FCS lần đầu tiên (1972) được nhóm tác giả Magde, Elson và Webb
áp dụng để đo sự khuếch tán và quá trình phản ứng hóa học của
tương tác thuốc và DNA. Kỹ thuật này ngay sau đó được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ban đầu các phép đo đều gặp
phải khó khăn do tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu thấp.
Bắt đầu từ năm 1993, có nhiều kỹ thuật đo lường được phát triển
để làm tăng tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu, và có khả năng nhạy với
từng phân tử (đáng chú ý là việc sử dụng kính hiển vi đồng tiêu
(confocal microscopy) và kính hiển vi kích thích hai photon (twophoton excitation microscopy)). Chính những cải tiến cách mạng
này, FCS đã được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trên khắp thế
giới cho tới ngày nay.
30 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vật lý - Phổ tương quan huỳnh quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỔ TƯƠNG QUAN HUỲNH QUANG
Trình bày: T N Hưng
Nội dung
Lịch sử phát triển
Tổng quan
Nguyên lý cơ bản
Một số phương pháp
Lịch sử phát triển
FCS lần đầu tiên (1972) được nhóm tác giả Magde, Elson và Webb
áp dụng để đo sự khuếch tán và quá trình phản ứng hóa học của
tương tác thuốc và DNA. Kỹ thuật này ngay sau đó được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, ban đầu các phép đo đều gặp
phải khó khăn do tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu thấp.
Bắt đầu từ năm 1993, có nhiều kỹ thuật đo lường được phát triển
để làm tăng tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu, và có khả năng nhạy với
từng phân tử (đáng chú ý là việc sử dụng kính hiển vi đồng tiêu
(confocal microscopy) và kính hiển vi kích thích hai photon (two-
photon excitation microscopy)). Chính những cải tiến cách mạng
này, FCS đã được nghiên cứu và phát triển rộng rãi trên khắp thế
giới cho tới ngày nay.
Tổng quan
Khác với các kỹ thuật huỳnh quang khác, FCS không quan tâm tới
cường độ phát xạ mà tập trung phân tích sự nhiễu loạn cường độ.
Những nhiễu loạn ngẫu nhiên của các tham số vật lý vi mô đã gây
ra nhiễu loạn cường độ phát xạ huỳnh quang. Phân tích hàm tự
tương quan theo thời gian của tín hiệu cho phép định lượng được
sự nhiễu loạn và từ đó xác định được các tham số động học của
hệ.
Được ứng dụng rộng rãi để phân tích động học của hệ vi mô trong
hóa học, vật lý và sinh học. Ví dụ: nghiên cứu các quá trình sinh
học, các protein được hợp nhất với các phân tử phát huỳnh
quang, hoặc gắn vào các hạt màu (Rhodamine-6G,
Fluoresceine), hoặc chấm lượng tử.
Nguyên lý cơ bản
Khuếch tán
Khuếch tán là hiện tượng các phân tử
hoặc nguyên tử chuyển động từ vùng
có mật độ cao tới vùng có mật độ
thấp hơn. Quỹ đạo chuyển động của
hạt khuếch tán là ngẫu nhiên.
Hệ số khuếch tán D mô tả khả năng
khuếch tán của hạt trong môi trường.
Hệ số khuếch tán càng lớn, các hạt
chuyển động càng nhanh.
Phương trình Stokes – Einstein:
𝐷 =
𝑘𝐵𝑇
6𝜋. 𝜂. 𝑅ℎ
Rh là bán kính thủy động học, nó bằng bán kính hạt cầu tương đương có hệ số
khuếch tán bằng hạt đang xem xét. Vì độ nhớt cũng là hàm của nhiệt độ nên
D không tỉ lệ tuyến tính với nhiệt độ.
Khuếch tán
Trong dung dịch, quỹ đạo của hạt có thể được mô tả bằng đại lượng dịch
chuyển bình phương trung bình (MSD):
𝑟2 = 6.𝐷. 𝜏
Ví dụ: Protein trong sinh chất có hệ số khuếch tán D = 50 μm2/s. Với đường
kính tế bào khoảng 20 μm thì protein cần khoảng thời gian ~ 0.3 s để đi tới
biên của tế bào.
• Môi trường trong tế bào phức tạp hơn (chứa các bào quan, tiểu bào, nhiễm sắc
thể). Các hạt có kích thước khác nhau tương tác với nhau trong quá trình
khuếch tán:
𝑟2 = Γ. 𝜏𝛼 (0 < 𝛼 < 1) (khuếch tán dị thường)
- Số hạt huỳnh quang trong thể tích quan sát:
𝑁 𝑡 = 𝑁(𝑡) + 𝛿𝑁(𝑡)
Tại mỗi thời điểm, số hạt không thể được xác định chính
xác. Phân bố số hạt trong thể tích đo tuân theo thống kê
Poisson.
- Thăng giáng cường độ huỳnh quang phụ thuộc vào
thăng giáng số hạt.
𝐼 𝑡 = 𝐼(𝑡) + 𝛿𝐼(𝑡)
𝐼(𝑡) =
1
𝑇
න
0
𝑇
𝐼 𝑡 𝑑𝑡
Sự thăng giáng tương quan sẽ nhỏ đi nếu số hạt trung bình
trong thể tích đo lớn.
Liên hệ giữa khuếch tán và cường độ huỳnh quang
Hàm tự tương quan theo thời gian
Hàm tự tương quan theo thời gian
Hàm tự tương quan của Rhodamine 6G
Phổ huỳnh quang tương quan (FCS) là phương pháp phân tích
tính tương quan thời gian của cường độ phát xạ huỳnh quang để
nhận được các tham số động học của các quá trình vi mô.
Thông tin thu được từ FCS
- Hệ số khuếch tán 𝐷 =
𝑘𝐵𝑇
6𝜋𝜂𝑟
(diffusion coefficients).
- Bán kính thủy động học (hydrodynamic radii).
- Mật độ phân tử trung bình (average concentrations).
- Tỉ lệ phản ứng hóa học (kinetic chemical reaction rates).
- Động học tam tuyến (triplet dynamics).
Hệ FCS cơ bản
Vật kính hiển vi có khẩu độ lớn (>
0.9).
Gương lưỡng triết có thể quay
quanh trục để điều khiển vị trí hội
tụ trên mẫu. Do đó có thể quét ảnh
trên một vùng mẫu quan sát. Kích
thước vùng quan sát trên mẫu cỡ 1
fl. Chùm laser vào có đường kính
càng lớn thì vùng tiêu điểm càng
nhỏ.
Tỉ số S/N phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: hiệu suất lọc của gương
lưỡng chiết, độ rộng dải tần số của
phin lọc, hiệu suất lượng tử của
đầu thu...
MỘT SỐ DẠNG HÀM TỰ TƯƠNG QUAN
Hàm tự tương quan của đơn hạt khuếch tán
Hàm tự tương quan của đơn hạt khuếch tán
Hàm số tương quan của đa hạt khuếch tán
Trong đó, ρi là tỉ lệ hạt loại i.
Hàm số tương quan của đa hạt khuếch tán
Hiệu ứng của động học tam tuyến
(triplet dynamics)
Từ trạng thái S1 điện tử hồi
phục không phát xạ xuống
trạng thái T, và sau đó hồi
phục phát xạ xuống S0.
ΘT là tỉ lệ hạt trong trạng thái triplet
Hiệu ứng của động học tam tuyến
(triplet dynamics)
Tỉ lệ hạt trong trạng thái triplet
càng lớn, cường độ cực đại hàm
tự tương quan càng lớn.
Các quá trình khác phân tích từ FCS
Quá trình nhanh nhất có thể quan
sát được trong FCS là hiện tượng
“antibunching”.
Nhiễu loạn do quá trình quay của
phân tử
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp kích thích đơn photon
Điện tử hấp thụ một photon để
lên trạng thái kích thích.
Chùm laser phát từ nguồn liên
tục: Ag-Kr, He-Ne, diode
laser có bước sóng trong
vùng khả kiến (cỡ 400 – 700
nm).
Tăng tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu
và độ phân giải không gian
bằng kính hiển vi đồng tiêu
(confocal microscopy).
hν0 hν
Ground state
Excited state
FCS với kính hiển vi đồng tiêu
Sử dụng pinhole để loại bỏ thành phần ánh
sáng nhiễu xạ ngoài mặt phẳng tiêu.
Sử dụng kính hiển vi đồng tiêu quét chúng
ta có thể thu nhận được hình ảnh ba chiều
của mẫu.
Phương pháp kích thích hai photon
Kích thích nhiều photon được tiên
đoán bởi Maria Goppert-Mayer
(1931). Thí nghiệm kích thích hai
photon đầu tiên được thực hiện bởi
Kaiser và Garret (1963).
Điện tử hấp thụ hai photon để lên
trạng thái kích thích. Phương pháp
kích thích hai photon cần bước
sóng 700 – 1000 nm (vùng hồng
ngoại gần).
Ground state
Excited state
Phương pháp kích thích hai photon
Ưu điểm:
Xác suất hấp thụ tỉ lệ bình phương với cường độ laser kích thích. Do đó, phát xạ
huỳnh quang tại vùng hội tụ lớn hơn nhiều ở các vùng nhiễu xạ xung quanh. Điều
này đã loại bỏ được hầu hết tín hiệu huỳnh quang của đối tượng ngoài tiêu
điểm. Nói cách khác phương pháp này cho độ phân giải không gian rất cao mà
không cần pinhole như kính hiển vi đồng tiêu.
Tế bào và các mô ít hấp thụ và tán xạ ánh sáng hồng ngoại gần nên chúng sẽ ít
bị tổn thương.
Nhược điểm:
Kích thích hai photon là một quá trình phi tuyến, tiết diện hấp thụ nhỏ. Xác suất
hấp thụ đồng thời hai photon nhỏ hơn nhiều so với đơn photon nên để tăng khả
năng xảy ra thì mật độ photon phải rất lớn. Do đó, phương pháp này đòi hỏi cần
có nguồn laser xung với công suất lớn. Hiện nay, người ta thường sử dụng nguồn
laser Ti-sapphire phát xung ngắn cỡ fs.
Phương pháp phân
tích tương quan ngang
Nhiễu sinh ra do đầu thu hoặc nguồn
laser có thể được loại bỏ bằng phương
pháp phân tích tương quan ngang
cường độ huỳnh quang. Ngoài ra,
chúng ta có thể thu được nhiều thông
tin vật lý về mẫu hơn so với phương
pháp tự tương quan.
Phương pháp này phân tích tính
tương quan của hai tín hiệu huỳnh
quang đồng thời được kích thích từ
hai nguồn laser khác nhau.
Phương pháp phân tích tương quan ngang