > 80%. 5. Phụ gia: Phụ gia hoạt tính (đá pouzoland, trépen,…) Phụ gia trơ (cát xay, bột đá,…) nhằm tăng sản lượng và cải thiện tính chất của xi măng.  * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.3 Nguyên liệu chế tạo 6. Nhiên liệu: rắn (than), lỏng (dầu), khí (metal, etal,…) * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.4 Thành phần hóa của xi măng CaO: 63 – 67% SiO2: 21 – 24% Al2O3: 4 – 7% Fe2O3: 2 – 4% R2O: 90%, 27 ngày trong nước ở t0C = 2710C * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.8 Các tính chất của xi măng portland 7. Cường độ xi măng Ý nghĩa thông số PCB30, PCB40 PCB = Portland Cement Blended. 30, 40 N/mm2 (MPa) - giới hạn bền nén ở 28 ngày tuổi Đúc mẫu kiểm tra mác xi măng portland (phương pháp dẻo): Trộn hỗn hợp (X:C = 1:3; N:X = 1:2) Đúc 3 mẫu kích thước 40x40x160mm Đầm chặt bằng bàn rung tiêu chuẩn Dưỡng hộ sau 28 ngày, thử nghiệm uốn nén. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.9 Quá trình rắn chắc của xi măng Xi măng portland nhào trộn với nước được một loại vữa dẻo, đông đặc dần và rắn chắc thành đá xi măng. Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, đá xi măng phát triển cường độ không ngừng, lúc đầu nhanh sau đó chậm dần, kéo dài hàng chục năm. Quá trình này diễn ra với nhiều phản ứng hóa lý phức tạp, gồm 3 giai đoạn: Hòa tan, Hóa keo, Kết tinh. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.9 Quá trình rắn chắc của xi măng 1. Giai đoạn hòa tan 2(3CaO.SiO2) + 6H2O  3CaO.2SiO2.3H2O + 3Ca(OH)2 2(2CaO.SiO2) + 4H2O  3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2 3CaO.Al2O3 + 6H2O  3CaO.Al2O3.6H2O 4CaO.Al2O3.Fe2O3 + mH2O  3CaO.Al2O3.6H2O + CaO.Fe2O3.nH2O CaO.Fe2O3.nH2O + 2Ca(OH)2  3CaO.Fe2O3.6H2O + qH2O * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.9 Quá trình rắn chắc của xi măng 1. Giai đoạn hòa tan Đá thạch cao khi nghiền chung với clinker sẽ xảy ra phản ứng phụ: 3CaO.Al2O3 + 3CaSO4.2H2O + 26H2O  3CaO.Al2O3.3CaSO4.32H2O (ettringite) Ettringite không tan nhưng gây nở thể tích 2,86 lần. Các sản phẩm Ca(OH)2 và 3CaO.Al2O3.6H2O dễ tan tạo điều kiện cho lớp xi măng mới tiếp tục tác dụng với nước. Vì lượng nước trong vữa xi măng có hạn nên dung dịch chóng bão hòa. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.9 Quá trình rắn chắc của xi măng 2. Giai đoạn hóa keo Trong dung dịch đã bão hòa, Ca(OH)2 và C3AH6 tiếp tục sinh ra nhưng không tan  tồn tại ở trạng thái keo. Muối sulfoaluminat calci ngậm nước và sản phẩm C-S-H vốn không tan nên tồn tại ở thể keo phân tán, chất keo sinh ra càng lúc càng nhiều. Các hạt keo phân tán ngưng tụ lại thành những hạt lớn hơn  thể keo ngưng. Thể keo ngưng tiếp tục phát triển, vữa mất dần tính dẻo, dần dần đông đặc tuy nhiên xi măng chưa có cường độ. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.9 Quá trình rắn chắc của xi măng 3. Giai đoạn kết tinh Trong thể keo ngưng xuất hiện các mầm kết tinh từ Ca(OH)2 và C3AH6. Mầm kết tinh phát triển thành tinh thể nhỏ, đan chéo nhau, gắn kết với nhau thành bộ xương cứng làm cho xi măng phát triển cường độ. C-S-H vẫn tồn tại ở thể keo rất lâu sau đó mới chuyển sang tinh thể. Do lượng nước ngày càng mất đi, keo dần dần bị khô lại, kết chặt lại và toàn bộ rắn chắc. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.9 Quá trình rắn chắc của xi măng * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng Trong quá trình sử dụng, bê tông và vữa thường bị xâm thực (ăn mòn) bởi các chất lỏng (nước, hóa chất), chất khí,... làm cho khả năng chịu lực giảm rất nhiều, có thể bị phá hoại. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 1. Nguyên nhân gây ăn mòn Có thể phân ra 3 dạng cơ bản: Dạng 1: sự hòa tan và rửa trôi Ca(OH)2  gây rỗng cho bê tông  cường độ giảm. Dạng 2: một số thành phần trong đá xi măng (kể cả Ca(OH)2) tác dụng với hóa chất có trong nước  chất mới có độ hòa tan lớn hoặc kết tinh không có cường độ. Dạng 3: một số thành phần trong đá xi măng tác dụng với các hóa chất trong nước  chất mới có tính trương nở thể tích  ứng suất  phá hoại kết cấu công trình. Khi nước có áp lực mạnh và bê tông kém đặc chắc do thi công thì 3 nguyên nhân trên càng phát huy tác dụng. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn A. Ăn mòn trong nước ngọt, nước mềm (nước chứa ít chất tan) như: nước mưa, nước sông, nước đầm lầy Ca(OH)2 dễ bị hòa tan trong nước. Sau 3 tháng rắn chắc, hàm lượng Ca(OH)2 giảm khoảng 10 – 15% (tính theo CaO). Khi Ca(OH)2 bị giảm đi 15 – 30% so với tổng hàm lượng của nó có trong đá xi măng thì cường độ của đá giảm 40 – 50%. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn A. Ăn mòn trong nước ngọt, nước mềm Khi nước đứng yên: sau một thời gian  bão hòa vôi  công trình chỉ bị ăn mòn phía ngoài, không nguy hiểm. Khi môi trường là nước động: Ca(OH)2 hòa tan sẽ bị cuốn trôi  tiếp tục hòa tan  cường độ bê tông giảm. Khi nước có độ cứng lớn, ([HCO3-] cao): Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2  2CaCO3 + 2H2O CaCO3 có độ hòa tan nhỏ hơn 100 lần so với CaO  ngăn không cho nước thấm sâu vào khối bê tông. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn B. Ăn mòn trong nước có chứa CO2 Khi [CO2] thấp  có lợi vì tạo ra lớp đá CaCO3 trên bề mặt: CO2 + Ca(OH)2 + H2O  CaCO3 + 2H2O Khi nồng độ [CO2] tăng quá 15 – 20mg/lit  phá hủy lớp màng CaCO3 trên bề mặt bê tông theo phản ứng: CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2 Ca(HCO3)2 tan nhiều hơn so với Ca(OH)2 nên sự mất vôi xảy ra rất nhanh. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn C. Ăn mòn của nước ngầm, nước biển, nước có chứa muối khoáng Xâm thực với muối sulphate: Xảy ra đối với những công trình ven biển, công trình tiếp xúc với nước thải công nghiệp và nước ngầm: Na2SO4 + Ca(OH)2 + 2H2O  CaSO4.2H2O + 2NaOH CaSO4.2H2O gây nở thể tích 2,21 lần làm nứt nẻ công trình Ngoài ra còn có phản ứng với C3AH6 tạo thành ettringite (nở thể tích 2,86 lần). * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn C. Ăn mòn của nước ngầm, nước biển, nước có chứa muối khoáng Xâm thực với muối manhe: MgSO4 + Ca(OH)2 + 2H2O  CaSO4.2H2O + Mg(OH)2 MgCl2 + Ca(OH)2  CaCl2 + Mg(OH)2 3MgSO4 + 3CaO.Al2O3.6H2O + 6H2O  3CaSO4.2H2O + 2Al(OH)3 + 3Mg(OH)2 CaCl2 hoà tan mạnh, CaSO4.2H2O nở thể tích, Al(OH)3, Mg(OH)2 không có cường độ, không dính kết. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn D. Ăn mòn trong nước có acid Trong nước thải công nghiệp thường chứa một số acid như HCl, H2SO4,... : 2HCl + Ca(OH)2  CaCl2 + H2O H2SO4 + Ca(OH)2  CaSO4 + 2H2O CaCl2 hoà tan mạnh, CaSO4 có thể hút nước tạo thạch cao hoặc tác dụng với C3AH6 tạo ettringite như muối sulphate. Ngoài ra, acid còn phá huỷ các khoáng bền vững C-S-H của đá xi măng. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 2. Các dạng môi trường ăn mòn E. Ăn mòn trong nước chứa kiềm Trong cố liệu bê tông, đặc biệt trong xi măng và cát có các hợp chất silic vô định hình (tro núi lửa, opal), chúng tác dụng với kiềm ở nhiệt độ thường làm cho bề mặt hạt cốt liệu nở ra tạo vết nứt: 2xKOH + ySiO2* + (z – x)H2O  yR2O.SiO2.zH2O (gây nở thể tích) * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 3. Các biện pháp đề phòng 1. Thay đổi thành phần khoáng: Giảm C3S, C3A Thay toàn phần hoặc một phần CaO bằng BaO 2. Silicate hoá: Phụ gia hoạt tính chứa nhiều SiO2 vô định hình  silicate CaO.SiO2.nH2O ổn định hơn. Trong môi trường ăn mòn nước, dùng xi măng portland puzzolan (PCpuz) * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 3. Các biện pháp đề phòng 3. Dùng những loại xi măng đặc biệt trong môi trường xâm thực cụ thể như: Xi măng bền sulphate (PCs, PCHS), Xi măng chống acid, Xi măng ít toả nhiệt (PCLH) 4. Carbonate hoá: Thời gian 2 – 3 tuần Mục đích : tạo lớp carbonate hoá CaCO3 từ Ca(OH)2 * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.10 Sự ăn mòn xi măng 3. Các biện pháp đề phòng 5. Sử dụng bê tông có độ đặc chắc cao: Giảm nước thừa trong bê tông bằng cách sử dụng phụ gia tăng dẻo, hút chân không lượng nước thừa sau khi tạo hình, Đầm chặt hỗn hợp bê tông bằng chấn động. 6. Quét lên mặt công trình 2-3 lớp chống thấm: nhũ tương bitume, thủy tinh lỏng Các biện pháp liên quan đến công nghệ thi công: thiết kế hệ thống thoát nước quanh công trình, gia công bề mặt vật liệu nhẵn bóng, đặc sít,... * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.11 Công dụng và bảo quản xi măng 1. Công dụng Là CKD rắn chắc nhanh, cường độ cao, dùng được trong không khí, trong đất và dưới nước. Dùng sản xuất bê tông, BTCT, vữa. Sử dụng phù hợp với những công trình yêu cầu chịu lực lớn, thời gian sử dụng lâu. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND 3.3.11 Công dụng và bảo quản xi măng 2. Bảo quản XMP dễ hút ẩm trong không khí gây vón cục từ đó làm thời gian ninh kết kéo dài, cường độ giảm, chất lượng kém. Do đó: Không vận chuyển lúc trời mưa, phương tiện vận chuyển phải được che kín, đặc biệt khi sử dụng đường thuỷ. Kho chứa không dột, cao ráo, kín gió. Sàn kho cách nền gạch 0,3m, nền đất 0,5m, cách tường 0,2m, xếp chống không quá 10 bao. XMP lưu kho 3 tháng chất lượng giảm 30%. Nếu để 6 tháng, khi sử dụng phải xác định lại mác xi măng. * 3.3 XI MĂNG PORTLAND Tài liệu tham khảo [1] Th.S Huỳnh Thị Hạnh – Bài giảng Vật liệu Xây dựng đại cương – Bộ môn VLXD - ĐH Bách Khoa 2006 [2] PGS.TS Phùng Văn Lự, PGS.TS Phạm Duy Hữu, TS. Phan Khắc Trí – Vật liệu xây dựng – NXB Giáo dục 2005 [3] Web (hãng Fldsmidth, PCA,...), tài liệu kỹ thuật Nhà máy xm Hà Tiên 2 * * Keát thuùc chöông 4 Caûm ôn!