73% dân số bị ảnh hưởng
Tại hội thảo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 73% dân số, chủ yếu là người nghèo (liên quan đến 6 lĩnh vực chính trong ngành NN&PTNT là: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông), là đối tượng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều nhất.
Hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312 triệu USD. Ở Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán đông xuân thường xảy ra nghiêm trọng.
Trong 5 năm gần đây, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với hạn hán gay gắt do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp đến mức lịch sử.
10 năm qua, nhiều đợt hạn hán đã hoành hành gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Trong khi đó, bão lũ lại liên tiếp xảy ra ở các địa phương khác.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng trong năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ở 50 tỉnh thành phố trên cả nước ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng. Cùng với đó là gần 440 người chết, mất tích; hàng trăm nghìn ha lúa bị hư hại; hàng chục nghìn công trình dân sinh, thủy lợi bị phá hủy; tình trạng thiếu đói xảy ra liên miên;.
Trận lụt lịch sử ở nước ta năm vừa qua. (Ảnh: Việt Hưng)
Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010-2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%.
TS Nguyễn Hữu Ninh cảnh báo: Việt Nam có hai thành phố ven biển lớn nhất là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong vòng 20-50 năm tới. Như những trận triều cường lịch sử ở TPHCM cuối năm qua, chủ yếu là do ảnh hưởng của nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
73 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu
(Dân trí) - Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Riêng năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn quốc ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng.
73% dân số bị ảnh hưởng
Tại hội thảo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 73% dân số, chủ yếu là người nghèo (liên quan đến 6 lĩnh vực chính trong ngành NN&PTNT là: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông), là đối tượng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều nhất.
Hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312 triệu USD. Ở Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán đông xuân thường xảy ra nghiêm trọng.
Trong 5 năm gần đây, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng liên tục phải đối phó với hạn hán gay gắt do mực nước sông Hồng liên tục xuống thấp đến mức lịch sử.
10 năm qua, nhiều đợt hạn hán đã hoành hành gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Trong khi đó, bão lũ lại liên tiếp xảy ra ở các địa phương khác.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng trong năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ở 50 tỉnh thành phố trên cả nước ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng. Cùng với đó là gần 440 người chết, mất tích; hàng trăm nghìn ha lúa bị hư hại; hàng chục nghìn công trình dân sinh, thủy lợi bị phá hủy; tình trạng thiếu đói xảy ra liên miên;...
Trận lụt lịch sử ở nước ta năm vừa qua. (Ảnh: Việt Hưng)
Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010-2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%.
TS Nguyễn Hữu Ninh cảnh báo: Việt Nam có hai thành phố ven biển lớn nhất là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong vòng 20-50 năm tới. Như những trận triều cường lịch sử ở TPHCM cuối năm qua, chủ yếu là do ảnh hưởng của nước biển dâng và gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
12% diện tích đất có nguy cơ biến mất
Theo kết quả nghiên cứu của thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất trước tình hình thay đổi và mực nước biển dâng.
“Sau nhiều năm cùng các nhà khoa học trên toàn cầu nghiên cứu về biến đổi khí hậu, chúng tôi đã đưa ra kết luận cực kỳ quan trong: 90% hậu quả chúng ta đang phải gánh chịu về nước biển dâng, nhiệt độ nóng lên là do ngươi gây ra, chỉ có 10% do thiên nhiên” - TS Ninh khẳng định.
Các nhà khoa học Australia cũng cho biết: Từ nay đến năm 2050, hiện tượng khí hậu ấm lên trên toàn thế giới cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
Theo báo cáo của uỷ ban Tham vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế : Nước ta sẽ xảy ra hiện tượng nước mưa bị axít hoá do lượng CO tăng dẫn đến sản lượng hải sản và lúa gạo giảm nghiêm trọng. Các đầm hồ trong đất liền bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nhiều loài có giá trị kinh tế hoặc ý nghĩa khoa học sẽ bị chết hoặc di cư.
Biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn tài nguyên nước, dẫn đến ảnh hưởng dòng chảy, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng khiến nguồn nước ngọt cũng giảm đi đáng kể.
Dự báo trong tương lai, khí hậu Việt Nam sẽ nóng lên, mùa đông ít đi, mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
UNDP thông báo: mực nước biển chỉ cần tăng lên 1m thì Việt Nam sẽ tác động tiêu cực tới 5% đất đai; 11% tổng dân số; 7% nông nghiệp; giảm 10% GDP. Với dự lượng tăng 3m-5m có nghĩa là “thảm hoạ có thể xảy ra”. Chính vì vậy, Việt Nam cần thu thập và đầu tư có hiệu suất trong nghiên cứu để có thêm những thông tin chính xác hơn nhằm giảm rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra. Vấn đề này cũng cần sự hiểu biết sâu rộng ở các cấp lãnh đạo địa phương để cùng giải quyết vấn đề.
P. Thanh
Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao bởi biến đổi khí hậu?
14-01-2008
10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m - Đánh giá của Jeremy Carew-Reid - Giám đốc Trung tâm quốc tế về Quản lý môi trường (ICEM). (Ảnh: Jeremy Carew-Reid)
Các nhà khoa học Việt Nam đang lúng túng trong việc lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu nhằm xây dựng kế hoạch ứng phó với vấn đề này ở Việt Nam…
Nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nhanh chóng thành lập ban chỉ đạo "Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu" và lập đề cương xin ý kiến các nhà khoa học xây dựng chương trình hành động.Tuy nhiên, tại Hội thảo "Hướng tới Chương trình hành động của ngành NN&PTNT nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu" do Bộ NN&PTNT tổ chức tại Hà Nội vào ngày 11/01, các nhà khoa học đã rất lúng túng và có nhiều ý kiến khác nhau giữa hai kịch bản dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) mực nước biển dâng là 1m và của Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) là... 69cm!Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển tăng 1 mét ở VN sẽ sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP. Nếu mực nước biển dâng lên là 3-5m thì điều này đồng nghĩa với "có thể xảy ra thảm họa" ở Việt Nam.Cần xây dựng một kịch bản cho Việt NamĐể xây dựng được một chương trình hành động chuẩn xác, tạo nền tảng đi đúng hướng, ông Hoàng Mạnh Hòa, điều phối viên biến đổi khí hậu (Vụ Hợp tác quốc tế) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho rằng: "Chúng ta cần phải xây dựng một kịch bản cho Việt Nam".Ông tỏ ra băn khoăn với các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, mực nước biển dâng là 1m, nhưng kết quả nghiên cứu của IPCC mực nước biển dâng là... 69cm kèm theo trong điều kiện băng tan không đột biến (!). Vậy câu hỏi đặt ra là nếu băng tan ở các vùng cực Nam hay cực Bắc của Trái đất, mực nước biển dâng cao có nơi lên tới 5-10m, Việt Nam sẽ ra sao? Trong bối cảnh nào thì băng tan đột biến và con số là bao nhiêu thì chúng ta phải trả lời và chúng ta phải xây dựng kịch bản cho Việt Nam. Bởi vì, theo ông Hòa, vấn đề khí hậu và biến đổi khí hậu ở mỗi quốc gia lại có diễn biến khác nhau. Hơn nữa, vấn đề biến đổi khí hậu không chỉ đơn giản là của ngành nông nghiệp mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khác nữa.Do vậy, Việt Nam phải xây dựng kịch bản chi tiết cho từng thập niên: năm 2020, 2030, 2050, 2070... và đến năm 2100. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách, các bộ, ngành mới có thể xây dựng chương trình hành động đúng.Tuy nhiên, TS Hoàng Minh Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai - Bộ NN&PTNT cho rằng chúng ta cần phải tham khảo các kịch bản khác nhau, đặc biệt là kịch bản của Ngân hàng Thế giới. TS Hiền lý giải, có thể các nhà khoa học trên thế giới đưa ra các con số khác nhau, họ có những hướng giải quyết khác nhau. Kịch bản chuẩn hiện nay mà chúng ta có thể theo là kịch bản của IPCC. Tuy nhiên, các nhà khoa học VN của chúng ta phải vào cuộc bởi vì nếu mực nước biển dâng 1m hay 5m thì VN vẫn là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất. Theo TS Hiền, khi Trái đất nóng lên, băng ở đỉnh núi Himalaya tan và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy, hay Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ hứng chịu mực nước của dãy núi Vân Nam (Trung Quốc). Khi đó, nếu chúng ta theo kịch bản của IPCC thì ĐBSH và ĐBSCL sẽ phải hứng chịu thiên tai rất nhiều. Do vậy, các nhà khoa học phải chỉ rõ vùng nào của Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất của băng tan, phân tích cụ thể diện tích vùng bị ngập, vùng phải di chuyển và ảnh hưởng đến các vùng khác chưa được đề cập tới. Từ đó, Việt Nam mới có thể xây dựng được kế hoạch hành động và khai thác nguồn vốn cũng như sự hỗ trợ trong và ngoài nước.
Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Hồng:
Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long:
Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau... sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)
Trong khi đó, KS Nguyễn Ty Niên - nguyên Cục trưởng Cục Đê điều Phòng chống lụt bão - Bộ NN&PTNT: "Còn quá sớm để chúng ta xây dựng tầm nhìn đối với ngành nông nghiệp". Theo ông, biến đổi khí hậu là vấn đề gặm nhấm, mỗi năm, nhiệt độ và mực nước biển tăng dần lên. Do vậy, cách tiếp cận của chúng ta là tiệm cận dần với những biến đổi. Chúng ta không thể hành động sớm cũng như quá muộn mà chúng ta phải hành động đúng lúc, hành động phù hợp và thích ứng với nó. Tháng 06/2008, sẽ trình Chính phủ...Trước những ý kiến tranh luận khác nhau về kịch bản cũng như đưa ra các giải pháp xây dựng chương trình hành động, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Đào Xuân Học cho biết: "Trong chỉ đạo của Bộ NN&PTNT đã xây dựng chương trình hành động với cả hai kịch bản dự báo của Ngân hàng Thế giới với mực nước biển dâng là 1m và của IPCC là 69cm. Mặc dù, còn rất nhiều ý kiến tranh cãi, nhưng chúng ta phải tiến hành hành động đúng như các khuyến cáo của Liên hợp quốc tại Hội nghị Bali".Thứ trưởng cho biết thêm: "Trong thời gian sắp tới, Ban chỉ đạo sẽ đưa ra định hướng cụ thể". Theo Thứ trưởng Học, cho dù là kịch bản nào thì vấn đề biến đổi khí hậu đã xảy ra và tác động mạnh mẽ đến đất nước chúng ta ở tất cả các ngành, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, chúng ta đang quản lý 74% diện tích đất nông nghiệp, gần 80% người nông dân đang sinh sống ở vùng nông thôn và sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp. Do vậy, song song với việc nghiên cứu, xây dựng chương trình hành động, chúng ta vẫn tiếp tục tiến hành những việc liên quan đến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như: trồng rừng, sử dụng công nghệ sạch, vấn đề giảm khí thải vào không khí... Đồng thời, Thứ trưởng Học cũng yêu cầu các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể ví dụ như: đối với ngành thủy lợi, chúng ta phải xây dựng lại tất cả những quy trình, quy chuẩn, quy phạm về thiết kế..., đối với ngành nông nghiệp, chúng ta phải nghiên cứu giống cây có thể thích ứng với vùng ngập mặn và cho năng suất cao... Liên quan đến kế hoạch thực hiện sắp tới, chị Nguyễn Phước Bình Thanh - Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan đưa ra ý kiến: "Chúng ta phải làm rõ tầm nhìn trong từng giai đoạn: 10 năm, 20 năm... Làm rõ hơn về cách tiếp cận trong khu vực, quốc gia không chỉ làm giảm thiểu mà cả vấn đề thích ứng, ngăn chặn... Cần có sự tham gia của Nhà nước và nhân dân cùng làm". Còn theo ông Rolf Samuelsson - Đại sứ quán Thụy Điển thì: "Chúng ta cần quán triệt và kết hợp với nhau hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Chính phủ phải là người đứng đầu trong việc phối hợp vấn đề này và đặt ra mục tiêu hành động cụ thể. Một vấn đề quan trọng nữa là chúng ta phải nâng cao nhận thức của các nhà lãnh đạo và người dân. Chúng ta giáo dục cho con cháu chúng ta lãnh trách nhiệm này trong tương lai và không làm cho con cháu chúng ta hoảng sợ". Liên quan đến lộ trình thực hiện và kinh phí, Thứ trưởng Học cho biết: "Dự kiến, đến tháng 6 tới, Ban chỉ đạo sẽ hoàn thành báo cáo trình lên Bộ và Thủ tướng Chính phủ cùng với các vấn đề biến đổi khí hậu chung của cả nước. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ hình thành kinh phí và lộ trình thực hiện, trở thành chương trình hành động chung của cả nước".
Nội dung, nhiệm vụ đề cương Chương trình hành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ngành NN&PTNT:
- Thiết lập hệ thống thông tin, website về biến đổi khí hậu (BĐKH).
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, thu thập, xử lý thông tin.
- Xây dựng Trung tâm lưu trữ BĐKH, triển khai thực hiện chương trình nghiên cứu về tác động của BĐKH, đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH.
- Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên như rừng, đất, nước.
- Tiếp tục tiến hành rà soát, đối chiếu có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của ngành.
- Xây dựng mới quy trình, quy phạm quản lý chuyên ngành, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.
- Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các bộ, ngành, Trung ương và địa phương, cơ chế quản lý các chương trình, dự án.
- Rà soát việc quy hoạch các hệ thống hạ tầng cơ sở nông nghiệp, nông thôn, các hệ thống canh tác sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, hệ thống phòng chống giảm nhẹ thiên tai...
- Tổ chức các hoạt động kinh tế, chuyển giao công nghệ để bảo vệ, quản lý, phát triển và sử dụng tổng hợp các loại tài nguyên đất, nước, rừng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giảm nhẹ tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hợp tác để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
31-12-2008
Biến đổi khí hậu đang gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng (Ảnh: Vietbao.vn)
ThienNhien.Net – Ngày 29/12, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nội dung "Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Đan Mạch về Thích ứng và Giảm nhẹ biến đổi khí hậu giai đoạn 2009-2013".
Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ là vấn đề môi trường, mà còn là vấn đề về phát triển. BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây dịch bệnh, đói nghèo, thiếu đất canh tác, suy giảm đa dạng sinh học... Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp ứng phó với BĐKH. Ngày 3/12/2007, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH toàn cầu. Ứng phó với BĐKH mang tính quốc gia, khu vực, toàn cầu nên phải được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, tổng hợp, liên ngành, liên vùng. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng phê duyệt Hiệp định tín dụng đối với dự án "Khu xử lý rác thải và Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt tại Hà Tĩnh" với Ngân hàng Fortis Bank của Bỉ. Thủ tướng giao Bộ Tài chính ký Hiệp định tín dụng trên với Ngân hàng Fortis Bank.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, 30/12/2008
MÔI TRƯỜNG
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và an ninh lương thực
18:24' 9/12/2008
Biến đổi khí hậu làm cho tài nguyên nước khan hiếm. (Nguồn: Khoahoc.com)
(TCTG) - Hội thảo ''Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp và an ninh lương thực'' tại Hà Nội đã diễn ra ngày 9/12.
Theo GS Nguyễn Trọng Hiệu (Trung tâm Khí tượng thủy văn nông nghiệp), biến đổi khí hậu sẽ làm cho tài nguyên nước, cụ thể là các dòng chảy giảm từ 2% đến 25% và dòng chảy lũ gia tăng từ 5% đến 15%, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng sẽ dẫn đến việc xâm nhập mặn tại các vùng trồng lúa và các cây hoa màu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng làm phạm vi thích nghi của cây nhiệt đới mở rộng và cây á nhiệt đới bị thu hẹp; tình trạng hạn hán và lũ lụt gia tăng, sản xuất lương thực giảm sút. học cho rằng, để đối phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, cần tăng cường hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng và xã hội dân sự trong việc phát triển, thực hiện và giám sát các biện pháp thích ứng với thay đổi khí hậu; tăng ngân sách cho nông nghiệp để cải thiện hạ tầng cơ sở, tạo các nguồn vốn trong dịch vụ nông nghiệp cho các hộ tiểu nông. Nhất là xây dựng các mạng lưới quản lý rủi ro khí hậu an toàn trong việc thực hành nông nghiệp bền vững đảm bảo trọng tâm an ninh lương thực, hỗ trợ nền nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là chìa khóa thúc đẩy nông dân gia tăng an ninh lương thực.
Hội thảo do Tổ chức Hành động viện trợ Actionaid tổ chức. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu. Trong suốt 30 năm qua Actionaid đã trợ giúp cho hơn 13 triệu người thuộc tầng lớp nghèo khổ và điều kiện sống khó khăn nhất tại 42 quốc gia trên thế giới. PV
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
Với mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, từ hàng thế kỷ nay, loài người đã và đang khai thác kiệt quệ, tàn phá nguồn tài nguyên sinh thái dẫn đến hậu quả là môi trường sống của chính con người đang bị đe doạ nghiêm trọng và khí hậu đang ngày càng bị biến đổi nhanh.
Với mục tiêu phát triển kinh tế bằng mọi giá, từ hàng thế kỷ nay, loài người đã và đang khai thác kiệt quệ, tàn phá nguồn tài nguyên sinh thái dẫn đến hậu quả là môi trường sống của chính con người đang bị đe doạ nghiêm trọng và khí hậu đang ngày càng bị biến đổi nhanh. Đồng thời với các hành động tàn phá trực tiếp thiên nhiên, hàng ngày con người đã trực tiếp và gián tiếp thải vào môi trường hàng chục triệu tấn chất thải rắn, lỏng và khí, mà trong số đó có nhiều chất gây biến đổi hiệu ứng nhà kính. Bão tố, động đất, lũ lụt với sức tàn phá ghê gớm là hậu quả tất yếu do cách đối xử tàn bạo của con người đối với thiên nhiên. Theo dự báo của các nhà khoa học, hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống, trong đó có sản xuất nông nghiệp.
BĐKH sẽ khiến nhiệt độ trái đất tăng và băng ở bắc cực tan dẫn đến nước biển dâng cao và lúc đó một phần diện tích vùng đồng bằng của nước ta sẽ bị ngập trong nước biển. Dự báo diện tích rộng lớn của đồng bằng sông Mê Công, sông Hồng và ven biển Miền Trung sẽ bị ngập lụt. Trước hết là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định sẽ bị nhấn chìm trong nước biển. Thay đổi chế độ mưa có thể gây lũ nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô; gia tăng về cường độ và tần suất các cơn bão, giông tố gây lũ lớn và ngập lụt, lũ quét, trượt lở đất và xói mòn; gia tăng thiếu hụt nước và tăng nhu cầu dùng nước, đòi hỏi đáp ứng cấp nước và mâu thuẫn trong sử dụng nước.
Năng suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi có thể bị giảm do biên độ giao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi giảm hạn chế phát triển chăn nuôi. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm. Đa dạng sinh học bị ảnh hưởng mạnh mẽ của BĐKH, thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi. Vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ trở lên khắc nghiệt hơn. Hầu hết các vùng đất cát ven biển miền Trung sẽ trở lên nóng và khô hạn hơn làm tình trạng sa mạc hoá diễn ra trầm trọng. Đến năm 2070 các loại cây trồng có thể lên đến độ cao 550 mét và hướng lên phía bắc 100-200 km so với hiện tại, cây á nhiệt đới giảm. Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh, thứ sinh có thể dịch chuyển, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, nguồn gien quí hiếm. Nhiệt độ tăng làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm, trữ lượng các loài hải sản kinh tế bị giảm sút.
BĐKH tăng một số nguy cơ đối với sức khoẻ con người làm thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người. Sẽ xuất hiện nhiều bệnh mới lạ và đang "toàn cầu hóa" nhiều loại bệnh trước đây chỉ khu trú trong một khu vực địa lý nhỏ. Thế giới đã ghi nhận 30 căn bệnh mới xuất hiện trong 3 thập kỷ qua, sự bùng nổ bệnh mới chưa từng thấy kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đưa con người sống tập trung các đô thị. Theo WHO, trái đất nóng lên có thể sẽ làm hơn 150.000 người chết và 5 triệu người bị mắc các chứng bệnh khác nhau. Con số trên có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Trước nguy cơ tiềm ẩn của BĐKH, loài người phải có các hành động thiết thực, cụ thể và khẩn trương để cứu lấy môi trường sống của chính mình. Các hoạt động giảm thiểu và thích ứng với BĐKH của ngành NN&PTNT sẽ là bộ phận quan trọng của Ch