Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì công tác bồi
dưỡng giáo viên (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, .) hiện nay đang
được ưu tiên. Đối với môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS là môn học được xây
dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học và khoa học
Trái đất. Nội dung kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học liên kết với nhau thông qua
các nguyên lí và khái niệm chung của tự nhiên nên trong quá trình dạy học, các
mạch nội dung cần được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên,
vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung. Do đó, xây dựng các chuyên
đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên là một trong những biện pháp giúp
giáo viên tự nâng cao được kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các tiêu
chí dạy môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
9 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4
DOI: 10.15625/vap.2020.000150
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Trần Thị Mai Lan*, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Thị Bình Yên
Tóm tắt: Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới thì công tác bồi
dưỡng giáo viên (kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, ...) hiện nay đang
được ưu tiên. Đối với môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS là môn học được xây
dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học và khoa học
Trái đất. Nội dung kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học liên kết với nhau thông qua
các nguyên lí và khái niệm chung của tự nhiên nên trong quá trình dạy học, các
mạch nội dung cần được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên,
vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung. Do đó, xây dựng các chuyên
đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên là một trong những biện pháp giúp
giáo viên tự nâng cao được kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các tiêu
chí dạy môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên, chuyên đề bồi dưỡng, môn KHTN.
1. MỞ ĐẦU
Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới
quan khoa học cho học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn: Toán, Công nghệ và
Tin học, môn KHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology,
Engineering, Mathematics) - một trong những hướng giáo dục đang được chú trọng trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Môn Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của
khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái đất;... đồng thời, sự tiến bộ của nhiều
ngành khoa học khác liên quan như toán học, tin học... cũng góp phần thúc đẩy sự phát
triển không ngừng của KHTN. Kiến thức trong môn KHTN, những nguyên lí/khái niệm
chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu tổng quan về dạy học tích hợp môn học Khoa học tự nhiên và về công
tác bồi dưỡng giáo viên ở trên Thế giới và trong nước.
Nghiên cứu và phân tích chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên (Bộ
Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Trường Đại học Hùng Vương
*Email: mailan.sc@gmail.com
1244 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
2.2. Phương pháp điều tra thực trạng
Tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên của giáo viên THCS,
nhóm nghiên cứu đã thiết kế và sử dụng phiếu điều tra tiến hành khảo sát 142 GV đang
dạy học môn Vật lí, Hóa học và Sinh học ở 16 trường THCS thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời
gian tiến hành khảo sát vào tháng 9/2018. Công cụ nghiên cứu chính là phiếu khảo sát gồm
05 câu hỏi, mỗi câu hỏi có các nội dung nhỏ, tổng cộng phiếu hỏi có 24 thông tin cần được
GV cung cấp.
2.3. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng ý kiến các chuyên gia là những thầy/cô có thâm niên công tác/làm công tác tại
Viện nghiên cứu, cán bộ quản lý, giáo viên chuyên môn tại các trường THCS thuộc các lĩnh
vực chuyên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học đánh giá về ý nghĩa, giá trị của các chuyên đề mà
nhóm nghiên cứu đề tài xây dựng trong công tác hỗ trợ, bồi dưỡng giáo viên sau này khi tiếp
cận thực hiện chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6.
2.4. Phương pháp thống kê toán học
Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng thống kê toán
học bằng phần mềm Microsoft Excell.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về môn Khoa học tự nhiên
Kết quả điều tra thu được: có 26,76 % GV đã nắm vững kiến thức về dạy học tích
hợp môn KHTN, còn 73,24 % GV chưa nắm vững kiến thức trong môn KHTN. Về các
kiến thức chuyên môn (Lí, Hóa, Sinh) trong môn KHTN thì chỉ có: 19,72 % GV đã nắm
vững kiến thức; 80,28 % GV chưa nắm vững. Các GV cho rằng “Đa số GV chỉ được đào
tạo chuyên sâu 1 môn nên để dạy cả 3 môn như vậy là rất khó”. Sự hiểu biết về các
nguyên lí (sự đa dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác)
trong mỗi chủ đề của môn KHTN: có tới 90,14 % GV chưa nắm vững, chỉ có 9,86 % GV
đã nắm vững. Về nhu cầu bồi dưỡng kiến thức tích hợp thông qua các nguyên lí (sự đa
dạng, tính cấu trúc, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi, sự tương tác) trong mỗi chủ đề
của môn KHTN, có 80,28 % GV xác định là cần thiết và 19,72 % GV cho là rất cần thiết.
Về mức độ cần thiết bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong môn KHTN thì có 46,48 %
GV cho là rất cần thiết và 53,52 % GV xác định là cần thiết.
3.2. Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6
3.2.1. Cấu trúc của một chuyên đề bồi dưỡng
Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn KHTN lớp 6 có cấu trúc như sau: bao gồm 6
phần:
- Phần thứ nhất: Giới thiệu tổng quan
Trong phần này giới thiệu chung về chuyên đề cũng như cấu trúc của chuyên đề,
những nội dung mà chuyên đề sẽ đề cập tới.
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1245
- Phần thứ hai: Mục tiêu
Bao gồm mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể. Với mục tiêu chung nêu ra những yêu cầu
cần đạt đối với học viên sau khi kết thúc chuyên đề. Còn mục tiêu cụ thể diễn đạt chi tiết
những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thái độ cần đạt được trong chuyên đề.
- Phần thứ ba: Các hoạt động
Trong phần này, chuyên đề chia thành các hoạt động. Số lượng hoạt động phụ thuộc
vào đặc điểm của từng chuyên đề. Tên hoạt động thường được bắt đầu bằng động từ.
Trong mỗi hoạt động lại được chia thành mục tiêu (học viên cần đạt được gì thông qua
hoạt động này), mục thông tin cơ bản cung cấp những kiến thức nền tảng liên quan đến
hoạt động. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá kết quả thu được của học viên sau mỗi hoạt động.
- Phần thứ tư: Phương pháp tổ chức tập huấn
Trong phần này, các chuyên đề viết theo cấu trúc tổng thời lượng tập huấn và chi tiết
thành thời lượng cho giờ học lí thuyết, thời lượng cho giờ học bài tập/thực hành/thảo luận.
- Phần thứ năm: Đánh giá kết quả tập huấn
Phần đánh giá kết quả tập huấn được chia thành nội dung đánh giá và phương pháp
đánh giá. Nội dung đánh giá tập trung vào gợi ý một số câu hỏi, bài tập đánh giá. Phương
pháp đánh giá hướng tới việc để đánh giá hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng thì có thể sử
dụng hình thức đánh giá nào?
- Phần thứ sáu: Điều kiện thực hiện
Tập trung vào các điều kiện cơ sở vật chất cũng như học liệu để có thể tổ chức tập
huấn thành công.
3.2.2. Các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên môn KHTN lớp 6
Kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng được 03 chuyên đề bồi dưỡng giáo viên
môn KHTN lớp 6 theo cấu trúc như trên. Chúng tôi mô tả một cách vắn tắt các chuyên đề
mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện được.
3.2.2.1. Chuyên đề 1: Bồi dưỡng kiến thức môn KHTN lớp 6
- Mục tiêu chung: Tài liệu biên soạn nhằm mục tiêu hướng dẫn giáo viên hiện đang
dạy các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THCS có khả năng dạy học môn KHTN lớp
6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Chuyên đề được chia thành 4 hoạt động cho học viên:
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc nội dung môn học.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu cần đạt phẩm chất và năng lực KHTN.
+ Hoạt động 3: So sánh chương trình môn KHTN với chương trình các môn học
hiện hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học).
+ Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò thí nghiệm, thực hành trong dạy học môn KHTN.
1246 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Trong 4 hoạt động, nhóm nghiên cứu trọng tâm hướng dẫn phân tích hoạt động 1 để
các học viên thấy được sự tường minh kiến thức trong chương trình môn KHTN, đó là các
chủ đề khoa học. Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn KHTN gồm: Chất và sự
biến đổi của chất: Chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các
chất; Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống, các hoạt động sống,
con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường, di truyền, biến dị và tiến hoá; Năng lượng
và sự biến đổi: Năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động; Trái đất và bầu
trời: Chuyển động trên bầu trời, Mặt trăng, Hệ Mặt trời, Ngân hà, hóa học vỏ Trái đất, một
số chu trình sinh - địa - hóa, sinh quyển.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất
định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm
hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích cụ thể các nội dung kiến thức
cần bồi dưỡng giáo viên của các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Kết quả được
thể hiện qua ví dụ tóm tắt ở bảng 1.
Bảng 1. Nội dung kiến thức cụ thể trong các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên lớp 6
Chủ đề Mạch nội dung Kiến thức bồi dưỡng cụ thể trong các chủ đề
CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
Chất có ở
xung
quanh ta
Các thể (trạng thái)
của chất
- Sự đa dạng của chất:
+ Chất là gì, chất có ở đâu?
+ Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo.
- Ba thể (trạng thái) cơ bản của chất: khí, rắn, lỏng
- Sự biến đổi thể (trạng thái) của chất
- Tính chất của chất:
+ Mỗi chất đều có tính chất nhất định
+ Làm thể nào để biết được tính chất của chất?
- Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học
...............................
VẬT SỐNG
Tế bào –
đơn vị cơ
sở của sự
sống
..
Khái niệm
- Khái niệm tế bào
- Ba nguyên lý thể hiện tế bào được xem là đơn vị tổ chức
cơ bản của thế giới sống cả về cấu tạo, chức năng sinh lý
và di truyền
.
NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
Các phép
đo
..
Đo chiều dài, khối
lượng và thời gian
- Vai trò của phép đo các đại lượng
- Đo chiều dài, khối lượng và thời gian:
+ Khái niệm
+ Các dụng cụ đo
..
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Trái đất
và bầu
trời
Chuyển động nhìn
thấy của Mặt Trời
- Giới thiệu về một số chòm sao
- Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của Mặt trời, Mặt trăng
và các hành tinh trên nền trời sao Chuyển động nhìn
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1247
Chủ đề Mạch nội dung Kiến thức bồi dưỡng cụ thể trong các chủ đề
thấy của Mặt Trăng - Chuyển động biểu kiến của Mặt trăng
- Chu kì của tuần trăng, Chu kì tự quay của tuần trăng
- Nhật thực, Nguyệt thực (Điều kiện tổng quát để xảy ra
nhật nguyệt thực. Điều kiện cụ thể xảy ra Nhật thực,
Nguyệt thực. Chu kì nhật nguyệt thực)
..
Bảng 2. Mối quan hệ giữa giữa chủ đề nội dung với các nguyên lý / khái niệm chung của tự
nhiên trong môn KHTN lớp 6
Các nguyên lí / khái
niệm chung của
tự nhiên
Chủ đề
khoa học
Sự đa dạng
Tính
cấu
trúc
Tính hệ thống
Sự vận
động và
biến đổi
Sự
tương
tác
Chất và sự biến đổi
của chất
1. Các thể trạng
thái) của chất
2. Một số vật
liệu, nhiên liệu,
nguyên liệu,
lương thực, thực
phẩm thông
dụng;
tính chất và ứng
dụng của chúng
1.
Oxygen
và
không
khí
2.
Dung
dịch
1. Sự đa dạng của
chất
2. Oxi và không
khí
3. Một số vật liệu,
nhiên liệu, nguyên
liệu, lương thực,
thực phẩm thông
dụng; tính chất và
ứng dụng.
4. Tách chất ra
khỏi hỗn hợp
1. Oxygen
và không
khí
2. Bảo vệ
không khí
trong lành
và tránh ô
nhiễm
1.
Oxygen
và không
khí
2. Bảo vệ
không
khí trong
lành và
tránh ô
nhiễm
Vật sống . .. . .
Năng lượng và sự
biến đổi
. .. . .
Trái đất và bầu trời . .. . .
3.2.2.2. Chuyên đề 2: Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN lớp 6
- Mục tiêu chung: Tài liệu biên soạn nhằm mục tiêu hướng dẫn giáo viên hiện đang dạy
các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THCS có khả năng vận dụng được các phương pháp
dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình dạy học môn KHTN lớp 6 trong chương
trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tích hợp liên môn, phát triển năng lực người học.
- Chuyên đề được chia thành 5 hoạt động, bao gồm:
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dạy học môn Khoa học tự nhiên.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu về dạy học tích hợp liên môn.
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN.
+ Hoạt động 4: Tìm hiểu về các phương pháp dạy học đặc thù môn KHTN.
+ Hoạt động 5: Tìm hiểu về các kĩ thuật dạy học tích cực.
1248 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
Trong chuyên đề 2, ngoài các hoạt động tổ chức tập huấn cho học viên chúng tôi
còn giới thiệu 03 giáo án minh họa bao gồm các chủ đề “Đa dạng thế giới sống”, “Trái đất
và bầu trời”, “Oxi - Không khí”.
3.2.2.3. Chuyên đề 3: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn KHTN lớp 6
- Mục tiêu chung: Tài liệu biên soạn nhằm mục đích hướng dẫn giáo viên hiện đang
dạy các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học ở cấp THCS có khả năng xây dựng hệ thống bài
trắc nghiệm đánh giá môn KHTN lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Chuyên đề được chia thành 4 hoạt động, bao gồm:
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu các năng lực cần phát triển cho học sinh thông qua môn KHTN,
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng đổi mới và triết lý đánh giá vì sự tiến bộ học tập,
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu các công cụ đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn
KHTN,
+ Hoạt động 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm môn KHTN đánh giá năng
lực học sinh.
Trong chuyên đề 3, ngoài các hoạt động tổ chức tập huấn cho học viên chúng tôi còn
giới thiệu hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập đánh giá kỹ năng của học sinh trong các
chủ đề “Đa dạng thế giới sống”, “Trái đất và bầu trời”, “Oxi - Không khí”.
3.3. Kết quả xin ý kiến chuyên gia
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
chuyên gia để đánh giá kết quả nghiên cứu.
Các chuyên đề của đề tài được đánh giá trên các khía cạnh sau:
- Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với chương trình môn KHTN lớp 6;
- Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với yêu cầu thực tiễn của GV;
- Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề;
- Tính khoa học giữa nội dung kiến thức của chuyên đề;
- Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN, môn
Toán và môn Tin học trong chương trình, SGK mới.
Bảng 3. Kết quả xin ý kiến Chuyên đề 1. Bồi dưỡng kiến thức môn KHTN lớp 6
Nội dung xin ý kiến
Ý kiến trả lời (Tỉ lệ %)
Cao/Tốt Khá Trung bình
Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với
chương trình môn KHTN
15 (100%) 0 0
Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với
yêu cầu thực tiễn của giáo viên
12 (80%) 3 (20%) 0
Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề 14 (93,3%) 1 (6,7%) 0
Tính khoa học giữa nội dung kiến thức của chuyên đề 13 (87,7%) 2 (13,3%) 0
Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo
viên dạy môn KHTN trong chương trình, SGK mới
15 (100%) 0 0
PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1249
Bảng 4. Kết quả xin ý kiến Chuyên đề 2. Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN
lớp 6
Nội dung xin ý kiến
Ý kiến trả lời (Tỉ lệ %)
Cao/Tốt Khá Trung bình
Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề với
yêu cầu thực tiễn của giáo viên
13 (87,7%) 2 (13,3%) 0
Sự phù hợp giữa các PPDH và KTDH trong chuyên đề
với năng lực dạy học tích hợp trong môn KHTN
12 (80%) 3 (20%) 0
Sự phù hợp giữa các chủ đề dạy học trong chuyên đề
với yêu cầu thực tiễn của giáo viên
14 (93,3%) 1 (6,7%) 0
Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề 13 (87,7%) 2 (13,3%) 0
Tính khoa học về nội dung kiến thức của chuyên đề 14 (93,3%) 1 (6,7%) 0
Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo
viên dạy môn KHTN trong chương trình, SGK mới
15 (100%) 0
0
Bảng 5. Kết quả xin ý kiến Chuyên đề 3. Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm môn KHTN lớp 6
Nội dung xin ý kiến Ý kiến trả lời (tỉ lệ %)
Rất cao Cao Trung
bình
Thấp
Sự phù hợp giữa nội dung kiến thức của chuyên đề
với yêu cầu thực tiễn của giáo viên
12 (80%) 3 (20%) 0 0
Sự phù hợp giữa công cụ đánh giá năng lực học sinh
trong dạy học môn KHTN
14 (93,3%) 1 (6,7%) 0 0
Sự phù hợp giữa hệ thống bài tập trắc nghiệm môn
KHTN (minh họa ở 3 chủ đề) theo đánh giá năng lực
với yêu cầu thực tiễn của giáo viên
15 (100%) 0 0 0
Tính logic giữa các hoạt động trong chuyên đề 12 (80%) 3 (20%) 0 0
Tính khoa học về nội dung kiến thức của chuyên đề 12 (80%) 3 (20%) 0 0
Giá trị của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo
viên dạy môn KHTN trong chương trình, SGK mới
14 (93,3%) 1 (6,7%) 0 0
Tổng số chuyên gia được xin ý kiến gồm 15 người trong đó giảng viên tại Viện
nghiên cứu (01), giáo viên làm cán bộ quản lý (02 GV), giáo viên dạy bộ môn (12 GV).
Từ kết quả của các bảng 3, bảng 4 và bảng 5 cho thấy trên tất cả các khía cạnh được hỏi
đến các chuyên gia đều đánh giá ở mức cao và rất cao đối với các chuyên đề thuộc môn Khoa
học tự nhiên. Kết quả đánh giá nằm trong khoảng từ 80% cho tới 100%. Trong đó, về giá trị
của chuyên đề trong công tác bồi dưỡng giáo viên dạy môn KHTN đều được đánh giá ở mức
rất cao 93,3% - 100%. Các con số thể hiện những kết quả nghiên cứu bước đầu đáp ứng được
sự kì vọng của giáo viên phổ thông trong thực hiện chương trình, SGK mới.
Ngoài cách xây dựng phiếu xin ý kiến chuyên gia trực tiếp về các chuyên đề bằng
cách gửi phiếu chúng tôi cũng dạy thực nghiệm một số tiết trong Chuyên đề 2 (trong đó có
2 tiết dạy chủ đề “Đa dạng thế giới sống” và 2 tiết dạy chủ đề “Trái đất và bầu trời”) tại
lớp 6C Trường phổ thông Chất lượng cao Hùng Vương có sự tham gia phối hợp của 04
giáo viên dạy môn Vật lí, Sinh học của nhà trường. Sự có mặt của các giáo viên trong các
tiết dạy thực nghiệm giúp chúng tôi đánh giá mức độ phù hợp của các hoạt động dạy học
1250 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM
đã thiết kế với trình độ học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phát
huy được tính tích cực, tự lực cũng như các năng lực của học sinh.
Các giờ dạy đều diễn ra theo đúng trình tự các hoạt động đề xuất trong giáo án.
- Với giờ học chủ đề “Đa dạng thế giới sống” (giờ thực hành): Học sinh được học tại
phòng thí nghiệm, được tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi có kết nối với
máy vi tính, phòng công nghệ sinh học. Học sinh được trực tiếp cảm nhận thế giới sống đa dạng
xung quanh các em. Học sinh được tự do đi lại trong lớp học, được lựa chọn nội dung mình
quan sát. Các em rất hào hứng, học sinh nào cũng chủ động tham gia vào các hoạt động do giáo
viên yêu cầu. Không khí học tập rất sôi nổi.
- Với giờ học chủ đề “Trái Đất và bầu trời” (Nội dung hệ Mặt trời và Ngân hà): Học sinh
được học tập thoải mái, các nhiệm vụ giao cho các nhóm thực hiện ở nhà các em đều chuẩn bị
rất công phu (nhiệm vụ tìm hiểu về hệ Mặt trời). Học sinh đã phát huy được năng lực tự chủ và
tự học. Trong hoạt động khởi động, các nhóm đều đưa ra được nhiều thông tin có giá trị về các
thành viên trong Hệ Mặt trời, các nhóm đều hoàn thành được việc lắp ráp các thành viên trong
Hệ Mặt trời vào đúng quỹ đạo theo đúng thứ tự từ trong ra ngoài. Ở các nhóm đều có sự phân
công rất rõ ràng các công việc. Đồng thời, tất cả các thành viên ở mỗi nhóm đều thực hiện một
phần việc nhất định của nhóm. Khi được yêu cầu trình bày về sản phẩm của nhóm hay trả lời
những câu hỏi mở rộng ở mỗi hoạt động học tập, học sinh rất tự tin và có những thông tin ngoài
cả sự mong đợi của giáo viên.
4. KẾT LUẬN
Qua việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được 03 chuyên đề bồi
dưỡng cho giáo viên lớp 6 khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự
nhiên bám sát chương trình quy định cho học sinh lớp 6. Nội dung trong chuyên đề phong
phú đa dạng, có hướng dẫn các hoạt động bồi dưỡng cụ thể