Môn Du lịch Việt Nam (Các vùng, tuyến điểm) trong đào tạo Cử nhân Việt Nam học tại Học viện Khoa
học Quân sự là một môn học có dung lượng kiến thức rộng, đối tượng dạy học là học viên quân sự
nước ngoài. Môn học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về non nước Việt
Nam ở các vùng miền. Bởi vậy, để góp phần đánh giá đúng chất lượng học tập của môn học Du
lịch Việt Nam, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu việc xây dựng chất lượng đề thi trắc nghiệm trong
thi kết thúc học phần môn học Du lịch Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng đề thi trắc nghiệm môn du lịch Việt Nam trong đào tạo cử nhân Việt Nam học cho học viên quân sự nước ngoài tại Học viện Khoa học Quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
95KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
1. MỞ ĐẦU
Bất kỳ quá trình giáo dục nào mà một con
người tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi
nhất định trong con người đó. “Muốn biết những
biến đổi đó xảy ra ở mức độ nào thì phải đánh giá
hành vi của người đó trong một tình huống nhất
định. Điều đó cho phép chúng ta xác định, một
là mục tiêu giáo dục được đặt ra có phù hợp và
có đạt được hay không, hai là việc giảng dạy có
thành công, học viên có tiến bộ hay không?” (Lâm
Quang Thiệp, 2008, tr.14).
Những năm gần đây, nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo ở các trường đại học, Bộ Giáo dục
TRẦN THỊ HUYỀN NGA*
*Học viện Khoa học Quân sự, tranthihuyennga76@gmail.com
Ngày nhận bài: 31/10/2018; ngày sửa chữa: 03/01/2019; ngày duyệt đăng: 25/02/2019
XÂY DỰNG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN DU
LỊCH VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN
VIỆT NAM HỌC CHO HỌC VIÊN QUÂN SỰ NƯỚC
NGOÀI TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Môn Du lịch Việt Nam (Các vùng, tuyến điểm) trong đào tạo Cử nhân Việt Nam học tại Học viện Khoa
học Quân sự là một môn học có dung lượng kiến thức rộng, đối tượng dạy học là học viên quân sự
nước ngoài. Môn học này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về non nước Việt
Nam ở các vùng miền. Bởi vậy, để góp phần đánh giá đúng chất lượng học tập của môn học Du
lịch Việt Nam, bài viết sẽ tập trung nghiên cứu việc xây dựng chất lượng đề thi trắc nghiệm trong
thi kết thúc học phần môn học Du lịch Việt Nam.
Từ khóa: dung lượng kiến thức, nâng cao chất lượng, trắc nghiệm
và Đào tạo cùng các trường đại học đã tổ chức các
cuộc hội thảo, trao đổi về việc cải tiến hệ thống các
phương pháp kiểm tra, đánh giá của sinh viên trong
nước và trên thế giới, các khoá huấn luyện và cung
cấp những hiểu biết cơ bản về chất lượng giáo dục
và các phương pháp trắc nghiệm khách quan.
Ở Việt Nam, thí điểm thi tuyển sinh đại học
bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đã
được tổ chức đầu tiên tại trường Đại học Đà Lạt
tháng 7/1996 và đã thành công. Hiện nay, hình
thức thi trắc nghiệm được áp dụng cho các môn thi
tốt nghiệp và đại học, riêng môn Văn thi tự luận.
96 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
Với các học viên quân sự nước ngoài đang
theo học chuyên ngành Việt Nam học tại Học viện
Khoa học Quân sự thì môn học Du lịch Việt Nam
(Các vùng, tuyến điểm) nằm trong khối kiến thức
chuyên ngành. Bởi vậy, kiến thức của môn học
này góp một phần quan trọng trong quá trình đào
tạo Cử nhân Việt Nam học tại Học viện Khoa học
Quân sự, cung cấp cho người học những kiến thức
cơ bản về vẻ đẹp của đất nước và con người Việt
Nam. Từ đó, người học có thể chủ động nâng cao
sự hiểu biết của mình trên lĩnh vực này.
2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng của đề thi tự luận và trắc nghiệm
Về bản chất, thi tự luận (trắc nghiệm tự luận)
hay thi trắc nghiệm (trắc nghiệm khách quan) đều
là trắc nghiệm (test), và đều là những phương tiện
đánh giá kết quả giáo dục của người dạy đối với
người học, kiểm tra trình độ kiến thức hiện tại của
người học có đáp ứng được mục tiêu giáo dục đã
đề ra hay không, có khả năng học tiếp lên cao hay
không, Sự phân biệt giữa thi tự luận và thi trắc
nghiệm khách quan là sự phân biệt có tính hình
thức, chứ không có nghĩa là cứ trắc nghiệm khách
quan là đảm bảo được tính “khách quan”. Xét ở
một khía cạnh nào đó, cả thi tự luận lẫn thi trắc
nghiệm khách quan ít nhiều vẫn có tính chủ quan.
“Thi tự luận là bài thi truyền thống mà ở đó người
ta đưa ra những yêu cầu xác định buộc người học
phải trả lời các yêu cầu đó bằng chính kiến thức và
sự diễn giải của mình” (Lâm Quang Thiệp, 2008,
tr.28). Vì thế, thi tự luận có điểm mạnh là: đánh
giá được quá trình tư duy đi đến kết quả; phát huy
được tối đa kỹ năng, kiến thức của người học;
giúp người học có được kỹ năng trình bày vấn
đề,; nhưng “điểm yếu của trắc nghiệm tự luận
lại là: mất nhiều thời gian làm bài thi; kiến thức
thi không bao quát hết được nội dung dạy học; có
tính chủ quan trong việc đánh giá; dễ đưa đến học
lệch, học tủ,” (Lâm Quang Thiệp, 2008, tr.28).
Trong khi đó, thi trắc nghiệm là cách mà người ta
đưa ra các yêu cầu với những phương án trả lời
khác nhau và đòi hỏi người học phải chọn một đáp
án đúng. Vì vậy mà thi trắc nghiệm có những điểm
mạnh quan trọng là: không gây áp lực thi cử đến
người học – một vấn đề đang bị xã hội lên án gay
gắt; kiến thức kiểm tra bao quát được nội dung
học, có cơ sở và đảm bảo được tính hệ thống từ
thấp đến cao; khách quan hóa được quá trình đánh
giá; dễ áp dụng và có tính thống nhất cao; có tính
phân hoá trình độ mạnh; tiết kiệm và gọn nhẹ;...
Tuy vậy, thi trắc nghiệm cũng có hạn chế là: chỉ
đánh giá được kết quả chứ không đánh giá được
quá trình tư duy đi đến kết quả; tính chất lựa chọn
ngẫu nhiên hay phỏng đoán ít nhiều vẫn có thể xảy
ra trong quá trình làm bài.
Nếu thi tự luận đòi hỏi người học phải tư
duy rồi viết ra kết quả, phải tự tìm kiếm câu trả
lời và trình bày câu trả lời đó sao cho đủ ý. Còn
thi trắc nghiệm đòi hỏi người học đọc, suy nghĩ
rồi lựa chọn đáp án ngắn gọn sao cho phù hợp.
“Chất lượng và điểm bài thi tự luận phụ thuộc
khá nhiều vào ý kiến chủ quan người chấm, còn
chất lượng và điểm bài trắc nghiệm phụ thuộc vào
chính người học” (Lâm Quang Thiệp, 2008, tr.34).
Tất cả những điểm mạnh và yếu này của thi trắc
nghiệm khách quan đúng với các môn học, mặc dù
ở mỗi môn học có thể khác nhau chút ít. Chính vì
những ưu điểm như vậy mà hiện nay hình thức thi
trắc nghiệm đã và đang trở thành một xu hướng
phổ biến, có mặt ở nhiều nước vốn có nền giáo dục
phát triển như Mỹ, Thuỵ Điển, Hàn Quốc và cả
Việt Nam, dù rằng sự tranh cãi giữa hai hình thức
thi tự luận và trắc nghiệm vẫn còn tồn tại. Nhiều
bài thi trắc nghiệm vẫn đang được sử dụng rộng rãi
và đem lại hiệu quả tốt.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Môn Du lịch Việt Nam (Các vùng, tuyến điểm)
trong đào tạo Cử nhân Việt Nam học tại Học viện
Khoa học Quân sự là một môn học có dung lượng
kiến thức rộng, đối tượng dạy học là học viên quân
sự nước ngoài. Môn học này sẽ cung cấp cho người
học những kiến thức cơ bản về non nước Việt Nam
ở các vùng miền như tài nguyên du lịch tự nhiên,
tài nguyên du lịch nhân văn của các vùng, cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch,
các loại hình du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt
động du lịch chủ yếu, các tuyến du lịch chính của
vùng. Bên cạnh đó, môn học còn giới thiệu cho
97KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
người học về những danh lam thắng cảnh của các
tỉnh, thành phố từng vùng, miền, cả nước,...
Với những đặc điểm trên, để đánh giá đúng
chất lượng học tập của môn học Du lịch Việt Nam,
việc biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm trong
thi kết thúc học phần là rất cần thiết. Hình thức thi
trắc nghiệm sẽ giúp đánh giá học viên trên diện
rộng, chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng
cho học viên, Có thể nhận thấy, những ưu điểm
nổi bật của hình thức thi trắc nghiệm này như sau:
Thứ nhất, học viên sẽ phải cố gắng học tập tốt
hơn. Với ngân hàng 50 câu hỏi, trải đều từ đầu cho
đến cuối chương trình, nếu không chăm chỉ cần
cù thì khó vượt qua được kỳ thi kết thúc học phần
Du lịch Việt Nam. Trong điều kiện hạn chế về thời
gian, học viên không thể trông chờ vào việc sử
dụng tài liệu hoặc sự giúp đỡ của người khác. Chỉ
có chăm chỉ, cần cù mới đạt kết quả cao.
Thứ hai, với hình thức thi trắc nghiệm, vấn đề
tiêu cực trong thi cử sẽ phần nào được hạn chế, bởi
bài thi sẽ được chấm khách quan và công bằng.
Thứ ba, trọng tâm bây giờ của giảng viên chỉ
còn tập trung vào vấn đề làm thế nào để nâng cao
chất lượng giảng dạy. Khâu chấm thi, đánh giá
khách quan và công bằng. Nếu áp dụng hình thức
thi trắc nghiệm thì khối lượng và áp lực công việc
giảm đi nhiều.
Thứ tư, việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm
là một yêu cầu cấp bách trong quá trình đổi mới
phương pháp giảng dạy và học tập. Việc thi trắc
nghiệm là một khâu của quá trình đổi mới phương
pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của
học viên. Điều này làm cho các môn học từ chỗ là
các môn học có tính hàn lâm, cao xa, diệu vợi, nay
đã trở thành những môn học thân quen, gần gũi,
thân thiết với người học.
Thứ năm, hình thức thi trắc nghiệm tiết kiệm
được rất nhiều thời gian và kinh phí.
Khi thiết kế một đề thi trắc nghiệm, cần chú
ý sử dụng ngôn ngữ phù hợp, chính xác, rõ ràng.
Cụ thể:
Một là, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với học
viên. Câu hỏi diễn đạt rõ ràng, từ ngữ chính xác,
tránh câu thừa, từ thừa.
Ví dụ:
- Cột cờ Lũng Cú nằm trên đỉnh núi Lũng Cú
có độ cao bao nhiêu mét so với mặt nước biển?
a. 1000m b. 1250m c. 1470m d. 1560m
Với câu hỏi này sẽ gây ra sự lúng túng cho học
viên khi không biết là hỏi về “cột cờ” hay “đỉnh
núi”, hơn nữa không thể hỏi là “cột cờ cao bao
nhiêu mét so với mặt nước biển?” được. Bởi vậy,
cần diễn đạt rõ ràng hơn về vấn đề cần được hỏi
như sau:
- Đỉnh núi Lũng Cú có độ cao bao nhiêu mét so
với mặt nước biển?
a. 1000 m b. 1250 m c. 1470 m d. 1560 m
Hai là, câu hỏi không nhằm nêu lên quan điểm
riêng của học viên, mà chỉ hỏi sự kiện, kiến thức.
Không cố gắng tăng mức độ khó của câu hỏi bằng
cách diễn đạt nó theo cách phức tạp hơn, trừ khi
người soạn muốn kiểm tra về phần đọc hiểu.
Ví dụ không thể đặt câu hỏi là:
- Theo em, đình làng Việt Nam có chức năng
tôn giáo hay không?
a. Có b. Không
Câu hỏi này liên quan đến việc kiểm tra kiến
thức đã học, bởi vậy không hỏi theo quan điểm
của học viên được, mà cần hỏi là:
- Đình làng Việt Nam có chức năng tôn giáo
hay không?
a. Có b. Không
Ba là, tránh cung cấp những đầu mối dẫn tới
câu trả lời. Thói quen xây dựng câu trả lời đúng
dài hơn câu nhiễu sẽ sớm bị phát hiện. Câu dẫn
98 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
của câu hỏi có thể chứa thông tin cần thiết để trả
lời một câu hỏi khác.
Ví dụ:
- Lễ hội bà chúa xứ ở An Giang được tổ chức
vào tháng âm lịch nào trong năm?
a. tháng 3 b. vào tháng 4 âm lịch hàng năm
c. tháng 5 d. tháng 6
Với câu hỏi này, đáp án đúng là (b), nhưng câu
trả lời đúng lại dài hơn câu nhiễu nên dễ phát hiện.
Bởi vậy, cần thống nhất cách đưa đáp án, có thể
sửa lại là:
- Lễ hội bà chúa xứ ở An Giang được tổ chức
vào tháng âm lịch nào trong năm?
a. tháng 3 b. tháng 4
c. tháng 5 d. tháng 6
Bốn là, tránh nêu nhiều hơn một ý tưởng độc lập
trong câu dẫn. Tránh những từ đoán ra câu trả lời.
Ví dụ câu hỏi là:
- Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày âm
lịch nào của mùa xuân trong năm?
a. 10/3 b. 16/4 c. 16/5 d. 19/6
Câu dẫn đã để lộ ra đáp án đúng sẽ là vào mùa
xuân, nếu học viên không nắm chắc kiến thức sẽ
có thể đoán mò là ngày 10/3. Cần sửa lại là:
- Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày âm
lịch nào trong năm?
a. 10/3 b. 16/4 c. 16/5 d. 19/6
Năm là, trong một câu hỏi, sắp xếp các câu trả
lời đúng theo một cách ngẫu nhiên.
Ví dụ:
- Nối các câu ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
(Điểm du lịch)
B
(Thuộc tỉnh, thành phố)
1. Hồ Thác Bà
2. Hồ thủy điện Na Hang
3. Núi Mẫu Sơn
a. Yên Bái
b. Tuyên Quang
c. Lạng Sơn
d. Bắc Kạn
Hai cột của câu hỏi này đều nối ngang theo thứ
tự đúng: 1 – a, 2 – b, 3 – c. Bởi vậy, dễ đoán được
câu trả lời. Cần sắp xếp các câu trả lời đúng một cách
ngẫu nhiên như sau:
- Nối các câu ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
(Điểm du lịch)
B
(Thuộc tỉnh, thành phố)
1. Hồ Thác Bà
2. Hồ thủy điện Na Hang
3. Núi Mẫu Sơn
a. Lạng Sơn
b. Lào Cai
c. Yên Bái
d. Tuyên Quang
Để soạn tốt các câu hỏi trắc nghiệm cần phải
nắm vững các nguyên tắc dạy học, nhiệm vụ môn
học, nội dung chương trình và đối tượng người học
để soạn thảo hệ thống câu hỏi vừa đảm bảo nội dung
kiến thức vừa phù hợp với học viên. Có nhiều hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm, nhưng với môn Du lịch
Việt Nam, chúng tôi lựa chọn hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm sau:
Với dạng câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn
Ở dạng câu hỏi này thường có một phần gọi là
câu dẫn hay câu hỏi, và câu chọn gồm bốn, năm
phương án trả lời sẵn để học viên tìm ra câu trả lời
đúng nhất. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác
đều có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).
Yêu cầu đối với dạng câu hỏi này là:
- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định
hai lần
- Tránh lạm dụng kiểu khẳng định “Không
phương án nào trên đây đúng” hoặc “Mọi phương
án trên đây đều đúng”
99KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
- Tránh việc làm cho phương án đúng khác biệt
so với các phương án nhiễu (dài hơn hoặc ngắn
hơn, mô tả tỉ mỉ hơn...)
- Phải sắp xếp phương án đúng và các phương
án nhiễu theo thứ tự ngẫu nhiên
- Chỉ một lựa chọn là đúng
Ví dụ:
1. Địa hình đồi núi ở Việt Nam chiếm bao
nhiêu phần diện tích đất liền?
a. 1/2 b. 2/3 c. 3/4 d. 1/3
2. Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được
công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm nào?
a. 2007 b. 2008 c. 2009 d. 2010
3. Đỉnh Phan Xi Păng của vùng Tây Bắc Việt
Nam cao bao nhiêu mét?
a. 3.143 m b. 2.413 m c. 2403 m d. 3123 m
Với dạng câu hỏi trắc nghiệm “đúng - sai,
có - không”
Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phán
đoán đúng hay sai với một câu trần thuật hoặc
một câu hỏi, cũng chính là để học viên tùy ý lựa
chọn một trong hai đáp án đưa ra. Người ta gọi
câu “đúng – sai” là cách lựa chọn liên tiếp. Đây
là loại câu cung cấp một nhận định và học viên
được hỏi để xác định xem điều đó là “Đúng” hay
“Sai”. Hoặc có thể là câu hỏi trực tiếp để được câu
trả lời là “Có” hay “Không”. Đôi khi chúng được
nhóm lại dưới một câu dẫn. Các phương án trả lời
là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức được kiểm
tra một cách nhanh chóng. Yêu cầu đối với dạng
câu hỏi này là:
- Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc
hoàn toàn sai, hoàn toàn có hoặc hoàn toàn không,
không có ngoại lệ
- Soạn câu trả lời thật đơn giản
- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định
hai lần
Ví dụ:
1. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260km,
đúng hay sai?
a. Đúng b. Sai
2. Khí hậu từ Đèo Hải Vân trở ra Bắc có mùa
đông lạnh hay không?
a. Có b. Không
3. Vịnh Hạ Long ở tỉnh Quảng Ninh được công
nhận là Di sản văn hóa thế giới, đúng hay sai?
a. Đúng b. Sai
Với dạng câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi
Trong loại này có hai cột gồm danh sách những
câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu
chuẩn nào đó định trước, học viên tìm cách ghép
những câu trả lời ở cột này với các câu hỏi ở cột
khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể
bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi câu trong cột trả
lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép
với một câu hỏi.
Loại câu này thường có hai dãy thông tin là câu
dẫn và câu đáp, chúng thường ghép đôi với nhau
theo kiểu tương ứng một – một. Hai dãy thông tin
này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp
ghép cuối cùng chỉ đơn giản gắn kết của sự loại trừ
liên tiếp. Nhiệm vụ của người học là ghép chúng
lại một cách thích hợp. Yêu cầu đối với dạng câu
hỏi này là:
- Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về
nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài.
- Tránh các câu phủ định
- Số từ trên hai cột như nhau, hoặc có thể thừa
100 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v TRAO ĐỔI
ở một cột để tạo đáp án nhiễu, thường chỉ nên từ 5
đến 10 từ. Các cột có thể đánh số và chữ cái để dễ
ghép vào nhau.
Ví dụ:
1. Nối các câu ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
(Điểm du lịch)
B
(Thuộc tỉnh, thành phố)
1. Đền Hùng
2. Chùa Hương
3. Chùa Bái Đính
4. Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1
5. Đền Kiếp Bạc
a. Điện Biên
b. Phú Thọ
c. Hải Dương
d. Ninh Bình
e. Hà Nội
f. Thái Bình
2. Nối các câu ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
(Điểm du lịch)
B
(Thuộc tỉnh, thành phố, vùng)
1. Nhã nhạc cung đình
2. Âm nhạc cồng chiêng
3. Dân ca ví dặm
4. Hát quan họ
5. Đờn ca tài tử
a. Nam Bộ
b. Bắc Ninh
c. Huế
d. Hòa Bình
e. Tây Nguyên
f. Nghệ An
3. Nối các câu ở cột A với cột B cho phù hợp:
A
(Điểm du lịch)
B
(Thuộc tỉnh, thành phố)
1. Sa Pa
2. Tam Đảo
3. Hồ Núi Cốc
4. Mộc Châu
5. Mai Châu
a. Thái Nguyên
b. Hòa Bình
c. Lào Cai
d. Vĩnh Phúc
e. Ninh Bình
f. Sơn La
Với dạng câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
Đây là câu hỏi trắc nghiệm khách quan mà học
viên phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các
chỗ để trống. Nói chung, đây là loại trắc nghiệm
khách quan có câu trả lời tự do. Yêu cầu đối với
dạng câu hỏi này là:
- Chỉ nên để một hoặc hai chỗ trống
- Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ
đơn nhất mang tính đặc trưng (người, vật, địa
điểm, thời gian, khái niệm)
- Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời
- Học viên phải tự tìm câu trả lời đúng để viết
vào chỗ trống
Ví dụ:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Văn Miếu ở Hà Nội được thành lập năm .....
2. Thành nhà Hồ là một điểm du lịch nằm ở tỉnh ...
3. Hồ Xuân Hương là một điểm du lịch nằm
ở trung tâm của thành phố ............., tỉnh .............
3. KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam
đang đặt ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi
phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước,
về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới
trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa đang
diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào
tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết,
một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt
Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác
của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam.
Ngành Việt Nam học đào tạo ra các chuyên gia có
kiến thức rộng về đất nước, con người Việt Nam,
biết làm việc trong môi trường liên ngành và sử
dụng thành thạo các kỹ năng nghiên cứu đa ngành,
liên ngành, tìm ra các đặc trưng của từng không
gian văn hoá-xã hội cụ thể phục vụ chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội, văn hoá Việt Nam. Chuyên
ngành Việt Nam học tại Học viện Khoa học Quân
sự sẽ góp phần đào tạo một số lượng đáng kể các
chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên
101KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
TRAO ĐỔI v
IMPROVING THE QUALITY OF MULTIPLE-CHOICE QUESTIONS
FOR THE “VIETNAM TOURISM” COURSE FOR FOREIGN MILITARY STUDENTS
AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
TRAN THI HUYEN NGA
Abstract: Course title Vietnam’s Tourism (Regions, Area) under the bachelor’s degree curriculum
of Vietnam studies in Military Science Academy includes large volume of knowledge, and this
course is prepared for foreign military students. This course provides the students with the basic
knowledge about Vietnam’s regional geography. Therefore, in order to evaluate study result of
Vietnam Tourism subject, the article will focus on the quality improvement of multiple choice
exam questions in the final exam of Vietnam Tourism subject.
Keywords: volume of knowledge, quality improvement, multiple choice exams
Received: 31/10/2018; Revised: 03/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019
thế giới phục vụ chiến lược phát triển và hội nhập
của Việt Nam. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng
đề thi trắc nghiệm môn Du lịch Việt Nam cũng là
một hình thức nâng cao chất lượng giảng dạy của
giảng viên cũng như chất lượng học tập của học
viên trong đào tạo cử nhân Việt Nam học tại Học
viện Khoa học Quân sự./.
Tài liệu tham khảo:
Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng,
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt
động học tập trong nhà trường, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội.