Xây dựng lối sống dân tộc hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng lối sống mới là một trong những nhiệm vụ trọng đại và lâu dài của quá trình "xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con ng-ời trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế" 1 . D-ới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua chúng ta đã đạt đ-ợc nhiều thành tựu vẻ vang trong việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở theo h-ớng "làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân c-, từng gia đình, từng ng-ời" 2 . Nhiều nếp sống cũ, lạc hậu, nhiều hủ tục trên khắp mọi miền đất n-ớc đã đ-ợc khắc phục; một số nếp sống mới đã đ-ợc hình thành góp phần làm cho lối sống của xã hội ta chuyển theo h-ớng dân tộc - hiện đại. Tuy nhiên, nh- Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung -ơng, khoá VIII đã chỉ rõ: hiện nay xã hội tađang có "sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên; trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng dùng tiền của Nhà n-ớc tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không đ-ợc ngăn chặn có hiệu quả. Hiện t-ợng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa ph-ơng, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến" 3 . "Lối sống thực dụng chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi th-ờng lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý đến lợi ích tr-ớc mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản " 4 đã ảnh h-ởng to lớn đến quá trình phát triển lành mạnh của đất n-ớc.

pdf708 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng lối sống dân tộc hiện đại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh ******* báo cáo tổng kết Đề tài khoa học cấp bộ năm 2007 M∙ số: B.07 - 24 xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở việt nam hiện nay Cơ quan chủ trì: Học viện chính trị - hành chính khu vực i Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS. Vũ Trọng Dung Th− Ký đề tài: TS. Cung Thị Ngọc 6765 28/3/2008 Hà nội, tháng 12/2007 2 Cộng tác viên thực hiện đề tài 1. ThS. Nguyễn Thanh Bình Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 2. PGS, TS. Lê Bỉnh Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 3. PGS, TS. Vũ Trọng Dung Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV 4. TS. Vũ Văn Hậu Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 5. TS. Trịnh Duy Huy Tr−ờng Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá 6. ThS. Triệu Quang Minh Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 7. ThS. Ngô Thị Thu Ngà Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 8. TS. Cung Thị Ngọc Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 9. TS. Trần Thị Minh Ngọc Khoa XHH và TLLĐQL, Học viện CT - HC KV I 10. ThS. Tô Thị Nhung Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 11. TS. Mai Thị Quý Tr−ờng Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá 12. TS. Nguyễn Thị Minh Tâm Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 13. TS. Nguyễn Nam Thắng Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 14. TS. Lê Thị Thuỷ Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 15. ThS. Đặng ánh Tuyết Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 16. TS. Lê Thị Minh Hà Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 17. ThS. Ngô Thị Hoàng Yến Khoa Triết học, Học viện CT - HC KV I 3 Mục lục trang Mở đầu 6 Ch−ơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của lối sống dân tộc – hiện đại 13 1.1. Quan niệm của triết học mácxit về bản chất của lối sống 13 1.1.1. Khái niệm lối sống và những phạm trù liên quan 13 1.1.2. Bản chất xã hội của lối sống 21 1.1.3. Sự vận động của lối sống trong các xã hội tr−ớc chủ nghĩa xã hội 24 1.2. Bản chất của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa 27 1.2.1. Các điều kiện khách quan hình thành lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa 27 1.2.2. Đặc tr−ng của lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa 29 1.2.3. Nội dung lối sống dân tộc - hiện đại xã hội chủ nghĩa 32 1.3. Lối sống dân tộc- hiện đại ở n−ớc ta hiện nay 36 1.3.1. T− t−ởng Hồ Chí Minh về lối sống dân tộc- hiện đại 36 1.3.2. Khái niệm lối sống dân tộc - hiện đại theo quan niệm của Đảng ta 42 1.3.3. Lối sống dân tộc - hiện đại trong thời kỳ đổi mới 51 1.3.4. ảnh h−ởng của toàn cầu hoá và cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa tới việc xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay 58 Ch−ơng 2: Thực trạng xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay 71 2.1. Lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay đang vận động theo cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa 71 2.1.1. Sự đan xen giữa lối sống mới và lối sống cũ trong cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa 71 2.1.2. Biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng phi nhân tính 73 4 2.1.3. Sự biến động của các chuẩn mực sống và lối sống dân tộc - hiện đại Việt Nam d−ới tác động của cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa 78 2.2. Thực trạng lối sống dân tộc - hiện đại của các giai cấp, các tầng lớp và các nhóm xã hội cơ bản 82 2.2.1. Thực trạng lối sống dân tộc - hiện đại của các giai cấp công nhân, nông dân 82 2.2.2. Thực trạng lối sống dân tộc - hiện đại của các tầng lớp dân c− cơ bản ( trí thức, doanh nhân) 92 2.2.3. Thực trạng lối sống dân tộc - hiện đại của các nhóm xã hội cơ bản (thanh niên, phụ nữ, ng−ời cao tuổi) 103 2.3. Thực trạng về chất l−ợng sống cơ bản của toàn xã hội 110 2.3.1. Thực trạng đời sống vật chất của ng−ời dân Việt Nam hiện nay 110 2.3.2. Thực trạng đời sống tinh thần của ng−ời dân Việt Nam hiện nay 121 2.3.3. Thực trạng thực hiện chế độ dân chủ ở Việt Nam hiện nay 131 2.3.4. Thực trạng chỉ số phát triển con ng−ời và h−ớng phát triển của nhân cách trong các hoạt động sống ở n−ớc ta hiện nay 140 Ch−ơng 3: Ph−ơng h−ớng và giải pháp cơ bản xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam hiện nay 149 3.1. Ph−ơng h−ớng xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam hiện nay 149 3.1.1. Kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại 149 3.1.2. Kết hợp hài hoà giữa dân tộc và tộc ng−ời, giữa dân tộc và quốc tế 150 3.1.3. Kết hợp hài hoà giữa cá nhân và xã hội 152 3. 2 . Giải pháp cơ bản xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại Việt Nam hiện nay 154 3.2.1. Nhóm giải pháp chung 154 5 3.2.1.1. Nâng cao đời sống vật chất của nhân dân 154 3.2.1.2. Nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân 157 3.2.1.3. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ của nhân dân 159 3.2.1.4. Tiếp tục phát triển khoa học tạo cơ sở cho lối sống dân tộc – hiện đại 162 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể 164 3.2.2.1. Đẩy mạnh giáo dục lý t−ởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn với giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh 164 3.2.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các quan hệ, các chuẩn mực đạo đức và cơ chế điều chỉnh hành vi đạo đức 168 3.2.2.3. Tăng c−ờng giáo dục thẩm mỹ để định h−ớng thị hiếu thẩm mỹ trong cộng đồng 174 3.2.2.4. Tăng c−ờng giáo dục lối sống hài hoà giữa con ng−ời với tự nhiên thông qua giáo dục đạo đức sinh thái 183 Kết luận 197 Danh mục tài liệu tham khảo 200 6 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng lối sống mới là một trong những nhiệm vụ trọng đại và lâu dài của quá trình "xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con ng−ời trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế"1. D−ới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua chúng ta đã đạt đ−ợc nhiều thành tựu vẻ vang trong việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở theo h−ớng "làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân c−, từng gia đình, từng ng−ời"2. Nhiều nếp sống cũ, lạc hậu, nhiều hủ tục trên khắp mọi miền đất n−ớc đã đ−ợc khắc phục; một số nếp sống mới đã đ−ợc hình thành góp phần làm cho lối sống của xã hội ta chuyển theo h−ớng dân tộc - hiện đại. Tuy nhiên, nh− Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng, khoá VIII đã chỉ rõ: hiện nay xã hội ta đang có "sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên; trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng dùng tiền của Nhà n−ớc tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa không đ−ợc ngăn chặn có hiệu quả. Hiện t−ợng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị, cục bộ địa ph−ơng, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến"3. "Lối sống thực dụngchỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi th−ờng lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý đến lợi ích tr−ớc mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản"4 đã ảnh h−ởng to lớn đến quá trình phát triển lành mạnh của đất n−ớc. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 213. 2 Sđd: tr. 213. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung −ơng, Khoá VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 46 - 47 và tr. 29 -30. 4 Sđd, tr. 46 - 47 và tr. 29 -30. 7 Tr−ớc tình hình đó, các văn kiện đại hội Đảng từ lần thứ VIII, thứ IX và lần thứ X đều coi việc xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại là một bộ phận quan trọng của quá trình làm cho văn hoá trở thành "nền tảng tinh thần của xã hội". Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại không chỉ gắn liền với lịch trình phát triển bền vững ở n−ớc ta trong thế kỷ XXI, mà còn gắn toàn diện với việc xây dựng nhân cách văn hoá mà Đại hội Đảng lần thứ X đã đề xuất. Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại là nền tảng "nâng cao văn hoá lãnh đạo và quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên; chống những hiện t−ợng phản văn hoá và phi văn hoá"1. Một kiểu ng−ời mới đại diện cho trí tuệ Việt Nam mới, một nhân cách văn hoá đại diện cho thời đại mới đều gắn chặt với quá trình xây dựng lối sống mới. Đạo đức của con ng−ời mới, tác phong lao động của con ng−ời Việt Nam mới, cuộc sống tâm t−, tình cảm, các quan hệ gia đình của con ng−ời mới không tách rời với quá trình xây dựng lối sống mới. Có thể nói, xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại là điểm nhấn quan trọng của công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong lịch trình thế kỷ XXI. Thực chất của sự nghiệp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay là định h−ớng và xác lập sự lựa chọn con đ−ờng để nhân dân ta h−ớng tới một xã hội: dân giàu, n−ớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là quá trình nhân đạo hoá toàn bộ đời sống xã hội mà mỗi cá nhân sẽ phát huy tính tự chủ, tự giác, sức mạnh bên trong nhằm h−ớng tới một kiểu ng−ời Việt Nam mới của thế kỷ XXI: giàu có về tri thức, phong phú về tâm hồn, cao đẹp về đạo đức và xuất sắc về tài năng. Vì vậy, việc làm rõ bản chất, nội dung và các giải pháp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại có ý nghĩa "hoàn thiện hệ giá trị mới của con ng−ời Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài ng−ời"2 nh− Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã nhấn mạnh. Nó có ý 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 213. 2 Sdd, tr. 213. 8 nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc vun trồng và phát triển cái tích cực, đẩy lùi và loại bỏ cái tiêu cực trong quá trình tiến lên của đất n−ớc. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Lối sống là một lĩnh vực rất rộng. Trong mấy chục năm nay, do sự phát triển nhiều mặt của cuộc sống mới, nhiều n−ớc trên thế giới cũng nh− ở n−ớc ta đã có những công trình nghiên cứu lối sống từ các ph−ơng diện khác nhau. Về ph−ơng diện triết học, ở Liên Xô đã có nhiều nhà triết học nh−: Gledơman, Rútkêvích, Inhatốpxki, Butencô đã có nhiều công trình nghiên cứu lối sống nói chung và lối sống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô nói riêng. Công trình Lối sống xã hội chủ nghĩa của tập thể các viện sĩ thông tấn, các tiến sĩ triết học của Liên Xô viết, do Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội xuất bản bằng tiếng Việt năm 1982 gồm XIV ch−ơng với 518 trang đã giới thiệu nhiều vấn đề cơ bản và quan trọng của lối sống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô. Các vấn đề cơ sở chính trị, cơ sở kinh tế, lối sống nông thôn, lối sống đô thị, cuộc đấu tranh t− t−ởng trong lối sống ở Liên Xô đã đ−ợc nghiên cứu công phu trong tác phẩm này. ở Việt Nam, lối sống tr−ớc hết là lĩnh vực nghiên cứu của các nhà xã hội học. Trong các tạp chí Xã hội học ở n−ớc ta, các vấn đề lối sống của các nhóm xã hội đã đ−ợc nghiên cứu đa dạng. Nhiều tác phẩm xã hội học đã nghiên cứu lối sống nông thôn, lối sống đô thị, lối sống ở các vùng, các miền. Năm 1993 và 1996, Viện Văn hoá thuộc Bộ Văn hoá Thông tin đã cho xuất bản 2 tác phẩm: Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay (1993) và Lối sống đô thị miền Trung mấy vấn đề lý luận và thực tiễn (1996). Hai tác phẩm này do nhiều nhà nghiên cứu xã hội học của n−ớc ta viết d−ới sự chủ biên của PGS.TS Lê Nh− Hoa. Các tác phẩm này từ ph−ơng diện xã hội học đã đề cập rất đa dạng lối sống ở đô thị và các đô thị của n−ớc ta. Các vấn đề quản lý đô thị, tiêu dùng văn hoá, văn hoá kinh doanh đã đ−ợc đề cập phong phú. Năm 2004 GS.TS Trịnh Duy Luân, Viện tr−ởng Viện Xã hội học cho xuất bản cuốn Xã hội học đô thị đã nghiên cứu các chuẩn mực và mô hình ứng xử của c− dân đô thị nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sách do Nxb. Khoa học Xã hội xuất bản 2004. Năm 1998, Trung tâm nghiên cứu và T− vấn về phát triển đã cùng với 9 Nxb. Văn hoá Thông tin cũng cho in cuốn Văn hoá, lối sống với môi tr−ờng do hai nhà nghiên cứu xã hội học Chu Khắc Thuật và Nguyễn Văn Thủ chủ biên. Cuốn sách đề cập tới lối sống gắn với môi tr−ờng tự nhiên và môi tr−ờng xã hội của các xã hội con ng−ời ở ph−ơng Đông và ph−ơng Tây. Năm 2006, GS, TS Đặng Cảnh Khanh đã cho xuất bản cuốn Xã hội học thanh niên với 584 trang, do Nxb. Chính trị Quốc gia ấn hành. Cuốn sách gồm 5 phần, với 20 ch−ơng, nghiên cứu toàn diện lối sống của tầng lớp thanh niên trong các quan hệ đa dạng của họ. Có thể nói, các nhà xã hội học đã nghiên cứu lối sống của những bộ phận dân c− theo cơ tầng xã hội, cơ cấu giai cấp, các vùng, các miền và quan hệ của con ng−ời với môi tr−ờng. Nhiều nhà văn hoá học đã nghiên cứu lối sống nh− một thành tố của văn hoá xã hội. GS, TSKH Huỳnh Khái Vinh đã chủ biên công trình Một số vấn đề về lối sống, đạo đức; chuẩn giá trị xã hội do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2001. Cuốn sách là một công trình tập thể của nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đề cập một cách toàn diện đến các điệu kiện xã hội sản sinh ra những nhân cách văn hoá và các chuẩn mực văn hoá của các lối sống. Cuốn sách nghiên cứu lối sống ở n−ớc ta trên bình diện văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá chính trị, văn hoá đạo đức, văn hoá thẩm mỹ và các giải pháp xây dựng lối sống trong quá trình chúng ta xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2000, GS, Vũ Khiêu chủ biên tác phẩm Văn hoá Việt Nam, xã hội và con ng−ời (Nxb. Khoa học Xã hội với 797 trang). Cuốn sách do nhiều nhà nghiên cứu văn hoá có tên tuổi ở n−ớc ta viết. Cuốn sách nghiên cứu t−ơng đối toàn diện và toàn cảnh con đ−ờng phát triển của lối sống trong tiến trình phát triển nền văn hoá Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. GS, Vũ Khiêu khi nghiên cứu vấn đề Xây dựng lối sống văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đề cập toàn diện đến các vấn đề văn hoá của lối sống, mức sống, lẽ sống, nhịp sống và coi lối sống là biểu hiện sinh động của một nền văn hoá. Có thể nói, về ph−ơng diện văn hoá, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đề xuất các chuẩn mực, giá trị của lối sống. Họ đã gắn lối sống với các thành tố khác của nền văn hoá và coi vấn đề 10 lối sống là hiện thân của một nền văn hóa. Về ph−ơng diện triết học, trên tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản thỉnh thoảng có đề cập đến các ph−ơng diện tổng quát của lối sống nh− lĩnh vực tinh thần của lối sống, cái phổ biến và cái đặc thù trong lối sống, lối sống xã hội chủ nghĩa và những nhân tố ảnh h−ởng đến sự phát triển của nhân cách Trên tạp chí Cộng sản số 10 - 1991, GS.TS Đỗ Huy đã viết bài Xây dựng lối sống mới trong giai đoạn hiện nay. Trên bình diện triết học, bài nghiên cứu đã đề cập đến mặt vật chất, mặt tinh thần và biện chứng giữa hai mặt này của lối sống. Bài nghiên cứu đã đi sâu vào mặt vật chất, cái quyết định, cơ sở của lối sống, nh−ng không phải toàn bộ lối sống. Bài nghiên cứu đã phân tích mặt tinh thần, nội dung và hình thức, số l−ợng và chất l−ợng, các sự phát triển đa dạng nhiều chiều giữa cái truyền thống và cái hiện đại, cái dân tộc và cái quốc tế, cái cá nhân và cái xã hội trong lối sống. Một vài tác giả khác, tuy không đề cập trực tiếp ph−ơng diện triết học của lối sống, nh−ng trong nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề chung của lối sống, nh− vấn đề ph−ơng thức sản xuất và lối sống, dân chủ hoá trong lối sống, nhân cách và lối sống. GS, Vũ Khiêu đã nghiên cứu các t− t−ởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về mode de vie, mode de production.1 Cho đến nay, ở n−ớc ta vì rất nhiều lý do khác nhau ch−a có một công trình nào nghiên cứu hệ thống, toàn diện và tập trung lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay. Đây là một vấn đề phức tạp và khó, đòi hỏi vốn triết học sâu và trí thức của rất nhiều ngành khoa học liên quan nh− chính trị học, kinh tế học, tâm lý học, triết học cũng nh− nhiều khoa học xã hội và nhân văn khác. Kinh phí hợp lý để triển khai nhiều đề tài khác nhau chung quanh vấn đề xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Đề tài này cố gắng phân tích sâu lĩnh vực vật chất của lối sống, cái phổ biến và cái đặc thù trong lối sống, sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong lối sống dân tộc - hiện đại theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, t− t−ởng Hồ Chí Minh. 1 Xem Vũ Khiêu, Văn hoá Việt Nam xã hội và con ng−ời, Nxb. Khoa học Xã hội 2000, tr. 512. 11 Vấn đề lối sống dân tộc - hiện đại trong sự phân tích theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và t− t−ởng Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm nghiên cứu của đề tài này. Đề tài triển khai nghiên cứu d−ới ánh sáng các t− t−ởng của Đảng ta về lối sống dân tộc - hiện đại. Đề tài sẽ làm sáng tỏ mặt vật chất và mặt tinh thần của lối sống dân tộc - hiện đại gắn liền với những vấn đề ý thức t− t−ởng chính trị, đạo đức thẩm mỹ của nhiều tầng lớp, nhiều vùng dân c− trong quá trình hình thành các giá trị văn hoá của nhân cách con ng−ời Việt Nam mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài làm sáng tỏ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về lối sống xã hội chủ nghĩa và lối sống dân tộc - hiện đại; phân tích thực trạng lối sống dân tộc - hiện đại hiện nay; từ đó nêu ra ph−ơng h−ớng và giải pháp cơ bản xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đ−ợc mục đích nghiên cứu trên đây, đề tài có nhiệm vụ: Một là, trình bày có hệ thống quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về bản chất và nội dung của lối sống dân tộc - hiện đại. Hai là, khái quát thực trạng lối sống và chất l−ợng sống của một số tầng lớp dân c− cơ bản và các nhóm xã hội ở n−ớc ta hiện nay đang vận động theo cơ chế thị tr−ờng định h−ớng xã hội chủ nghĩa. Ba là, đề ra ph−ơng h−ớng và một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại trong tình hình hiện nay ở n−ớc ta. 4. Nội dung nghiên cứu Một là, cơ sở lý luận và thực tiễn của lối sống dân tộc - hiện đại. Hai là, thực trạng xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay. 12 Ba là, ph−ơng h−ớng và giải pháp xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam hiện nay. 5. Ph−ơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở ph−ơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, t− t−ởng Hồ Chí Minh và đ−ờng lối chính sách của Đảng, đề tài sử dụng các ph−ơng pháp: phân tích - tổng hợp, so sánh đối chiếu, lôgíc- lịch sử, kết hợp với ph−ơng pháp điều tra, khảo sát xã hội học đồng thời gắn lý luận với thực tiễn, sử dụng ph−ơng pháp hệ thống hoá và khái quát hoá để nghiên cứu. 6. Kết cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài gồm 3 ch−ơng với 8 tiết. Ch−ơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của lối sống dân tộc- hiện đại. Ch−ơng 2: Thực trạng xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở n−ớc ta hiện nay. Ch−ơng 3: Ph−ơng h−ớng và giải pháp cơ bản xây dựng lối sống dân tộc- hiện đại ở Việt Nam hiện nay. 13 Ch−ơng 1 cơ sở lý luận và thực tiễn của lối sống dân tộc - hiện đại 1.1. Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về bản chất của lối sống 1 .1.1. Khái niệm lối sống và những phạm trù liên quan Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật về lịch sử, thì các cách sống, các ph−ơng thức sống, các hình thức hoạt động sinh sống của con ng−ời từ lao động, giao tiếp, gia đình và nhân cách trong một môi tr−ờng tự nhiên và xã hội nhất định đ−ợc gọi là lối sống. Lối sống là một khái niệm rộng. Phạm vi biểu hiện của lối sống trong toàn bộ các quan hệ của con ng−ời. Tiếng Anh, lối sống là: Way of life. Tiếng Pháp là: Mode de vie, và tiếng Đức là: Lebensweise. Lối sống là đối t−ợng nghiên cứu của nhiều khoa học nh−: xã hội học, chính trị học, văn hóa học, đạo đức học... và triết học. Trong quan niệm của triết học Mác – Lênin, lối sống là những hoạt động sống của con ng−ời trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: Lối sống là gì nếu không phải là những hoạt động sống, những “hoạt động thực sự có tính ng−ời của những cá nhân, thành viên tích cực của xã hội, biết đau khổ, cảm giác, suy nghĩ và hành động nh− những c
Tài liệu liên quan