Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước

Mục tiêu của nghiên cứu là xếp hạng mức độ tài chính bao trùm tại các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi thực hiện phân tích thành phần chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của nó. Chúng tôi nhận thấy các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm cao và ổn định hơn. Cấu phần gửi và vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc giải thích sự biến động của tài chính bao trùm, tiếp theo sau là cấu phần tài khoản và thanh toán mặc dù sự khác biệt giữa ba cấu phần là không đáng kể. Để cải thiện tài chính bao trùm, những người làm chính sách cần thực hiện các giải pháp tại cả ba cấu phần một cách đồng thời và bền vững.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019 Xây dựng chỉ số tài chính bao trùm: Kết quả từ phương pháp phân tích thành phần chính hai bước CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ Chu Khánh Lân Nguyễn Minh Phương Trương Hoàng Diệp Hương Ngày nhận: 20/12/2018 Ngày nhận bản sửa: 09/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019 Mục tiêu của nghiên cứu là xếp hạng mức độ tài chính bao trùm tại các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi thực hiện phân tích thành phần chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của nó. Chúng tôi nhận thấy các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm cao và ổn định hơn. Cấu phần gửi và vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc giải thích sự biến động của tài chính bao trùm, tiếp theo sau là cấu phần tài khoản và thanh toán mặc dù sự khác biệt giữa ba cấu phần là không đáng kể. Để cải thiện tài chính bao trùm, những người làm chính sách cần thực hiện các giải pháp tại cả ba cấu phần một cách đồng thời và bền vững. Từ khóa: tài chính bao trùm, phân tích thành phần chính 1. Giới thiệu ài chính bao trùm dù là một vấn đề quan trọng nhưng vẫn còn là vấn đề mới nổi trong lý thuyết kinh tế hiện đại. Do đó, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề này còn khá hạn chế. Mỗi nghiên cứu lại đưa ra một định nghĩa khác nhau về tài chính bao trùm, nhưng tất cả đều thừa nhận rằng tài chính bao trùm là một nỗ lực nhằm loại bỏ rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Trong đó, Mohan (2006) nhận định tài chính bao trùm là tình huống mà những người chưa tiếp cận tới hệ thống tài chính được cung cấp các sản phẩm tài chính với chi phí thấp, an toàn và hợp lý. Tương tự, Ajide (2015) cũng cho rằng tài chính bao trùm là việc cung cấp các dịch vụ tài chính có giá cả phải chăng, kịp thời và dễ tiếp cận tới tất cả các thành viên trong xã hội. Chúng tôi xây dựng chỉ số tài chính bao trùm và ba cấu phần của tài chính bao trùm, gồm tài khoản, thanh toán, vay và gửi. Sử dụng dữ liệu Tài chính bao trùm toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), chúng tôi thực hiện phân tích thành phần CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 43Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 chính hai bước để tính chỉ số tài chính bao trùm cho 95 quốc gia trong hai năm 2014 và 2017. Thông qua việc xây dựng chỉ số tài chính bao trùm trên cơ sở dữ liệu có tính toàn diện cao, nghiên cứu đã giúp nhà làm chính sách hiểu hơn về thực trạng tài chính bao trùm, các cấu phần của tài chính bao trùm, giúp họ xây dựng được các chính sách phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quốc gia phát triển có chỉ số tài chính bao trùm và các cấu phần bên trong cao và ổn định hơn các quốc gia đang phát triển. Cấu phần vay và gửi giải thích nhiều nhất sự biến động trong chỉ số tài chính bao trùm, kế đến là cấu phần tài khoản và thanh toán, mặc dù sự khác biệt trong tỷ trọng của từng cấu phần là khá thấp. Phần còn lại của nghiên cứu được trình bày như sau: Phần 2 trình bày các nghiên cứu liên quan tới xây dựng chỉ số tài chính bao trùm, Phần 3 mô tả phương pháp và dữ liệu sử dụng để tính chỉ số tài chính bao trùm và các cấu phần của nó, Phần 4 trình bày và thảo luận kết quả, Phần 5 trình bày kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính bao trùm trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giảm bất bình đẳng thu nhập. Kể từ đó, chủ đề này đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách nhằm khám phá khái niệm tài chính bao trùm, đo lường mức độ tiếp cận, đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tác động của tài chính bao trùm ở các nhóm quốc gia khác nhau. Theo báo cáo mới nhất của WB (2017) về việc sử dụng các dịch vụ tài chính, mức độ tài chính bao trùm đã tăng lên trên toàn cầu, nhờ sự phát triển của điện thoại di động và mạng internet. Tuy nhiên, mức độ tăng tài chính bao trùm không cân bằng giữa các quốc gia. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức tăng nhanh từ mức 51% năm 2011 lên mức 62% năm 2014 và đạt mức 69% năm 2017, đạt khoảng 3,8 tỷ người trên toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của điện thoại di động và internet, tỷ lệ chủ sở hữu tài khoản gửi hoặc nhận thanh toán điện tử tăng từ mức 67% năm 2014 lên 76% năm 2017. Ở một số quốc gia như khu vực Châu Phi cận Sahara, công nghệ là yếu tố quyết định tới việc tăng tài chính bao trùm. Tuy nhiên, hiện nay còn khoảng 1,7 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, dù thực tế là gần 70% trong số họ sở hữu điện thoại di động. Đồng thời, vẫn tồn tại chênh lệch về tỷ lệ người trưởng thành được tiếp cận các dịch vụ tài chính giữa nam và nữ, nông thôn và thành thị, và các nước đang phát triển và phát triển. Những tồn tại này yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu nhằm đẩy mạnh mức độ tài chính bao trùm trên toàn thế giới. Để đo lường mức độ tài chính bao trùm, hầu hết các nghiên cứu đều xây dựng chỉ số tài chính bao trùm tổng hợp từ các chỉ tiêu lựa chọn. Trong bước đầu tiên, các chỉ tiêu đo lường tài chính bao trùm được lựa chọn và được chuẩn hóa bằng cách lấy giá trị thực của chỉ tiêu trừ đi giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đó, sau đó chia cho chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của chỉ tiêu đó. Bước tiếp theo, chỉ số tài chính bao trùm được tính toán bằng phương pháp khoảng cách nghịch đảo bình phương Euclidean (Sarma, 2008; Kim, 2016; Park và Mercado, 2015), hoặc phương pháp phân tích thành phần chính PCA. Điểm khác biệt chính giữa hai phương pháp này là mức trọng số gắn với từng chỉ tiêu. Ví dụ, Sarma (2008) xây dựng chỉ số tài chính bao trùm bao gồm ba cấu phần (mức độ tiếp cận, mức độ sẵn có và mức độ sử dụng). Sarma (2008) không áp dụng các kỹ thuật thống kê để xác định trọng số cho từng chỉ tiêu, mà chỉ áp dụng mức trọng số thấp hơn cho các chỉ tiêu bị thiếu dữ liệu. Camara và Tuesta (2014) lại chia các chỉ tiêu thành ba cấu phần khác, đó là mức độ sử dụng, mức độ tiếp cận và các rào cản, và sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính hai giai đoạn để đo lường trọng số gắn với từng chỉ tiêu và với từng cấu phần. Park và Mercado (2018) kết hợp các phương pháp Sarma (2008) và Camara và Tuesta CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019 (2014), bằng cách sử dụng các cấu phần giống như Sarma (2008) (mức độ tiếp cận, mức độ sẵn có và mức độ sử dụng). Họ chuẩn hóa từng chỉ tiêu, sau đó sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính để tính từng cấu phần. Sau khi có được chỉ tiêu đo lường từng cấu phần của tài chính bao trùm, họ tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính lần thứ hai để tìm ra mức trọng số gắn với từng cấu phần và tổng hợp thành chỉ số tài chính bao trùm. Bằng cách xây dựng chỉ số tài chính bao trùm dựa trên ba cấu phần mới (tài khoản, thanh toán, vay và tiết kiệm) và sử dụng dữ liệu được cập nhật từ WB (2017), bài viết này cung cấp một đánh giá toàn diện hơn về tài chính bao trùm tại mỗi quốc gia. 3. Phương pháp và dữ liệu 3.1. Cấu phần của tài chính bao trùm Khó khăn trong việc xây dựng tài chính bao trùm là làm sao xây dựng được một chỉ số toàn diện mà vẫn bảo đảm được chỉ số bao gồm nhiều quốc gia trên thế giới khi mà dữ liệu về tài chính bao trùm tại các quốc gia là không giống nhau và khó so sánh. Có một vài phương pháp đo lường chỉ số tài chính bao trùm sử dụng các cấu phần khác nhau của tài chính bao trùm như sử dụng, truy cập, trở ngại hoặc truy cập, sẵn có, và sử dụng (Honohan, 2008; Sarma, 2008 và 2015; Demirgüç-Kunt và Klapper, 2012; Cámara và Tuesta, 2014). Trong khi Sarma (2008) tập trung quá nhiều vào hệ thống ngân hàng mà bỏ qua vấn đề thanh toán và các dịch vụ do hệ thống tài chính không phải ngân hàng cung cấp thì Cámara và Tuesta (2014) chưa xác định rõ ràng về khái niệm tài chính bao trùm khi họ kết hợp nguyên nhân sử dụng và không sử dụng các dịch vụ tài chính vào một chỉ số (Park, 2018). Cơ sở dữ liệu Tài chính bao trùm toàn cầu do WB xây dựng vào năm 2011 cung cấp dữ liệu mô tả dân cư toàn cầu tiết kiệm, thanh toán và vay, gửi. Cơ sở dữ liệu này thu thập dữ liệu từ 150.000 cư dân (từ 15 tuổi trở lên) tại hơn 140 quốc gia về cách thức họ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức và phi chính thức. Mặc dù cơ sở dữ liệu đo lường nhiều khía cạnh khác nhau của tài chính bao trùm nhưng chủ yếu tập trung vào tài khoản, thanh toán, vay và gửi. Chúng tôi sử dụng cơ sở dữ liệu lớn và chi tiết này để xây dựng ba cấu phần, tài khoản, thanh toán, vay và gửi và chỉ số tài chính bao trùm tổng thể. Điểm mới của chỉ số này là nó được xây dựng trên ba cấu phần dễ diễn giải và có giá trị tham khảo cho quá trình xây dựng chính sách. Tăng cường mức độ sở hữu và sử dụng tài khoản là một trong các biện pháp quan trọng để phát triển tài chính bao trùm do hầu hết các dịch vụ tài chính chính thức đều gắn với việc sở hữu và sử dụng tài khoản. Mức độ phổ biến của tài khoản còn được đo lường bởi phần trăm người lớn có thẻ tín dụng ghi nợ và ghi có. Tuy nhiên, sở hữu tài khoản không phản ánh được mức độ sử dụng tài khoản. Mức độ sử dụng tài khoản cho phép người nắm giữ hưởng lợi tối đa từ tài chính bao trùm thông qua gửi tiền hoặc rút tiền trong khi thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng cho phép họ thanh toán các khoản chi tiêu. Do vậy, để đo lường cấu phần tài khoản, chúng tôi sử dụng 6 chỉ báo: tài khoản (tài khoản, % tuổi từ 15 trở lên), gửi tiền (gửi tiền trong năm vừa rồi, tại tổ chức tài chính, tuổi từ 15 trở lên), rút tiền (rút tiền trong năm vừa rồi, tại tổ chức tài chính, tuổi từ 15 trở lên), thẻ ghi nợ (sở hữu thẻ ghi nợ, % tuổi từ 15 trở lên), thẻ tín dụng (sở hữu thẻ tín dụng, % tuổi từ 15 trở lên), và sử dụng thẻ (sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng trong năm vừa rồi, % tuổi từ 15 trở lên). Chúng tôi nhận định sự phổ biến của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là sự phản ánh sự phát triển của tài chính bao trùm. Chuyển dịch từ thanh toán tiền mặt như trả hóa đơn, nhận tiền lương, thanh toán từ chính phủ sang sử dụng tài khoản sẽ mang lại những lợi ích cho người sử dụng. Chúng tôi sử dụng 3 chỉ báo: thanh toán hóa đơn (thanh toán hóa đơn qua tài khoản, % người thanh toán, tuổi từ 15 trở lên), nhận thanh toán từ chính phủ (nhận thanh toán từ chính phủ qua tài khoản, % người nhận, CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 45Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 tuổi từ 15 trở lên), nhận lương (nhận lương qua tài khoản, % người nhận, tuổi từ 15 trở lên). Chúng tôi sử dụng cả chỉ số thanh toán số (nhận hoặc chuyển tiền thanh toán số trong năm vừa rồi, % tuổi từ 15 trở lên) để xem xét cả lợi ích từ việc chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán số. Giảm chi phí, tăng tốc độ thanh toán, bảo đảm an toàn và minh bạch là những lợi ích tiềm năng có thể nhận thấy. Tiết kiệm tiền và vay tiền từ các tổ chức tài chính chính thức có vai trò quan trọng trong phổ biến tài chính bao trùm. Chúng tôi sử dụng hai chỉ báo: vay (vay từ tổ chức tài chính hoặc sử dụng thẻ tín dụng, % tuổi từ 15 trở lên) và tiết kiệm (gửi tiền tại tổ chức tài chính, % tuổi từ 15 trở lên) để đo lường cách thức người lớn sử dụng các dịch vụ tài chính để tiết kiệm cho tương lai hoặc giải quyết các thiếu hụt tài chính tại thời điểm hiện tại. 3.2. Phương pháp Chúng tôi áp dụng phương pháp phân tích thành phần chính hai giai đoạn của Cámara và Tuesta (2014) để tính các cấu phần và chỉ số tài chính bao trùm. Như đã phân tích ở trên, tài chính bao trùm được xác định thông qua nhiều chỉ báo và được giả định tồn tại một cấu trúc cơ sở ẩn sau một nhóm các chỉ báo có mối quan hệ tương quan cao. Tài chính bao trùm có thể được trình bày dưới dạng sau: FIIi = ω1Yia + ω2Yip + ω3Yib&s (1) Trong đó, i chỉ các nước, (Yia, Yip, Yib&s) đại diện cho các cấu phần tài khoản, thanh toán, vay và gửi. Phân tích thành phần chính giai đoạn 1 đo lường các biến số (Yia, Yip, Yib&s) và các thông số của 3 phương trình sau: Yia = α1accounti + α2depositi + α 3 withdrawli + α4debit cardi + α 5 credit cardi + α6card usagei (2) Yip = β1paid utility billsi + β2paid utility billsi + β3paid utility billsi + β4paid utility billsi (3) Yib&s = γ1borrowi + γ2savei (4) Rp,(p×p) là ma trận tương quan của p chỉ báo đối với mỗi cấu phần. λ j (j=1,,m) là giá trị eigenvalue thứ j, trong đó j là số lượng thành phần chính tương ứng với số lượng chỉ báo p. φ j (p×1) là eigenvector của ma trận tương quan. Đối với mỗi cấu phần, chúng tôi giả định λ 1 > λ2 > > λm và gọi Pk (k=1,,m) là cấu phần thứ k. Mỗi cấu phần được tính như sau: Ya = ∑m λa P a (∑ m λ a )-1 (5)i j,k=1 j ki j=1 j Y p = ∑ m λ p P p (∑ m λ p)-1 (6)i j,k=1 j ki j=1 j Y b&s =∑ m λ b&s P b&s (∑ m λ b&s )-1i j,k=1 j ki j=1 j (7) Trong đó P k = λmX. λm là phương sai của cấu phần thứ m và X là ma trận các chỉ báo. Do tỷ trọng của mỗi cấu phần giảm dần, phần lớn sự biến động của cấu phần được giải thích bởi thành phần chính đầu tiên và giảm dần theo thứ tự cấu phần tiếp theo. Mặc dù thông lệ là thay thế toàn bộ các biến số bằng một vài cấu phần chính ban đầu, chúng tôi sử dụng tất cả các cấu phần chính để ghi nhận toàn bộ 100% sự biến động của các chỉ số. Sau khi tính được chỉ số riêng cho ba cấu phần, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính giai đoạn hai tính tỷ trọng cho từng cấu phần để tính chỉ số tài chính bao trùm. FII = ∑ m λ P (∑ m λ )-1 (8)i j,k=1 j ki j=1 j Trong đó FIIi là chỉ số tài chính bao trùm tổng quát cho nước i. P k = λmX. λm là phương sai của cấu phần thứ m và X là ma trận các chỉ báo. Chúng tôi tiếp tục sử dụng tất cả các cấu phần chính để ghi nhận toàn bộ 100% sự biến động của các chỉ số. Sau khi biến đổi, chúng tôi viết mỗi cấu phần P ki dưới dạng sau: P 1i = φ 11 Yia + φ12Yip + φ13Yib&s (9) P2i = φ21Yia + φ22Yip + φ23Yib&s (10) P 3i = φ 31 Yia + φ32Yip + φ33Yib&s (11) Chỉ số tài chính bao trùm tổng quát được trình bày lại dưới dạng sau: FII = ∑ 3 λ j (φ j1 Y a + φ j2 Y p +i j=1 i i + φ j3 Y b&s )(∑ 3 λ )-1 (12)i j=1 j Chúng tôi có thể trình bày chỉ số tài chính bao trùm tổng quát dưới dạng bình quân có trọng số với là tỷ trọng mỗi cấu phần như sau: w = ∑ 3 λ j φ jk (∑ 3 λ )-1 (13)k j=1 j=1 j 3.3. Dữ liệu Chúng tôi sử dụng dữ liệu Tài CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019 chính bao trùm toàn cầu năm 2014 và 2017 của WB. Chỉ các quốc gia có dữ liệu cả hai năm 2014 và 2017 được lựa chọn. Việc lựa chọn này khiến số lượng quốc gia được lựa chọn giảm từ hơn 140 nước xuống còn 95 nước. Ma trận tương quan các chỉ báo được trình bày tại Bảng 1. 4. Kết quả và thảo luận Tại bước phân tích thành phần chính thứ nhất, chúng tôi tính tỷ trọng cho các chỉ báo trong từng cấu phần tài khoản, thanh toán, vay và gửi. Kết quả tính toán các cấu phần này có giá trị đối với những người làm chính sách. Bảng 2 trình bày eigenvectors, eigenvalues, và tỷ trọng đối với từng cấu phần. Nhìn chung, tỷ trọng và mức độ giải thích sự biến động của từng thành phần khá ổn định qua hai năm 2014 và 2017. Đối với cấu phần tài khoản, chỉ báo gửi và rút tiền có tỷ trọng cao nhất (0,19), theo sau là sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng (0,17), sở hữu thẻ tín dụng (0,16), sở hữu thẻ ghi nợ (0,15) và sở hữu tài khoản (0,14). Mặc dù tỷ trọng các chỉ báo không đồng đều hoàn toàn, không có chỉ báo nào chiếm tỷ trọng quá lớn. Đây là một điều kiện tốt khi xây dựng chỉ số. Cần chú ý rằng, chỉ báo sở hữu tài khoản vốn được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tài chính bao trùm lại chứa ít thông tin hơn các chỉ báo khác. Đối với cấu phần thanh toán, tỷ trọng của thanh toán số, trả hóa đơn và trả lương khá tương đồng, lần lượt là 0,24, 0,25, và 0,23, thấp hơn mức tỷ trọng của nhận thanh toán từ chính phủ là 0,28. Phần cuối của Bảng 2 chỉ ra tỷ trọng của việc gửi tiền vào tổ chức tài chính cao hơn so với tỷ trọng vay từ tổ chức tài chính, 0,54 so với 0,46. Đối với cấu phần tài khoản, thành phần thứ nhất giải thích tới 83% các thông tin trong cấu phần, có mức độ phân bổ khá đồng đều đối với cả 6 chỉ báo (từ mức 0,37 tới 0,44). Kết quả này cho thấy cả 6 chỉ báo đều đo lường cùng một cấu trúc ẩn giống nhau. Các chỉ báo về gửi và rút tiền cung cấp thêm thông tin trong thành phần thứ hai trong khi sở hữu thẻ tín dụng cung cấp thêm thông tin trong thành phần thứ ba. Bảng 3 cũng cho thấy sự đồng đều trong 4 chỉ báo (từ mức 0,46 tới 0,53) trong thành phần thứ nhất. Tuy nhiên, chỉ báo thanh toán từ chính phủ và thanh toán hóa đơn qua tài khoản có vai trò quan trọng hơn khi đóng góp thêm thông tin trong thành phần thứ hai và thứ ba. Cuối cùng, chỉ báo gửi và vay tại tổ chức tài chính đóng góp khá đồng đều trong thành phần thứ nhất, giải thích tới 92% sự biến động của cấu phần này. Tại bước thứ hai của phân tích thành phần chính, chúng tôi áp dụng phương pháp giống với khi tính toán các cấu phần của tài chính bao trùm. Bảng 5 trình bày các thành phần của chính và tỷ trọng của mỗi cấu phần. Cấu phần gửi và vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong giải thích sự biến động của tài chính bao trùm (0,36), tiếp theo sau là tài khoản và thanh toán (0,32 và 0,31). Tuy vậy, sự khác biệt giữa các cấu phần là không đáng kể. Vì vậy, để có thể cải thiện tài chính bao trùm, chính sách cần được thiết kế và thực hiện đồng đều giữa cả ba cấu phần. Khi phân tích thành phần chính, thành phần thứ nhất giải thích tới 90% sự biến động của dữ liệu và có sự phân bổ đồng đều giữa cả ba cấu phần. Gửi và vay tại tổ chức tài chính cung cấp thêm thông tin thông qua thành phần thứ hai, và do đó, có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc giải thích chỉ số tài chính bao trùm tổng thể (Bảng 6). Bảng 4 và 7 trình bày thứ tự xếp hạng của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu theo các cấu phần và chỉ số tài chính bao trùm tổng thể trong năm 2017. Tại bảng 7, cột thứ hai cho biết mức độ thay đổi trong thứ tự xếp hạng giữa năm 2017 và 2014. Một số điểm đáng chú ý như sau: Các quốc gia phát triển có mức độ tài chính bao trùm và các cấu phần của nó cao hơn so với các nước đang phát triển. Các quốc gia phát triển cũng có mức độ ổn định trong mức độ tài chính bao trùm so trong giai đoạn từ 2014 đến 2017. Đối với chỉ số tài chính bao trùm tổng thể, phần tư thứ nhất chủ yếu là các quốc gia đến từ Châu Âu, Bắc Mỹ, trừ bốn quốc gia châu Á là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, và Hồng Kông. Phần tư thứ hai tiếp tục bao gồm các nước CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 47Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019 từ Châu Âu còn lại và ba quốc gia Tây Á xuất khẩu dầu mỏ là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, và Kuwait, bốn quốc gia Châu Á là Đài Loan, Mongolia, Malaysia, và Trung Quốc. Có hai trường hợp đáng chú ý tới từ Châu Phi là Namibia và Mauritius. Một vài quốc gia Đông và Nam Âu như Serbia, Bulagria, Nga, U
Tài liệu liên quan