Đường Hồ Chí Minh thuộc nhánh 2 đi ngang phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 101 km dọc theo chiều dài của huyện A Lưới và một phần của huyện Nam Đông, chạy qua 19 xã và thị trấn của huyện A Lưới. Việc xây dựng đường Hồ Chí Minh sẽ tạo nên sức hút lớn, tập trung các điểm dân cư các xã xung quanh nằm hai bên tuyến đường chạy qua. Trong hệ thống quần cư nói chung và quần cư miền núi nói riêng, điểm dân cư trung tâm xã nằm giữa điểm dân cư cơ sở và điểm dân cư thị trấn, thị xã theo sơ đồ sau:
5 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A Lưới dọc theo đường Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 14, 2002
XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỂM DÂN CƯ TRUNG TÂM XÃ
Ở HUYỆN A LƯỚI DỌC THEO ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Tưởng
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
I. Mục đích xác định các điểm dân cư trung tâm xã:
Đường Hồ Chí Minh thuộc nhánh 2 đi ngang phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 101 km dọc theo chiều dài của huyện A Lưới và một phần của huyện Nam Đông, chạy qua 19 xã và thị trấn của huyện A Lưới. Việc xây dựng đường Hồ Chí Minh sẽ tạo nên sức hút lớn, tập trung các điểm dân cư các xã xung quanh nằm hai bên tuyến đường chạy qua. Trong hệ thống quần cư nói chung và quần cư miền núi nói riêng, điểm dân cư trung tâm xã nằm giữa điểm dân cư cơ sở và điểm dân cư thị trấn, thị xã theo sơ đồ sau:
Điểm dân cư
cơ sở
(thôn, bản)
Điểm dân cư trung tâm xã (xã)
Điểm dân cư
thị trấn, thị xã (huyện)
Sơ đồ 1: Mối quan hệ của điểm dân cư trung tâm xã với các điểm dân cư khác.
Việc xác định các điểm dân cư trung tâm xã dọc theo đường Hồ Chí Minh vì vậy hết sức cần thiết nhằm:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý các công trình công cộng trong xã và cụm xã.
- Đảm bảo mối liên hệ bên trong, bên ngoài thông qua mạng lưới giao thông và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Làm cơ sở để xác định trung tâm cụm xã, thị trấn, thị xã.
II. Xây dựng chỉ tiêu xác định các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A Lưới dọc theo đường Hồ Chí Minh
1. Lựa chọn chỉ tiêu và phân cấp
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm phân bố dân cư của huyện miền núi A Lưới, có thể lựa chọn 2 nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu nền: Có quy mô dân số và diện tích đất nông nghiệp.
- Nhóm chỉ tiêu động lực: Có giao thông, nguồn nước và cơ sở dịch vụ, thương mại.
1.1. Quy mô dân số: Dân số của điểm dân cư là sự biểu hiện về truyền thống phát triển, lực lượng lao động, nhu cầu tiêu thụ và vai trò của nó trong các hoạt động kinh tế - xã hội thuộc phạm vi xã. Quy mô dân số các điểm dân cư thường khác nhau, ở miền núi không lớn như ở đồng bằng. Giá trị quy mô được xác định có tính chất tương đối trong mối tương quan so sánh với quy mô dân số trung bình của các điểm dân cư trong cùng xã và được phân thành 2 cấp:
- Lớn: Khi số dân nhiều hơn số dân trung bình, giá trị = 2.
- Nhỏ: Khi số dân ít hơn số dân trung bình, giá trị = 1.
1.2. Diện tích đất nông nghiệp: đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng bởi vì các xã miền núi tuy diện tích đất tự nhiên lớn nhưng chủ yếu là đất trống đồi trọc hoặc rừng. Diện tích đất nông nghiệp không chỉ là điều kiện để phát triển kinh tế, tiến hành hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi mà còn là cơ sở để mở rộng điểm dân cư và xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, phúc lợi xã hội cho toàn xã và cụm xã. Giá trị chỉ tiêu này cũng dựa vào sự so sánh tương đối với diện tích bình quân của các điểm dân cư trong cùng xã và được phân thành 2 cấp:
Nhiều: Khi diện tích lớn hơn diện tích bình quân, giá trị = 2.
Ít: Khi diện tích nhỏ hơn diện tích bình quân, giá trị = 1.
1.3. Giao thông: Vị trí của điểm dân cư trong mạng lưới giao thông sẽ ảnh hưởng đến việc bảo đảm yêu cầu của mối liên hệ, trao đổi. Chính vì thế nên chỉ tiêu này có vai trò to lớn trong việc phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng hiện đại hoá và đô thị hoá. Trong phạm vi 1 xã do lãnh thổ không lớn nên chỉ tiêu này quan tâm đến mối liên hệ bên ngoài và phân thành 3 cấp:
- Rất thuận lợi: Khi nằm trên quốc lộ, tỉnh lộ, điểm giao nhau của các tuyến liên xã và huyện, giá trị = 2.
- Thuận lợi: Khi nằm trên đường giao thông liên xã và huyện, ô tô vào được, giá trị = 1.
- Không thuận lợi: Khi không có đường ô tô vào, giá trị = 0.
1.4. Nguồn nước: Quá trình định cư miền núi không thể không quan tâm đến nguồn nước, và đây chính là điều kiện cần thiết đối với các điểm dân cư miền núi trong tình hình việc cấp nước không dễ dàng như ở đồng bằng. Nguồn nước có thể là sông, suối, hồ hoặc nước ngầm, sử dụng trực tiếp và gián tiếp qua hệ thống mương, máng, kênh, đập, ống, bơm... Chỉ tiêu nguồn nước được phân thành 3 cấp:
- Rất thuận lợi: Khi có lượng nước dồi dào, đáp ứng đầy đủ cho hoạt động sản xuất và đời sống quanh năm, giá trị = 2.
- Thuận lợi: Khi có lượng nước dồi dào, nhưng có thời gian ngắn trong năm khan hiếm, giá trị = 1.
- Không thuận lợi: Khi có lượng nước ít, có thời gian ngắn trong năm khan hiếm, giá trị = 0.
1.5. Cơ sở dịch vụ thương mại: Chợ quê hình thành, tồn tại và ổn định phản ánh sự vận động tất yếu của quan hệ cung cầu trong nông thôn. Sự xuất hiện chợ quê thường tạo điều kiện một điểm dân cư có hoạt động kinh tế đa dạng hơn các điểm dân cư khác như nghề thủ công và dịch vụ, bởi vì các cửa hàng, các đại lý bán vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống cũng được xây dựng theo. Chỉ tiêu nàyđược phân thành 3 cấp:
- Đầy đủ: Khi vừa có chợ vừa có cửa hàng đại lý, giá trị = 2.
- Trung bình: Khi chỉ có chợ hoặc chỉ có cửa hàng đại lý, giá trị = 1.
- Thiếu: Khi vừa không có chợ vừa không có cửa hàng đại lý, giá trị = 0.
2. Xácđịnh trọng số các chỉ tiêu
Năm chỉ tiêu được lựa chọn trên tuy rất quan trọng nhưng mức độ không như nhau, trong đó nổi bật lên và có ý nghĩa lớn là chỉ tiêu diện tích đất nông nghiệp, giao thông và nguồn nước. Do vậy, để thấy được vai trò giữa các chỉ tiêu cần phải xác định trọng số cho từng chỉ tiêu. Chỉ tiêu nào quan trọng hơn sẽ có trọng số = 2, nghĩa là giá trị của các cấp chỉ tiêu được nhân đôi lên, chỉ tiêu nào ít quan trọng hơn sẽ có trọng số = 1, nghĩa là giá trị của các cấp chỉ tiêu sẽ giữ nguyên, được thể hiện ở Bảng 1:
Bảng 1: Trọng số các chỉ tiêu và giá trị phân cấp của các chỉ tiêu
Các chỉ tiêu
Gí trị
Trọng số
Quy mô dân số
Diện tích đất nông nghiệp
Giao thông
Nguồn nước
Cơ sở dịch vụ
thương mại
Lớn
Nhỏ
Nhiều
Ít
Rất thuận lợi
Thuận Lợi
Không thuận lợi
Rất thuận lợi
Thuận Lợi
Không thuận lợi
Đầy đủ
Trung bình
Thiếu
1
2
1
2
1
0
2
4
2
4
2
0
4
2
0
III. Kết quả xác định
Bằng việc thu thập thông tin, thống kê các điểm dân cư của 19 xã và thị trấn nằm trên đường Hồ Chí Minh của huyện A Lưới cho thấy toàn bộ có 92 điểm dân cư tập trung.
Việc xác định các điểm dân cư trung tâm xã được tuân theo các nguyên tắc và yêu cầu:
- Trong phạm vi lãnh thổ 1 xã chỉ chọn 1 điểm dân cư.
- Điểm dân cư được chọn là điểm có tổng giá trị lớn nhất của các chỉ tiêu với trọng số.
- Trong trường hợp 1 xã có 2 điểm dân cư trở lên có tổng giá trị lớn nhất như nhau sẽ dựa trên kết quả so sánh giá trị tuyệt đối một số yếu tố của các điểm dân cư đó như diện tích đất nông nghiệp, quy mô dân số ...
Kết quả xác định được 19 điểm dân cư trung tâm xã, được thể hiện ở bảng 2 :
Bảng 2: Các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A Lưới
dọc theo đường Hồ Chí Minh.
Số
thứ
tự
Tên Thôn, bản (xã)
Giá trị các chỉ tiêu
Tổng giá trị
Quy mô dân số
Diện tích đất nông nghiệp
Giao thông
Nguồn nước
Cơ sở dịch vụ thương mại
1
Tà Vai (Hồng Thuỷ)
2
4
4
2
1
13
2
A Năm (Hồng Vân)
2
4
4
4
1
15
3
Tà Â (Hồng Trung)
2
4
4
0
1
11
4
Thôn 2 (Bắc Sơn)
2
4
4
0
1
11
5
Thôn 1 (Hồng Kim)
2
4
4
4
0
14
6
A Sóc (Hồng Bắc)
2
4
2
0
0
8
7
Hồng Nam (Thị trấn)
2
4
4
4
2
16
8
Thôn 2 (Hồng Quảng)
2
4
2
2
0
10
9
Hợp thành (A Ngo)
2
4
4
0
0
10
10
Thôn 1 (Nhâm)
2
4
2
2
0
10
11
Quảng Thọ (Sơn Thuỷ)
2
4
4
2
1
13
12
A Vinh (Hồng Thái)
2
4
2
0
0
8
13
ConSâm(HồngThượng)
2
4
4
2
0
12
14
Phú Thạnh (Phú Vinh)
2
4
4
2
1
13
15
HươngThịnh(Hương Phong)
2
4
4
2
1
13
16
Thôn Loa (Đông Sơn)
2
4
4
2
1
13
17
Liên Hiệp (Hương Lâm)
2
4
4
2
1
13
18
Chi Lách (A Đớt)
2
4
4
2
0
12
19
Liên Hiệp (A Roàng)
2
4
4
2
1
13
Sơ đồ 2: Phân bố các điểm dân cư trung tâm xã ở huyện A Lưới
dọc theo đường Hồ Chí Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Viết Hồng, Phân tích đặc điểm phân bố dân cư và xác định mạng lưới điểm dân cư trung tâm ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội 1999.
Đặng Đức Quang, Thị tứ làng xã, nxb Xây dựng, Hà Nội, 2000.
Đỗ Đức Viêm, Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn, nxb Xây dựng, Hà Nội, 1997.
DEFINING THE CENTRAL INHABITANT DISTRIBUTION OF COMMUNES ALONG HO CHI MINH STREET IN A LUOI PROVINCE.
Nguyen Tuong
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
From the necesity of defining the central inhabitant distribution of communes along Ho Chi Minh street in A Luoi Province, the paper has presented five methods for definition throungh the choice, the grading of the norm and the multiplying each norm. As a result of this, the author has defined 19 central communal inhabitant distributions.