Mở đầu: Viêm cầu thận tiến triển nhanh (VCTTN) là một trường hợp viêm cầu thận cấp có hiện tượng mất chức năng thận nhanh chóng và là một cấp cứu cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nghiên cứu về bệnh lý này ở trẻ em không có nhiều. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh của các trường hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh nhập viện tại khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2011. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca. Kết quả: Trong 13 bệnh nhân đã được chẩn đoán là VCTTTN bao gồm 6 bệnh nhân lupus đỏ hệ thống, 6 bệnh nhân viêm cầu thận hậu nhiễm và một bệnh nhân Henoch‐Schonlein. Tất cả bệnh nhân có tuổi trung bình là 13,07 (9‐15), với 6 bệnh nhân nam (46%) và 7 bệnh nhân nữ (54%). Tất cả bệnh nhân đều có bằng chứng tổn thương thận trên lâm sàng với phù và tiểu đạm. Đa số bệnh nhân có cao huyết áp (84,6%). Tất cả 6 bệnh nhân lupus đỏ đều có tổn thương giải phẫu bệnh thận nặng (WHO IV) và đa số là liềm thể xơ trong khi 6 bệnh nhân viêm cầu thận hậu nhiễm có hình ảnh liềm tế bào. Mức độ xơ hóa ống thận mô kẽ ở 4/6 bệnh nhân lupus có diễn tiến đến bệnh thận mạn là trên 20%, trong khi đó tất cả các trường hợp VCTTN khác có diển tiến hồi phục đều có tỷ lệ phần trăm cầu thận có mức độ xơ hóa dưới 15%. 12 bệnh nhân (92%) được điều trị với methylprednisolone liều cao, 4 bệnh nhân (30%)có sử dụng ức chế miễn dịch bao gồm prednisone và cyclophosphamid, 3 bệnh nhân (23%) được lọc thận tùy theo mức độ lâm sàng và sang thương giải phẫu bệnh. 7 bệnh nhân đạt lui bệnh trên lâm sàng, 5 bệnh nhân tồn tại bệnh thận mạn tính và một tử vong do viêm phổi nhiễm trùng bệnh viện.
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viêm cầu thận tiến triển nhanh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 190
VIÊM CẦU THẬN TIẾN TRIỂN NHANH TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Lê Phạm Thu Hà**, Huỳnh Thoại Loan*
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm cầu thận tiến triển nhanh (VCTTN) là một trường hợp viêm cầu thận cấp có hiện tượng mất
chức năng thận nhanh chóng và là một cấp cứu cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nghiên cứu về bệnh lý này ở
trẻ em không có nhiều.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh của các trường hợp viêm cầu thận tiến
triển nhanh nhập viện tại khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 9 năm 2011.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt ca.
Kết quả: Trong 13 bệnh nhân đã được chẩn đoán là VCTTTN bao gồm 6 bệnh nhân lupus đỏ hệ thống, 6
bệnh nhân viêm cầu thận hậu nhiễm và một bệnh nhân Henoch‐Schonlein. Tất cả bệnh nhân có tuổi trung bình
là 13,07 (9‐15), với 6 bệnh nhân nam (46%) và 7 bệnh nhân nữ (54%). Tất cả bệnh nhân đều có bằng chứng tổn
thương thận trên lâm sàng với phù và tiểu đạm. Đa số bệnh nhân có cao huyết áp (84,6%). Tất cả 6 bệnh nhân
lupus đỏ đều có tổn thương giải phẫu bệnh thận nặng (WHO IV) và đa số là liềm thể xơ trong khi 6 bệnh nhân
viêm cầu thận hậu nhiễm có hình ảnh liềm tế bào. Mức độ xơ hóa ống thận mô kẽ ở 4/6 bệnh nhân lupus có diễn
tiến đến bệnh thận mạn là trên 20%, trong khi đó tất cả các trường hợp VCTTN khác có diển tiến hồi phục đều
có tỷ lệ phần trăm cầu thận có mức độ xơ hóa dưới 15%. 12 bệnh nhân (92%) được điều trị với
methylprednisolone liều cao, 4 bệnh nhân (30%)có sử dụng ức chế miễn dịch bao gồm prednisone và
cyclophosphamid, 3 bệnh nhân (23%) được lọc thận tùy theo mức độ lâm sàng và sang thương giải phẫu bệnh. 7
bệnh nhân đạt lui bệnh trên lâm sàng, 5 bệnh nhân tồn tại bệnh thận mạn tính và một tử vong do viêm phổi
nhiễm trùng bệnh viện.
Kết luận: Viêm cầu thận tiến triển nhanh không thường gặp ở trẻ em, đa phần có diễn tiến cấp tính và
nặng. Độ nặng của bệnh có liên quan đến mức độ suy thận ban đầu, tỷ lệ cầu thận có liềm thể và mức độ xơ hóa
ống thận mô kẽ. Đáp ứng điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và thời gian bắt đầu điều trị. Chúng tôi cho rằng
việc chẩn đoán sớm và xử trí tích cực ngay sẽ giúp cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân.
Từ khóa: viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận liềm thể, bệnh thận mạn, liềm thể, trẻ em
ABSTRACT
RAPIDLY PROGRESSIVE GLOMERULONEPHRITIS IN CHILDREN’S HOSPITAL 1
Le Pham Thu Ha, Huynh Thoai Loan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 189 ‐ 196
Background: Rapidly progressive glomerulonephritis (RPGN) is an acute nephritic illness with rapid loss
of kidney function and need to be urgent to diagnose and treat. Studies in children are limited.
Objectives: To evaluate the clinical, laboratory features, renal pathology of rapidly progressive
glomerulonephritis in children admitted to the Nephrology Department, Children’s Hospital 1 from May 2008 to
September 2011.
Method: Retrospective case series.
Results: Thirteen pediatric patients were diagnosed as having RPGN, including six patients with systemic
lupus erythematosus (SLE), six with post infectious glomerulonepritis and one with Henoch Schönlein purpura.
* Khoa Thận, Bệnh viện Nhi đồng 1, ** Bộ Môn Nhi, Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: TS. Huỳnh Thoại Loan ĐT: 0918729603 E mail: huynhthoailoan@ymail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 191
Of patients with RPGN with an average age of 13.07 (9‐15) years, 6 patients (46%) were male and 7 (54%) were
female. All patients had clinical evidence of renal involvement and presented with edema and proteinuria. The
majority of the patients (84.6%) had hypertension. All 6 patients with SLE had severe renal pathology (WHO
IV) and almost fibrous crescents while all 6 patients with post infectious glomerulonephritis had cellular crescents
in their renal biopsies. The extent of tubulointerstitial fibrosis in 4/6 patients with SLE progressing to end stage
renal disease was over 20% while in others with remission, it was less than 15%. 12 patients (92%) received
intravenous administration of methylprednisolone pulse therapy, 4 patients (30%) also received
immunosuppressive therapy including prednisone and cyclophosphamide, 3 patients (23%) had to receive
continuous renal replacement therapy according to their clinical situation and renal pathology. Seven patients
achieved clinical remission, five patients presented as chronic kidney disease and one died because of hospital
acquired pneumonia.
Conclusion: Rapidly progressive glomerulonephritis is not common in children; most of them progress
rapidly and severely. It seems to be that the severity of renal failure at presentation, the proportion of glomeruli
containing crescents and the extent of tubulointerstitial fibrosis were important prognostic signs. Remission
depends on the cause and the duration to start treatment. We suggest that early recognition and prompt
aggressive treatment might improve outcome.
Key words: Rapidly progressive glomerulonephritis, crescentic glomerulonephritis, chronic kidney disease,
crescent, children.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm cầu thận liềm thể (VCTLT) là tình
trạng bệnh lý được xác định dựa trên mô học và
lâm sàng biểu hiện của viêm cầu thận tiến triển
nhanh (VCTTTN)(5). VCTTTN là bệnh lý có khả
năng gây tử vong và là một trong số ít chẩn
đoán cấp cứu thận học do ảnh hưởng đến suy
giảm chức năng thận đột ngột theo thời gian
tính bằng ngày hay tuần. Ở trẻ em tần suất
VCTTTN là không nhiều và được mô tả dựa vào
sự hiện diện của liềm tế bào trên sinh thiết thận
và tình trạng suy giảm chức năng thận cấp tính,
tiến triển(2,6,7,12,13,14). VCTTTN thường đi kèm với
những tổn thương viêm cầu thận (VCT) nguyên
phát ở trẻ em và có thể liên quan với các rối loạn
hệ thống hay viêm mạch máu toàn thân(6,7,12,13).
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về bệnh lý này nên chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này để có một nhận xét chung
về VCTTTN tại BV Nhi Đồng 1.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Chọn mẫu
Cách chọn mẫu trong nghiên cứu này là
những bệnh nhân được chẩn đoán là viêm cầu
thận liềm thể dựa vào mẫu sinh thiết thận có lớn
hơn hay bằng 50% số cầu thận có liềm thể trên
tổng số cầu thận trong mẫu sinh thiết thận, tuổi
≤ 15 và được nhập viện tại khoa Thận bệnh viện
Nhi Đồng 1 từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2011.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu
bệnh học của những bệnh nhân này được thống
kê hồi cứu.
Các định nghĩa
Lâm sàng
Phù có 3 mức độ: nhẹ là chỉ phù ở quanh
mắt 2 bên, trung bình là phù tứ chi và mức độ
nặng còn thêm tràn dịch màng bụng và màng
phổi được xác định thêm dựa vào siêu âm bụng,
ngực và X quang ngực thẳng.
Tăng huyết áp được định nghĩa khi huyết áp
tâm thu hay huyết áp tâm trương lớn hơn bách
phân vị thứ 95 theo tuổi dựa theo khuyến cáo
của Task Force(10), gồm tăng huyết áp nhẹ (từ
bách phân vị thứ 95 ‐ 99) và nặng (từ bách phân
vị 99 trở đi).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 192
Tiểu ít được định nghĩa khi lượng nước tiểu
nhỏ hơn 1ml/kg/giờ trong hơn 6 giờ.
Vô niệu là khi lượng nước tiểu nhỏ hơn
0,5ml/kg/giờ trong hơn 6 giờ.
Tiểu đạm được đánh giá bằng que thử nước
tiểu hay tỉ lệ đạm niệu/creatinin niệu một thời
điểm hay đạm niệu 24 giờ.
Tiểu máu là khi nước tiểu dương tính với
máu hay có ≥ 5 tế bào hồng cầu trên khảo sát
nước tiểu vi thể. Tiểu máu đại thể là khi bệnh
nhân có tiểu hồng cầu trên tổng phân tích nước
tiểu và lâm sàng có thể nhìn thấy được bằng mắt
thường.
Cận lâm sàng
Tiểu đạm ngưỡng thận hư: được định nghĩa
khi đạm niệu 24 giờ ≥ 50mg/kg/ngày.
Hạ Albumin máu được định nghĩa khi nồng
độ albumin máu < 2,5g/dl.
Tăng cholesterol máu được định nghĩa khi
nồng độ cholesterol huyết thanh > 200 mg%.
Thiếu máu được định nghĩa khi lượng Hb
6 tuổi (theo Tổ
chức Y tế thế giới 2001).
Tăng Kali máu được định nghĩa khi nồng độ
Kali > 5,5 mmol/L.
Giảm C3 khi nồng độ C3 trong máu <
60mg/dl.
Giảm C4 được định nghĩa khi nồng độ C4
trong máu < 10 mg/dl.
Kết cục ban đầu: gồm 3 loại
Hồi phục
Bình thường hóa chức năng thận nếu có suy
thận lúc ban đầu.
Không còn tiểu máu, tiểu đạm và các biểu
hiện ngoài thận khác.
Bệnh thận mạn
Giảm độ lọc cầu thận kéo dài từ 3‐6 tháng
đối với những trường hợp đã được chẩn đoán
bệnh thận từ trước (ví dụ lupus) lần này vào có
biểu hiện viêm cầu thận liềm thể trên mẫu sinh
thiết thận.
Tử vong
Điều trị
Điều trị ban đầu bao gồm
Methylprednisolone truyền tĩnh mạch
(30mg/kg/liều/ngày hay 1 mg/1,73 m2 da/liều/
ngày tối đa 1 gam) trong 3‐6 ngày tiếp theo là
Prednisone uống liều 1‐2mg/kg/ngày trong khi
nằm viện. Đối với những trường hợp sinh thiết
thận nghi ngờ do lupus sẽ điều trị đồng thời
với Cyclophosphamide liều 500mg/m2/liều từ
1 đến 3 ngày sau đó sẽ tiếp tục uống
prednisone như trên hay phối hợp với các
thuốc ức chế miễn dịch khác như azathioprine
và mycophenolate mofetil.
Giải phẫu bệnh
Sinh thiết thận được tiến hành trên tất cả
bệnh nhân được nghiên cứu. Mẫu sinh thiết
thận được khảo sát dưới kính hiển vi quang học
và kính hiển vi huỳnh quang.
Chẩn đoán viêm thận lupus dựa vào bảng
phân loại của WHO từ lupus nhóm I – VI(15).
Chẩn đoán bệnh thận IgA khi có lắng đọng
đáng kể và đơn độc IgA trên miễn dịch huỳnh
quang trong vùng trung mô của cầu thận(11).
Chẩn đoán Henoch‐Schonlein theo tiêu
chuẩn ISKD.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là viêm
cầu thận liềm thể trên kết quả giải bệnh được
ghi nhận các triệu chứng lâm sàng, cận lâm
sàng, được điều trị theo phác đồ của bệnh
viện, được theo dõi và tái khám mỗi tháng sau
khi xuất viện.
Các xét nghiệm đều được thực hiện tại khoa
xét nghiệm bệnh viện Nhi Đồng 1, chỉ có xét
nghiệm antidsDNA được thực hiện tại Trung
tâm chẩn đoán Y khoa Medic.
Tất cả bệnh nhân được tiến hành sinh thiết
thận tại khoa thận, dưới siêu âm, bằng súng
sinh thiết (Bard Biopty) bằng kỹ thuật free‐
hand, được gây tê tại chỗ bằng Xylocaine 2%,
và được an thần bằng midazolam tĩnh mạch.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 193
Riêng bệnh nhân dưới hai tuổi hoặc bệnh nhân
không hợp tác thì được hỗ trợ tiền mê bởi ê
kíp của bệnh viện.
Tất cả các mẫu đều đuợc quan sát bằng kính
hiển vi quang học và miễn dịch huỳnh quang
với 5 marker (IgA, IgG, IgM, C3, C1q), được đọc
bởi hai bác sĩ khoa giải phẫu bệnh của bệnh
viện.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân
VCTTTN
Từ tháng 5/2008 đến tháng 9/2011 có tất cả
669 trường hợp sinh thiết thận trong đó có
tổng cộng 13 bệnh nhân (1,9%) có sang thương
giải phẫu bệnh là viêm cầu thận liềm thể phù
hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu của nghiên cứu
chúng tôi.
Tuổi trung bình là 13,07 tuổi (9‐15 tuổi). Có 6
bệnh nhân là nam (46%) và 7 bệnh nhân là nữ
(54%). Trong số các bệnh nhân, có 4 bệnh nhân
(30,8%) đã được chẩn đoán lupus (WHO IV) từ
trước, lần này nhập viện trong bệnh cảnh suy
giảm chức năng thận nhanh chóng, được sinh
thiết thận có sang thương giải phẫu bệnh là
viêm cầu thận liềm thể, còn lại 9 bệnh nhân
(69,2%) vào viện với bệnh cảnh thận lần đầu
phù hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh.
Thời gian trung bình từ lúc bắt đầu có biểu
hiện lâm sàng bệnh thận đến khi được sinh thiết
thận chẩn đoán ở nhóm 9 bệnh nhân có bệnh
cảnh phù hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh là
17,4 ngày (9‐39 ngày).
Đặc điểm lâm sàng
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng của trẻ bị viêm cầu thận
tiến triển nhanh.
Đặc điểm Số lượng bệnh nhân (%)
Phù
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Tăng huyết áp
Không
Nặng
Tiểu ít
100%
2/13 (15,3%)
3/13 (23%)
8/13 (61,7%)
84.6%
2/13 (15,3%)
11/13 (84,6%)
9/13 (69,2%)
Đặc điểm Số lượng bệnh nhân (%)
Tiểu máu đại thể
Tiểu đạm
Suy thận
5/13 (38,4%)
13/13 (100%)
13/13 (100%)
Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu gặp là phù
(100%), tăng huyết áp nặng (84,6%), suy thận
(100%).
Bảng 2. Hội chứng lâm sàng của VCTTTN.
Hội chứng Số lượng (%)
Viêm cầu thận cấp
Hội chứng thận hư
Viêm cầu thận cấp + HCTH*
Suy thận cấp
Khác
1/13 (7,6%)
1/13 (7,6%)
3/13 (23%)
6/13 (46%)
2/13 (15,8%)
*HCTH: Hội chứng thận hư.
Đặc điểm cận lâm sàng
Đạm niệu 24 giờ được thực hiện ở 8/13 bệnh
nhân (61,7%), trong đó 100% trường hợp đều
tiểu đạm ngưỡng thận hư với đạm niệu 24 giờ
trung bình là 142,2 mg/kg/ngày (70 – 334,2).Mức
độ phù tương ứng ở 8 bệnh nhân được thực
hiện đạm niệu 24 giờ là: 1 bệnh nhân (12,5%)
phù nhẹ, 2 bệnh nhân (25%) phù mức độ trung
bình và còn lại 5 bệnh nhân (62,5%) có phù mức
độ nặng.Albumin máu được thử ở 12/13 bệnh
nhi, trong đó phân nữa trường hợp có hạ
albumin máu.Nồng độ cholesterol huyết thanh
được thử ở 9/13 bệnh nhi, trong đó có 7/9
(77,7%) bệnh nhân có tăng cholesterol máu. Số
bệnh nhân có thiếu máu là 6/13 (46,1%).
Nồng độ C3 được thử ở 12/13 bệnh nhân
trong đó có 6/12 (50%) bệnh nhân có giảm C3.
Trong số 6 trường hợp giảm C3 có 3 trường hợp
sinh thiết thận có sang thương giải phẫu bệnh là
hậu nhiễm trùng, còn lại là lupus. Vậy trong tất
cả 6 trường hợp sang thương giải phẫu bệnh là
viêm cầu thận hậu nhiễm trùng chỉ có 50% là có
hiện tượng giảm C3. Nồng độ C4 cũng được làm
ở 12/13 bệnh nhi, trong đó chỉ có 2/12 (16,6%)
giảm C4 và cả 2 trường hợp này đều được chẩn
đoán giải phẫu bệnh là lupus.
Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của trẻ bị viêm cầu
thận tiến triển nhanh.
Giải phẫu
bệnh
Đặc điểm cận lâm sàng Số lượng (%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 194
Giải phẫu
bệnh
Đặc điểm cận lâm sàng Số lượng (%)
Hậu nhiễm
Lupus
Tiểu đạm ngưỡng thận hư
Hạ albumin máu
Tăng cholesterol máu
Thiếu máu
Tăng Kali máu
C3 giảm, C4 bình thường
C3, C4 bình thường
C3, C4 giảm
C3 giảm, C4 bình thường
C3, C4 bình thường
8/8 (100%)
6/12 (50%)
7/9 (77,7%)
6/13 (46,1%)
3/13 (23%)
3/6 (50%)
3/6 (50%)
2/6 (33,3%)
1/6 (16,6%)
2/6 (33,3%)
Bảng 4. Tương quan giữa hội chứng lâm sàng và
chẩn đoán cận lâm sàng.
Chẩn đoán
Hội chứng lâm sàng
Suy thận
cấp
Viêm cầu thận
cấp + Hội
chứng thận hư
Hội chứng
thận hư
SLE 2 3
Hậu nhiễm trùng 3 1 1
Henoch-
Schonlein
1
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 5. Đặc điểm giải phẫu bệnh
STT LM (G) Cr (G) Cc (G/%) FCc (G/%) TIS (%) IF(G/T/I/P)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
10
21
23
33
27
21
13
20
17
12
11
15
18
5
11
12
26
17
12
5
11
9
7
6
8
10
5/100
11/100
12/100
26/100
15/88
12/100
4/80
8/73
7/78
2/29
3/50
8/100
3/30
0
0
0
0
2/12
0
1/20
3/27
2/22
5/71
3/50
0
7/70
15
5
5
5
10
5
35
10
15
50
10
20
30
6/_
11/G++M+C3+/Sub
13/G+C3+/Sub
22/C3++/Sub
18/C3+++/Sub
19/C3++/Sub
6/C1q+++C3++/Me Sub
10/G+++/Sub,C1q+++/Me Sub
9/G+A+C3+/Me
5/G++M++C1q+++/Me Sub
10/G+++M++C1q+++/Me Sub
10/G++M++C1q++C3++/Me Sub
18/G++M+C1q+C3+/Me Sub
Ghi chú: IF(G/T/I/P) Miễn dịch huỳnh quang
(số cầu thận/ loại/ mức độ/vị trí), Me vùng gian
mao mạch, Sub vùng quai mao mạch, LM(G)
tổng số cầu thận sinh thiết, Cr(G) liềm thể (số
cầu thận), Cc(G/%) liềm tế bào (số cầu thận/
phần trăm), FCc(G/%) liềm xơ tế bào (số cầu
thận/ phần trăm), TIS(%) xơ hóa ống thận mô kẽ
(phần trăm).
Điều trị
Sau khi điều trị theo phác đồ bệnh viện, có 6
bệnh nhân hồi phục, 5 bệnh nhân dẫn tới bệnh
thận mạn và 1 bệnh nhân tử vong sau khi được
chạy thận nhân tạo và tử vong trong bệnh cảnh
viêm phổi do nhiễm trùng bệnh viện.
Bảng 6. Bảng tóm tắt về chẩn đoán và điều trị.
STT Giới Tuổi Thời gian chẩn đoán
(ngày)
Creatinin lúc nhập
viện (mg/d)
Kết quả Sinh thiết thận Điều trị Kết cục
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
13
14
11
9
13
15
13
10
13
15
14
18
16
9
10
14
18
19
39
14
2,56
1,58
3,86
6,88
12,07
5,02
6,5
2,13
6,37
3,69
1,7
Hậu nhiễm
Hậu nhiễm ± lupus
Hậu nhiễm ± lupus
Hậu nhiễm
Hậu nhiễm
Hậu nhiễm
Lupus IV
Lupus IV
H.Schonlein IV
Lupus IV
Lupus IV
Triệu chứng
MP OP C
MP OP C
MP OP
MP OP TNT
MP
MP OP C TNT
MP OP C
MP OP
MP OP
MP OP
Hồi phục
Hồi phục
Hồi phục
Hồi phục
Tử vong
Hồi phục
BTM
Hồi phục
Hồi phục
BTM
BTM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 195
STT Giới Tuổi Thời gian chẩn đoán
(ngày)
Creatinin lúc nhập
viện (mg/d)
Kết quả Sinh thiết thận Điều trị Kết cục
12
13
Nữ
Nữ
15
15
3,04
10,16
Lupus IV
Lupus IV
MP OP MM
MP OP A TNT
BTM
BTM
Ghi chú: MP: Methyl prednisolone truyền tĩnh mạch, OP: Prednisone uống, C: Cyclophosphamide truyền tĩnh mạch,
A: Azathioprine, MM: Mycophenolate mofetil, TNT: Điều trị thay thế thận liên tục, BTM: Bệnh thận mạn.
BÀN LUẬN
VCT liềm thể là một bệnh cấp cứu thận học
ở trẻ em, với biểu hiện lâm sàng là tình trạng suy
thận cấp, suy giảm chức năng thận đột ngột, tiến
triển và trên giải phẫu bệnh thận có sự hiện diện
của liềm thể. VCT liềm thể hiếm gặp ở trẻ em,
trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, từ tháng
5/2008 đến tháng 9/2011 có tất cả 669 trường hợp
sinh thiết thận trong đó chỉ có tổng cộng 13 bệnh
nhân (1,9%) có sang thương giải phẫu bệnh thận
là viêm cầu thận liềm thể phù hợp với tiêu
chuẩn chọn mẫu. Tỉ lệ này cũng phù hợp với số
liệu của NAPRTCS 2006 cho rằng VCTLT vô căn
chiếm 1,8% tất cả các bệnh nhân được ghép thận
(9) và thấp hơn tỉ lệ 5% đối với tất cả các trường
hợp sinh thiết thận ở trẻ em(3).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình mắc bệnh là 13,07 tuổi (9‐15 tuổi). Nữ
chiếm ưu thế (56%). Tuổi mắc bệnh và tỷ lệ
nam/nữ này tương tư nghiên cứu của
SPNSG(12).VCT liềm thể thường được biểu hiện
lâm sàng bởi VCTTTN, phù hợp với nghiên cứu
của chúng tôi, với 9/13 trường hợp có biểu hiện
ban đầu là VCTTTN, có 4 trường hợp đã được
chẩn đoán từ trước là lupus, sau đó nhập viện vì
suy giảm chức năng thận đột ngột, tiến triển, và
sinh thiết thận ghi nhận sự hiện diện của liềm
thể > 50% tổng số cầu thận của mẫu sinh thiết.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, chúng
tôi nhận thấy thời gian từ lúc bệnh nhân có biểu
hiện lâm sàng cho đến khi bệnh nhân được tiến
hành sinh thiết thận để có kết qủa chẩn đoán là
khá dài, trung bình là hơn 10 ngày. Điều này
phản ánh một phần về thái độ hiểu biết của gia
đình cũng như khả năng chẩn đoán bệnh lý này
ở các cơ sở y tế là thấp.
Trong 13 bệnh nhân của nghiên cứu này, có
6/13 trường hợp (46%) là viêm cầu thận hậu
nhiễm trùng, 6/13 trường hợp(46%) là viêm thận
lupus và 1/13 (8%) là Henoch‐Schonlein. Kết quả
này khá tương đồng với nghiên cứu của SPNSG
năm 1985 trong đó nguyên nhân d