Bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, vai trò của kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Và toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; Xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đối tác.
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan đúng như Mác và Ăngghen đã dự báo từ thế kỷ trước khi phân tích sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến quốc tế hoá sản xuất và thương mại. Đảng ta cũng đã nhận ra vấn đề này vì thế tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã nhấn mạnh:
“Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”
20 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Lời giới thiệu (Đặt vấn đề)
Bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, vai trò của kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Và toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; Xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đối tác.
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan đúng như Mác và Ăngghen đã dự báo từ thế kỷ trước khi phân tích sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến quốc tế hoá sản xuất và thương mại. Đảng ta cũng đã nhận ra vấn đề này vì thế tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Đảng ta đã nhấn mạnh:
“Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”
I. Bối cảnh trong nước và quốc tế.
1. Bối cảnh quốc tế chung: 5 đặc điểm của tình hình thế giới và 5 xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay.
1.1. Năm đặc điểm của tình hình thế giới đó là:
Chủ nghĩa xã hội thoái trào, các mâu thuẫn cơ bản của thế giới tồn tại phát triển dưới nhiều hình thức mới.
Nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, song chiến tranh cục bộ, xung đột dân tộc, sắc tộc, tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi căng thẳng.
Các vấn đề toàn cầu về môi trường tự nhiên và xã hội: sự bùng nổ dân số, các bệnh hiểm nghèo (HIV/AIDS, ung thư...) môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm...
Sự xuất hiện các hình thức liên minh khu vực toàn cầu trong đó đáng lưu ý là khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
1.2. Năm xu thế trong quan hệ quốc tế đáng chú ý.
Đòi hỏi hoà bình ổn định, hợp tác để phát triển trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Quá trình liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại... liên kết hợp tác đi đôi với cạnh tranh gay gắt.
Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, chủ quyền và bản sắc dân tộc (sự tan rã lung lay của nhiều nhà nước liên bang).
Vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau.
Các nước XHCN, Đảng cộng sản, công nhân các lực lượng tiến bộ xã hội kiên trì đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
2. Các xu thế kinh tế quốc tế đáng chú ý:
2.1. Xu thế phân công lao động quốc tế mới thông qua việc các nước áp dụng phổ biến chính sách hướng về xuất khẩu, tự do hoá mậu dịch (WTO và các khối mậu dịch tự do khu vực).
Quá trình hội nhập quốc tế được đo bằng tốc độ hội nhập, tức là mức gia tăng bình quân hàng năm của thương mại quốc tế trừ mức gia tăng bình quân của tổng sản phẩm thế giới.
2.2. Xu thế về sự gia tăng mạnh dòng đầu tư nước ngoài tới các nước đang phát triển (ODA và FDI), cụ thể một số số liệu về hai hình thức đầu tư là:
Đầu tư FDI:
1971
1981
1991
(FDI) Trực tiếp
2,4 tỷ USD
8,3 tỷ USD
33,1 tỷ USD
(FDI) gián tiếp
0,234 tỷ USD
2,0 tỷ USD
175 tỷ USD
Đầu tư FDI vào Việt Nam:
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký
(tỷ USD)
Vốn thực hiện
(tỷ USD)
1988 – 1991
364
3,3
0,620
1992
197
2,4
0,463
1993
267
3,6
1,000
1994
341
4,3
1,500
1995
369
6,5
2,000
1996
326
8,5
2,500
- Viện trợ ODA từ 180 triệu USD (1991) tăng lên 478 triệu (1992)
Đối với nước ta trong các năm 1991, 1992 nguồn viện trợ ODA chủ yếu từ Liên Xô (cũ). Từ 1993, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, các tổ chức tài trợ quốc tế đã tăng cường viện trợ ODA cho Việt Nam:
Năm
Vốn cam kết (tỷ USD)
Giải ngân (triệu USD)
1993
1,8
287
1994
1,9
607
1995
2,3
640
1996
2,4
700
Về vấn đề này, các nước đang phát triển hiện đang phải đương đầu với 2 vấn đề lớn, đường như mâu thuẫn lẫn nhau. Đó là: một mặt mỗi nước ra sức cạnh tranh để thu hút được tối đa đầu tư nước ngoài: mặt khác, các nước đang phát triển cũng đã thấy hết tính hai mặt của đầu tư nước ngoài để có được những quyết sách xác đáng trong chiến lược huy động vốn cho công cuộc phát triển của đất nước mình.
2.3. Sự phổ biến nhanh chóng của quá trình hiện đại hoá các hoạt động kinh tế, nhất là trong dịch vụ.
Dự báo năm 2005, tỷ trọng kinh tế dịch vụ ở nước công nghiệp đạt tớ 75% lực lượng lao động và trên 70% tổng sản phẩm quốc nội. ở Đông Nam á, thì Singapore là một ví dụ.
Đón bắt xu thế này, nhiều nước đang phát triển nhấn mạnh đến hiện đại hoá, rất coi trọng đầu tư vào chất xám, coi giáo dục, đào tạo là vòng đua quyết liệt nhất của thế kỷ 21.
2.4. Cạnh tranh quốc tế mang những đặc trưng mới và ngày càng quyết liệt.
Trong xu thế mới, các lợi thế cạnh tranh sơ cấp như lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm dần. Lợi thế cạnh tranh bằng tri thức quản lý hiện đại, tay nghề và kỹ năng của lao động kỹ thuật, bí quyết công nghệ mới, sự hoàn hảo của hệ thống hạ tầng cơ sở, sự phát triển và hoà nhập quốc tế thị trường vốn ngày càng có ý nghĩa hơn.
2.5. Bối cảnh trong nước – thời cơ lớn và thách thức lớn.
Thời cơ lớn: Thành tựu của công cuộc đổi mới tạo ra thế và lực mới (cả bên trong và bên ngoài): nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đã xuất hiện: quan hệ đối ngoại được mở rộng hơn bao giờ hết: giữ vững độc lập tự chủ và thời cơ hội nhập với cộng đồng thế giới ngày càng thuận lợi.
Bốn nguy cơ - thách thức lớn:
+ Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt.
+ Nguy cơ chệch hướng XHCN nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện:
+ Nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu.
+ Nguy cơ “diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch
(Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, trang 25).
II. Quan điểm chiến lược – phát triển.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó đòi hỏi toàn Đảng ta phải có những quan điểm phát triển mang tính chiến lược cao để tiếp tục công cuộc đổi mới đưa nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu kém phát triển. Và tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một trong những quan điểm phát triển mà Đảng ta đã nhấn mạnh đó là: “Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị độc lập tự chủ, mà còn là đòi hỏi của thực hiện, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Khi đã có độc lập tự chủ về chính trị, thì nội dung cơ bản của độc lập tự chủ của một quốc gia là có xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ hay không. Đây là kinh nghiệm của nước ta, và cũng là kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vả chăng, nước ta phát triển kinh tế để đi lên CNXH, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các lực lượng chống đối CNXH thường xuyên tìm cách ngăn cản và chống phá sự nghiệp xây dựng chế độ XHCN ở nước ta. Nếu không xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu, thù địch, lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi kéo hoặc khống chế, ép buộc chúng ta thay đổi chế độ chính trị đi chệch quỹ đạo của CNXH. Nói cách khác có xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sự độc lập tự chủ về chính trị. Độc lập tự chủ về kinh tế đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ các mặt khác để taọ ra độc lập tự chủ về sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia.
B. Giải quyết vấn đề
Vận dụng quan điểm triết học Mác – Lênin về mối liên hệ phổ biến để giải quyết vấn đề.
I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng.
1. Nội dung nguyên lý: Khái niệm liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới không có cái nào tồn tại một cách cô lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật, hiện tượng tồn tại bằng cách tác động nhau, ràng buộc nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau.
Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy mà còn diễn ra giữa các yếu tố, các mặt khác, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ này là khách quan nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong các quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới là đa dạng và nhiều vẻ: có mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp cơ bản và không cơ bản chủ yếu và thứ yếu...
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu sự vật hiện tượng tức là: Khi phân tích sự vật hiện tượng phải đặt nó trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác, phải xem xét tất cả các mặt, các yếu tố, kể cả các khâu trung gian gián tiếp của chúng.
Tuy nhiên quan điểm toàn diện không có nghĩa là cách xem xét cào bằng, tràn lan mà phải thấy được vị trí của từng mối liên hệ, từng mặt, từng yếu tố trong tổng thể của chúng. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm bắt được bản chất sự vật. Vì vậy quan điểm toàn diện bản thân nó đã bao hàm quan điểm lịch sử, cụ thể.
2, ứng dụng nguyên lý: Phân tích đường lối xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế trên quan điểm toàn diện.
2.1. Bản thân nền kinh tế không tồn tại trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau với chính trị, đạo đức, pháp quyền, tôn giáo, tin giáo, văn hoá....
Ngày nay trong công cuộc đổi mới đất nước. Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để. Nội dung đổi mới bao gồm nhiều mặt song trong mỗi bước đi lại phải xác định khâu then chốt để tập trung sức giải quyết làm cơ sở, tiền đề cho các khâu khác, trong lĩnh vực khác. Vì vậy trong mối liên hệ giữa đổi mới kinh tế coi đó là điều kiện để tiến hành thuận lợi để đổi mới: Chính trị, văn hoá, pháp quyền, KH - CN....
Trong quy trình đổi mới kinh tế, trong từng thời kỳ nhất định phải có cái nhìn toàn diện để vạch ra chiến lược phát triển thích hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Vì vậy tại đại hội Đảng IV trong các quan điểm phát triển Đảng ta đã đề ra đường lối xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế Quốc tế. Có thể nói trong tình hình hiện nay độc lập tự chủ là một su thế phát triển của thế giới. Trong điều kiện ''toàn cầu hoá'' liên doanh, liên kết đa dạng phức tạp như hiện nay lại càng phải giữ vững tính độc lập tự chủ.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không phải xuất phát từ quan điểm đường lối chính trị độc lập tự chủ vững chắc về hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm sự phát triển hiệu quả bền vững ngay trong nền kinh tế, cho việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển kinh tế phải xét trên tất cả các mối liên hệ trên có thể có:
2.2.1. Tương quan giữa nền kinh tế dân tộc với nền kinh tế khu vực và quốc tế để thấy được lợi thế so sánh.
Có thể nói thực trạng nền kinh tế chúng ta hiện nay đang tụt hậu khá xa so với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên ngày nay thế lực của đất nước nước ta cũng đang lớn mạnh lên thể hiện qua những thành tựu kinh tế đạt được trong hoàn cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới diễn biến phức tạp(ví dụ : khủng hoảng kinh tế Châu á - Đông Nam á năm 1997)
+, Hàng năm kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng khá.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7%. Tuy không đạt kế hoạch đề ra(9-10%) nhưng trong bối cảnh đó đạt được 7% là khá.
- Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mứa tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế xã hội:
Giá trị sản xuất nông lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,7% hàng năm(mục tiêu 4,5 - 5%) trong đó nông nghiệp tăng 5,6% lâm nghiệp 0,4% ngư nghiệp 8,4%.
- Công nghiệp và xây dựng vượt qua được những khó khăn và thách thức đạt được tiến bộ: cụ thể. Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 13,5% (kế hoạch đề ra 14-15%).
- Các ngành dịch vụ cũng phát triển: Giá trị ngành dịch vụ tăng 6,8% năm.
2.2.2. Tương quan giữa nội lực và ngoại lực:
Về nội lực: Đất nước ta còn nhiều tiềm năm về tài nguyên thiên nhiên và lao động đặc biệt với tiềm năng trí tuệ, tinh thần của con người Việt Nam. Nếu có giải pháp đúng đắn để phát huy tính sáng tạo có hiệu quả của nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI. Nếu phát huy được những tiềm năng đó, nâng cao dân trí, bồi dưỡng và sử dụng tốt nhân tài thì có khả năng tiến nhanh, tiến mạnh.
- Nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp
- Chúng ta có một xã hội có nền chính trị ổn định.
Về ngoại lực: Chúng ta sống trong một môi trường hòa bình, hợp tác, liên kết Quốc tế và những xu thế tích cực trong thế giới tạo điều kiện cho chúng ta phát huy nội lực và lợi thế so sánh- tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường.
2.2.3. Tương quan giữa các tầng lớp dân cư các ngành.
Chúng ta phải thấy được vai trò của từng vùng nhất là các vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao, tích luỹ lớn, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng trọng điểm. Quan tâm phát triển kinh tế xã hội gắn liền với quốc phòng an ninh ở các vùng núi, vùng đồng bằng dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo chú trọng các vùng Tây Nguyên, Tây bắc, Tây Nam. Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng còn khó khăn để phát huy nguồn lực ở các vùng này đưa các vùng thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
II. Xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1, Gắn chặt việc xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1 Nền kinh tế độc lập tự chủ là gì?
Đại hội Đảng IX quan niệm rằng...''Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trước hết là độc lâp tự chủ về đường lối chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh : có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, có năng lực nội sinh về KH - CN, giữ vững ổn định kinh tế tài chính vĩ mô, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường.
Qua đó thấy rằng nền kinh tế độc lập là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác hoặc một tổ chức kinh tế nào về đường lối, chính sách phát triển không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm hại đến chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Nên độc lập, tự chủ là nền kinh tế trước biên động của thị trườn, trước hết khủng hoảng kinh tế của nền kinh tế tài chính ở bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bản duy trì ổn định và phát triển. Trước sự bao vây chống phá của các thế lực thù địch vẫn có khả năng đứng vững không bị sụp đổ, không bị rối loạn.
1.2. Làm thế nào để đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế:
Thực tế cho thấy muốn giữ vững được độc lâp tự chủ về kinh tế phải có 2 điều kiện.
Một là: phải có đường lối, chính sách độc lập tự chủ có nghĩa là chúng ta tự lựa chọn định hướng phát triển, tự mình xác định chủ trương, chính sách mô hình kinh tế, không bị động và hệ thống vào bên ngoài.
Hai là: Phải có giá trị của nền sản xuất trong nước phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và có phân tích luỹ cần thiết từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để tái sản xuất mở rộng. Phải có thế chế KT - XH bên vững có cơ cấu kinh tế gắn liền với cơ cấu công nghệ, có đủ khả năng sáng tạo, ra sức cạnh tranh và hiệu quả, trả được nợ, tạo đựợc tích luỹ, đáp ứng được thị trường trong nước, chiếm lĩnh và giữ được thị trường nước ngoài, bảo đảm giữ vững được nhịp độ tăng nhanh, ổn định, bên vững,
- Phải có một năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ nhập khẩu và sáng tạo công nghệ mới của Việt Nam. Bảo đảm sự trao đổi bình đẳng về kinh tế và công nghệ với bên ngoài nhất là trong điều kiện như ngày nay.
- Phải làm giữ vững được ổn định kinh tế, tài chính vĩ mô với hệ thống tài chính tiền tệ lành mạnh, bảo đảm được cán cân thương mại và cán cân thanh toán: có dự trữ ngoại lệ cần thiết, không dễ bị động và lệ thuộc.
- Phải có yếu tố vật chất, bảo đảm an toàn và điều kiện cơ bản cho phát triển. Trước hết là các yếu tố về, an ninh lương thực, an toàn năng lượng, an toàn môi trường, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng đồng bộ và tương đối có chất lượng.
1.3.Tại sao muốn xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ lại phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Đảng ta nhấn mạnh phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Trái lại Đảng ta luôn coi trọng hội nhập kinh tế quốc tế, coi đó là một nội dung cơ bản trong đường lối kinh tế đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta; nhằm kết hợp nội lực với ngoại lực, sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để tạo ra sức cạnh tranh tổng hợp của sự nghiệp phát triển đất nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng chính là nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng yêu cầu và lợi ích quốc gia, đồng thời thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò và tiềm năng của đất nước trong quá trình hợp tác và phát triển khu vực và thế giới, tranh thủ nguồn vốn, thiết bị, vật tư, thành tựu khoa học – công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác có lợi làm cho nước ta ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
2. Những chiến lược xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ:
Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước là một trong những chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của đất nước ta nhằm tạo ra một tiềm lực kinh tế đủ mạnh trong quá trình xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ. Công nghiệp hoá là quá trình nhằm mục tiêu hình thành một nền kinh tế, quỗc doanh có cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó nền sản xuất công nghiệp tiên tiến và dịch vụ có năng suất, có chất lượng và hiệu quả cao chiếm tỷ lệ đa số. Công nghiệp hoá phải trở thành động lực, đầu tàu thúc đẩy và dẫn dắt các ngành kinh tế khác phát triển.
Sáu quan điểm đại hội VIII nêu lên về công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ mới:
Một là: Giữ vững độc lập tự chủ đi đối với mở rộng hợp tác quôc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực nước ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả.
Quan hệ nguồn lực trong nước và nước ngoài.
(Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam)
Đầu tư
Tiết kiệm trong nước
Hàn Quốc
1965 – 1973
24
24
1973 – 1980
30
29
1980 – 1987
32
32
1987 – 1990
37
38
Malaixia
1965 – 1973
16
15
1973 – 1980
20
17
1980 – 1987
22
17
1987 – 1990
23
18
Inđônêxia
1965 – 1973
18
17
1987 – 1990
34
36
Philipin
1965 – 1973
21
21
1987 – 1990
21
19
Việt Nam
1989
14
7
1990
12
8
1994
20-22
12
1996 – 2000
30
15
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản toàn xã hội của Việt Nam
(Giai đoạn 1990 – 1995)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Tổng số
(Tỷ đồng theo giá hiện hành)
6.747
11.526
19.755
34.167
43.100
60.000
Vốn ngân sách NN
2.237
2.246
7.045
12.558
10.300
14.000
Vốn tín dụng NN
300
1.060
636
2.391
3.200
3.200
DNNN tự đầu tư
420
1.300
574
2.418
2.000
6.800
Ngoài quốc doanh
2.800
5.000
7.000
8.000
14.400
16.000
Nước ngoài trực tiếp
990
1.920
4.500
8.800
13.200
20.000
Cơ cấu theo nguồn
1990
1993
1995
1. Ngân sách NN
33,1
36,7
23,4
2. Tín dụng
4,3
7,0
5,3
3. DNNN
6,2
7,1
11,3
4. DN ngoài QD
41,5
23,4
26,7
5. Nước ngoài
14,7
25,8
33,3
Hai là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo.
Số lượng DNNN
Số TT
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng
Tổng số vốn kinh doanh (Tỷ đồng)
1
Doanh nghiệp nhà nước
5.863
70.000
Trong đó:
- Tổng công ty 91
18
36.313
- Tổng công ty 90 (đã cấp ĐK)
73
10.629
2
D