Vẻ đẹp của chữ “tâm” trong văn hóa ứng xử

Trong vũ trụ bao la thời gian vô cùng, không gian vô tận. Mỗi con người từ lúc hiện hữu cho đến lúc mất đi, đó chỉ là một khoảng thời gian được tính bằng giây. Trong khoảng thời gian ấy, chúng ta phải sống theo lời Phật dậy “Khi ta sinh ra mọi người cười chỉ riêng mình ta khóc, ta phải sống sao cho khi mất đi mọi người khóc còn ta mỉm cười”. Để làm được điều đó đã để lại trong chúng ta biết bao trăn trở suy tư, là sống thế nào cho đẹp, sống thế nào cho có hạnh phúc, sống sao cho hợp tình hợp lý Câu hỏi trên từ lâu đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Vì thế mà ngay từ xa xưa ông cha ta đã chăm lo đến việc trồng người, giáo dục con người sống có văn hóa và đúng đạo làm người. Nhưng chúng ta cũng đều biết rằng, trong sự phát triển của xã hội với hàng ngàn, hàng triệu mối quan hệ phức tạp. Ít ai có thể hoàn thiện được mình. Có những người đã sống bung lung chạy theo danh vọng vật chất như ngựa không cương kiềm tỏa, không biết dừng nghỉ, dễ bị sa đọa. Bởi họ đã không biết đến luân thường đạo lý, họ đã trà đạp lên tất cả những mối quan hệ tốt đẹp: Cha con, anh em, bạn bè và thầy cô để miễn sao đạt được mục đích. Ngày nay xã hội phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin khi mà con người ta không còn quan tâm tới đạo tâm và coi đồng tiền là cán cân công lý thì vai trò của chữ “Tâm” càng phải được đề cao. Để xã hội ổn định và ngày càng hưng thịnh, con người cần phải có cái tâm, đó là lương tâm trong sáng, cái chân tâm, cái thiên tâm. Khi mà cái tâm trong mỗi con người được hình thành sớm bao nhiêu thì sự hoàn thiện về mặt nhân cách càng đầy đủ bấy nhiêu. Như đại thi hào Nguyễn Du đã nói trong tác phẩm “Truyện Kiều” “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy vẻ đẹp của chữ “tâm” ấy trong văn hóa ứng xử của người phương Đông là gì? Những chất liệu nào đã hun đúc lên chữ “tâm” thanh cao ấy trong tâm hồn con người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa và giá trị thiết thực của nó.

doc20 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vẻ đẹp của chữ “tâm” trong văn hóa ứng xử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vẻ đẹp của chữ “tâm” trong văn hóa ứng xử LỜI MỞ ĐẦU Trong vũ trụ bao la thời gian vô cùng, không gian vô tận. Mỗi con người từ lúc hiện hữu cho đến lúc mất đi, đó chỉ là một khoảng thời gian được tính bằng giây. Trong khoảng thời gian ấy, chúng ta phải sống theo lời Phật dậy “Khi ta sinh ra mọi người cười chỉ riêng mình ta khóc, ta phải sống sao cho khi mất đi mọi người khóc còn ta mỉm cười”. Để làm được điều đó đã để lại trong chúng ta biết bao trăn trở suy tư, là sống thế nào cho đẹp, sống thế nào cho có hạnh phúc, sống sao cho hợp tình hợp lý… Câu hỏi trên từ lâu đã thấm sâu vào tâm hồn người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung. Vì thế mà ngay từ xa xưa ông cha ta đã chăm lo đến việc trồng người, giáo dục con người sống có văn hóa và đúng đạo làm người. Nhưng chúng ta cũng đều biết rằng, trong sự phát triển của xã hội với hàng ngàn, hàng triệu mối quan hệ phức tạp. Ít ai có thể hoàn thiện được mình. Có những người đã sống bung lung chạy theo danh vọng vật chất như ngựa không cương kiềm tỏa, không biết dừng nghỉ, dễ bị sa đọa. Bởi họ đã không biết đến luân thường đạo lý, họ đã trà đạp lên tất cả những mối quan hệ tốt đẹp: Cha con, anh em, bạn bè và thầy cô để miễn sao đạt được mục đích. Ngày nay xã hội phát triển cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin khi mà con người ta không còn quan tâm tới đạo tâm và coi đồng tiền là cán cân công lý thì vai trò của chữ “Tâm” càng phải được đề cao. Để xã hội ổn định và ngày càng hưng thịnh, con người cần phải có cái tâm, đó là lương tâm trong sáng, cái chân tâm, cái thiên tâm. Khi mà cái tâm trong mỗi con người được hình thành sớm bao nhiêu thì sự hoàn thiện về mặt nhân cách càng đầy đủ bấy nhiêu. Như đại thi hào Nguyễn Du đã nói trong tác phẩm “Truyện Kiều” “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy vẻ đẹp của chữ “tâm” ấy trong văn hóa ứng xử của người phương Đông là gì? Những chất liệu nào đã hun đúc lên chữ “tâm” thanh cao ấy trong tâm hồn con người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa và giá trị thiết thực của nó. Trước khi đi vào nội dung của bài, vì sự hiểu biết còn hạn chế nên khi viết còn nhiều sơ xuất. Em hy vọng được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy. NỘI DUNG 1. Văn hóa ứng xử là gì ? Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông có từ “văn hóa” đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Trong Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ Văn và hóa: xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ). Văn tiếng Hán nghĩa là đẹp, giáo là giáo hóa. Người sử dụng từ văn hóa sớm nhất có lẽ là Lưu Hướng năm 77-76 trước Công nguyên thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo hóa con người - Văn trị giáo hóa. Song đến thời cận đại, xuất hiện từ Culture với nghĩa là gieo trồng phải giữ gìn, bảo vệ, quan tâm theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngoài ra còn rất nhiều người định nghĩa về văn hóa, như nhà xã hội học Taylor, Unesco. Trong từ điển Văn hóa Việt Nam có định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các giá trị về vật chất và tinh thần được con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Trong vô vàn cách cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa, ta có thể tạm quy văn hóa về hai loại theo PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm “Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là lối sống, lỗi nghĩa, lối ứng xử … văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học vấn…”. Tùy theo từng trường hợp mà có cách định nghĩa khác nhau. Văn hóa là cái phi tự nhiên, văn hóa là phẩm chất người, là cái gì còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta học tất cả. Văn hóa là làm đẹp cuộc sống, mang ý nghĩa nhân văn. Ứng xử là cách xử sự hành sự. Ứng là ứng đối, ứng đáp, ứng phó. Xử là sự phản ứng của người khác tác động đến mình trong một hoàn cảnh cụ thể. Ứng xử phụ thuộc vào trình độ, gia phong, kinh nghiệm sống, sự giáo dục của gia đình và toàn thể xã hội. Từ cách hiểu về văn hóa và ứng xử ta đi đến định nghĩa về văn hóa ứng xử: Đó là lối sống, lối suy nghĩ, lối hành động, là triết lý sống của một con người với tự nhiên, xã hội trong một phạm vi hẹp, vi mô tới một phạm vi rộng, vĩ mô (cơ quan, đoàn thể, xã hội, nhân gian). 1.1. Bản chất của văn hóa ứng xử Bản chất của văn hóa ứng xử là tâm và nhẫn. Đạo Phật dạy rằng “Nhẫn” tức là: Nhịn được cái tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày… Muốn hòa thuận trên dưới, nhẫn nhịn đứng hàng đầu. Cái gốc trăm nết, nết nhẫn nhịn là cao. Cha con nhẫn nhịn nhau, vẹn toàn đạo lý. Vợ chồng nhẫn nhịn nhau. Con cái khỏi bơ vơ. Anh em nhẫn nhịn nhau trong nhà đều yên ấm. Bạn bè nhẫn nhịn nhau tình nghĩa chẳng phai mờ. Tự mình nhẫn nhịn được. Ai ai cũng mến yêu. Người mà chưa biết nhẫn, chưa phải là người ngay”. Trong quan niệm của đạo Phật về chữ “Nhẫn” đã thâu tóm cách ứng xử trong các quan hệ xã hội. Chữ “Nhẫn” có hai bộ phận trên trên là bộ đao (dao nhọn) dưới là chữ tâm. Dao nhọn mà đâm vào tim chịu được là “Nhẫn”. “Nhẫn nhất thời phong bình lãng tính Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” (Nhịn một lúc gió yên sóng lặng Lùi một bước nhìn biển rộng trời cao” Nhẫn là sự nhẫn nhịn, nhẫn thế, thậm chí là nhẫn nhục là nhận phần thiệt về mình. Trong cuốn Đông Tây Kim Cổ: Hình ảnh Việt Vương Câu Tiễn là điển hình về “Nhẫn”. Ông đã 10 năm nằm gai nếm mật, ăn phân giặc và nhẫn nhục để lâý lòng tin của vua Ngô Vương Phù Sai. Sau mười năm Phù Sai tin và tha, Việt Vương Câu Tiễn đã quay lại giết Phù Sai. Hay trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Lưu Bị vì muốn Khổng Minh là quân sư cho mình nên đã ba lần đến lều cỏ. Con Trương Phi do không “Nhẫn” được nên đã báng bổ. Cuối cùng ông đã làm nên sự nghiệp lớn cho nhà Hán. Đức tính “Nhẫn” ấy còn được thể hiện rõ nét trong hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946 khi cách mạng Việt Nam ngàn cân treo sợi tóc, hai chín vạn quân Tưởng đã tràn sang Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Lư Hán, với khẩu hiệu “Diệt Cộng” “cầm hồ”, chúng đã gây ra những tội ác man rợ: bắt giết người Việt Nam, bắt nộp gạo, gái đẹp. Bác Hồ đã bảo dân tộc Việt Nam phải “Nhẫn”. Bởi “nhu thắng cương, nhẫn thắng cường”. Hay trong ca dao, tục ngữ cũng đã đề cập đến “Nhẫn”, vì nhẫn nhịn nhau trong cuộc sống mới có thể hạnh phúc, yên ấm. Chẳng hạn: “Chồng nóng thì vợ làm lành, Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì” Để hiểu về bản chất của văn hóa ứng xử, bên cạnh việc tìm hiểu về chữ nhân chúng ta cần tìm hiểu về chữ “Tâm”. Chữ “Tâm” là phiên âm của tiếng Hán, là chữ tượng hình của người Trung Quốc (một vầng trăng khuyết ba sao trên trời). Tâm là tim là trung tâm của trung tâm, là bộ phận quan trọng nhất, quí giá nhất. Vì thế mà người ta ví Hà Nội là trái tim của cả nước. Trong toán học: “Tâm” được hiểu là điểm cách đều tất cả các điểm trên một đường tròn, hoặc trên mặt cầu, điểm chính giữa, tim, lòng, tâm mặt cầu, tâm trái đất”. “Tâm” là lương tâm, đức độ, tấm lòng, là lòng nhân ái với con người với đồng loại. Tâm đồng thời cũng là sự bao dung, độ lượng, lòng vị tha, từ bi. “Tâm” cũng có thể hiểu là tâm tư, tâm tính, tâm can, tâm khảm. Trong văn học và nghệ thuật “Tâm” là toàn tâm toàn ý cho công việc, sự nghiệp, lý tưởng mà mình theo đuổi (Lêvintan, Becthoven, Picatssoo) . Theo từ điển tiếng Việt “Tâm” được định nghĩa là mặt hồng cầu, ý chí của con người. Phương Tây với nền văn minh du mục, trọng “động” nên chữ “Tâm” không được coi trọng như người phương Đông. Ở phương Đông với nền văn minh nông nghiệp, gắn liền với cây lúa nước. Nên đời sống của người phương Đông thường ổn định, định cư lâu dài trên một địa bàn nhất định chứ khong nay đây mai đó như nền văn minh du mục. Từ đó đã hình thành nên nếp sống, trật tự phép tắc, trong mối quan hệ giữa người với người. Chính vì thế mà chữ “Tâm” được đặc biệt coi trọng. Điều đó được chứng minh trong gia đình người Việt, chữ “Tâm” được trưng bày trong nội thất gia đình người Việt ở một vị trí quan trọng nhất. Nhưng theo tư tưởng của Chu Dịch “Tâm” không đơn giản chỉ là quả tim mà “Tâm” còn là tâm tư, đạo đức của con người. Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội”. Đạo là chỉ những mối quan hệ nhằm duy trì một trật tự từ gia đình đến xã hội. Đó là mối quan hệ vua - tôi, cha mẹ - con cái, chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Trong năm mối quan hệ trên ba quan hệ đầu là phục tùng tạo thành tam cương bày tôi phải trung thành với vua, con cái phải có hiếu, phải phục tùng cha mẹ, vợ phải phục tùng chồng. Ta có thể hiểu đạo là đường đi lối lại của nền nếp, có phép tắc rõ ràng. Theo nghĩa đen và nghĩa bóng của từ, đạo là con đường đúng đắn từ nơi đi cho đến nơi tơi. Phương châm ứng xử là luân thường đạo lý: Trung dung, trung đạo là trung hòa giữa đạo và lấy đạo làm chuẩn”. Đức là những qui định, những yêu cầu phải thực hiện cho đúng trách nhiệm của mỗi giới, mỗi người. Ví dụ với nữ giới là công - dung - ngôn - hạnh. Đối với nam giới là nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Theo Khổng Tử phải có đủ ba điều nhân - trí - dũng thì mới đạt đức, mới là đấng quân tử. Đến Mạnh Từ (390 - 305 TCN) thời Chiến quốc bỏ “dũng” thay bằng “lễ nghĩa” thành bốn đức Nhân - lễ - nghĩa - trí. Đến đời Hán thêm “Tín” thành năm đức (ngũ thường). Chú trọng đến Nhân và Dũng. Nhân được đề cao là do nguồn gốc trọng tình của người phương Nam. Dũng có nguồn gốc từ truyền thống trọng sức mạnh của người phương Bắc. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định chứ “Tâm”, cái tâm là phần người trong con người vậy. Chữ “Tâm” gắn liền với cách ứng xử của con người. Mọi cách ứng xử đều xuất phát từ Tâm, (thiện tâm, từ tâm - ác tâm, tà tâm). Thiện tâm (từ tâm) độ lượng, nhẫn, yêu thương, tôn trọng người khác, luôn mong người thành đạt, thành tâm. Ác tâm (tà tâm) ti tiện, ích kỉ, độc ác, vô nhân đạo, đố kỵ, ghen tỵ, xúc phạm người khác. “Tâm” là sự kết hợp một cách hài hòa, bảy đức tính xấu và tốt của con người. (ái, hỉ, ố, nộ, ai, lạc, dục) (yêu, ghét, vui, buồn, tức, giận). Người có “Tâm” là người được giáo dục tử tế, được hình thành những đức tính đầu tiên của “Tâm” từ rất bé qua sách vở, cha mẹ, người thân và xã hội. Khi đã hiểu được bản chất của văn hóa ứng xử là “Tâm” và “Nhẫn” cũng như việc tìm hiểu các quan niệm về “Tâm” chúng ta phải hành sự sao cho phù hợp. Vậy một câu hỏi đặt ra là trong văn hóa ứng xử chúng ta phải làm thế nào cho đúng đạo “Tâm”? Bí quyết thành công trong văn hóa ứng xử là gì? Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta tạm thời đưa ra năm bí quyết thành công trong văn hóa ứng xử: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng Khôn chết, dại chết, biết sống. Hãy trân trọng nhân cách tiếp xúc với chúng ta, (luôn giữ nụ cười trên môi và giữ giọng nói ngọt ngào). Bởi ngạn ngữ Pháp có câu: “Cách cho hơn cho của đem cho”. Hãy trân trọng, tôn trọng quan tâm đến người khác (không bao giờ được phê bình người khác trước người thứ ba). Trong văn hóa ứng xử bao gồm văn hóa nói và văn hóa hành động. Trong văn hóa nói có thể nói bằng mắt vì mắt là cửa sổ của tam hồn. Tất cả lời nói và hành động phải phù hợp với đạo “Tâm”. 2. Chữ “tâm” là gì? 2.1. Quan niệm của Khổng Tử về chữ “Tâm” Như ta đã biết Việt Nam, Trung Hoa là hai đất nước “núi liền núi, sông liền sông” và có mối quan hệ văn hóa độc đáo. Có thể nói, Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa trong rất nhiều linh vực. Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc cùng chính sách đống hóa người Việt Nam, văn hóa Trung Hoa đã để lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn mỗi người đất Việt. Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước có truyền thống yêu nước, thông minh, cần cù sáng tạo. Vì thế mà dân tộc ta đã kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại, đặc biệt là nền văn hóa Nho học mà tiêu biểu là Khổng Tử. Khổng Tử được người đời mệnh danh là cha đẻ của Nho giáo và là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Nho giáo là tục ngữ bắt nguồn từ chữ “Nho”. Theo Hán tự “Nho” là chữ “nhân” (người) đứng cạnh chữ “nhu” (nhu cầu chờ đợi). Nho giáo là hệ thống giáo lý của nhà Nho nhằm tổ chức xã hội có hiệu quả. Khi bàn đến chữ “Tâm” Khổng Tử chú trọng đến việc làm người như thế nào (tức là chú trọng đến đạo đức). Theo ông đỉnh cao của lâu đài đạo đức là đức nhân. Bằng chứng là trong cuốn “Luận ngữ” có tới sáu mươi lần Khổng Tử đề cập đến “Nhân” nhà Nho không giải thích chữ Nhân là yêu thương đồng loại định cho nó một nội dung cụ thể rất khó, vì đó là đức tính tối cao, khiến cho con người trở thành “con người nhất”. Nêu cần phải định nghĩa nội dung chủ yếu thì có thể nêu lên bốn điểm: “Rộng lượng với mọi người Hiểu biết để có một thái độ đúng trong mọi hoàn cảnh. Dũng cảm nhận trách nhiệm Giữ mình đúng lễ. Nói tóm lại là có tính người, tình người” “Nhân” là chuẩn mực đạo đức tối cao của Khổng Tử, là cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của ông. “Nhân” gồm hai chữ nhân (người) và chữ nhị (hai) có nghĩa rằng xử lý tốt mối quan hệ giữa người và người. Bản thân của “Nhân” chính là “ái nhân” (yêu người), ái nhân thể hiện ở hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là “Kỉ sở bất dục vật thi ư nhân”, tức là điều gì mình không muốn thì cũng không nên đem đến cho người khác. Khía cạnh thứ hai “Kỷ dục lập nhi lập thân”, kỷ dục đạt nhi đạt nhân tức là muốn sống hạnh phúc thì cũng nên làm cho người khác hạnh phúc, muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt. Nếu ai cũng làm được điều trên thì quan hệ giữa người với người, không khí xã hội tự nhiên sẽ tốt đẹp, lành mạnh. Tư tưởng tu đức của Khổng Tử đòi hỏi con người phải nghiêm khắc với mình, khoan dung đôn hậu với người. Yêu cầu phải thực hiện từ bản thân, phải sự thường xuyên xét mình thấy người hiền thì phải nghĩ cách bằng họ, “chọn cái tốt của họ để theo, lấy cái xấu của họ để tự sửa mình”. Khi Nhan Uyên hỏi Khổng Tử : “Xin hỏi thầy điều mục cụ thể của thực hành nhân đức” Khổng Tử đáp: “Điều gì chẳng hợp lễ thì chớ nên nhìn, tiếng gì chẳng hợp lễ thì chớ nên nghe, nói việc gì chẳng hợp lễ thì chớ nên làm. Thầy Mệnh Tử khi đề cập đến chữ “Tâm ” cũng nói: “học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ kỹ”. Có nghĩa là “cái đạo học vấn không phải là cái gì khác chỉ cốt tìm lại cái tâm đã buông thả mà thôi”. Mạnh Tử khi bàn về “Nhân” chủ yếu nhấn mạnh đến tu dưỡng bản thân đó là “tận tâm” “dưỡng tính” “dưỡng khí hạo nhiên” mà ông đề cập. Ông cho rằng con người sinh ra vốn đã có tính thiện, đòi hỏi con người phải nuôi dưỡng nó, làm cho nó phát triển lớn mạnh, như vậy sẽ tu dưỡng mình thành bậc hiền nhân quân tử. Đạo Nho đề ra năm đức cần thiết để tu thân cho người quân tử Nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Như vậy: Theo Đạo Nho thì “Tâm” là trời, là đạo, đạo chẳng xa người và chẳng ở ngoài tâm. Bản tính con người vốn thiện, vì con người “sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”. Bởi sẵn có thiện tâm hai đạo tâm ngay ở mình, nên con người phải có bổn phận để vun trồng, tứơi bón cho cái mầm thiện đó mỗi ngày một tươi tốt. Nỗ lực phát huy nguồn vinh hoa ẩn náu nơi tâm mình, và góp phần xây dựng, cải tạo xã hội, đưa nhân loại lên đường tiến hóa của toàn thể . Theo đạo Nho có hai thứ “Tâm”: Là tà tâm, tư tâm, nhân tâm hay phàm tâm, là cái khí chất của con người mang nặng thiện ác, có đủ cả trược lẫn thanh, đủ cả tư tưởng tốt xấu, tạp loạn. Là lương tâm hay chính tâm, công tâm, đạo tâm hoặc thiên tâm, là chí thiện , chí mĩ, cái khí thiêng liêng viên mãn của đất trời, cái tâm của thiên địa vạn vật. Trong con người phàm tục thì tư tâm che khuất lương tâm, như mây đen che phủ mặt trăng rằm, làm cho ánh sáng không chiếu ra được. Lý tưởng của bậc Nho gia đại đạo là tới được “trung hòa” nơi cực điểm tiến hoá chỗ trung tâm, huyền diệu của vũ trụ và lòng người, sống hòa đồng với ánh sáng của trời đất. 2.2. Quan niệm của đạo Phật về chữ “Tâm” Phật giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ cho rằng con người sống trong cuộc đời này là đau khổ. Mục đích của đạo Phật là giải thoát con người ra khỏi sự đau khổ ấy. Tình cảm, cảm xúc con người chia ra thành bẩy trạng thái (ái, ô, kỉ, nộ, ai, lạc, lục). Để giữ được tâm hồn thanh thản thì phải điều hòa, kết hợp bẩy trạng thái cảm xúc ấy (yêu, ghét, vui buồn, tức giận… phải cân bằng). Khi nói đến đạo Phật, vấn đề quan tâm và vật thường đặt ra cho người ta rằng đạo Phật là duy tâm vì trong kinh Phật có câu: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Vậy ta phải phải hiểu chữ “duy tâm” ở đây như thế nào? “Duy tâm” trong Đạo Phật khác hẳn với ý nghĩa duy tâm trong triết học Tây Phương. Triết học Tây Phương hiểu chữ “Tâm” là tinh thần, đối với vạn vật là vật chất. Chữ “Tâm” trong đạo Phật có ý nghĩa hoàn toàn khác, Phật không chỉ ra tinh thần và vật chất tách rời nhau: Vậy chữ “Tâm” trong đạo Phật là gì? Chữ “Tâm” trong đạo Phật có nghĩa là năng lượng, nó làm bản thể cho tất cả hiện tượng trong vật lý và tâm lý, cho mọi hiện hành. Nói đến chữ “Tâm” là nói đến ý nghĩa đích thực của cuộc sống con người bao hàm cả vật chất lẫn tinh thần. Trong đạo Phật chữ “Tâm” lại có ý nghĩa rất cao siêu mầu nhiệm. Đặc biệt là trong từng sát na sinh diệt chữ “Tâm” lại càng quý giá hơn vì nó chính là nguồn an lạc, hạnh phúc thật sự mà lâu nay con người mải mê tìm kiếm mà không biết rằng “Tâm” là cái hiểu biết phân biệt, cũng gọi là phần tinh thần. “Tâm” là cái trừu tượng không sắc màu mùi vị nên không thể sờ mó được… chỉ do thấy cái tác dụng của nó mà biết có “Tâm”. Quốc sư Yên Tử đã nói với vua Trần Thái Tông như sau: “Núi vốn không có Phật, Phật ở nơi tâm, tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là tâm Phật”. Trong đời sống xã hội, chữ Tâm sẽ dẫn dắt con người sống đúng với giá trị và đạo đức chân thực thể hiện qua: suy nghĩ, lời nói, việc làm. Kinh A Hàm dạy: “Tâm mang thế gian đi, tâm dẫn thế gian lại, tâm chế ngự tất cả, tâm là căn bản của vạn nghĩa, tâm sai khiến muôn sự, muôn vật, tâm nghĩ thiện thì hành động thiện, tâm nghĩ ác thì hành động ác. Hạnh phúc theo tâm như bóng theo hình”. Kinh Tâm Địa Quán Phật dạy: “Phật pháp của ta lấy Tâm làm chủ, và muôn pháp của thế gian này do tâm sinh ra cả”. Kinh Hoa nghiêm đề cập đến chữ tâm nhiều hơn đó là “Nhất thiết duy tâm tạo” “Tâm sinh pháp giới sinh”. “Tâm tạo thiên đường”, “tâm tạo địa ngục”, tức “Tâm thi phật” “Tâm phật chúng sinh, thị tam vô sai biệt”. “Tâm thanh tịnh, thế giới thanh tịnh, tâm uế tạp thế giới uế tạp”. Kinh Lăng nghiêm thì lại cho rằng “tâm vô nội ngoại chung gian đắc vô sở đắc” trong Phật giáo, ngoài cái tâm vật chất vô tri giác trong ngũ tạng, về mặt tinh thần con người cần có nhiều loại tâm. Tâm vọng động chạy theo ngoại cảnh, lục trần để so sánh phân biệt, gọi là duyên lự tâm. Tâm chân vọng hòa hợp là cái tạng thức hay A lại gia thức (thức thứ tám) chứa đựng những hạt giống vừa xấu vừa tốt lẫn lộn, khơi ra mọi hành động có tính cách nhân duyên sinh diệt gọi là tập khởi tâm. Tâm thuần chân, là cái tâm như lai, còn gọi là chân tâm, chân như bản tính bản thể,… luôn luôn sáng suốt. Tâm này thanh tịnh vô vi, xa lìa mọi vọng niệm cấu trần gọi là vô cấu thức. Như vậy, toàn thể chúng ta đều có hai thứ tâm chính: chân tâm, vọng tâm, tóm thâu cả thể tướng dụng của tâm. *Ý nghĩa của chữ “Tâm” trong Kinh Tạng. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức phật hỏi ngài A Nan về “Tâm”, đức Phật hỏi ngài A Nan được xem như gạn hỏi tất cả những ai có lòng sùng tín đức Phật. Bởi vì mọi người sùng tín đạo Phật đều tôn trọng cái Tâm, dù chưa hiểu kỹ về nó. Người ta thường ngưỡng vọng đặt chọn niềm tin ở tâm… Đến như những người chưa biết đến đạo Phật là gì người ta cũng quan niệm: lương tâm, lương tri là căn bản đạo đức của con người, nó không thể không có trong cuộc sống xã hội loài người. Đối với giáo lý đạo Phật, là vấn đề then chốt: đặc biệt Kinh Hoa Nghiêm có bài kệ hết sức tổng quát: “Nhựơc nhân dục liễu chi Tam thế nhất thiết Phật Ưng quang pháp giới tính Nhất thiết duy tâm tạo” Tâm là một vấn đề không đơn giản. Không như cái hiểu biết thông thường trong quan niệm của nhiều người. Chúng ta khó có thể nào hiểu được thế nào là chân Tâm, vọng tâm, tích lập tâm, duyên lự tâm, tích tụ tinh yếu tâm, Nhục đoàn tâm, Tâm vương, Tâm sở. Tâm là căn bản của Bồ Đề, niết bàn, nếu khéo vận dụng sống theo chính pháp, trái lại tâm là nguồn gốc của sinh tử luân hồi, nếu đánh mất hoặc không phát hiện được