Khái niệm biến ngẫu nhiên (bnn) một chiều và
phân loại
Phân phối xác suất của bnn một chiều
Hàm của biến ngẫu nhiên một chiều1. ĐỊNH NGHĨA BNN MỘT CHIỀU VÀ PHÂN LOẠI
. Trong một trò chơi may rủi, người ta đưa ra luật như
sau: Tung một lần 3 đồng xu cân đối và đồng chất. Nếu có đúng hai
đồng xu xuất hiện mặt ngửa, thì người chơi được 10USD còn ngược
lại thì người chơi mất 2USD.
= {SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN}
15 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xác suất và thống kê - Biến ngẫu nhiên một chiều và phân phối xác suất (buổi 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ
(Buổi 3)
BIẾN NGẪU NHIÊN MỘT CHIỀU
VÀ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT
Khái niệm biến ngẫu nhiên (bnn) một chiều và
phân loại
Phân phối xác suất của bnn một chiều
Hàm của biến ngẫu nhiên một chiều
1. ĐỊNH NGHĨA BNN MỘT CHIỀU VÀ PHÂN LOẠI
. Trong một trò chơi may rủi, người ta đưa ra luật như
sau: Tung một lần 3 đồng xu cân đối và đồng chất. Nếu có đúng hai
đồng xu xuất hiện mặt ngửa, thì người chơi được 10USD còn ngược
lại thì người chơi mất 2USD.
= {SSS, SSN, SNS, NSS, SNN, NSN, NNS, NNN}.
Điểm mẫu Số mặt
ngửa
SSS 0
SSN 1
SNS 1
NSS 1
SNN 2
NSN 2
NNS 2
NNN 3
Điểm mẫu Số tiền người chơi thu
được(USD)
SSS -2
SSN -2
SNS -2
NSS -2
SNN +10
NSN +10
NNS +10
NNN -2
ĐỊNH NGHĨA BNN MỘT CHIỀU VÀ PHÂN LOẠI
.
Định nghĩa: Một biến ngẫu nhiên là một quy tắc đặt tương
ứng mỗi điểm trong không gian mẫu của một phép thử với duy
nhất một số thực.
+ Các chữ hoa X, Y, Z, được dùng ký hiệu biến ngẫu nhiên, còn các
chữ thường x, y, z, được dùng ký hiệu cho giá trị của biến ngẫu
nhiên. Chẳng hạn, trong tình huống đầu tiên ở trên, nếu đặt X = số
mặt ngửa, thì X là biến ngẫu nhiên.
+ Số thực x sao cho tồn tại điểm mẫu s để X(s) = x, được gọi là một
giá trị của X. Tập tất cả các giá trị của X được gọi là tập giá trị của X.
ĐỊNH NGHĨA BNN MỘT CHIỀU VÀ PHÂN LOẠI
. Dựa vào đặc điểm tập giá trị của biến ngẫu
nhiên, người ta chia các biến ngẫu nhiên thành hai loại:
• Nếu tập giá trị của X là tập đếm được, thì ta gọi X là biến
ngẫu nhiên rời rạc.
• Nếu tập giá trị của X là tập không đếm được (các giá trị của
X lấp đầy một khoảng nào đó của trục số thực), thì ta gọi X là
biến ngẫu nhiên liên tục.
Ví dụ 1 + Tung một đồng xu liên tiếp cho đến khi thu được 1
mặt ngửa thì dừng lại. Đặt X = số lần tung. Do tập giá trị của X là
đếm được, nên X là biến ngẫu nhiên rời rạc.
+ Lấy ngẫu nhiên một số thực trong [0, 1]. Đặt X = số lấy được.
+ Y = tuổi thọ của một con đi-ốt.
+ Z = Chiều cao của một người.
là các biến ngẫu nhiên liên tục.
2. PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
.
Định nghĩa: Một quy tắc mà dựa vào nó ta tìm được xác suất
để biến ngẫu nhiên X nhận giá trị trong một khoảng đã cho nào
đó của trục số thực, thì ta gọi quy tắc đó là phân phối xác suất
của X.
Hàm xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc
Cho X là biến ngẫu nhiên rời rạc với tập giá trị {x1, x2, x3,}. Hàm
f(x) = P(X = x) được gọi là hàm xác suất của biến ngẫu nhiên X.
Nhận xét: Dễ thấy, hàm xác suất có các tính chất sau
1) f(x) ≥ 0, với mọi số thực x.
2) f(xi) = P(X = xi); f(x) = 0 với mọi x ≠ xi.
3)(X = x1), (X = x2),. là một hệ đầy đủ các biến cố nên
∑f(xi) = 1
Ngược lại, một hàm có ba tính chất trên thì là một hàm xác suất
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
.
X x1 x2 .
f(xi) f(x1) f(x2) .
gọi là bảng phân phối xác suất . Đây là một thể hiện khác của
hàm xác suất.
Bởi vì:f(xi) = P(X = xi); f(x) = 0 với mọi x ≠ xi
nên người ta còn trình bày hàm xác suất ở dạng bảng
Ví dụ 2 Một kiện hàng gồm 8 chiếc máy vi tính giống nhau
trong đó có 3 chiếc bị lỗi. Một trường học mua ngẫu nhiên 2
trong những chiếc máy vi tính này, tìm hàm xác suất của số
chiếc bị lỗi.
.Ví dụ 3 Một đồng xu cân đối và đồng chất được gieo bốn lần
liên tiếp.
(a) Tìm hàm xác suất của số mặt ngửa xuất hiện.
(b) Vẽ biểu đồ hình cây, biểu đồ xác suất của hàm xác suất.
Biểu đồ hình cây Biểu đồ xác suất
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục
(Gọi tắt là hàm mật độ)
Định nghĩa: Cho X là một biến ngẫu nhiên liên tục, hàm f(x)
xác định trên tập các số thực R và thoả mãn các điều kiện sau, thì
được gọi là hàm mật độ xác suất của X hay đơn giản là
hàm mật độ của X :
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
Ví dụ 4 Giả sử sai số của nhiệt độ phản ứng (đơn vị 0C) trong
một thí nghiệm là biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ
(a) Chứng minh f(x) thỏa mãn điều kiện (b) của Định nghĩa về
hàm mật độ.
(b) Tìm P(0 < X ≤ 1).
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
Ví dụ 5 Cho X là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ f(x)
như sau
1khi
1khi0
)(
2
x
x
c
x
xf
Hãy xác định hằng số c và tính P(2 < X < 3).
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
Hàm phân phối tích lũy xác suất
Cho X là một biến ngẫu nhiên, biến cố (X ≤ x) ≡ {s ∊ S | X(s) ≤ x}
là phụ thuộc vào x. Với mỗi số thực x cho trước, thì con số P(X ≤
x) là duy nhất nên ta có hàm số
y = F(x) = P(X ≤ x)
Gọi là hàm phân phối tích lũy xác suất của X, hay gọi tắt là hàm
phân phối của X.
Ví dụ 6 Tung đồng xu hai lần. Gọi X là số mặt ngửa. Tìm
hàm phân phối xác suất của X?
Chú ý: Nếu X là biến ngẫu nhiên rời rạc thì
Nếu X là biến ngẫu nhiên một chiều liên tục và có hàm mật độ là
liên tục, thì : F’(x) = f(x) và ( ) ( )
x
F x f t dt
( ) ( )
t x
F x f t
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
Các tính chất của hàm phân phối
• F(x) là một hàm không giảm, tức là t < u kéo theo
F(t) ≤ F(u).
• lim ( ) 1, lim ( ) 0
x x
F x F x
• F(x) là hàm liên tục phải, tức là F(x) = F(x+) =
tồn tại giới hạn trái, tức là tồn tại F(x-) và F(x-) = P(X < x) và
lim ( )
x x
F x
lim ( ) ( )
x x
F x F x
PHÂN PHỐI XÁC SUẤT CỦA BNN MỘT CHIỀU
+ P(X > a) = 1 – P(X ≤ a) = 1- F(a); P(X < a) = F(a-) ;
+ P(X ≥ a) = 1- F(a-);
P(X = a) = P(X ≤ a) - P(X < a) = F(a) - F(a-).
+ P(a < X ≤ b) = P(X ≤ b) - P(X ≤ a) = F(b) - F(a).
P(a < X <b) = P(X < b) - P(X ≤ a) = F(b-) - F(a).
P(a ≤ X < b) = P(X < b) - P(X < a) = F(b-) - F(a-).
P(a ≤ X ≤ b) = P(X ≤ b) - P(X < a) = F(b) - F(a-).
Ví dụ 7 Cho biến ngẫu nhiên X có hàm phân phối xác suất là
0 khi 0
/ 4 khi 0 1
( ) 1/2 khi 1 2
/12 1/ 2 khi 2 3
1 khi 3
x
x x
F x x
x x
x
Hãy tính
a) P(X < 2); b) P(X = 2);
c) P(1 ≤ X 1/3);
e) P(X = 5/2); f) P(2< X ≤ 7).
Hàm phân phối của biến ngẫu nhiên X là một phân phối xác suất của nó.
a) 1/2; b) 1/6; c) 1/2; d) 11/12; e) 0; f) 1/3.
3. HÀM CỦA BiẾN NGẪU NHIÊN MỘT CHIỀU
Giả sử X là một biến ngẫu nhiên và y = u(x) là một hàm số xác định
trên tập giá trị của X. Xét biến ngẫu nhiên Y xác định bởi Y = u(X). Nếu
X nhận giá trị là x, thì Y nhận giá trị là u(x).
Vấn đề đặt ra là: Nếu đã biết phân phối xác suất của X là f(x), thì phân
phối xác suất của Y được xác định dựa vào u(x) và f(x) như thế nào?
Trả lời: Giả sử X là biến ngẫu nhiên rời rạc với hàm xác suất là f(x) và
y = u(x) là một hàm số xác định trên tập giá trị của X. Nếu y = u(x) là
hàm đơn điệu trên tập giá trị của X, tức là từ phương trình y = u(x)
giải được duy nhất hàm ngược x = w(y), thì hàm xác suất của Y = u(X)
là:
g(y) = f(w(y)).
Ví dụ 8 Nếu X là biến ngẫu nhiên, thì 2X – 1; sinX; eX cũng là những
biến ngẫu nhiên.
HÀM CỦA BiẾN NGẪU NHIÊN MỘT CHIỀU
x -1 0 1 2
f(x) 1/6 1/3 1/3 1/6
Ví dụ 9 Cho X là biến ngẫu nhiên rời rạc có hàm xác suất
Tìm phân phối xác suất của Y = X2.
Các ý chính trong bài giảng tuần 3
• Khái niệm biến ngẫu nhiên và phân loại
• Phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên: Hàm phân phối, hàm
xác suất của biến ngẫu nhiên rời rạc, hàm mật độ của biến ngẫu
nhiên liên tục.
• Hàm của một biến ngẫu nhiên.