Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, nhất là trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay. Chính vì thế mỗi quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của mình nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư. Một trong những điều hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư đó là những ữu đãi của các quốc gia dành cho các nhà đầu tư đặc biệt là những ưu đãi về thuế nhập khẩu. Một trong những hình thức phổ biến nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải kể đến đó là khu chế xuất. Các khu chế xuất được thành lập từ những năm 60, với những chế độ ưu đãi đặc biệt mà các nước sở tại dành cho các nhà đầu tư, nên nó đã trở thành một mô hình hấp dẫn và phổ biến đối với hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế của các nước này phụ thuộc tương đối vào nguồn vốn từ bên ngoài chính vì vậy các nước này luôn mong muốn xây dựng nhiều khu chế xuất nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1978 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí của các khu chế xuất và tình hình phát triển của nó ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, nhất là trong xu thế hợp tác và phát triển hiện nay. Chính vì thế mỗi quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của mình nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư. Một trong những điều hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư đó là những ữu đãi của các quốc gia dành cho các nhà đầu tư đặc biệt là những ưu đãi về thuế nhập khẩu. Một trong những hình thức phổ biến nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải kể đến đó là khu chế xuất. Các khu chế xuất được thành lập từ những năm 60, với những chế độ ưu đãi đặc biệt mà các nước sở tại dành cho các nhà đầu tư, nên nó đã trở thành một mô hình hấp dẫn và phổ biến đối với hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền kinh tế của các nước này phụ thuộc tương đối vào nguồn vốn từ bên ngoài chính vì vậy các nước này luôn mong muốn xây dựng nhiều khu chế xuất nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa.
Vậy khu chế xuất là gì? tại sao nó lại có vị trí quan trọng như vậy? và tình hình phát triển của nó hiện nay như thế nào?
Sau đây bài viết của em sẽ đề cập đến vấn đề này và nó sẽ trả lời phần nào được cho những câu hỏi trên.
I/ NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ KHU CHẾ XUẤT.
1. Định nghĩa về khu chế xuất.
Khu chế xuất (khu công nghiệp chế biến xuất khẩu) là một "Khu vực có địa giới được quy định về mặt hành chính đôi khi về mặt địa lý, có một chế độ thuế quan đặc biệt, được phép nhập khẩu tự do các thiết bị khác các sản phẩm khác để sản xuất ra các mặt hàng dành cho xuất khẩu."
(Định nghĩa của Liên hợp quốc về phát triển công nghiệp 1980).
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt động xuất khẩu, trong đó bao gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động, có ranh giới về mặt địa lý xác định, do chính phủ quyết định thành lập".
Khái quát lại, ta có thể định nghĩa Khu chế xuất theo hai nghĩa.
Theo nghĩa hẹp, khu chế xuất là một khu vực riêng biệt với phần nội địa của một nước chuyên sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ đưa vào khu vực này được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu.
Theo nghĩa rộng, khu chế xuất là khu vực biệt lập có chế độ thuế quan riêng theo phương thức tự do bao gồm nhiều hình thức khác nhau như cảng tự do, khu mậu dịch tự do... Hiệp hội khu chế xuất thế giới cho rằng khu chế xuất là "tất cả những khu vực được phép của chính phủ như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu phi thuế quan, khu công nghiệp tự do hay bất cứ khu nào khác kể cả khu ngoại thương tự do".
2. Phân biệt khu chế xuất, khu công nghiệp, đặc khu kinh tế.
Vì rất nhiều độc giả mới đọc lướt qua về các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do nên rất hay nhầm lẫn giữa 3 thể loại này chính vì thế để giúp độc giả có thể phân biệt được phần nào sự khác nhau giữa chúng đồng thời cũng có cái nhìn sâu sắc hơn về khu chế xuất em sẽ làm một phần so sánh nhỏ về vấn đề này. Nhưng trước hết cần phải biết thế nào là đặc khu kinh tế.
Đặc khu kinh tế là một hình thức khu kinh tế tự do được áp dụng tại Trung Quốc vào đầu những năm 80. Các đặc khu thường có quy mô lớn, được ngăn cứng, thực hiện các chức năng phức tạp và có phương pháp quản lý khác biệt so với các khu kinh tế tự do khác. Trong đặc khu vẫn có dân cư sinh sống, có cả các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp, không hoàn toàn hướng về xuất khẩu và không được miễn hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu. Sản phẩm của đặc khu kinh tế (ĐKKT) chẳng những phục vụ xuất khẩu, mà còn phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường nội địa. Mặc dù mục tiêu chính của nó là phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng nó đồng thời cũng phát triển các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác như nông nghiệp, chăn nuôi, du lịch, thương nghiệp. ĐKKT có hai tác dụng "mở cửa" nhìn ra thế giới, giao lưu với thế giới, phản xạ hai chiều "một mặt nhằm thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển nâng cao trình độ kĩ thuật trong nước, mặt khác thu hút vốn, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu".
Qua định nghĩa trên cũng đủ cho ta thấy được sự khác biệt giữa KCX và ĐKKT. Nó khác nhau ở cả mục đích, mức độ ưu tiên và đặc điểm. Nếu như với KCX thì đó là một vùng đất không có dân sinh sống ngược lại với ĐKKT. Còn về mục đích thì KCX nhằm xuất khẩu còn với ĐKKT thì rộng hơn nó không chỉ nhằm phục vụ cho xuất khẩu mà còn phục vụ cho thị trường nội địa còn về mức độ ưu đãi thì KCX được miễn giảm thuế hoàn toàn hoặc hầu như hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu còn với ĐKKT thì không.
Còn với khu công nghiệp (KCN) thì sao?
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp trong khu vực có ranh giới xác định, không có dân cư có thể có các doanh nghiệp xuất khẩu, với một số ưu đãi.
Ở đây có sự phân biệt rõ ràng giữa KCN và KCX. KCN chỉ chuyên sản xuất hàng công nghiệp còn KCX thì chuyên sản xuất hàng xuất khẩu.
3. Đặc điểm của KCX.
( Là một khu đất thuộc lãnh thổ của một nước được quy hoạch tách riêng ra, thường được ngăn ngừa bằng tường rào kiên cố để hoạt động tách biệt với phần nội địa. Trong KCX không có dân cư sống.
( Mục đích hoạt động của KCX là thu hút các nhà sản xuất công nghiệp nước ngoài và trong nước định hướng hoạt động xuất khẩu bằng những biện pháp đặc biệt ưu đãi về thuế quan, về các điều kiện mậu dịch và các loại thuế.
( Hàng hóa, tư liệu sản xuất nhập vào KCX để sản xuất hàng xuất khẩu được miễn giảm thuế hải quan (nếu nhập khẩu từ KCX vào nội địa thì phải nộp thuế nhập khẩu).
( Các chủ đầu tư nước ngoài được ưu tiên vào KCX hoạt động. Các xí nghiệp công ty sản xuất, kinh doanh ở khu này còn được miễn hoặc giảm các loại thuế và phí khác của nước sở tại. Nước chủ nhà thường hỗ trợ các khu này bằng cách cung cấp một số dịch vụ công miễn phí hoặc giảm phí. Các thủ tục hành chính ở các khu vực này cũng được đơn giản hóa và minh bạch hơn.
( Hàng hóa, vốn, nhân lực trong khu vực này được di chuyển tương đối tự do trên phạm vi quốc tế.
( Công ty KCX là một doanh nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, kinh doanh các loại dịch vụ cho thuê.
4. Vai trò của KCX.
* Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
KCX có vai trò tích cực trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài do nó được xây dựng tại những nơi tập trung nhiều lợi thế nhất của nước chủ nhà: ở đó có nguồn nhân công lao động dồi dào, giá thành rẻ, cơ sở vật chất thuận lợi, ngoài ra lại được hưởng những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn.
* Tiếp nhận được công nghệ khoa học kĩ thuật và quản lý tiên tiến.
Vì các doanh nghiệp trong các KCX được tiếp thu CN KHKT mới thông qua sự chuyển giao công nghệ của các hoạt động đầu tư nước ngoài và sức ép cạnh tranh trên thị trường nhờ đó các doanh nghiệp của nước sở tại có thể trực tiếp áp dụng công nghệ cao đó để rồi từ đó có kinh nghiệm sau đó áp dụng trực tiếp cho nước mình. Ngoài ra vì trong số những lao động làm việc tại các khu kinh tế tự do có khoảng 10% ở vị trí lãnh đạo hoặc kĩ thuật. Những người này sau khi quay trở về làm cho các công ty trong nước sẽ trở thành những người truyền bá kĩ thuật và cách thức quản lý mới.
Ví dụ như Đài Loan và Hàn Quốc đã áp dụng chính sách " đổi mới trên cơ sở bắt chước" trong giai đoạn đầu CNH đồng thời tích cực gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài. Đài Loan đã cử hơn 4000 công nhân, kĩ thuật viên sang đào tạo ở Nhật từ năm 1966 đến 1979.
* Tạo thêm việc làm đồng thời cũng nâng cao đáng kể chất lượng lao động của công nhân.
Đối với các nước đang phát triển việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế việc ra đời các khu kinh tế đã góp một phần rất lớn vào việc giải quyết vấn đề này nó đã tạo ra một khối lượng việc làm đáng kể giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp ở nước sở tại. Ngoài ra có khoảng hàng triệu người làm việc gián tiếp cho các KCX này thông qua các hoạt động dịch vụ như vận tải, nhà ở... và đặc biệt thông qua việc mua nguyên liệu trung gian của các nhà cung cấp địa phương tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển.
Ví dụ điển hình như trường hợp của Costa Rica từ năm 1981 các KCX của nước này đã tạo gần 49.000 việc làm trong những ngành may mặc và điện tử, giúp nạn thất nghiệp giảm xuống còn 5%.
Ngoài ra nó cũng góp phần nâng cao chất lượng của công nhân: vì khi vào làm việc các KCX thì những người công nhân phải có tay nghề trong lĩnh vực mà doanh nghiệp của họ kinh doanh hoặc có thể họ đã từng qua các trung tâm dạy nghề hay trong các KCX đó người ta sẽ mở lớp đào tạo nghề cho công nhân.
Ví dụ: như ở Việt Nam khu Dung Quất có trường dạy nghề Dung Quất, khu công nghiệp Việt Nam - Singapo có trung tâm dạy nghề Việt Nam - Singapo. Với việc thành lập các trung tâm dạy nghề và đào tạo trong các khu công nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng lao động của lực lượng lao động Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực cho quá trình CNH của Việt Nam.
* Tăng xuất khẩu và thu ngoại tệ, lành mạnh cán cân thương mại và cán cân thanh toán.
Tăng xuất khẩu và thu ngoại tệ trở thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá sự thành công của một khu kinh tế tự do nói chung và KCX nói riêng. Đây cũng chính là một mục tiêu hàng đầu để chính phủ các quốc gia thành lập các KCX và đây cũng là căn cứ để đưa ra các chính sách ưu đãi cho các khu này. Vì khối lượng xuất khẩu tăng dẫn đến số lượng ngoại tệ thu được cũng sẽ tăng kết quả là làm lành mạnh hoá cán cân thương mại và cán cân thanh toán của quốc gia.
* Thúc đẩy sự phát triển của vùng lãnh thổ.
Thông qua việc xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng như xây dựng thêm đường xá, cầu cống, điện nước, thành lập các nhà máy xí nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân... Nên đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của mình, góp phần nâng cao tăng trưởng kinh tế vùng. Ngoài ra vì nhu cầu và các dịch vụ ở các nơi có KCX gia tăng nên các KCX đã góp phần thúc đẩy hợp đồng kinh doanh dịch vụ và tạo doanh thu cho các cơ sở dịch vụ trong vùng. Ngoài ra nó còn tạo phản ứng dây chuyền kích thích các vùng lân cận phát triển.
* Phát triển các loại hình dịch vụ logicstic biến KCX trở thành cầu nối giữa kinh tế nội địa với thị trường thế giới, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
* Hình thành các mối liên kết và gián tiếp.
Các nước đều có các biện pháp để các xí nghiệp trong khu hoà nhập với kết cấu kinh tế của địa phương, trong đó có các khâu cung cấp nguyên vật liệu, thực hiện các hợp đồng thầu lại hoặc mở rộng diện đầu tư của các nhà đầu tư trong khu ra các vùng khác trên cả nước.
5. Nguyên nhân thất bại của các KCX trên thế giới
Thứ nhất: Sai lầm trong lựa chọn thời điểm xây dựng.
Thời điểm xây dựng quyết định một phần tương đối lớn đến sự thành công của các KCX vì nếu KCX ra đời vào thời điểm không thích hợp như trong thời kì chiến tranh hay khủng hoảng...chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của KCX.
Ví dụ điển hình là trường hợp của KCX Ba - tan (Philippin) không thành công một phần do được xây dựng năm 1969 khi nền kinh tế thế giới đang bị suy thoái, giá dầu cao. Đây là thời điểm không hề phù hợp cho một khu kinh tế hoạt động hiệu quả vì nền kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng nên đương nhiên nó sẽ ảnh hưởng xấu mặt khác vào thời điểm đó giá dầu lại lên cao nên mọi chi phí cho giao thông đi lại là rất đắt đỏ làm cho giá thành sản phẩm xuất khẩu trong KCX cũng lên cao nên nó sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các mặt hàng.
Thứ hai, sai lầm trong lựa chọn địa điểm xây dựng.
Yếu tố vị trí địa lý quyết định rất lớn đến sự thành công của các KCX vì nếu nó được xây dựng ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thông... thì sẽ giúp ích rất nhiều cho KCX. Còn nếu nó được xây dựng trên những vùng bị trũng lầy hay quá cách biệt với bên ngoài sẽ gây khó khăn lớn cho các KCX.
Ví dụ: trường hợp của KCX Kan-di-la (Ấn Độ) được thành lập vào tháng 3/1965 ở nơi chỉ có một cảng thuỷ triều nên bị lầy về phù sa, chỉ có một đường sắt nối liền KCX với nội địa và không có sân bay. Bên cạnh đó cảng của Kan - di - la nhỏ và các tàu nước ngoài chỉ ghé vào nếu có đơn đặt hàng vận chuyển từ 300 tấn trở lên. Do vậy, các KCX tại Kan-di-la phải nhập nguyên vật liệu, xuất hàng hoá bằng đường hàng không nên chi phí vận chuyển cao làm giá thành sản xuất cao khiến khả năng cạnh tranh bị giảm. Đó chính là một lý do khiến KCX thu hút được ít nhà đầu tư (năm 1971 mới có 10 nhà máy hoạt động).
Thứ ba, cơ chế quản lý thiếu năng động, thủ tục phiền hà.
Đây là một trong số những nguyên nhân rất dễ làm nản lòng các nhà đầu tư vì nhà đầu tư nào cũng muốn doanh nghiệp của mình sớm đi vào hoạt động để tranh thủ thời gian và thời cơ thuận lợi khi đó. Nhưng họ lại vấp phải trở ngại về vấn đề thủ tục khiến họ phải bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
Ví như trường hợp của KCX Kan-di-la giấy phép nhập khẩu tư liệu sản xuất chỉ được cấp trong thời gian ngắn đồng thời phải xin chính phủ Ấn Độ cấp để chứng nhận hàng đó không có sẵn trong địa phương. Đơn vị muốn xin thành lập trong khu phải được sự chấp thuận của 3- 4 cơ quan nhà nước.
Thứ tư, ảnh hưởng của môi trường chính trị và xã hội.
Sự mất ổn định về chính trị trong nước khiến cho các nhà đầu tư không yên tâm bỏ vốn. Vì rất dễ có những cuộc đình công, đảo chính hay khủng bố và xí nghiệp của họ sẽ có thể là một trong những mục tiêu đó. Điều này khiến cho họ lo lắng về hiệu quả làm việc cũng như về sự an nguy cho chính xí nghiệp của họ, có thể họ sẽ mất trắng hoàn toàn. Chính vì vậy muốn thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài các nước sở tại phải tạo ra được một môi trường an ninh ổn định mới làm yên lòng các nhà đầu tư.
Như trường hợp ở Philippin có 4 KCX: Batan, Baghiô, Cavit, Mactan cả 4 đều hoạt động kém hiệu quả, một trong những nguyên nhân quan trọng là tình hình chính trị bất ổn, đảo chính liên miên, nạn tham nhũng, bộ máy quản lý hoạt động quan liêu, cồng kềnh gây mối nghi ngờ cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, trình độ quản lý và công nhân thấp.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các KCX. Vì nếu trình độ quản lý và trình độ tay nghề của các công nhân trong các doanh nghiệp mà không tốt, không đáp ứng được yêu cầu cần thiết thì khi ấy công nhân sẽ không thể tiếp cận được với công nghệ hiện đại, do đó doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động hiệu quả.
Đã có rất nhiều KCX mắc phải sai lầm này ví như trường hợp của KCX Kandila vì được xây ở 1 vùng lạc hậu nên thiếu công nhân có tay nghề. Bên cạnh đó điều kiện lại không hấp dẫn nên không thể thu hút được công nhân có trình độ cao từ nơi khác đến dẫn đến các công ty đều rất khó khăn khi tuyển lao động.
Thứ sáu, cơ sở hạ tầng của KCX.
Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém thiếu đường giao thông, điện nước không đầy đủ sẽ ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển hàng hóa. Công nhân thì không có chỗ ở khi phải làm việc theo ca sẽ khiến công nhân cảm thấy mệt mỏi và làm việc không hiệu quả.
Thứ bảy, sự thiếu năng động trong việc điều hành quản lý của nhà nước.
Như việc Nhà nước đồng thời cho phép quá nhiều KCX đi vào hoạt động tạo nên sự cạnh tranh lẫn nhau trong khi chính sách thu hút vốn kém hấp dẫn, môi trường đầu tư không phải là lý tưởng. Dẫn đến năng lực của các KCX được xây dựng không phát huy được hết công suất thường đạt xấp xỉ 50% dự kiến ban đầu.
Ngoài ra, sự thất bại của các KCX còn do nhiều nguyên nhân khác như: Công tác Marketing KCX còn kém, việc tổ chức quản lý hoạt động của KCX theo từng giai đoạn còn kém hiệu quả, quan hệ liên kết kinh tế giữa các khu với nền kinh tế nội địa còn lỏng lẻo, không đem lại lợi ích thực sự cho đất nước...
( 10 yếu tố quyết định sự thành công của một KCX
(Theo một chuyên gia hàng đầu về KCX người Đài Loan)
( Lao động có đào tạo có sẵn nhưng tiền lương thấp.
( Tình hình chính trị kinh tế xã hội ổn định
( Chế độ thuế đặc biệt ưu đãi với các thủ tục thuế đơn giản
( Địa điểm xây dựng KCX gần với các tuyến giao thông đường bộ, hàng không, bến cảng và các tiện nghi thuận lợi khác.
( Phương tiện giao thông liên lạc thuận lợi giá rẻ.
( Nguồn điện cung cấp đầy đủ ổn định
( Nguồn nước công nghiệp theo tiêu chuẩn được cung cấp đầy đủ.
( Các ngành công nghiệp được hỗ trợ nguyên nhiên vật liệu, thiết bị phụ tùng.
( Các qui trình thủ tục đơn giản và dễ hiểu.
( Các tiện nghi thuận lợi về ăn, ở, giải trí và giáo dục.
II/ TÌNH HÌNH CÁC KCX TRÊN THẾ GIỚI.
1. Tình hình phát triển của các KCX trên thế giới.
Được thành lập từ những năm 60 nhằm mục đích kìm hãm sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong những nước nghèo nhất trên thế giới đồng thời cũng nhằm tạo cơ hội việc làm cho người dân ở những nước này, ngoài ra còn nhằm giảm tình trạng di cư sang các nước láng giềng có nền kinh tế phát triển hơn. Còn về phần mình với các nước đang phát triển họ hy vọng rằng nhờ vào các KCX họ có thể giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp và phát triển nền công nghiệp quốc gia hiện đại của mình.
Vào cuối những năm 70 trên thế giới có khoảng 12 KCX. Đến năm 1997 có 850 KCX với hơn 27 triệu lao động và 90% là nữ. Các nước phía nam phần lớn lao động là nữ, còn ở Trung Mỹ trong số 250 nghìn công nhân thì 90% là lao động nữ.
Bắc Mỹ và Châu Á là những vùng có nhiều KCX nhất trên thế giới, Bắc Mỹ là 320, Châu Á là 225. Nhưng mức độ tập trung nhiều nhất lại ở các vùng đang phát triển như Trung Mỹ (41), Trung Cận Đông (39).
Vào năm 1997, thì Mỹ và Mêhicô là những nước có nhiều KCX nhất trên thế giới: Mỹ (213), Mêhicô (107). Vào năm 1998 các KCX không ngừng tăng lên, có ít nhất là 104 nước đã tạo được cho mình các KCX.
Còn ở Châu Á con số các KCX đã lên tới 225 trong đó Trung Quốc chiếm 124. Cơ sở hạ tầng trong các KCX ở Trung Quốc rất tốt như công nhân đã được đào tạo sẵn, phương tiện giao thông thuận lợi, dịch vụ xã hội tốt. Còn với các nước Châu Á khác cũng đang chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để tăng cường hơn nữa các KCX như với Bănglades, Pakistan hay Srilanca chính phủ của cả 3 nước này đã phê chuẩn các chiến lược nhằm xây dựng ngày càng nhiều các KCX.
Ở Châu Phi có khoảng 47 KCX trong đó 14 là ở Kenia
Vùng
Khu chế xuất
Các nước tiêu biểu
Bắc Mỹ
320
Mỹ - 213, Mêhicô - 107
Trung Mỹ
41
Honduras - 15, Costa Rica - 9
Caraibes
51
Cộng hoà Đôminica - 35
Nam Mỹ
41
Colombia - 11, Bradin - 8
Châu Âu
81
Bulgari - 8, Slovenie- 8
Trung Cận Đông
39
Thổ Nhĩ Kì - 11, GioocDani - 7
Châu Á
225
Trung Quốc - 124, Philippin- 35
Châu Phi
47
Kenia - 14, Ai Cập - 6
Thái Bình Dương
2
Ôxtrâylia - 1, Fidji - 1
Tổng
845
(Nguồn: cơ quan lao động quốc tế năm 1997).
Phần lớn các nước có KCX đều là những nước có lượng công nhân dồi dào và các xí nghiệp trong các KCX này chủ yếu sản xuất các mặt hàng đòi hỏi nhiều công nhân như ngành may mặc, da giầy, lắp ráp... Những ngành công nghiệp này phần lớn chỉ sử dụng các loại thiết bị máy móc rẻ, đơn giản và không đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao. Các xí nghiệp này xuất khẩu mặt hàng chủ yếu sang những nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn như: Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
Theo một bản thông báo từ Cơ quan lao động quốc tế tháng 10/2002, con số các KCX đã tăng từ 79 trong 25 nước năm 1975 sang 3000 trong 116 nước năm 2002 trong đó 2/3 là ở Trung Quốc và có khoảng 37 triệu lao động, trong đó Trung Quốc chiếm 30 triệu lao động.
Sau đây là bảng tổng kết về tình hình phát triển của các KCX trên thế giới từ 1975 đến 2002.
Năm
1975
1986
1995
1987
2002
Nước có KCX
25
47
73
93
116
KCX
79
176
500
845
3000
Người lao động (nghìn)
-
22,5
37,0
Trung Quốc
-
18,0
30,0
Vùng khác
-
4,5
7,0
(Nguồn: cơ quan lao động quốc tế 2002)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng các KCX ngày càng tăng và tăng nhanh nhất là vào những năm từ 1987 đến 2002 số lượng các KCX đã tăng tới 2155 khu. Đây là mức tăng kỉ lục nhất kể từ năm 1975 đến 2002.
Kéo theo đó là số lượng các nước