Xây dựng kế hoạch xúc tiến bán hàng cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty Cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình

Phần một: Khái quát về công ty và tình hình kinh doanh của công ty Phần hai: Phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch xúc tiến bán của công ty Phần ba: Xây dựng kế hoạch xúc tiến bán

doc66 trang | Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 3957 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng kế hoạch xúc tiến bán hàng cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty Cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC  Trang   Lời nói đầu…………………………………………………………….....  3   Phần một: khái quát về công ty và tình hình kinh doanh của công ty…...  5   I. Khái quát về công ty……………………………………………………  5   1. Lịch sử hình thành công ty………………………………………….....  5   2. Cơ cấu tổ chức…………………………………………………………  8   II. Tình hình kinh doanh của công ty ………………………………….....  16   1. Nguồn nhân lực của công ty…………………………………………...  16   2. Hoạt động kinh doanh của công ty………………………………….....  17   III. Hoạt động marketing của công ty…………………………………….  19   1. Khái quát về phòng marketing của công ty……………………………  19   2. Hoạt động nghiên cứu thị trường………………………………………  19   3. Lên các kế hoạch marketing………………………………………..….  30   4. Tổ chức thực hiện và kiểm tra các kế hoạch marketing……………......  31   Phần hai: phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch xúc tiến bán Của công ty cổ phần Hòa Bình…………………………………………...  32   I. Phân tích cơ hội và đe dọa từ phía môi trường…………………………  32   1. Cơ hội từ phía môi trường marketing…………………………...……...  32   2. Đe dọa từ phía môi trường marketin……………………………….…..  36   II. Phân tích khách hàng của công ty…………………………………......  38   1. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quýêt định mua………………...  38   2. Quá trình thông qua quyết định mua…………………………………..  40   III. Phân tích các đối thủ cạnh tranh……………………………………...  42   1. Xác định các đối thủ cạnh tranh của công ty………………………......  42   2. Xác định các mục tiêu của các đối thủ cạnh tranh………………….....  43   3. Đánh giá mặt mạnh, yếu của đối thủ cạnh tranh………………………  43   4. Các chiến lược xúc tiến bán của các đối thủ cạnh tranh…………….....  44   Phần ba: Xây dựng kế hoạch xúc tiến bán……………………………....  46   I. Xác định mục tiêu xúc tiến bán………………………………………...  46   1. Mục tiêu marketing của Công ty……………………………………….  46   2. Mục tiêu xúc tiến bán của Công ty………………………………….....  46   II. Xác định công cụ xúc tiến bán của công ty…………………………...  47   1. Các công cụ xúc tiến bán………………………………………………  47   1.1. Các công cụ khuyến khích người tiêu dùng………………………….  47   1.2. Các công cụ khuyến khích mậu dịch………………………………...  50   1.3. Các công cụ khuyến khích kinh doanh………………………………  51   2. Lựa chọn công cụ xúc tiến bán………………………………………...  52   III. Lên các kế hoạch triển khai hoạt động xúc tiên bán………………….  53   1. Xây dựng kế hoạch………………………………………………….....  53   2. Triển khai hoạt động xúc tiến bán……………………………………..  54   IV. Đánh gía hoạt động xúc tiến bán…………………………………......  55   1. Hiệu suất của lực lượng bán hàng……………………………………...  55   2. Hiệu suất của quảng cáo……………………………………………….  56   3. Hiệu suất của kích thích tiêu thụ………………………………………  57   4. Hiệu suất của phân phối……………………………………………......  57   Kết luận……………………………………………………………….....  59   Tài liệu tham khảo………………………………………………………  60         LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế có nhiều chuyển biến hết sức phức tạp. Sự giao lưu kinh tế trên thế giới diễn ra hết sức sôi động, trên thị trường hàng hóa của nhiều nước có thể cùng xuất hiện tại một vùng địa lý, điều đó giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa đồng thời đó cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển trên thị trường doanh nghiệp phải hết sức nỗ lực tìm mọi cách để tiêu thụ hàng hóa, chính vì thế bán hàng trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường. Doanh nghiệp không thể ngồi đợi người tiêu dùng tự tìm đến với mình như thời kỳ bao cấp mà phải hết sức nỗ lực để đưa hàng hóa của mình đến với người tiêu dùng, phải tìm mọi cách để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Sau một thời gian ngắn thực tập tại công ty Cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình tôi nhận thấy hoạt động xúc tiến bán hàng của công ty diễn ra hết sức sôi động, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Nguyễn Thanh Thủy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “xây dựng kế hoạch xúc tiến bán hàng cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty Cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình” làm chuyên đề thực tập của mình. Với thời gian thực tạp eo hẹp và trình độ còn có hạn nên trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin đề xuất ý kiến xây dựng chương trình xúc tiến bán hàng cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty Cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình tại thị trường miền Bắc. Kết cấu của đề tài gồm có ba phần: Phần một: Khái quát về công ty và tình hình kinh doanh của công ty Phần hai: Phân tích cơ sở xây dựng kế hoạch xúc tiến bán của công ty Phần ba: Xây dựng kế hoạch xúc tiến bán Do trình độ còn có hạn nên trong khuôn khổ bài viết này tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phần một: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA BÌNH. I. Khái quát về công ty. 1. Lịch sử hình thành công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình Đại hội Đảng VIII đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước ta, đưa nền kinh tế của nước ta bước sang một giai đoạn mới. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới đã làm cho đất nước ta có những chuyển biến lớn, nền kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu dần chuyển mình với những cố gắng lớn : GDP bình quân hàng năm vào loại cao và ổn định khoảng trên 7%, đất nước ngày càng được công nghiệp hoá hiện đại hoá, trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới, các loại nông phẩm xuất khẩu trên thị trường quốc tế với số lượng nhiều và có uy tín như cà phê, hạt điều, trè, chuối v.v.v . Nhận thấy nông nghiệp vẫn là hướng phát triển kinh tế chiến lược đáng kể mà Đảng ta xác định với gần 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, các sản phẩm xuất khẩu của nước ta ra thị trường quốc tế vẫn chủ yếu là các nông phẩm. Do vậy việc cung cấp những sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động nông nhiệp là hết sức cần thiết để ngành nông nghiệp có thể thu đựơc những kết quả cao hơn; bên canh đó nhu cầu về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón của nước ta là rất lớn. Xuất phát từ nhu cầu đó của thị trường vào năm 1999 một số thành viên đã góp vốn chung để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Hoà Bình có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 071839 do phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội cấp ngày 21/05/1999.Trụ sở tại 01M10 Láng Trung, Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP.Hà Nội. Sau hai năm hoạt động kinh doanh, nhu cầu kinh doanh của công ty cần có thêm vốn để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Ngày 15/03/2002, tại trụ sở công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Hoà Bình, sau khi đã bàn bạc Hội đồng thành viên công ty lập biên bản thống nhất chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty TNHH kinh doanh xuất nhập khẩu Hoà Bình thành công ty cổ phần Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật Hoà Bình. Tên giao dịch: HOA BINH PROTECTING PLANT EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: HOA BINH JSC. Địa chỉ trụ sở: số 01, ngõ 102, đờng Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Địên thoại:(04) 5532606 Fax:(04) 5532736 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật Hoà Bình gồm: + Buôn bán vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá; + Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; + Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu dùng; + Dịch vụ thể thao văn hoá cho thanh thiếu niên; + Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; + Lữ hành nội địa./. Vào ngày 10/04/2002 Phòng đăng ký kinh doanh Tp Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0163000936 cho công ty cổ phần Vật Tư Bảo Vệ Thực Vật Hoà Bình. Vốn điều lệ của công ty là: 1.800.000.000 đồng( một tỷ tám trăm triệu đồng). Số cổ phần: 18.000 cổ phần. Loại cổ phần là cổ phần phổ thông. Mệnh giá cổ phần là 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng). Cơ cấu và phương thức huy động vốn: Cổ đông sáng lập công ty gồm sáu thành viên .Thành viên góp vốn nhiều nhất chiếm 27,8% và thành viên góp vốn ít nhất chiếm 11,1% tổng vốn điều lệ. Các cổ đông sáng lập cam kết huy động nội lực từ chính bản thân mình, huy động những cá nhân và pháp nhân khác đóng góp thêm tham gia mua cổ phiếu nâng số vốn điều lệ của công ty, thông qua việc hướng phát triển kinh doanh sản xuất của công ty và tích luỹ lợi nhuận mà công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu để gọi thêm cổ đông mới. Thời gian thực hiện cam kết sẽ là 24 tháng kể từ ngày công ty có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để đảm bảo cho trách nhiệm huy động mua cổ phiếu của các cổ đông sáng lập, mỗi cổ đông sáng lập phải ký cược số tiền là 50% tỷ lệ vốn góp của các cổ đông sáng lập công ty. Hết thời hạn huy động mua cổ phiếu số tiền ký cược trên thuộc sở hữu của công ty nếu cổ đông sáng không hoàn thành cam kết. Ngay sau khi ký bản thoả thuận góp vốn, toàn bộ số tiền mà các cổ đông sáng lập để mua cổ phiếu, tiền bảo đảm và tiền góp vốn của các cổ đông khác sẽ được chuyển vào một tài khoản tại một ngân hàng do đại diện cổ đông sáng lập chỉ định. Số tiền bảo đảm chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc theo quyết định khác của các cổ đông sáng lập. Thời gian để thực hiện toàn bộ việc đăng ký mua cổ phiếu và huy động mua cổ phiếu là 12 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hết thời hạn trên sẽ tiến hành đại hội cổ đông công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ và việc huy động vốn điều lệ. Hội Đồng Quản Trị được quyền quyết định việc huy động vốn từ các nguồn khác không nằm trong vốn điều lệ. Số tiền huy động lớn hơn vốn điều lệ phải được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua. Đại Hội Đồng Cổ Đông công ty quyết định tăng vốn điều lệ của công ty nếu thấy cần thiết việc thông qua: tích luỹ lợi nhuận mà công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới. Việc giảm vốn điều lệ của công ty do Đại Hội Đồng Cổ Đông quyết định trên cơ sở vốn còn lại của công ty nhưng vẫn đảm bảo công ty hoạt động bình thường. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cp vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình Loại hình doanh nghiệp mà Công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật đăng ký hoạt động là công ty cổ phần do đó cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hoà Bình được bố trí như sau: Đại Hội Đồng Cổ Đông công ty: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại Hội Đồng Cổ Đông có quyềnvà nhiệm vụ: + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần + Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát + Xem xét và xử lý các sai phạm của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty. + Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. + Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. + Thông qua quyết định phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. + Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần và được triệu tập họp theo quyết định của Hội Đồmg Quản Trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc của ban kiểm soát trong trường hợp Hội Đồng Quản Trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý. Hội Đồng Quản Trị phải triệu tập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông trong thời hạn 30 ngày. Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý của Công ty do Đại Hội Đồng Cổ Đông Công ty bầu ra, số thành viên Hội Đồng Quản Trị do Đại Hội Đồng Cổ Đông Công ty quyết định, những thành viên Hội Đồng Quản Trị phải có tỷ lệ giá trị cổ phần bằng hoặc lớn hơn 10% số cổ phần phổ thông trong tổng vốn điều lệ. Hội Đồng Quản Trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông. Hội Đồng Quản Trị có những quyền và nhiệm vụ sau: + Quyết định chiến lược phát triển của Công ty + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. + Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác. + Quyết định phương án đầu tư. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua bán cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty hoăc vay tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Đều lệ Công ty + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và quyền lợi khác của cán bộ quản lý đó. + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, quyết định thành lập Công ty thành viên, lập chi nhánh, văn phàng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. + Trình báo quyết toán tài chính lên đại hội đồng cổ đông. + Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý các lãi lỗ phát sinh trong quá trinh kinh doanh. + Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. + Duyệt chương trình nội dung tài liệu phục vụ cuộc họp Đại Hội Đồng Cổ Đông, triệu tập Đại Hội Đồng Cổ Đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua quyết định. + Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại. + Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty. + Thành viên Hội Đồng Quản Trị có quyền yêu cầu giám đốc điều hành Công ty, cán bộ quản lý các đơn vị khác của Công ty, cung cấp các thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty và các đơn vị trong Công ty. + Chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điêù lệ của Công ty, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty. Hội Đồng Quản Trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội Đồmg Quản Trị có một phiếu biểu quyết. Cuộc họp Hội Đồng Quản Trị được tiến hành khi có từ 2/3 tổng số thành viên tham gia dự họp và được ghi đầy đủ vào sổ biên bản.Quyết định của Hội Đồng Quản Trị được thông qua khi có đa số thành viên dự họp đồng ý. Trường hợp có ý kiến ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị.Cuộc họp của hội đồng quản trị phải được ghi đầy đủ vào văn bản, chủ toạ và thư ký phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của biên bản họp Hội Đồng Quản Trị, ứng cử viên vào Hội Đồmg Quản Trị phải là cổ đông của Công ty hoặc được một cổ đông uỷ quyền và được ít nhất một nhóm cổ đông đại diên 10% vốn điều lệ của Công ty giới thiệu. Mỗi cổ đông chỉ được phép giới thiệu một ứng cử viên. Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu thành viên của Hội Đồng Quản Trị theo nguyên tắc sau: mỗi cổ đông tham dự chỉ được phép lựa chọn một ứng cử viên và những ứng cử viên đạt số phiếu cao nhất sẽ trúng vào Hội Đồng Quản Trị. Trường hợp cần thiết, Đại Hội Đồng có thể tiến hành thêm cuộc hop bỏ phiếu để xác địng xong thành phần Hội Đồmg Quản Trị. Đại Hội Đồng Cổ Đông không cần bỏ phiếu trong trường hợp có nhóm cổ đông đại diện 2/3 vốn điều lệ nhất chí về danh sách các thành viên Hội Đồng Quản Trị. Nhiệm kỳ của Hội Đồng Quản Trị là 04 năm. trong thời gian của Hội Đồng Quản Trị, Đại Hội Đồng Cổ Đông có thể bãi miễn một thành viên của Hội Đồng Quản Trị nếu có một nhóm cổ đông đại diện ít nhất 30% vốn điều lệ của Công ty yêu cầu. Thành viên hội đồng quản trị sẽ bị bãi nhiệm nếu có nhóm cổ đông đại diện ít nhất 60% vốn điều lệ yêu cầu. Đại Hội Đồng Cổ Đông tiến hành bầu bổ sung khi khuyết một thành viên Hội Đồng Quản Trị. Thành viên Hội Đồng Quản Trị đương nhiên bị mất tư cách thành viên trong trường hợp bị mất hoặc bị hạn năng lực hành vi dân sự. Thành viên Hội Đồng Quản Trị bị miễn nhiệm nếu không được phép đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật hoặc khi họ từ chức. Tuy nhiên thành viên Hội Đồng Quản Trị không được từ chức nếu pháp luật không cho phép hoặc Đại Hội Đồng Cổ Đông yêu cầu thành viên đó phải giải quyết hết các vấn đề tồn đọng của Công ty. Thành viên Hội Đồng Quản Trị bị bãi nhiệm do vi phạm nghiêm trọng quy định của Công ty hoặc có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh của Công ty. Trường hợp thành viên hội đồng quản trị bị giảm quá 1/4 so với tổng số thành viên theo quy định, thì Hội Đồng Quản Trị phải triệu tập họp Đại Hội Đồng Cổ Đông trong thời hạn khônh quá 60 ngày để bầu bổ sung thành viên Hội Đồng Quản Trị. Ban Kiểm Soát gồm có 3 thành viên do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra. Có nhiệm kỳ như của Hội Đồng Quản Trị, trong đó có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Trởng Ban kiểm soát là cổ đông của Công ty. Thành viên của Hội Đồng Quản Trị, giám đốc và ngời có liên quan của thành viên Hội Đồng Quản Trị, của giám đốc, kế toán trưởng, ngwời đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội về buân lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng không được làm thành viên Ban kiểm soát. Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau: + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh koanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. + Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động Công ty khi xéy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại Hội Đồng Cổ Đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông có sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông. + Thường xuyên báo cáo với Hội Đồng Quản Trị về kết quả hoạt động tham khảo ý kiến của Hội Đồng Quản Trị trước khi trình các báo cáo, kiến nghị và kết luận nên Đại Hội Đồng Cổ Đông. + Báo cáo Đại Hội Đồng Cổ Đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lu giữ chứng từ và lập sổ kể toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty, tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. + Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt đọng kinh doanh của Công ty. + Không được tiết lộ bí mật kinh doanh của Công ty. + Trờng hợp có dưới 12 cổ đông, Công ty có thể không thành lập Ban kiểm soát mà cử một người khác làm nhiệm vụ kiểm soát. Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị do Hội Đồng Quản Trị bầu ra trong số thành viên Hội Đồng Quản Trị. Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị có quyền và nhiệm vụ sau: + Lập chương trình kế hoạch hoạt động của Hội Đồng Quản Trị. + Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp của Hội Đồng Quản Trị. + Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội Đồng Quản Trị dưới hình thức khác. + Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội Đồng Quản Trị. + Chủ toạ các cuộc họp của Đại Hội Đồng Cổ Đông. + Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị có thể uỷ quyền cho một thành viên Hội Đồng Quản Trị hoặc người khác nếu wợc hai thành viên hội đồng quản trị đồng ý. Người được Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị uỷ quyền sẽ thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Giám Đốc Công ty do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm một người trong số cổ đông hoặc người khác. Giám Đốc Công ty là nwời đứng đầu ban Giám Đốc Công ty, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách n
Tài liệu liên quan