Không riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn
đề trong trường học. Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học
đường, vấn đề sức khỏe, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học
sinh thoát khỏi những thương tổn, mối quan hệ gia đình-học đường, vấn đề học
sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gạt ra rìa, vấn đề tự tử, tham vấn nhóm
đồng đẳng, những hành vi không thích nghi, học sinh hiếu động, trẻ em dễ bị
thương tổn, đưa trẻ đường phố vào học chính quy, bạo lực gia đình và trẻ em
nghèo đói.
Bản thân tôi được tham dự hội nghị quốc tế Công tác xã hội học đường lần thứ 3
năm 2006 ở Busan, Hàn Quốc nhận thấy lĩnh vực CTXH ở trường học đã phát
triển từ lâu và khá mạnh ở một số nước trên thế giới. Các nước đã giới thiệu cách
làm của họ bài bản và yêu cầu nhân sự CTXH trong lĩnh vực nầy cũng rất cao.
Nhìn chung các vấn đề của học sinh trong trường học mà nhân viên xã hội học
đường các nước thường giải quyết là các nhóm vấn đề : học sinh đi học thường
xuyên hay không, vấn đề cảm xúc, hành vi, vật chất, động cơ học tập, giáo dục
đặc biệt cho học sinh khuyết tật, bảo vệ trẻ em Nhân viên xã hội học đường
triển khai các phương pháp CTXH như CTXH cá nhân, CTXH nhóm, hoạt động
phòng ngừa, vãng gia, tham vấn, tham khảo ý kiến giáo viên, lượng giá
Ở Hoa Kỳ ngay từ đầu CTXH học đường đã chú trọng cải thiện việc đến lớp của
trẻ và mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Trải qua nhiều giai đoạn phát
triển ngày nay CTXH học đường bao gồm các dạng dịch vụ toàn diện cho dù
trọng tâm có thay đổi tùy theo trường học. Nhân viên xã hội học đường còn làm
việc với trẻ khuyết tật, những học sinh vô gia cư hoặc đóng vai trò là chuyên gia
phòng ngừa. Có khoảng 20.000 nhân viên xã hội học đường làm việc ở Hoa Kỳ,
tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Tây của nước nầy. Ngày nay hầu hết nhân
viên xã hội học đường được các trường cấp quận tuyển dụng. Với trình độ Thạc
sĩ CTXH, nhân viên xã hội học đường làm việc trong các đội nhóm đa ngành
gồm nhân viên giáo dục và ngành khác.
5 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xã hội học - Từ thế giới nhìn về công tác xã hội học đường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TỪ THẾ GIỚI NHÌN VỀ
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌC ĐƯỜNG Ở VIỆT NAM
ThS. Lê Chí An
Trưởng Bộ môn CTXH
Khoa XHH & CTXH
Đại Học Mở Tp Hồ Chí Minh
Không riêng Việt Nam mà các nước đang phải đối diện và giải quyết nhiều vấn
đề trong trường học. Có thể thấy đó là vấn đề học sinh bỏ học, bạo lực trong học
đường, vấn đề sức khỏe, nạn bắt nạt trong học sinh, bảo vệ học sinh, giúp học
sinh thoát khỏi những thương tổn, mối quan hệ gia đình-học đường, vấn đề học
sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gạt ra rìa, vấn đề tự tử, tham vấn nhóm
đồng đẳng, những hành vi không thích nghi, học sinh hiếu động, trẻ em dễ bị
thương tổn, đưa trẻ đường phố vào học chính quy, bạo lực gia đình và trẻ em
nghèo đói.
Bản thân tôi được tham dự hội nghị quốc tế Công tác xã hội học đường lần thứ 3
năm 2006 ở Busan, Hàn Quốc nhận thấy lĩnh vực CTXH ở trường học đã phát
triển từ lâu và khá mạnh ở một số nước trên thế giới. Các nước đã giới thiệu cách
làm của họ bài bản và yêu cầu nhân sự CTXH trong lĩnh vực nầy cũng rất cao.
Nhìn chung các vấn đề của học sinh trong trường học mà nhân viên xã hội học
đường các nước thường giải quyết là các nhóm vấn đề : học sinh đi học thường
xuyên hay không, vấn đề cảm xúc, hành vi, vật chất, động cơ học tập, giáo dục
đặc biệt cho học sinh khuyết tật, bảo vệ trẻ emNhân viên xã hội học đường
triển khai các phương pháp CTXH như CTXH cá nhân, CTXH nhóm, hoạt động
phòng ngừa, vãng gia, tham vấn, tham khảo ý kiến giáo viên, lượng giá
Ở Hoa Kỳ ngay từ đầu CTXH học đường đã chú trọng cải thiện việc đến lớp của
trẻ và mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Trải qua nhiều giai đoạn phát
triển ngày nay CTXH học đường bao gồm các dạng dịch vụ toàn diện cho dù
trọng tâm có thay đổi tùy theo trường học. Nhân viên xã hội học đường còn làm
việc với trẻ khuyết tật, những học sinh vô gia cư hoặc đóng vai trò là chuyên gia
phòng ngừa. Có khoảng 20.000 nhân viên xã hội học đường làm việc ở Hoa Kỳ,
tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Tây của nước nầy. Ngày nay hầu hết nhân
viên xã hội học đường được các trường cấp quận tuyển dụng. Với trình độ Thạc
sĩ CTXH, nhân viên xã hội học đường làm việc trong các đội nhóm đa ngành
gồm nhân viên giáo dục và ngành khác.
Ở Việt Nam, CTXH học đường được giới thiệu trong chương trình đào tạo cử
nhân CTXH ở Đại học Mở TP.HCM như là một lĩnh vực ứng dụng của công tác
xã hội và sắp tới sẽ xây dựng chuyên ngành CTXH học đường cũng như CTXH
trong lĩnh vực HIV/AIDS. Để thúc đNy việc đưa CTXH vào trường học, Khoa Xã
hội học-Đại học Mở TP.HCM với sự tài trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy
Điển (SCS-Save the Children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục TP.HCM
đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ở 2 trường Chu Văn An (Quận 1)
và Hưng Phú (Quận 8) từ năm 1999-2001. Tại mỗi trường có một nữ nhân viên
xã hội làm việc thường xuyên với học sinh. Học sinh gặp bất kỳ vấn đề gì về học
hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề ở gia đình đều có thể
2
gặp NVXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ. NVXH học đường áp dụng các
phương pháp chuyên nghiệp của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn để
giải quyết vấn đề của trẻ. Trước khi kết thúc dự án thí điểm, một cuộc lượng giá
đã chỉ ra những thành công của việc đưa công tác xã hội vào trường học như cải
thiện mối quan hệ giữa học sinh-học sinh, học sinh-thầy cô, giải quyết được một
số vấn đề cá nhân học sinh Tiếc rằng sau đó đã không có được sự thỏa thuận
tiếp tục triển khai nhân rộng ra các trường học khác trong thành phố. Một trong
các lý do đó là nhận thức của một số người cho rằng không cần thiết phải có
NVXH học đường ở trường học vì đã có giáo viên chủ nhiệm.
Trong nỗ lực đưa CTXH vào trường học, tổ chức SCS đã phối hợp hỗ trợ ngành
Dân số Gia đình và Trẻ em TP.HCM xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8
trường thuộc các quận 3, 8, 10, Tân Bình và Gò Vấp nhưng cũng gặp không ít
khó khăn, thể hiện rõ nét nhất là cụm từ “CTXH học đường” không được sử
dụng trong dự án nầy.1
Nhìn ra thế giới rồi nhìn lại nước ta thấy rằng trong lĩnh vực CTXH trong đó có
CTXH ở trường học còn quá nhiều vấn đề đang chờ đợi các cấp lãnh đạo nhà
nước giải quyết. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á ký vào Công ước Quốc tế
Quyền Trẻ Em. Chúng ta có Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em và các
văn bản khác quy định những chính sách đối với trẻ em nhất là trẻ em trong lứa
tuổi đi học. Nhưng trong thực tế trẻ em là học sinh đang bị đối xử không tương
xứng với những gì các em đáng được hưởng. Nhiều vụ việc tiêu cực đã xảy ra
trong nhà trường như thầy cô đánh học sinh, bắt học sinh chịu những hình phạt
mang tính hạ thấp nhân phNm, làm tổn hại sức khỏe, tâm lýcủa trẻ. Chúng ta
có thể làm gì để giảm bớt những rắc rối nNy sinh trong khuôn viên học đường?
Thê giới đã có kinh nghiệm ứng dụng kỹ năng của khoa học CTXH vào giải
quyết những vấn đề nNy sinh không chỉ trong trường học mà còn ở bệnh viện,
cộng đồng, lĩnh vực tội phạm, nghiện ngập
Hiện nay ở TPHCM đã có một số trường học phổ thông có tổ chức tham vấn học
đường như là biện pháp giúp học sinh “hạ nhiệt” những vấn đề thuộc tâm lý
nhưng chỉ trong khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội. Theo
Mạng lưới công tác xã hội học đường thế giới thì nhân viên xã hội học đường là
những người được huấn luyện đặc biệt để làm việc với trẻ em trong trường học.
Nhân viên xã hội học đường giúp học sinh :
- giải quyết những vấn đề ny sinh trong trường học
- giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ với gia đình
- giải quyết những vấn đề có liên quan tới cộng đồng
Vì vậy nhân viên xã hội học đường cần làm việc với :
- học sinh ( ở độ tuổi trẻ em và thiếu niên)
- cha mẹ học sinh
- thầy cô giáo và những nhân viên khác trong trường học
Nhân viên công tác xã hội học đường :
1
Theo Đỗ Hải Đăng, cán bộ của SCS - Văn phòng tại TP.HCM
3
- giúp học sinh các vấn đề học tập và các mối giao tiếp xã hội với bạn bè
- đóng vai trò liên kết giữa gia đình và trường học
- chuyển tuyến (học sinh) tới các cơ sở dịch vụ có liên quan trong cộng
đồng
- can thiệp lúc khủng hoảng
- xây dựng các chương trình mang tính phòng ngừa trong trường học và
ngoài cộng đồng
Hiện Mạng lưới quốc tế CTXH học đường có thông tin từ 43 quốc gia sau đây :
Argentina, Australia, Austria, Bahamas, Canada, China, Denmark, Estonia,
Finland, France, Germany, Ghana, Hong Kong (Special Administrative Region
of China), Hungary, Iceland, India, Japan, Korea, Latvia, Liechtenstein,
Lithuania, Luxembourg, Macedonia, Malta, Mauritius, Mongolia, The
Netherlands, New Zealand, Norway, Pakistan, Poland, Russia, Saudi Arabia,
Singapore, Slovakia, Sri Lanka, Sweden, Switzerland, Taiwan, United Arab
Emirates, United Kingdom, United States, Vietnam2.
Mỗi nước đều có những tiêu chuNn riêng tuyển chọn nhân viên xã hội vào làm
việc ở trường học, thí dụ : Ở Hoa Kỳ nhân viên xã hội học đường có học vị thạc
sĩ CTXH, nhưng ở Úc và Canada thì chỉ cần cử nhân. Còn tên gọi cũng khác, có
nước như Hàn Quốc thì có hai chức danh : nhân viên xã hội học đường (tiếng
Anh), nhân viên an sinh xã hội học đường hoặc nhân viên an sinh giáo dục cộng
đồng (tiếng Hàn). Tuy nhiên đại đa số các nước đều chọn chức danh “nhân viên
xã hội học đường” (school social worker).
Thông qua hội thảo này, những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp mong
mỏi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm, các đoàn thể, tổ chức xã hội cùng
lên tiếng và có kế hoạch đưa CTXH học đường vào trường học; đây là hoạt động
phù hợp với nội dung Đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam đã được Thủ
tướng phê duyệt tháng 3 năm 2010.
Xin tham khảo bảng sau đây để thấy số liệu của một số nước có triển khai dịch
vụ CTXH học đường.
TT QUỐC
GIA
TRÌNH ĐỘ
CẦN CÓ CỦA
NHÂN VIÊN
XÃ HỘI
HỌC ĐƯỜNG
CHỨC DANH NĂM BẮT
ĐẦU HOẠT
ĐỘNG CTXH
HỌC ĐƯỜNG
SỐ LƯỢNG NVXH
HỌC ĐƯỜNG
ĐƯỢC TUYỂN
DỤNG
1 Australia Cử nhân CTXH
hoặc Cử nhân
CTXH có 2 năm
sau đại học; hội
viên Hội NVXH
Úc
Nhân viên xã hội
học đường hoặc
NVXH
1940 150
2
Theo Mạng lưới quốc tế CTXH học đường
4
2 Canada Cử nhân CTXH
hoặc Thạc sĩ
CTXH
Nhân viên xã hội
học đường
1900 nhưng sau
năm 1940 mới
được nhìn nhận
750
3 Finland Thạc sĩ CTXH Nhân viên xã hội
học đường
(koulukuraattori)
1966 400
4 Ghana Giáo viên được
đào tạo thêm về
CTXH học
đường
Nhân viên an
sinh
Nhân viên tư
vấn hướng đạo
1967 320
5 Ấn Độ - Thạc sĩ
- Sinh viên sau
đại học CTXH
Nhân viên xã
hội học đường
Giáo viên giáo
dục đặc biệt
1970 20.000
6 Nhật Bản Chưa rõ Nhân viên xã
hội học đường
1986 30
7 Hàn Quốc - Cử nhân hoặc
trên cử nhân về
lĩnh vực an sinh
xã hội
- Thạc sĩ về an
sinh xã hội
Nhân viên xã
hội học đường
(tiếng Anh)
Nhân viên an
sinh xã hội học
đường hoặc
nhân viên an
sinh giáo dục
cộng đồng
(tiếng Hàn)
1993 230
8 Mông Cổ - Nhân viên có
trình độ CTXH,
nhà tâm lý, giáo
viên
Nhân viên xã
hội học đường
1997 524
9 New
Zealand
- Nhân viên có
trình độ trung
cấp hay Cử
nhân CTXH
NVXH hay
NVXH ở
trường học
1994 150
10 Singapore - Cử nhân CTXH NVXH học
đường
1965 Chưa có số liệu
nhưng đã có 100 cơ
sở an sinh tình
nguyện cung cấp dịch
vụ CTXH học đường
11 Sri Lanka - NV tốt nghiệp
trung cấp 2 năm
ở Viện phát
triển xã hội
quốc gia
NVXH học
đường
1997 17 NVXH làm việc ở
24 trường
12 Thụy Điển - Cử nhân CTXH NVXH học 1950 1500-2000
5
đường
Skolkurator
(tiếng Thụy
Điển)
13 Đài Loan
(TQ)
- Cử nhân CTXH NVXH học
đường
1977 58
14 Các tiểu
vương
quốc Ả
Rập thống
nhất
(UAE)
- Cử nhân CTXH NVXH học
đường
1972 813
15 Anh quốc
và Bắc
Ailen
- NVXH trung
cấp
- NV các ngành
gần
NVXH giáo
dục
Nhân viên an
sinh giáo dục
1871 3.000
16 Hoa Kỳ - Thạc sĩ CTXH NVXH học
đường
1906 20.000
__________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các báo cáo tham luận tại hội nghị CTXH học đường ở Busan, Hàn Quốc
năm 2006 của Lê Chí An và đại biểu các nước khác
- Mạng lưới quốc tế công tác xã hội học đường: website:
- Newsletter hàng tháng của International Network for School Social Work
từ 2006 đến 2011.