Mục tiêu: so sánh ưu điểm và nhược điểm giữa mở qua rãnh môi lợi với mở qua mũi trong phẫu thuật vi
phẫu qua xoang bướm.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật bằng
phương pháp vi phẫu qua xoang bướm tại Bệnh viện Việt Đức. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm mở
qua rãnh môi lợi hàm trên và nhóm mở qua mũi. So sánh giữa hai nhóm về tai biến trong mổ, mức độ lấy hết u,
biến chứng sau mổ và kết quả phẫu thuật.
Kết quả: Trong thời gian 1 năm, chúng tôi đã phẫu thuật 140 bệnh nhân u tuyến yên với đường mổ vi
phẫu qua xoang bướm. Trong đó 67 bệnh nhân mở qua rãnh môi lợi hàm trên và 73 bệnh nhân mở qua mũi. Khi
so sánh giữa hai nhóm: không có sự khác nhau giữa tỷ lệ chảy máu trong mổ, rò nước não tủy trong mổ, mức độ
lấy hết u (p>0,05). Nhưng tỷ lệ chảy máu mũi sau mổ ở nhóm mở vào xoang bướm qua miệng cao hơn ở nhóm
tiếp cận xoang bướm qua mũi, có ý nghĩa thống kê với p<0,05; OR=3,2741; 95%; CI:1,0991-9,7528. Tỷ lệ đau và
sưng nề vùng mũi, miệng sau mổ ở nhóm mở qua miệng cũng cao hơn p<0,005; OR=3,9722; 95%; CI:1,6247-
9,7118. Tỷ lệ biến chứng đái nhạt, suy tuyến yên, rò nước não tủy không khác nhau giữa hai nhóm.
Kết luận: Mở qua mũi trong vi phẫu qua xoang bướm điều trị u tuyến yên ít đau, ít sưng nề và ít biến
chứng chảy máu mũi sau mổ hơn so với rạch qua rãnh môi lợi hàm trên.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vi phẫu thuật u tuyến yên qua xoang bướm: Mở trong mũi hay mở ở rãnh môi lợi?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 422
VI PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN QUA XOANG BƯỚM:
MỞ TRONG MŨI HAY MỞ Ở RÃNH MÔI LỢI?
Đồng Văn Hệ*, Lý Ngọc Liên*
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh ưu điểm và nhược điểm giữa mở qua rãnh môi lợi với mở qua mũi trong phẫu thuật vi
phẫu qua xoang bướm.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật bằng
phương pháp vi phẫu qua xoang bướm tại Bệnh viện Việt Đức. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm mở
qua rãnh môi lợi hàm trên và nhóm mở qua mũi. So sánh giữa hai nhóm về tai biến trong mổ, mức độ lấy hết u,
biến chứng sau mổ và kết quả phẫu thuật.
Kết quả: Trong thời gian 1 năm, chúng tôi đã phẫu thuật 140 bệnh nhân u tuyến yên với đường mổ vi
phẫu qua xoang bướm. Trong đó 67 bệnh nhân mở qua rãnh môi lợi hàm trên và 73 bệnh nhân mở qua mũi. Khi
so sánh giữa hai nhóm: không có sự khác nhau giữa tỷ lệ chảy máu trong mổ, rò nước não tủy trong mổ, mức độ
lấy hết u (p>0,05). Nhưng tỷ lệ chảy máu mũi sau mổ ở nhóm mở vào xoang bướm qua miệng cao hơn ở nhóm
tiếp cận xoang bướm qua mũi, có ý nghĩa thống kê với p<0,05; OR=3,2741; 95%; CI:1,0991-9,7528. Tỷ lệ đau và
sưng nề vùng mũi, miệng sau mổ ở nhóm mở qua miệng cũng cao hơn p<0,005; OR=3,9722; 95%; CI:1,6247-
9,7118. Tỷ lệ biến chứng đái nhạt, suy tuyến yên, rò nước não tủy không khác nhau giữa hai nhóm.
Kết luận: Mở qua mũi trong vi phẫu qua xoang bướm điều trị u tuyến yên ít đau, ít sưng nề và ít biến
chứng chảy máu mũi sau mổ hơn so với rạch qua rãnh môi lợi hàm trên.
Từ khóa: qua mũi, qua rãnh môi lợi hàm trên, vi phẫu qua xoang bướm
ABSTRACT
TRANSSPHENOIDAL MICROSURGERY OF PITUITARY ADENOMAS:
INTRANASAL OR SUBLABIAL?
Dong Van He, Ly Ngoc Lien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 422 - 426
Objective: compare the advantage and disadvantage of sublabial and intranasal in transphenoidal
microsurgery.
Methods: prospective study based on 140 patients with pituitary adenomas operated by transsphenoidal
microsurgery at Viet Duc hospital. The patients were divided in 2 groups: sublabial group and transnasal group.
Compare between two groups about intra-op complications, resection rate, post-op complications and treatment
results.
Results: We had operated 140 patients with pituitary adenomas by transphenoidal microsurgery for 1 year.
There were 64 patients sublabial and 73 patients transnasal. When compare between two groups there no
difference between intra-op hemorrhage, CSF fistula and resection rate (p>0.05). But post-op nasal hemorrhage
rate in sublabial group is higher than transnasal group, with meaningful statistics p<0.05, OR=3.2741; 95%;
CI:1.0991-9.7528. Pain and swelling of the nose and mouth in sublabial group is also higher than transnasal
p<0.005; OR=3.9722; 95%; CI:1.6247-9.7118. The rate of diabetes insipidous, hypopituitarism, CSF rhinorrhea
is not different between 2 groups.
* Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Việt Đức
Tác giả liên lạc: PGS TS Đồng Văn Hệ, ĐT: 0903256868, Email: dongvanhe2010@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 423
Conclusion: Transnasal transsphenoidal microsurgery in pituitary adenomas treatment is less painful,
swelling and nasal hemorrhage post-op than translabial approach.
Keywords: transnasal, sublabial, transsphenoidal microsurgery
ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị phẫu thuật u tuyến yên bằng đường
mổ vi phẫu qua xoang bướm đã trở thành sự lựa
chọn đầu tiên cho hầu hết các trung tâm phẫu
thuật thần kinh tại các nước phát triển. Phẫu
thuật này cũng đã được áp dụng thành công tại
nhiều cơ sở y tế tại Việt Nam. Tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), chúng tôi đã áp
dụng kỹ thuật này từ năm 2000. Hiện nay, phẫu
thuật vi phẫu với đường mổ qua xoang bướm
được áp dụng thường quy với nhiều loại u
tuyến yên. Đường mở vào xoang bướm cũng
được áp dụng với nhiều cách khác nhau như mở
qua niêm mạc mũi (endonasal submucosal
transseptal transsphenoidal approach, hoặc
endonasal submucosal septal pushover
transsphenoidal approach), mở qua rãnh môi lợi
hàm trên (sublabial transeptal transphenoidal
approach), đường mở qua xoang bướm mở rộng
(extended transsphenoidal approach). Vi phẫu
thuật u tuyến yên bằng đường mổ qua xoang
bướm có thể áp dụng đối với u tuyến yên tăng
tiết prolactine, tăng tiết GH, tăng tiết ACTH
hoặc u tuyến yên không tăng tiết. Nhưng
phương pháp tiếp cận xoang bướm, mở xoang
bướm, cắt bỏ hay không cắt bỏ vách khoang mũi
(septal) có thể ảnh hưởng tới kết quả phẫu
thuật(2,3,4). Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá và so
sánh kết quả vi phẫu thuật u tuyến yên qua
xoang bướm với cách tiếp cận xoang bướm khác
nhau.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu dựa trên 140 bệnh nhân
u tuyến yên được phẫu thuật tại Khoa Phẫu
thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức từ 1/2009
tới tháng 12/2009.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, xét
nghiệm nội tiết prolactine, GH, ACTH, LH, FSH
và chụp cộng hưởng từ và/hoặc cắt lớp vi tính
sọ não trước mổ. Phẫu thuật được thực hiện tại
Bệnh viện Việt Đức với kỹ thuật vi phẫu qua
xoang bướm.
Các bước tiến hành
Lập mẫu bệnh án nghiên cứu. Khám lâm
sàng, thực hiện các xét nghiệm, thăm dò hình
ảnh. Đánh giá kết quả xét nghiệm và đọc phim
chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Ghi nhận
những thông tin và điều vào mẫu bệnh án. Dựa
vào lâm sàng, xét nghiệm nội tiết trước khi mổ,
chúng tôi chia bệnh nhân thành các loại u tuyến
yên không tăng tiết (hội chứng chèn ép, không
có tăng nội tiết tố, hoặc suy giảm nội tiết tố), u
tăng tiết prolactine (hội chứng chèn ép, rối loạn
hoặt động tình dục, vô sinh, tiết sữa, chỉ tăng
tiết prolactine), u tăng tiết GH (to viễn cực, thay
đổi hình dạng, da, khuôn mặt, chỉ tăng tiết GH),
u tăng tiết ACTH (bệnh Cushing, tăng tiết
ACTH, cortisol).
Chuẩn bị phẫu thuật theo quy trình
thường quy. Dụng cụ phẫu thuật: định vị với
hệ thống Neuronavigation Brainlab, kính vi
phẫu Zeiss NC4, bộ dụng cụ vi phẫu tuyến
yên qua xoang bướm. Tất cả bệnh nhân được
phẫu thuật bằng phương pháp vi phẫu qua
xoang bướm theo 5 thì: tiếp cận xoang bướm,
mở xoang bướm, mở sàn hố yên, lấy u và
đóng vết mổ. Kỹ thuật được chia thành 2
nhóm: mở vào xoang bướm qua mũi, hoặc
qua rãnh môi lợi hàm trên. Hầu hết bệnh nhân
được cắt bỏ vách ngăn khoang mũi dù mở
qua miệng hay qua mũi. Thành trước xoang
bướm được lấy bỏ bằng kìm cò súng và cắt bỏ
vách liên xoang bướm. Mở sàn hố yên bằng
đục và kìm cò sung. Mở màng cứng và lấy bỏ
khối u bằng thìa nạo hay máy hút. Nếu nước
não tủy chảy qua chỗ mở màng cứng hoặc
trong quá trình phẫu thuật sẽ đóng sàn hố
yên bằng mỡ hoặc cân cơ (lấy từ dưới da
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 424
bụng, dưới da đùi), gelfoame và mảnh xương
lấy từ vách ngăn khoang mũi (septal). Kết quả
được đánh giá dựa trên tiêu chí: thời gian mổ,
ánh sáng tại trường mổ, mức độ thuận lợi hay
khó khăn khi cắt bỏ vách mũi, mở thành trước
xoang bướm, cắt bỏ vách liên xoang, mở sàn
hố yên, lấy u, chảy máu trong mổ, rò nước
não tủy trong mổ và rò nước não tủy sau mổ,
tổn thương xoang tĩnh mạch hang, tổn thương
động mạch cảnh, mức độ lấy hết u, chảy máu
niêm mạc sau mổ, chảy máu trong não, não
úng thủy, biến chứng sau mổ khác.
Đánh giá kết qua sau mổ tại thời điểm khi ra
viện và sau mổ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng:
khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp cộng hưởng
từ sau mổ. Kết quả xử lý theo chương trình
EPI6.0.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 1 năm, chúng tôi đã lựa
chọn được 140 bệnh nhân u tuyến yên đáp ứng
đủ tiêu chuẩn nghiên cứu (chọn lọc từ 179 bệnh
nhân u tuyến yên được phẫu thuật trong cùng
thời gian). Trong đó bao gồm 52 bệnh nhân nam
(37,14%) và 88 nữ (62,86%). Thấp nhất là 16 tuổi
và nhiều nhất là 71 tuổi (trung bình 35), nhóm
tuổi hay gặp nhất là 21-50 tuổi (71,42%). U tuyến
yên nhỏ (microadenoma) được xác định ở 9
bệnh nhân và u tuyến yên lớn (macroadenoma)
ở 131 bệnh nhân. Loại u tuyến yên tăng tiết
prolactine hay gặp nhất với 66 bệnh nhân, u
tuyến yên không tăng tiết 52, u tăng tiết GH 20
(Acromegaly) và u tăng tiết ACTH 2 bệnh nhân
(Bệnh Cushing). Tất cả 140 bệnh nhân được thực
hiện phẫu thuật qua xoang bướm với kính vi
phẫu và lấy được khối u. Trong đó, tiếp cận
xoang bướm với đường mở qua rãnh môi lợi
hàm trên (mở qua miệng) ở 67 bệnh nhân (31
prolactinoma, 9 acromegaly, 22 u không tăng
tiết) và mở qua mũi (mở qua niêm mạc mũi) ở
73 bệnh nhân (35 prolactinoma, 11 acromegaly,
30 u không tăng tiết, 2 Cushing). Thời gian mổ
trung bình nhóm mở qua rãnh môi lợi là 92±7,5
phút và nhóm mở qua mũi 95±6,5 phút.
Bảng 1-Mối liên quan giữa tai biến trong mổ với
đường vào xoang bướm
Tai biến Mở qua
mũi
Mở qua
miệng
Tổng số BN
Chảy máu phải
dùng Surgicel
22 28 50
Chảy máu nhiều 4 2 6
Rò NNT trong mổ 9 11 20
Không tai biến 38 26 64
BN-bệnh nhân, NNT-nước não tủy
Tỷ lệ tai biến ở nhóm bệnh nhân mở qua
miệng và mở qua mũi không khác nhau với p >
0,05. Ngoài ra, khi mở qua mũi có 3 trường hợp
bị rách lỗ mũi.
Bảng 2-Mối liên quan giữa tỷ lệ lấy hết u với đường
vào xoang bướm
Mức độ lấy
hết u
Lấy hết u Lấy gần hết u Lấy một phần
u
Đường vào
qua miệng
41 25 1
Đường vào
qua mũi
49 23 1
Tỷ lệ lấy hết u ở nhóm mở vào xoang bướm
qua mũi và qua miệng là không khác nhau với
p= 0,4647.
Bảng 3-Mối liên quan giữa biến chứng chảy máu
mũi sau mổ với đường vào xoang bướm
Mở qua mũi Chảy máu
mũi sau mổ
Mở qua
miệng
Đường vào
xoang bướm
5 3 18
Không chảy
máu mũi
68 54 122
Tổng số BN 73 67 140
Tỷ lệ chảy máu mũi sau mổ ở nhóm mở vào
xoang bướm qua miệng cao hơn ở nhóm tiếp
cận xoang bướm qua mũi, có ý nghĩa thống kê
với p< 0,05; OR= 3,2741; 95%; CI: 1,0991-9,7528.
Bảng 4-So sánh kết quả mổ giữa hai đường mở vào
xoang bướm
Đường mở
xoang bướm
Mở qua mũi Mở qua
miệng
Tổng số BN
Lấy hết khối u 49 (67,12%) 41 (61,19%) 90 (64,29%)
Chảy máu
trong mổ
29 (39,73%) 27 (40,29%) 56 (40%)
Chảy máu
mũi sau mổ
5 (6,85%) 13 (19,40%) 18 (12,86%)
Đái nhạt 12 (16,44%) 14 (20,89%) 26 (18,57%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 425
Đường mở
xoang bướm
Mở qua mũi Mở qua
miệng
Tổng số BN
Tử vong 1 (1,37%) 2 (2,98%) 3 (2,14%)
Thao tác dễ
dàng
68 (93,15%) 65 (97,01%) 133 (95%)
Không đau &
không sưng
nề sau mổ
65 (89,04%) 45 (67,16%) 110 (78,57%)
Tổng số BN 73 67 140
Khi so sánh tỷ lệ người bệnh đau nhiều,
sưng nề ngay sau mổ, chúng tôi thấy nhóm
bệnh nhân mổ với đường mở qua mũi ít đau
hơn và sưng nề ít hơn với p<0,005; OR=3,9722;
95%; CI:1,6247-9,7118.
BÀN LUẬN
Khi so sánh về loại khối u, kích thước khối u
và vị trí khối u giữa hai nhóm (rạch niêm mạc
môi lợi, đi qua miệng và rạch niêm mạc mũi, đi
qua mũi) không có sự khác nhau. Kết quả phẫu
thuật của hai nhóm thấy rõ trong bảng 1, bảng 2,
bảng 3 và bảng 4. Phẫu thuật qua xoang bướm
với cách mở qua rãnh môi lợi hàm trên phẫu
tích rộng hơn và bắt buộc phải cắt bỏ vách ngăn
khoang mũi. Khi phẫu tích rộng niêm mạc mũi
thường gây sưng nề và gây đau nhiều sau mổ.
Tuy nhiên, khi mở qua rãnh môi lợi hàm trên có
một số ưu điểm sau: phẫu trường rộng hơn,
hướng dụng cụ phẫu thuật ở chính giữa và ít
khi đi lệch sang bên. Mở vào xoang bướm bằng
cách mở niêm mạc rãnh mội lợi hàm trên
thường có đường mở rộng hơn nên ánh sáng
kính vi phẫu tại trường mổ tốt hơn và các thao
tác phẫu thuật cũng thực hện dễ dàng hơn(5).
Hơn nữa, với kỹ thuật này chúng ta có thể sử
dụng van Hardy to hơn. Ngược lại, với kỹ thuật
mở qua mũi, trường mổ hẹp hơn, chỉ sử dụng
van nhỏ, ánh sáng tại phẫu trường ít hơn và
hướng dụng cụ phẫu thuật đi lệch sang một
bên. Khi hướng dụng cụ lệch sang bên đối diện,
phẫu thuật viên có thể định hướng không chính
xác và đi lệch sang bên (nếu không sử dụng hệ
thống neuronavigation trợ giúp). Trong số 73
bệnh nhân mở qua mũi, 3 bệnh nhân bị rách gốc
mũi khi mở van Hardy. Những thuận lợi và khó
khăn của mỗi phương pháp có thể ảnh hưởng
tới kết quả phẫu thuật?
Khi so sánh giữa hai phương pháp tiếp cận
xoang bướm, chúng tôi thấy, tỷ lệ tai biến như
chảy máu trong mổ, rò nước não tủy trong và
sau mổ không khác nhau (Bảng 1). Chảy máu
trong mổ phụ thuộc vào loại khối u, tổ chức u,
tổn thương động mạch cảnh, tổn thương xoang
tĩnh mạch hang. Rò nước não tủy trong mổ và
sau mổ cũng phụ thuộc vào vị trí và độ rộng khi
mở màng cứng, mức độ lấy hết u, mở màng
cứng quá rộng, không đóng lại sàn hố yên đúng
phương pháp. Mở màng cứng chính xác vị trí
khối u, không bóc tách bao khối u sẽ giảm tỷ lệ
rò nước não tủy trong mổ(3,6). Khi không sử
dụng hệ thống neuronavigation trợ giúp, rất
khó xác định chính xác vị trí rạch màng cứng và
dễ gây rò nước não tủy. Chúng tôi chủ động lấy
u trong bao và tất cả 140 bệnh nhân được sử
dụng hệ thống neuronavigation trợ giúp. Như
vậy, mở qua mũi hay mở qua miệng không ảnh
hưởng tới tỷ lệ tai biến trong và sau mổ.
Mức độ cắt bỏ hoàn toàn khối u tuyến yên
ở nhóm mở qua mũi là 49/73 (67,12%) và ở
nhóm mở qua miệng là 41/67 (61,19%) và tỷ lệ
cắt bỏ gần hết khối u hay cắt bỏ một phần
khối u ở hai nhóm cũng không khác nhau
(Bảng 2 và bảng 4). Tỷ lệ cắt bỏ hết khối u
cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
như kích thước khối u, vị trí khối u, mức độ
xâm lấn khối u, mật độ khối u và kinh nghiệm
của phẫu thuật viên. Khi khối u lớn, xâm lấn
xoang tĩnh mạch hang, xâm lấn sang hố thái
dương hoặc xâm lấn nhiều lên vùng trên yên,
rất khó cắt bỏ hoàn toàn khối u. Hoặc trong
trường hợp khối u tái phát, u xơ, u
chắccũng rất khó cắt bỏ khối u(4,8). Nếu khối
u nhỏ (microadenoma), khả năng cắt bỏ hoàn
toàn khối u tương đối dễ dàng(9). Khi so sánh
mức độ cắt u, chúng tôi thấy tỷ lệ cắt hết u
cao hơn ở nhóm bệnh nhân u loại
prolactinoma, u chảy máu, u không phát triển
sang bên, u xâm lấn vào xoang bướm, u phát
triển theo trục dọc ở đường giữa(8).
Chảy máu mũi sau mổ ít khi gây nguy hiểm
cho bệnh nhân nhưng thường làm bệnh nhân lo
lắng, khó chịu. Chảy máu mũi sau mổ thường
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên đề Phẫu thuật Thần Kinh 426
chảy qua hai ống nhựa đặt trong hai lỗ mũi hoặc
chảy vào thành sau họng. Phần lớn bệnh nhân
chảy máu mũi sẽ ngừng chảy sau khi thay băng,
băng ép niêm mạc mũi. Hiếm khi phải nhét
meche mũi sau hoặc phẫu thuật lại để cầm máu.
Trong một số ít trường hợp chảy máu nhiều (do
chảy máu từ động mạch chân-bướm-khẩu-cái)
phải mổ lại để cầm máu. Trong số 140 bệnh
nhân, không có trường hợp nào phải mổ lại để
cầm máu nhưng có 18 bệnh nhân chảy máu mũi
nhiều, phải thay băng và 5 trong số đó phải nhét
meche mũi sau. Chúng tôi cho rằng những
trường hợp đó bị chảy máu nhiều từ niêm mạc
mũi, nơi bóc tách rộng. Tỷ lệ chảy máu mũi sau
mổ ở nhóm bệnh nhân mở qua niêm mạc mũi ít
hơn (có ý nghĩa thống kê với p<0,05; bảng 3).
Phẫu tích rộng, bóc tách niêm mạc rộng, cắt bỏ
hoàn toàn vách ngăn khoang mũi làm tăng nguy
cơ chảy máu niêm mạc mũi sau mổ. Chảy máu
tại ổ mổ, chảy máu do tổn thương động mạch
cảnh hay tổn thương xoang tĩnh mạch hang có
thể gây chảy máu qua mũi, miệng hoặc chảy
máu vào trong não, chảy máu não thất gây hôn
mê(4,5). Chụp cắt lớp vi tính sẽ khẳng định chảy
máu. Chụp mạch máu não sẽ khẳng định
thương tổn mạch lớn. Chúng tôi không gặp
trường hợp nào bị tổn thương mạch lớn trong số
140 bệnh nhân. Nhưng tại Việt Nam và trên thế
giới đã mô tả thương tổn động mạch cảnh trong
sau mổ u tuyến yên qua xoang bướm phải xử trí
bằng nút mạch(1,7).
Sưng nề và đau sau mổ ở nhóm bệnh nhân
mổ với đường rạch niêm mạc môi lợi cao hơn so
với nhóm mổ qua mũi, rạch niêm mạc mũi
(p<0,005; OR=3,9722; 95%; CI:1,6247-9,7118),
(Bảng 4). Phẫu thuật bóc tách rộng niêm mạc
môi, lợi và trong mũi, cắt bỏ rộng rãi vách ngăn
khoang mũi thường gây sưng nề, tụ máu và đau
hơn. Một số tác giả cho rằng mở qua miệng,
rạch niêm mạc môi lợi cho phép thăm dò rộng
rãi hơn, ánh sáng kính vi phẫu tại phẫu trường
tốt hơn và các thao tác phẫu thuật dễ dàng
hơn(3,5). Thực tế, chúng không không thấy sự
khác nhau khi thao tác phẫu thuật giữa hai
đường mở và tiếp cận xoang bướm trên đây.
Khi só sánh thời gian nằm viện và kết quả xa
sau mổ giữa 2 nhóm, chúng tôi thấy không có
sự khác nhau giữa hai nhóm (Bảng 4). Những
nhà chuyên khoa mũi, họng cho rằng, mở qua
miệng với đường rạch niêm mạc môi lợi hàm
trên gây tổn thương tổ chức lành nhiều hơn và
để lại nhiều di chứng sau mổ ở mũi như vẹo
vách ngăn, viêm mũi, mất ngửi(7,9). Nhất là
trong trường hợp mở qua miệng với đường mổ
qua xoang bướm mở rộng (extended
transsphenoidal approach).
KẾT LUẬN
Vi phẫu thuật qua xoang bướm cắt bỏ khối u
tuyến yên có thể sử dụng hai đường tiếp cận
xoang bướm qua mũi (rạch niêm mạc mũi) và
qua miệng (rạch niêm mạc môi-lợi hàm trên).
Kết quả phẫu thuật không khác nhau giữa hai
nhóm nhưng nhóm mở qua mũi ít đau, ít sưng
nề và ít chảy máu mũi sau mổ hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aron DC et al (1995). Pituitary tumors: current concepts in
diagnosis and management. West J Med, 162: 340-352.
2. Atkinson JLD et al (2008). Sublabial transseptal vs transnasal
combined endoscopic microsurgery in patients with Cushing
disease and MRI-depicted microadenomas. Mayo Clin Proc, 83(5):
550-553.
3. Ciric I et al (1983) Transsphenoidal microsurgery of pituitary
macroadenomas with long-term follow-up results. J Neurosurg,
59: 395-401.
4. Er U et al (2008). Sublabial transseptal approach to pituitary
adenomas with special emphasis on rhinological complications,
Turkish Neurosurgery, 18(4): 425-430.
5. Kanter AS et al (2005). The transsphenoidal approach. Neurosurg
Focus, 18(4): E6.
6. Lamberts SWJ and Hofland (2009). Future treatment strategies of
aggressive pituitary tumors. In: Pituitary, 12, pp 261-264.
Springer.
7. Lania AG et al (2010). Evolution of an aggressive prolactinoma
into a growth hormone secreting pituitary tumor coincident with
GNAS gene mutation. J Clin Endocrinol Metab, 95: 13-17.
8. Lý Ngọc Liên (2003). Nghiên cứu áp dụng phương pháp mổ u
tuyến yên qua đường xoang bướm tại BV HN Việt Đức. Luận
văn CKII, Đại học Y Hà Nội.
9. Senior BA et al (2008). Minimally invasive pituitary surgery. The
Laryngoscope, 118: 1842-1855.