Theo quy định của pháp luật, công chức làm việc ở các cơ quan, lĩnh vực khác nhau, để phục vụ cho việc nghiên cũng như QLNN đối với công chức, đó có những cách phân loại công chức theo từng hệ tiêu chí. Các tiêu chí phân loại này áp dụng với cả công chức nói chung và công chức QLNN về kinh tế nói riêng.
- Phân loại theo vị trí công tác của công chức, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức lãnh đạo, đây là đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí đặc biệt quan trong trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, là người đứng đầu tổ chức kinh tế của nhà nước, có thẩm quyền ra các quyết định quản lý trong lĩnh vực do mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình. Bên cạnh đó, họ cũng là người đại diện cho quyền lợi hợp pháp của tập thể nguời lao động mà họ lãnh đạo. Trách nhiệm của các cán bộ, công chức lãnh đạo về kinh tế là giải quyết những vấn đề chung cho sự phát triển của cả hệ thống mà họ thực hiện chức năng quản lý, họ tập trung thực hiện những vấn đề chính yếu và mang tầm vĩ mô.
+ Cán bộ, công chức chuyên môn - chuyên gia, đây là những người được đào tạo chuyên môn và có sự am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, họ là các chuyên viên đảm trách các vấn đề về chuyên môn. Các chuyên gia này ngày càng có vai trũ quan trọng trong bộ máy QLNN về kinh tế và họ là những người tham mưu, giúp việc cho cán bộ, công chức lãnh đạo trong quá trỡnh ra quyết định quản lý.
113 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4144 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Xa Văn Na Khệt của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
XUĐAXIN BUN LỢT
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Ở TỈNH XA VĂN NA KHỆT
CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
Chuyên ngành : Quản lý hành chính công
Mã số : 60 34 82
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Minh Tuyết
HÀ NỘI - 2007
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban giám đốc, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính quốc gia đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS. Đinh Thị Minh Tuyết, người hướng dẫn khoa học đã rất nhiệt tình và trách nhiệm để tôi hoàn thành được luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn Lãnh đạo tỉnh Xa Văn Na Khệt, Sở Thương mại, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch, Sở Giao thông vận tải, các bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tôi tìm hiểu tình hình thực tế và cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn.
Do trình độ năng lực, ngôn ngữ còn hạn chế nên luận văn có thể có nhiều thiếu sót. Tôi mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
XuĐaXin Bun Lợt
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND : Cộng hoà dân chủ nhân dân
CCHC : Cải cách hành chính
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá
NDCM : Nhân dân cách mạng
NSNN : Ngân sách Nhà nước
KTTT : Kinh tế thị trường
QLNN : Quản lý nhà nước
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 10 năm xây dựng đất nước sau chiến tranh kể từ năm 1975, cho đến năm 1986 CHDCND Lào tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được thực hiện theo đường lối đổi mới của Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV (năm 1986) và các đại hội Đảng lần thứ V (1991), lần thứ VI (1996), lần thứ VII (2001), lần thứ VIII (2006).
Quá trình đổi mới toàn diện trước tiên bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, với những chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, CHDCND Lào cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn định, có mức tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân được cải thiện, bộ mặt kinh tế của CHDCND Lào có những biến đổi sâu sắc. Những thành tựu kinh tế - xã hội nói trên là kết quả thực hiện đổi mới nhiều mặt của đất nước, trong đó có sự đổi mới hoạt động QLNN về kinh tế là nhân tố có vai trò quyết định trong công cuộc đổi mới này.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khoá VI) tháng 3 năm 1997 đã tổng kết quá trình thực hiện đổi mới tròn thập kỷ và tiếp tục nêu nhiệm vụ xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong tiến trình đổi mới vừa qua từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn QLNN về kinh tế ở CHDCND Lào, vẫn còn thể hiện sự bất cập và yếu kém của cán bộ, công chức QLNN về kinh tế và gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế. Đội ngũ này do trải qua chiến tranh lâu dài và quá quen với cách làm việc cũ của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, nên khi chuyển sang nền KTTT thì thiếu kiến thức về quản lý KTTT, lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, dẫn tới việc quản lý kém hiệu quả. Trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đây là thách thức lớn của CHDCND Lào. Nhằm khắc phục thực trạng đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tôi chọn đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở tỉnh Xa Văn Na Khệt của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào".
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế đã được các nhà nghiên cứu đề cập và công bố trên các tạp chí hoặc công trình đã xuất bản, ở Việt Nam vấn đề này được nhiều người quan tâm nghiên cứu, được đề cập khá nhiều trong văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, các công trình nghiên cứu phong phú với nhiều tác giả như: Đỗ Mười "Tri thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới"; Nguyễn Văn Sáu "Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Tạp chí Thông tin lý luận số 9 năm 2000; PGS.TS. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoà ‘Đào tạo cán bộ quản lý kinh tế vĩ mô ở Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp’, NXB CTQG, Hà Nội, 1996; Lương Xuân Khai ‘‘Đào tạo lại đội ngũ lao động quản lý kinh tế trong bước chuyển sang KTTT, Luận án phó tiến sỹ kinh tế, Hà Nội, 1994; Trần Huy Sáng ‘Xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế ở các huyện ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội, 1999; Giáo trình "Những vấn đề quản lý kinh tế ở Việt Nam’’, NXB CTQG, Hà Nội 1993; Xay Nha Xỏn Phô Khăm ‘‘ Nâng cao năng lực hoạt động QLNN của đội ngũ công chức chính quyền thành phố Viêng Chăn’‘’, Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Hà Nội, 2004; Xỉnh Khăm Phôn Ma Xay ‘‘ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ lịch sử, Hà Nội, 2002. Những công trình nghiên cứu trên đã góp phần giải đáp phần những đòi hỏi cấp bách của thực tế đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý kinh tế nói chung, nhưng mỗi tác giả thường đề cập đến một khía cạnh nào đó và quá trình thực hiện ở mỗi nước, mỗi địa phương cụ thể có thể khác nhau. Ở CHDCND Lào hầu như có rất ít công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Do vậy, rất cần có những công trình, nghiên cứu có hệ thống để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn nhằm tổng quan những căn cứ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế trên cơ sở phân tích thực trạng được khảo sát ở tỉnh Xa Văn Na Khệt và đề xuất giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế của nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Xa Văn Na Khệt nói riêng.
- Để đạt mục đích đó luận văn có nhiệm vụ:
+ Tổng quan lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế trong cơ chế quản lý mới
+ Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế ở tỉnh Xa Văn Na Khệt hiện nay
+ Đề xuất giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển kinh tế nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Xa Văn Na Khệt nói riêng.
4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế ở cấp tỉnh. Thời gian nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận đánh giá đề vấn, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước CHDCND Lào. Luận văn chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, khái quát, thống kê xã hội học, tổng kết thực tiễn, chuyên gia...
6. Ý nghĩa của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế ở CHDCND Lào, đặc biệt ở tỉnh Xa Văn Na Khệt.
7. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế hiện nay ở tỉnh Xa Văn Na Khệt.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế, nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về kinh tế ở tỉnh Xa Văn Na Khệt nước CHDCND Lào.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.1. Khái niệm và vai trũ đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế
1.1.1 Khái niệm, phân loại cán bộ, công chức QLNN về kinh tế
1.1.1.1.Khái niệm
a. Khái niệm công chức
Câu hỏi ai là công chức luôn được đặt ra trong mọi nền hành chính, nền công vụ, và các cuộc cải cách nền hành chính. Có thể nói, chưa có một cách tiếp cận thống nhất về thuật ngữ này. Ai là công chức thường do các yếu tố sau quyết định:
Hệ thống chính trị
Hệ thống thể chế hành chính
Tsinh truyền thống
Sự phát triển kinh tế - xã hội
Các yếu tố văn hoá
Công chức là một khái niệm được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước hay cơ quan công quyền.
Do tính chất đặc thù của từng quốc gia, khái niệm công chức của các quốc gia cũng không hoàn toàn đồng nhất, có quốc gia chỉ giới hạn công chức trong phạm vi những người tham gia các hoạt động QLNN. Một số nước khác có quan niệm rộng hơn, công chức không chỉ bao gồm cả những người thực hiện trực tiếp các hoạt động QLNN mà cũn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan mang tính chất dịch vụ công.
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được hỡnh thành và gắn với sự phỏt triển của nền hành chính nhà nước.
Tại Pháp lệnh cán bộ, công chức, khái niệm công chức được hiểu như sau: “ Là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm hay bầu cử, được xếp vào ngạch, làm việc thường xuyên trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, hưởng lương từ NSNN” [49].
Từ những khái niệm trên, thờ công chức Việt Nam cú một số dấu hiệu đặc trưng cơ bản như sau:
Là công dân Việt Nam
Được tuyển dụng thông qua các hình thức tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển)
Được bổ nhiệm theo thẩm quyền
Được bầu cử theo nhiệm kỳ
Được xếp vào một ngạch
- Làm việc thường xuyên trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Hưởng lương từ NSNN
Ở CHDCND Lào theo quyết định số 82/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 5 năm 2003 thỡ “Công chức là những người được tuy dụng, bổ nhiệm được phân công làm nhiệm vụ thường xuyên tại các Bộ, các tổ chức của trung ương, địa phương hoặc đi làm nhiệm vụ ở các cơ quan đại diện của CHDCND Lào ở nước ngoài, được hưởng lương và tiền trợ cấp từ NSNN”. Bên cạnh đó, pháp luật của CHDCND Lào cũng quy định một số đối tượng cụ thể không phải là công chức như: bộ đội, công an mà các đối tượng này thuộc về lực lượng vũ trang. Ngoài ra cũn một số đối tượng làm việc cho các cơ quan nhà nước nhưng làm việc theo chế độ hợp đồng, tạm tuyển, hay những người không làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước cũng khụng được coi là cụng chức [25,2,7,8].
b. Quan niệm cụng chức QLNN về kinh tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thỡ một số đối tượng công chức được quan tâm và có vai trũ hết sức quan trọng gúp thỳc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước đó chính là đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Các cán bộ, công chức QLNN về kinh tế mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một công chức nói chung và họ là những công chức làm việc trong lĩnh vực QLNN về kinh tế thuộc bộ máy hành chính nhà nước. Ở CHDCND Lào, theo nghĩa hẹp thỡ cỏn bộ, cụng chức QLNN về kinh tế là những cụng chức quản lý kinh tế của Chớnh phủ và chớnh quyền cỏc cấp, loại cụng chức này cũn được gọi là công chức hành chính - kinh tế.
1.1.1.2. Phân loại công chức
Theo quy định của pháp luật, công chức làm việc ở các cơ quan, lĩnh vực khác nhau, để phục vụ cho việc nghiên cũng như QLNN đối với công chức, đó có những cách phân loại công chức theo từng hệ tiêu chí. Các tiêu chí phân loại này áp dụng với cả công chức nói chung và công chức QLNN về kinh tế nói riêng.
- Phân loại theo vị trí công tác của công chức, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức lãnh đạo, đây là đội ngũ cán bộ, công chức có vị trí đặc biệt quan trong trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, là người đứng đầu tổ chức kinh tế của nhà nước, có thẩm quyền ra các quyết định quản lý trong lĩnh vực do mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định hành chính và hành vi hành chính của mình. Bên cạnh đó, họ cũng là người đại diện cho quyền lợi hợp pháp của tập thể nguời lao động mà họ lãnh đạo. Trách nhiệm của các cán bộ, công chức lãnh đạo về kinh tế là giải quyết những vấn đề chung cho sự phát triển của cả hệ thống mà họ thực hiện chức năng quản lý, họ tập trung thực hiện những vấn đề chính yếu và mang tầm vĩ mô.
+ Cán bộ, công chức chuyên môn - chuyên gia, đây là những người được đào tạo chuyên môn và có sự am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực chuyên môn nào đó, họ là các chuyên viên đảm trách các vấn đề về chuyên môn. Các chuyên gia này ngày càng có vai trũ quan trọng trong bộ máy QLNN về kinh tế và họ là những người tham mưu, giúp việc cho cán bộ, công chức lãnh đạo trong quá trỡnh ra quyết định quản lý.
+ Nhân viên tác nghiệp trực tiếp, đây là đội ngũ cán bộ, công chức có mặt ở hầu hết các cấp quản lý kinh tế khác nhau, các khâu khác nhau của quá trình quản lý. Họ là những người tinh thông nghiệp vụ, trực tiếp tham gia vào các công việc cụ thể và họ là người chuẩn bị các thông tin đầy đủ và chính xác cho các chuyên gia và các cán bộ, công chức lãnh đạo trong việc ra các quyết định quản lý.
- Phân loại theo trình độ chuyên môn đào tạo, bao gồm:
+ Công chức loại A, là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu trình độ chuyên môn từ giáo dục đại học trở lên.
+ Công chức loại B, là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu trình độ chuyên môn là giáo dục nghề nghiệp.
+ Cụng chức loại C, là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu trình độ chuyên môn là dưới giáo dục nghề nghiệp.
- Phân loại dựa vào hệ thống thứ bậc của nền công vụ
+ Phân loại theo ngạch: theo cách phân loại này công chức được phân theo ngành (chuyên môn), ngạch (cấp bậc), bậc (vị trớ).
+ Phân loại theo hệ thống cơ cấu tổ chức của nền hành chính:
Công chức làm việc ở cơ quan quản lý hành chính nhà nước trung ương.
Công chức làm việc ở cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp tỉnh.
Công chức làm việc ở cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp huyện.
Công chức làm việc ở cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp xó.
Những cách phân loại trên đây chỉ mang tính tương đối vì trên thực tế tuỳ thuộc vào từng nền công vụ mà còn có những cách phân loại khác nhau.
1.1.2. Vai trò của cán bộ, công chức QLNN về kinh tế
Trong hoạt động QLNN núi chung và hoạt động QLNN về kinh tế nói riêng thì nhân tố con người là một trong 5 yếu tố có tính chất quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của quá trình quản lý. Xét cả về mặt lý luận và thực tế tfhi yếu tố con người được coi là yếu tố quan trọng nhất vì con người là mục tiêu vừa là động lực chính của sự phỏt triển xã hội, đồng thời con người cũng là mục đích của hoạt động quản lý. Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của mọi sự thay đổi vì nó được xem là nguồn lực quan trọng khai thông mọi nguồn lực khác.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của thế giới, nhiều quốc gia đã nhận ra một vấn đề mang tính nền tảng, đó là nhân tố con người. Vị trí quan trọng của con người trong chiến lược phát triển kinh tế sôi động của các quốc gia đó trong những năm qua đã được khẳng định và đã ghi nhận một nguyên lý: “Ngày nay, mức độ giàu nghèo của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên mà còn phụ thuộc vào lao động trí tuệ, vào sự chuẩn bị về đội ngũ lao động, hệ thống đào tạo, trình độ văn hoá và dân trí. Trong sự phát triển sôi động ấy có ba nhân vật trung tâm quyết sự thành đạt, thịnh vượng hay trì trệ của một quốc gia là: “Chính khách, đội ngũ chuyên gia và cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế”. Rõ ràng nhân tố con người nói chung, cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng là vấn đề quan trọng, nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia và theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công" [19].
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, tư chất, năng lực của quan chức nhà nước có ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển kinh tế của đất nước. Ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức có một nền kinh tế phát triển như ngày nay chính là nhờ họ có một đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý kinh tế tài giỏi. Đặc biệt là Nhật Bản, từ một nước chậm phát triển, tài nguyên khoáng sản hầu như không có, đất nước lại bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhưng nhờ vào cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, họ đã đào tạo được đội ngũ chuyên gia, các nhà lãnh đạo kinh tế giỏi và việc tiếp thu các thành tựu khoa học đất nước, họ đã phát triển thành một siêu cường về kinh tế [42, 22, 23].
Sự thành công hay thất bại của các hoạt động kinh tế suy cho cùng là do con người quyết định. Sự vận hành của hệ thống các chính sách và công cụ quản lý kinh tế vĩ mô được tiến hành trong khuôn khổ hệ thống thể chế và phụ thuộc vào guồng máy hoạt động của bộ máy nhà nước. Cán bộ quản lý kinh tế là người vận hành, điều khiển và thực thi chính bộ máy đó.
Nói cách khác, tính hiệu quả của hệ thống các chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào 2 điều kiện cơ bản:
- Thứ nhất, cơ chế vận hành của nền kinh tế.
- Thứ hai, khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý.
Hai yếu tố này có mối quan hệ tương tác với nhau và có liên quan tới hàng loạt các nhân tố kỹ thuật, văn hoá, xã hội, trong đó khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế đóng vai trò quyết định nhất [27].
Mỗi quốc gia giầu hay nghèo, phát triển hay suy tàn, suy cho cùng là do trình độ quản lý, trong đó chủ yếu là do cán bộ quản lý. Trong giai đoạn phát triển kinh tế có tính chất "bước ngoặt" của đất nước, vai trò đó càng được khẳng định và được nhấn mạnh hơn [32]. Bắt đầu từ Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ IV năm 1986 và lần thứ V năm 1991, CHDCND Lào đã thực hiện quá trình đổi mới toàn diện, triệt để trên nhiều lĩnh vực. Quá trình đổi mới toàn diện đó trước tiên bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, với những chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước[44]. Do đó, hơn bao giờ hết vai trò của người cán bộ quản lý càng quan trọng, nó chính là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới, vai trò đó thể hiện tập trung trên 3 phương diện cơ bản sau:
- Cán bộ quản lý kinh tế trực tiếp tham gia xây dựng đường lối đổi mới kinh tế của đất nước. Mọi thể chế, chính sách, công cụ quản lý kinh tế đều là sản phẩm của con người mà trực tiếp là của đội ngũ quản lý kinh tế.
Quan hệ của cán bộ quản lý kinh tế với cơ chế quản lý là mối quan hệ phức tạp. Cán bộ quản lý trực tiếp tạo lập ra cơ chế quản lý nhưng đến lượt nó, cơ chế quản lý lại tác động trở lại, chi phối việc hình thành, phát triển bộ máy và cán bộ. Cơ chế quản lý dân chủ, khoa học là sản phẩm của trí tuệ. Nó phát huy được mọi khả năng sáng tạo, tái sản xuất ra bộ máy và cán bộ quản lý tài năng, hiệu quả bộ máy và cán bộ đó lại tiếp thu, hoàn thiện cơ chế quản lý dân chủ, khoa học hơn. Ngược lại cơ chế quản lý quan liêu là sản phẩm của bộ máy, cán bộ quan liêu nó cản trở mọi tài năng sáng tạo, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của cả đất nước. Bộ máy cán bộ quan liêu lại tiếp tục sản xuất ra cơ chế quản lý quan liêu, thiếu dân chủ. Đó là cái vòng luẩn quẩn rất nguy hiểm, có thể làm cho đất nước trì trệ kém phát triển, thậm chí dẫn đến khủng hoảng và suy tàn. Do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là sự tồn tại của cơ chế quan liêu. Cuộc đấu tranh gay go quyết liệt giữa hai xu hướng đổi mới và trì trệ, tích cực và tiêu cực, được biểu hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau trong tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đó cũng là cuộc đấu tranh trong đội ngũ cán bộ quản lý, thậm chí là sự đấu tranh trong bản thân mỗi người cán bộ. Hiện nay xu hướng tích cực, đổi mới theo quan điểm đúng đắn của Đảng đã được khẳng định, thành một xu thế tất yếu nhưng vẫn còn những hạn chế, chưa đồng bộ đang đòi