Chương II: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006-2015.
Chương III: Những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006-2015.
81 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu
Trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung các doanh nghiệp hoạt động theo các chỉ tiêu, kế hoạch do Nhà nước đặt ra do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Mặt khác do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu nên việc phát triển thị trường không được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp lúc này là hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường quyền tự chủ kinh doanh được trao cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có điều kiện để phát huy sức sáng tạo, năng lực của mình để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Hơn thế nữa nền kinh tế Việt Nam đang trong xu thế hội nhập toàn cầu, đã gia nhập khu vực mậu dịch tự do (AFTA), diễn đàn hợp tác châu á Thái Bình Dương (APEC), đang trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Vì vậy môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng phù hợp với yêu cầu thực tế và thích nghi được với sự biến đổi của thị trường. Yêu cầu đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, công ty phải tự hoàn thiện mình để đạt hiệu quả cao nhất đồng thời có thể làm chủ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình.
Chiến lược kinh doanh là một công cụ có thể biến những mục tiêu, dự định của doanh nghiệp trở thành hiện thực, hoặc điều chỉnh những hướng đi của doanh nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh đầy biến động. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội là một thực thể kinh tế cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh như vậy. Việc tách ra khỏi môi trường kinh doanh là không thể. Để có được thế chủ động trong kinh doanh, chủ động trong sản xuất, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, dự đoán và chớp được thời cơ kinh doanh trên thị trường chỉ trong thoáng chốc cũng đủ làm thay đổi số phận và vị thế của công ty thì chiến lược phát triển thị trường sẽ phần nào đó hỗ trợ tích cực cho công ty thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của thị trường đối với các công ty, đặc biệt là thị trường đầu ra cho các sản phẩm. Tôi đã triển khai xây dựng đề tài: "Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015".
Bằng cách vận dụng những kiến thức đã học trên ghế nhà trường, kết hợp với những kiến thức thu thập được trong thực tế tôi hy vọng sẽ giúp được phần nào đó trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược thị trường của Công ty cơ khí Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của GVC Nguyễn Ngọc Điệp đã hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề tài, các cô chú, anh chị trong phòng Tổ chức Công ty cơ khí Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi trong việc tìm tài liệu, có những ý kiến đóng góp quý báu phục vụ cho đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đề tài của tôi được xây dựng gồm ba phần chia ra làm ba chương với nội dung như sau:
Chương I: Tinh hình phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 1996-2005.
Chương II: Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2006-2015.
Chương III: Những giải pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006-2015.
Mọi bài viết thường còn có những thiếu sót nhất định. Để hoàn thiện bài viết hơn tôi xin chân thành mong nhận được ý kiến đóng góp cho bài viết.
Chương I
Tình hình phát triển thị trường của Công ty
TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
giai đoạn 1996-2005
I. Khái quát chung về Công ty cơ khí Hà Nội
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Trước cuộc đấu tranh dành hoà bình và độc lập cho đất nước, một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng là xây dựng một nền kinh tế vững chắc làm hậu phương lớn cho cuộc chiến chống Mỹ ở miền Nam, ngày 26/11/1955, TW Đảng và Chính phủ đã quyết định xây dựng một xí nghiệp cơ khí hiện đại làm nòng cốt cho sự phát triển kinh tế và tiền đề xây dựng ngày công nghiệp chế tạo máy sau này. Đó chính là sự hình thành của Công ty cơ khí Hà Nội ngày nay.
1.1. Thông tin chung về Công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội
Tên giao dịch: HAMECO
Tên tiếng Anh: Hanoi Mechanical Company
Hình thức pháp lý: TNHH Nhà nước một thành viên.
Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất máy cắt gọt kim loại, chế tạo và thiết kế, chế tạo và lắp đặt các máy móc và thiết bị lẻ, dây chuyền đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, chế tạo các thiết bị nâng hạ, các sản phẩm đúc, rèn, thép cán, xuất nhập khẩu kinh doanh thiết bị.
Địa chỉ: 74 đường Nguyễn Trãi - quận Thanh Xuân - Hà Nội
Tài khoản tiền Việt Nam số: 710A00006 - NH Công thương Đống Đa - Hà Nội
Tài khoản ngoại tệ số: 362111307222 - NH Ngoại thương Việt Nam
Điện thoại: (84) 48584461 - 5854354 - 5854475
Fax: 04.8464150
Email: hameco@.Hà Nội.vnn.vn
Website: www.hameco.com.vn
Giấy phép kinh doanh số: 0104000154 cấp ngày 20/10/2004
Vốn chủ sở hữu: 37.059.815.000 đồng
Vốn lưu động: 8.552.000.000 đồng
Mặt hàng chủ yếu: Các loại hàng máy công cụ, máy công nghiệp.
Các hoạt động liên doanh, liên kết:
Trong nước: nguyên liệu thường nhập từ các công ty gang thép Thái Nguyên, vòng bi từ công ty phụ tùng Hà Nội,…
Ngoài nước: các công ty của Nhật Bản, Đức, Séc, Hà Lan…
1.2. Các giai đoạn phát triển
Là một trong những công ty chế tạo máy công cụ lớn nhất ở Việt Nam, Công ty cơ khí Hà Nội - Tên giao dịch là HAMECO. Công ty ra đời theo Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 270-QĐ/TCNCDT ngày 25/5/1993 và số 1152/QĐ/TCNCSĐT ngày 30/10/1995 của Bộ Công nghiệp nặng.
- Giai đoạn 1955-1958: Đây là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của nhà máy để đi vào hoạt động chính thức.
- Giai đoạn 1958-1975: Nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động với nhiều khó khăn và thách thức, là giai đoạn nhà máy cùng với cả nước vừa sản xuất vừa chiến đấu. Sản xuất máy công cụ truyền thống, đồng thời sản xuất các mặt hàng phục vụ cho chiến đấu như các loại pháo, xích xe tăng, máy bơm xăng.
- Giai đoạn 1976-1986: Đây là giai đoạn nhà máy cơ khí Hà Nội hoà cùng khí thế chung của cả nước hào hứng hoạt động sản xuất. Đến đầu năm 1980 nhà máy đổi tên thành Nhà máy chế tạo công cụ số 1. Với những thành tích đã đạt được nhà máy được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và được phong tặng đơn vị anh hùng.
- Giai đoạn 1986-1995: Nhà máy gặp không ít khó khăn, có những lúc tưởng chừng không vượt qua được. Nhưng nhà máy dần dần vượt qua được khó khăn tồn tại và phát triển như hiện nay, khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong ngành cơ khí Việt Nam nói chung và ngành chế tạo máy công cụ nói riêng. Điều này chứng minh những bước đi đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy.
- Giai đoạn 1996 - 2005: Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty máy và thiết bị công nghiêp. Nhiều mặt hàng mới có giá trị phục vụ nền kinh tế quốc dân được chấp nhận và đứng vững trên thị trường với số lượng ngày càng lớn, tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt: giá trị tổng sản lượng bình quân tăng 24,45%, doanh thu tăng 39%, với đà tăng trưởng trên cộng với hiệu quả sản xuất kinh doanh từ 1996 trở lại đây ngày càng cao đã góp phần ổn định đời sống của công nhân nhà máy, thu nhập bình quân tăng dần hàng năm, đến năm 2005 thu nhập bình quân đạt 1.500.000 VND/người/tháng. Ngày 13/9/2004 theo QĐ số 89/2004/QĐ-BCN. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển công ty cơ khí Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội. Công ty đổi tên thành "Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội".
- Hiện nay, HAMECO đang thực hiện dự án nâng cấp thiết bị đầu tư phát triển, đổi mới thiết bị để nâng cao khả năng sản xuất và mở rộng thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất máy công cụ, thiết bị toàn bộ các nhà máy đường, xi măng, các trạm bơm cỡ lớn.
Nhìn về tương lai Công ty cơ khí Hà Nội đang đứng trước vận hội và thách thức lớn đó là việc Việt Nam đã trở thành thành viên của hiệp hội Đông Nam á và tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA), tham gia diễn đàn hợp tác châu á Thái Bình Dương (APTEC) đang trong tiến trình gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các hoạt động đó sẽ mở ra trên thị trường rộng lớn để công ty tiếp cận và phát triển. Trong tình hình đó, công ty cơ khí Hà Nội đã đặt ra cho mình 5 chương trình sản xuất lớn đó là:
* Sản xuất máy công cụ phổ thông có chất lượng cao với tỷ lệ máy móc được công nghiệp hoá ngày càng lớn.
* Sản xuất thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cáp thiết bị dưới hình thức BOT (xây dựng vận hành kinh doanh và chuyển giao) hay BT (xây dựng và chuyển giao).
* Sản xuất phụ tùng máy móc công nghiệp, sản xuất thiết bị lẻ.
* Sản xuất thép xây dựng và kim khí tiêu dùng.
* Sản xuất sản phẩm đúc, cung cấp cho nhu cầu nội bộ nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.
Thực hiện thành công năm chương trình này sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong nước và tạo ra năng lực để ngành cơ khí chế tạo máy nói chung và Công ty cơ khí Hà Nội nói riêng vươn ra thị trường quốc tế thông qua con đường xuất nhập khẩu máy móc.
Muốn vậy thì công ty cơ khí Hà Nội phải được đầu tư trong dài hạn cả về khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ có năng lực, cải tiến và đổi mới quá trình sản xuất, xây dựng hệ thống tổ chức phù hợp với chiến lược phát triển của mình. Cần phải có những chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn, đặc biệt trong giai đoạn 2006-2015, cần tạo dựng một chiến lược phát triển thị trường để nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần hướng việc sản xuất nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường. Đồng thời lường trước được những rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty cơ khí Hà Nội là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập có nhiệmvũ sản phẩm cơ khí phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành của nền kinh tế quốc dân góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ chính của công ty là chuyên cung cấp cho đất nước những sản phẩm máy công cụ như: máy tiện, máy bào, máy khoan…
Trước đây công ty sản xuất theo kế hoạch, chỉ tiêu do nhà nước đặt ra, nhà nước cung cấp vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Việc phát triển thị trường không được công ty chú trọng và quan tâm nhiều. Hiện nay vì đã chuyển sang TNHH nên để đảm bảo cho sản phẩm được chấp nhận trên thị trường Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường, mở rộng quan hệ với bạn hàng trong và ngoài nước, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Do đó nhiệmvụ của công ty cũng được mở rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường mới.
Ngành nghề kinh doanh hiện nay của công ty là máy cắt gọt kim loại dùng trong công nghiệp, sản phẩm đúc, rèn thép cán và phụ tùng thay thế, thiết kế chế tạo, lắp đặt các máy và các thiết bị đơn lẻ dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị sản xuất TLOE định hình mạ mầu, mạ kẽm. Thực tế sản phẩm máy công cụ mà công ty sản xuất hiện nay số lượng ngày càng giảm (năm 1986 là 3000 chiếc năm 2005 là 200 chiếc), chủ yếu là sản phẩm theo những đơn hàng, hợp đồng lớn đã ký kết, vì vậy việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường để sản xuất sản phẩm mới có chất lượng cao, mẫu mã phong phú và đa dạng là yêu cầu cấp thiết khách quan nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Mặc dù công ty đã đa dạng hoá sản phẩm nhưng nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất máy móc thiết bị chứ không phải là kinh doanh do đó việc tạo ra được sản phẩm chất lượng cao cạnh tranh trên thị trường là vấn đề sống còn của công ty. Chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn 2005-2015 sẽ giúp cho công ty có thế chủ động trong cạnh tranh trên thị trường.
3. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận trong công ty
3.1. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cơ khí Hà Nội
Nguồn: Báo cáo của phòng Tổ chức nhân sự
- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hàng năm của công ty, điều hành mọi hoạt động của Công ty, hoạch định các chính sách của công ty, thiết lập các chương trình tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đối ngoại, báo cáo kết quả kinh doanh đối với toàn công ty, phân công bố trí, sắp xếp bộ máy lãnh đạo.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách chất lượng và tiến độ sản phẩm đúc: Trực tiếp phụ trách các phòng; phòng bán hàng và kinh doanh XNK, phòng quản lý sản xuất, Xí nghiệp chế tạo MCC và PT, XN chế tạo thiết bị toàn bộ, XN cơ khí chính xác, XN lắp đặt SCTB, XN đúc. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động của các phòng và xí nghiệp trên, kết quả hoạt động kinh doanh, tiến độ sản xuất và chất lượng của sản phẩm, kế hoạch giao hàng. Có trách nhiệm đôn đốc và kiểm tra thường xuyên chất lượng của sản phẩm, thực hiện đúng tiến độ sản xuất và giao hàng.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách chất lượng và sản phẩm máy công cụ và phụ tùng: Trực tiếp phụ trách các phòng; phòng tổ chức nhân sự, phòng kế toán - tài chính - thống kê, ban quản lý dự án, văn phòng công ty, trường THCNCTM, trường mầm non Hoa Sen, Trung tâm xây dựng cơ bản, Phòng Quản trị đời sống, Phòng Bảo vệ, phòng Y tế. Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả hoạt động của các phòng ban trên. Có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch về nhân sự, tài chính, dự án, công tác xây dựng cơ bản, đời sống của CBCNV, an ninh, sức khoẻ của CBCNV của công ty và thực hiện sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc khi cần thiết.
-Trợ lý giúp việc cho Tổng giám đốc bao gồm: trợ lý về đúc có nhiệmvụ tư vấn, triển khai nghiên cứu về các sản phẩm đúc để đưa ra ý kiến giúp cho tổng giám đốc thực hiện công việc chuyên môn, trợ lý về tư vấn đầu tư, thực hiện nghiên cứu và đưa ra những phương án đầu tư có lợi nhất giúp cho tổng giám đốc có những lựa chọn và ra quyết định đúng đắn, có hiệu quả cao trong việc đầu tư của công ty.Trợ lý về kỹ thuật, nghiên cứu quy trình kỹ thuật, công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật đưa ra những phương án, giải pháp thực hiện cũng như khắc phục kỹ thuật giúp tổng giám đốc nắm bắt ra quyết định cho những phương án kỹ thuật hiệu quả. Trợ lý về khoa học công nghệ (KHCN), tự giúp tổng giám đốc ra những quyết định về lựa chọn, sử dụng những công nghệ hợp lý, tư vấn cho tổng giám độc về các phương thức chuyển giao, vận hành, áp dụng những khoá học công nghệ tiên tiến trong công ty. Yêu cầu đối với các trợ lý giúp việc là trách nhiệm cao, có chuyên môn sâu về lĩnh vực mình đảm nhiệm, có năng lực diễn giải và mô tả…
3.2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị phòng ban trong công ty.
- Văn phòng công ty: có nhiệmvụ tập hợp, lưu trữ, quản lý, chuyển thông tin, văn bản pháp lý hành chính trong và ngoài công ty, truyền đạt ý kiến, chỉ thị của ban giám đốc xuông các cá nhân đơn vị. Chủ trì tổ chức, điều hành, thực hiện các hội nghị.
- Phòng tổ chức nhân sự (TCNS): là nơi đưa ra các bản dự tảo về tổ chức nhân sự như việc bổ nhiệm, bãi nhiệm điều động tuyển dung, nội quy, quy chế về ld tiền lương cũng như các chế độ, chính sách khác của công nhân viên công ty. Hay giúp ban giám đốc trong việc ra quyết định về quy chế, tiền lương, giải quyết các vấn đề xã hội khác.
-Phòng kế hoạch, thống kê, tài chính (KT-TK-TC) có nhiệmvụ lạp kế hoạch tài chính hàng năm. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trong việc khai báo, nộp thuế, thực hiện các giao dịch thanh toán đúng hạn các khoản vay, thu hồi vốn. Kịp thời báo cáo với Tổng giám đốc về việc hay động sử dụng vốn, khai thác nguồn vốn, ghi chép phản ánh đúng về các hoạt động tài chính.
- Ban quản lý dự án: (Ban QLDA) có nhiệmvụ nghiên cứu chiến lược phát triển của ngành do Đảng và Nhà nước định hướng cũng như định hướng phát triển của công ty sao cho phù hợp với cơ chế thị trường trong và ngoài nước, từ đó xây dựng phương án đaùa tư phát triển đảm bảo huy động hết tiềm năng của công ty, đồng thời tìm ra những nguồn huy động vốn đầu tư trong cũng như ngoài nước.
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hoá (TT thiết kế - TĐH) là nơi nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm mới, công nghệ tự động hoá (như các máy CNC: Computer Numberical contral, CAD: Computer Aided Design: Computer Aided Manufoetususning) nhằm áp dụng cho công ty nâng cao cl sản phẩm cũng như giải pháp ứng dụng vao sản xuất, tham mưu cho tổng giám đốc nhập hoặc mua mới dây chuyền sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.
- Phòng quản lý chất lượng sản phẩm (P.QLCLSP): Có nhiệm vụ nắm vững yêu cầu chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra giám sát các đơn vị từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành sản xuất, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, đề xuất tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm. áp dụng , triển khai thực hiện đến chất lượng của ht quản lý chất lượng ISO 9000 : 2001.
- Văn phòng giao dịch thương mại (phòng kinh doanh và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) giao dịch thương mại, triển khai và thực hiện chương trình Marketing, nghiên cứu thu thập, tổng hợp thông tin, chính sách, văn bản pháp quy trong và ngoài nước để tạo dựng các mối quan hệ kinh doanh trứơc mắt và lâu dài gắn với chiến lược phát triển của công ty. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, nghiên cứu nhu cầu của thị trường để nắm bắt ,tham mưu định hướng cho công ty. Lập và theo dõi, đôn đốc giải quyết vướng mắc, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục khi thực hiện hợp đồng và giao nhận vật tư hoặc hàng hoà hay bán thành phẩm khi xuất hiện vào công ty. Ngoài ra còn thực hiện các hợp đồng trực tiếp hoặc uỷ thác vật tư, thiết bị hàng hoá…. phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của tổng giám đốc. Là đơn vị trực tiếp triển khai các nội dung của chiến lược kinh doanh, đặc biệt là chiến lược phát triển thị trường của công ty.
3.3. Chức năng nhiệm vụ của các xưởng, phân xưởng sản xuất.
Giám đốc xưởng, quản đốc phân xưởng là những người trực tiếp chịu trách nhiệm về mặt quản lý, tổ chức điều hành, sử dụng các tiềm năng lao động thiết bị nguồn lực khác sao cho đảm bảo số lượng, chất lượng kịp thời và đúng tiến độ. Có nhiệm vụ hợp tác chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để đảm bảo hoàn thành nhiệmvụ được giao đúng kế hoạch, đúng kỹ thuật, nâng cao hiệu suất lao động.
Tuy có sự phân công về chức năng cũng như nhiệmvụ của mỗi phòng ban, phân xưởng là khác nhau và được quy định rõ ràng về phạm vi. Nhưng khi tiến hành công việc thì lại có sự liên kết chặt chẽ và được thể hiện rõ trong sơ đồ kinh doanh của công ty. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên nền tảng phát triển của công ty trong thời gian qua.
4. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công ty được thành lập với chủ trương ban đầu là chuyên sản xuất máy công cụ như: máy tiện, máy bào, máy khoan, máy mài… phục vụ cho nền công nghiệp trong nước cũng như hiện nay công ty đã chuyển đổi sản xuất và kinh doanh công ty đã đảm nhận sản xuất và cung cấp các loại máy cắt, gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, các phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc rèn, thép cán, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết kế chế tạo, lắp đặt các máy móc thiết bị chế tạo, lắp đặt các máy móc thiết bị lẻ, dây chuyền thiết bị công nghiệp, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp phục vụ công cuộc phát triển đất nước trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù các sản phẩm máy công cụ là sản phẩm chính của công ty nhưng những năm gần đây số lượng sản phẩm này đã giảm chủ yếu là làm theo hợp đồng nên Công ty đi sâu nghiên cứu để tạo ra sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện tại và xu hướng phát triển thị trường trong tương lai.
Công ty đã có khả năng chế tạo và cung cấp thiết bị, phụ tùng cho các ngành: chế biến mía đường, các sản phẩm dầu khí, xi măng, thuỷ điện, thuỷ lợi, ngành giấy, tuyển quặng, sản phẩm cơ khí …
Ngoài ra còn cung cấp các vật liệu kim loại được nhạp khẩu trực tiếp từ các nước SNG, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… như: thép thông thường, thép chi tiết máy, thép làm lò xo,