Xác định tỉ lệ giảm đau trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hoá cột sống được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng

Tình hình và mục đích nghiên cứu: Thoái hóa khớp (THK) là loại bệnh mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh về khớp (6). Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn bắt đầu thăm dò một phương cách trị liệu có hiệu quả điều trị đau và ít tác dụng phụ trên bệnh lý mạn tính như thoái hóa cột sống dựa trên cơ sở kết hợp 2 phương pháp điện châm và kéo cột sống. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Cơ sở 3, BV. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6/ 2010 đến tháng 12/2010. Phương pháp & phương tiện nghiên cứu: 52 bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng được điều trị bằng điện châm 30 phút các huyệt Giáp tích L2-L3, Giáp tích L3-L4, Giáp tích L4-L5, Thượng liêu L5-S1, Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Yêu dương quan phối hợp với kéo cột sống 20 phút/ ngày, trong 30 ngày. Phương tiện đánh giá: Thang VAS, QDSA, chỉ số Schober được theo dõi trước điều trị, sau 10, 20, 30 ngày. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả giảm đau khá, tốt là 78,85%. Hiệu quả giảm đau xuất hiện ngay từ ngày thứ 10 của liệu trình điều trị. Kết luận: Phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có khả năng làm giảm đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn điện châm đơn thuần. Một nghiên cứu can thiệp với thiết kế nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng là cần thiết để xác định kết quả này

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác định tỉ lệ giảm đau trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hoá cột sống được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 113 XÁC ĐỊNH TỈ LỆ GIẢM ĐAU TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP KÉO CỘT SỐNG THẮT LƯNG Phan Quan Chí Hiếu*, Trương Trung Hiếu* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Thoái hóa khớp (THK) là loại bệnh mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh về khớp (6). Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn bắt đầu thăm dò một phương cách trị liệu có hiệu quả điều trị đau và ít tác dụng phụ trên bệnh lý mạn tính như thoái hóa cột sống dựa trên cơ sở kết hợp 2 phương pháp điện châm và kéo cột sống. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca được tiến hành tại Cơ sở 3, BV. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 6/ 2010 đến tháng 12/2010. Phương pháp & phương tiện nghiên cứu: 52 bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng được điều trị bằng điện châm 30 phút các huyệt Giáp tích L2-L3, Giáp tích L3-L4, Giáp tích L4-L5, Thượng liêu L5-S1, Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Yêu dương quan phối hợp với kéo cột sống 20 phút/ ngày, trong 30 ngày. Phương tiện đánh giá: Thang VAS, QDSA, chỉ số Schober được theo dõi trước điều trị, sau 10, 20, 30 ngày. Kết quả: Sau 30 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả giảm đau khá, tốt là 78,85%. Hiệu quả giảm đau xuất hiện ngay từ ngày thứ 10 của liệu trình điều trị. Kết luận: Phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có khả năng làm giảm đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn điện châm đơn thuần. Một nghiên cứu can thiệp với thiết kế nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng là cần thiết để xác định kết quả này. Từ khoá: Điện châm, kéo cột sống, đau thắt lưng, QDSA, VAS, nghiệm pháp Schober. ABSTRACT PAIN RELIEF RATE OF ELECTROACUPUNCTURE COMBINED WITH LUMBAR TRACTION IN LUMBAR OSTEOARTHRITIS Phan Quan Chi Hieu, Truong Trung Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 113 – 117 Background and Aims: Osteoarthritis (OA) of lumbar column is the most common degenerative diseases of joints (6). This study was an exploratory effort on pain relief of electroacupuncture combined with lumbar traction in lumbar OA. Study design: A cross sectional study, serial case observation was conducted at the 3rd branch of UMC- HCMC from June 2010 to December 2010. Materials and methods: 52 patients of lumbar OA were received a daily 20-minute electropuncture at Hua-tuo Jiaji points of L2-L3, L3-L4, L4-L5, BL.31, BL.23, BL.25, GV.4, GV.3 and 20-minute lumbar traction in 30 days. Outcome measures: VAS scale, QDSA scale, Schober index before and after 10, 20, and 30 days of treatment.  Khoa Y học cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Trương Trung Hiếu. ĐT: 0913956888. Email: bstrunghieu@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 114 Result: After 30 days of treatment, 78.85% patients are shown good and fair-good results. Pain relief started after 10 days of treatment. No side effects found. Conclusion: Electroacupuncture combined with lumbar traction was shown a potential pain relief for lumbar OA and better than electropuncture alone. A control, randomized clinical trial is needed to confirm this observation. Keywords: Electroacupuncture, lumbar traction, low back pain, QDSA scale, VAS scale, Schober test. ĐẶT VẤN ĐỀ Thoái hóa khớp (THK) là loại bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp (1, 6).Tại nước ta, THK chiếm 10,41% các bệnh về cơ xương khớp. Trong đó đoạn cột sống thắt lưng là vị trí thường gặp nhất, chiếm 31,12%. Bên cạnh đó, chứng đau do thoái hóa cột sống thắt lưng có tỉ lệ phát bệnh cao, việc điều trị thường kéo dài do bệnh hay tái phát. Điện châm là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc đã được sử dụng nhiều trong điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng (THCSTL) (3). Kéo cột sống cũng thường được sử dụng trên lâm sàng nhằm điều trị đau thắt lưng. Các nghiên cứu mới cho thấy kéo cột sống có khả năng làm giảm đau, tăng tầm vận động, và ghi nhận rất ít tác dụng bất lợi. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn bắt đầu tìm kiếm một phương cách trị liệu có hiệu quả điều trị đau và ít tác dụng phụ, trên bệnh lý mạn tính như thoái hóa cột sống dựa trên cơ sở kết hợp 2 phương pháp trên (điện châm và kéo cột sống). Bước đầu nghiên cứu được thăm dò với một nghiên cứu quan sát trên những bệnh nhân tình nguyện. Mục tiêu tổng quát Thăm dò tỷ lệ giảm đau của điện châm và kéo cột sống thắt lưng đối với bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Mục tiêu cụ thể Xác định tỉ lệ giảm đau trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống được điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng. Theo dõi các tai biến của phương pháp điện châm và kéo cột sống thắt lưng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, quan sát trên 52 bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng từ tháng 6/ 2010 đến tháng 12/2010 tại cơ sở 3 BV. ĐHYD TP. HCM. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân điều trị tại phòng châm cứu ngoại trú, đồng ý tham gia nghiên cứu Có chẩn đoán là thoái hoá cột sống thắt lưng với: 1. Triệu chứng lâm sàng: đau vùng thắt lưng, tại chỗ, không lan. 2. Triệu chứng CLS: X quang CSTL thẳng, nghiêng có hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng, có đủ 3 đặc điểm: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, mọc gai xương. Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ các trường hợp đau thắt lưng do các nguyên nhân không phải THCSTL. Bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính kèm theo hay bệnh nặng cần điều trị tích cực. Bệnh nhân đang dùng các thuốc có ảnh hưởng kết quả nghiên cứu. Bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu Bệnh diễn tiến nặng thêm, đau nhiều hơn. Bệnh nhân tự ý dùng thêm thuốc giảm đau khác. Bệnh nhân bỏ điều trị không rõ nguyên nhân, loại khỏi nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 115 Phương pháp tiến hành Bệnh nhân tình nguyện được thực hiện các cận lâm sàng: công thức máu, BUN, Creatinin, SGOT, SGPT, VS, điện tâm đồ, siêu âm bụng tổng quát, X quang cột sống thắt lưng thẳng, nghiêng để phục vụ việc chọn và loại bệnh. Kỹ thuật điều trị Điện châm kết hợp kéo cột sống. Điện châm 30 phút các huyệt Giáp tích L2- L3,Giáp tích L3-L4, Giáp tích L4-L5,Thượng liêu L5- S1, Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Yêu dương quan. Kéo cột sống 20 phút. Thời gian điều trị 30 ngày. Việc theo dõi và đánh giá được thực hiện lúc bắt đầu tham gia điều trị (ngày thứ 1), sau ngày 10, 20, 30. Phương tiện sử dụng gồm có phiếu theo dõi lâm sàng bảng câu hỏi QDSA (đánh giá mức độ đau ở bệnh nhân có thời gian đau trên 6 tháng), thang nhìn VAS (đánh giá mức độ đau ở bệnh nhân có thời gian đau dưới 6 tháng), chỉ số Schober. Tiêu chuẩn phân loại kết quả điều trị: Tốt: Giảm đau 85%- 100% so với điểm số ban đầu. Khá: Giảm đau 70% - 84,99% so với điểm số ban đầu. Trung bình: Giảm đau 50% - 69,99% so với điểm số ban đầu. Kém: Giảm đau < 50% so với điểm số ban đầu. Xử lý số liệu Thu thập, xử lý, phân tích các số liệu bằng SPSS 11.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 1. Bảng phân bố bệnh nhân theo tuổi. NHÓM TUỔI Số BN Tỉ lệ (%) < 40 11 21,15 40-59 29 55,77 NHÓM TUỔI Số BN Tỉ lệ (%) ≥ 60 12 23,08 Tổng 52 100 Nhận xét: Trong nghiên cứu này, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-59 chiếm tỉ lệ 55,77%, tuổi trung bình mắc bệnh là 49,07  10,88. Bảng 2. Bảng phân bố bệnh nhân theo giới tính. PHÁI Số bệnh nhân Tỉ lệ (%) Nam 23 44,23 Nữ 29 55,77 Tổng 52 100 Nhận xét: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam 1,26 lần. Bảng 3. Bảng phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. THỜI GIAN MẮC BỆNH Số BN Tỉ lệ (%) <6 tháng 36 69,23 > 6 tháng 16 30,77 Tổng 52 100 Nhận xét: Bệnh nhân mắc bệnh dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ cao 69,23%. Hiệu quả giảm đau Bảng 4. Đánh giá hiệu quả giảm đau ở nhóm có thời gian bệnh dưới 6 tháng. Nhóm có thời gian bệnh dưới 6 tháng Điểm trung bình Trước điều trị 6,21 Sau 10 ngày điều trị 3,90 Sau 20 ngày điều trị 2,49 Sau 30 ngày điều trị 1,47 ANOVA F = 161,97 P = 0,00001 Nhận xét: Điểm giảm đau giữa các ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Bảng 5. Kết quả giảm đau của nhóm có thời gian bệnh trên 6 tháng. Nhóm có thời gian bệnh trên 6 tháng Điểm trung bình Trước điều trị 20,63 Sau 10 ngày điều trị 12,94 Sau 20 ngày điều trị 8,06 Sau 30 ngày điều trị 4,31 ANOVA F = 134,11 P = 0,0001 Nhận xét: Điểm giảm đau giữa các ngày điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 116 Phân loại kết quả điều trị: Sau 30 ngày điều trị, các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được phân loại kết quả điều trị như sau: Bảng 6. Phân loại kết quả điều trị. Phân loại Trước điều trị Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Số BN Tỷ lệ (%) Tốt 0 0 0 0 0 0 18 34,62 Khá 0 0 0 0 13 25 23 44,23 Trung bình 0 0 9 17,31 34 65,38 11 21,15 Kém 52 100 43 82,69 5 9,62 0 0 Tổng cộng 52 100 52 100 52 100 52 100 Bảng 7. Đánh giá sự thay đổi số đo độ giãn cột sống trong nhóm nghiên cứu. Thời gian Độ giãn trung bình (cm) Trước điều trị 13,33 Ngày 10 13,90 Ngày 20 14,31 Ngày 30 14,52 ANOVA F = 37,42 P = 0,0001 Nhận xét: Sự thay đổi số đo độ giãn cột sống giữa các ngày điều trị khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. BÀN LUẬN VÀ KẾT LUẬN Về tuổi Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình bị THCSTL là 49,07  10,88. Kết quả này tương đối phù hợp với sinh lý bệnh học của thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp ở tuổi lao động và quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Về giới Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam/nữ là 1/1,26. Theo các tác giả Roland W. Moskowits, A. Doube, tỉ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam liên quan chặt chẽ đến sự mãn kinh. Nguyên nhân là do người phụ nữ ở lứa tuổi sau mãn kinh (40 – 59 tuổi) có nồng độ estrogen giảm thấp làm giảm khả năng hấp thu canxi, bên cạnh đó thói quen ít tập thể dục, vận động thể chất cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D, canxi, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tái tạo của xương, sụn khớp. Do đó, thoái hóa khớp nói chung thường xảy ra ở người phụ nữ cao hơn nam giới. Về công thức huyệt điều trị Trong nghiên cứu sử dụng chủ yếu nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích kết hợp với 1 số huyệt tại chỗ lân cận vùng đau và một số huyệt bổ Thận. Theo YHHĐ, tác dụng khi châm nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích được giải thích theo cơ chế thần kinh sinh học, tác động qua cơ chế kiểm soát cửa, châm nhóm huyệt này làm kích hoạt con đường dẫn truyền trong lem, từ đó gây ức chế con đường dẫn truyền ngoài lem, nên làm ức chế dẫn truyền cảm giác đau (5). Ngoài ra, một số tác giả đã chứng minh, với một kích thích điện vừa đủ cơ thể sẽ tiết ra endorphin có tác dụng gây tê. Theo YHCT, nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích có ảnh hưởng theo từng vùng tương ứng với vị trí của huyệt. Nếu so sánh về mặt giải phẫu sẽ thấy có sự phù hợp nhất định về vị trí của huyệt Hoa Đà Giáp Tích với phân bố cảm giác da theo rễ thần kinh. Như vậy, việc sử dụng điện châm trên nhóm huyệt Hoa Đà Giáp Tích gây được hiệu quả giảm đau do sự phối hợp cả cơ chế điều trị đau tại chỗ theo YHCT và cơ chế ức chế dẫn truyền cảm giác đau, tiết endorphin có tác dụng gây tê theo YHHĐ. Theo Đông y Thận chủ cốt tủy, bệnh lý thoái hóa cột sống có thể do rối loạn chức năng này của Thận. Các huyệt Thận du, Mệnh môn, Yêu dương quan được chọn vào công thức điều trị do có tác dụng bổ Thận (dựa theo tài liệu kinh điển). Về vấn đề kéo cột sống Theo qui luật “chiều cao đĩa đệm tăng làm áp lực nội đĩa đệm giảm”, nên phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng trong điều trị làm cho các khoang đốt sống giãn ra, làm áp lực nội đĩa đệm giảm, nên có tác dụng giảm đau. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 117 Về hiệu quả giảm đau Sau 10 ngày có 17,31% bệnh nhân đạt hiệu quả giảm đau trung bình. Sau 20 ngày có 25% bệnh nhân đạt hiệu quả giảm đau khá, 65,38% đạt hiệu quả giảm đau trung bình. Sau 30 ngày điều trị, tất cả 52 bệnh nhân đều đạt hiệu quả giảm đau, trong đó tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt là 34,62%, đạt kết quả khá là 44,23% bệnh nhân. Như vậy sau 30 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả giảm đau khá tốt là 78,85%. So sánh sơ bộ cho thấy phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có hiệu quả điều trị đau thắt lưng tốt hơn kéo cột sống đơn thuần (kết quả giảm đau là 64% theo G van der Heijden 7 và 47,6% theo Lindstrom) hoặc điện châm đơn thuần (kết quả giảm đau là 71,4% theo Kim HJ). Về tác dụng không mong muốn của nhóm nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu không xảy ra các tai biến nghiêm trọng. KẾT LUẬN Qua việc quan sát 52 bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tình nguyện được điều trị bằng điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng với liệu trình 30 ngày, bước đầu ghi nhận như sau: Phương pháp châm cứu kết hợp kéo cột sống có hiệu quả giảm đau đối với bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống. Sau 30 ngày điều trị, tất cả 52 bệnh nhân đều đạt hiệu quả giảm đau, trong đó tỉ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt là 34,62%, đạt kết quả khá là 44,23% bệnh nhân. So sánh sơ bộ cho thấy phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có hiệu quả điều trị đau thắt lưng tốt hơn kéo cột sống đơn thuần (64% theo G van der Heijden (7) và 47,6% theo Lindstrom) (4) hoặc điện châm đơn thuần (kết quả giảm đau là 71,4% theo Kim HJ) (2). Qua 30 ngày điều trị không ghi nhận bất thường nghiêm trọng như rối loạn vận mạch, huyết áp khi kéo, choáng khi châm (vượng châm). Cho thấy phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng tương đối an toàn trong áp dụng điều trị lâm sàng. Phương pháp điện châm kết hợp kéo cột sống thắt lưng có khả năng làm giảm đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng tốt hơn điện châm đơn thuần. Một nghiên cứu can thiệp với thiết kế nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng là cần thiết để xác định kết quả này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Hữu Lương (2008), Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. NXB Y học, tr. 8- 18, 141. 2. Kim HJ, Lee SR, Byun JY, Ahn SG (2000), “Clinical study of the treatment of spondylolisthesis”, J Kor Acu Mox Soc 2 (17), pp. 106- 115. 3. Lã Quang Nhiếp (1984), Điều trị điện trên huyệt, NXB Y học, tr. 5- 204. 4. Lindstrom A (1980), “Autotraction for treatment of lumbar disc degeneration: a multicenter controlled investigation”, Acta Orthop Scand, 51, pp. 791-798 5. Phan Quan Chí Hiếu (1997), Bài giảng thần kinh sinh học và châm cứu, Giáo trình sau đại học- lưu hành nội bộ khoa YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM, tr. 1-20. 6. Trần Ngọc Ân (1995), Bệnh thấp khớp, NXB Y học Hà Nội, tr. 193- 194, 200- 202. 7. Van der Heijden G (1995), “Efficacy of Lumbar Traction: A Randomised Clinical Trial”. Physiotherapy, 81, pp. 29- 35.
Tài liệu liên quan