Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã triển khai thực hiện
chính thức trên phạm vi cả nước từ năm 2010 - 2020. Đây là một chương trình tổng
thể, gồm nhiều nội dung như quy hoạch xây dựng; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội;
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và
an sinh xã hội; phát triển y tế, giáo dục; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; xây dựng đời sống và văn hóa khu vực nông thôn. Thời gian qua, chương trình
đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, định hướng sản xuất cho nông dân, giảm nghèo
trong quá trình thực hiện, giúp cho người dân có cuộc sống tốt hơn. Mỗi địa phương
có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên cách thực hiện, xây dựng
nông thôn mới có những, phù hợp đặc thù riêng của từng nơi, đáp ứng các tiêu chí và
mục tiêu của chương trình.
Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm kinh tế phía nam. Vùng này có thế mạnh về
sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước.
Quá trình đô thị hóa tạo sức ảnh hưởng đến các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực
ven đô, mang tính chất giữa sản xuất nông nghiệp đan xen với sản xuất công nghiệp và
dịch vụ. Có nhiều khái niệm và tiêu chí khác nhau để xác định vùng ven đô. Theo
Nguyễn Duy Thắng (2009), vùng ven đô có thể được hiểu là khu vực cận kề thành
phố, là nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị, nghĩa là
không hoàn toàn là đô thị cũng không thuần túy là nông thôn và chịu tác động mạnh
của đô thị hóa, làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra vùng đồng
ruộng, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng xã nông nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề truyền thống. Như vậy cho thấy rằng vùng ven đô là một khái
niệm mang tính đa dạng, mềm dẻo, tuỳ thuộc vào cấp, loại đô thị và tốc độ phát triển
của đô thị. Đối với thị trấn nó là vùng ven khu vực đô thị; đối với thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, nó là các xã thuộc vùng ven khu vực nội thị; còn đối với thành phố trực
thuộc trung ương, đó là các xã, huyện vùng ven khu vực nội thị36. Trong quy hoạch
xây dựng, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn quy
hoạch.
35 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô ở vùng Đông Nam Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
229
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TP HỒ CHÍ MINH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KHU VỰC VEN ĐÔ Ở VÙNG ĐÔNG NAM
BỘ GẮN VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA
1. Đặt vấn đề
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã triển khai thực hiện
chính thức trên phạm vi cả nước từ năm 2010 - 2020. Đây là một chương trình tổng
thể, gồm nhiều nội dung như quy hoạch xây dựng; phát triển hạ tầng kinh tế xã hội;
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và
an sinh xã hội; phát triển y tế, giáo dục; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; xây dựng đời sống và văn hóa khu vực nông thôn. Thời gian qua, chương trình
đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, định hướng sản xuất cho nông dân, giảm nghèo
trong quá trình thực hiện, giúp cho người dân có cuộc sống tốt hơn. Mỗi địa phương
có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nên cách thực hiện, xây dựng
nông thôn mới có những, phù hợp đặc thù riêng của từng nơi, đáp ứng các tiêu chí và
mục tiêu của chương trình.
Đông Nam Bộ là vùng trọng điểm kinh tế phía nam. Vùng này có thế mạnh về
sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất cả nước.
Quá trình đô thị hóa tạo sức ảnh hưởng đến các vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực
ven đô, mang tính chất giữa sản xuất nông nghiệp đan xen với sản xuất công nghiệp và
dịch vụ. Có nhiều khái niệm và tiêu chí khác nhau để xác định vùng ven đô. Theo
Nguyễn Duy Thắng (2009), vùng ven đô có thể được hiểu là khu vực cận kề thành
phố, là nơi vừa có các hoạt động nông thôn vừa có các hoạt động đô thị, nghĩa là
không hoàn toàn là đô thị cũng không thuần túy là nông thôn và chịu tác động mạnh
của đô thị hóa, làm biến đổi không gian do mở rộng các khu đô thị mới ra vùng đồng
ruộng, đồng thời cũng ôm gọn trong lòng đô thị nhiều làng xã nông nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề truyền thống. Như vậy cho thấy rằng vùng ven đô là một khái
niệm mang tính đa dạng, mềm dẻo, tuỳ thuộc vào cấp, loại đô thị và tốc độ phát triển
của đô thị. Đối với thị trấn nó là vùng ven khu vực đô thị; đối với thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, nó là các xã thuộc vùng ven khu vực nội thị; còn đối với thành phố trực
thuộc trung ương, đó là các xã, huyện vùng ven khu vực nội thị36. Trong quy hoạch
xây dựng, vùng ven đô có thể được coi là khu vực mở rộng đô thị trong giai đoạn quy
hoạch.
Trong bối cảnh tốc độ đô thị hoá ngày càng cao và đặc biệt trong xu thế phát
triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, việc phát triển mở rộng
xây dựng ra vùng ven đô ngày càng lớn và với tốc độ khá nhanh. Nhiều dự án khu đô
thị, khu dịch vụ và khu công nghiệp được hình thành tại khu vực này. Do đó, việc xây
dựng nông thôn mới ở các xã vùng ven đô thị này có những nét riêng biệt và đặc trưng
khác với các xã mang tính chất thuần nông. Chính vì vậy, nội dung chuyên đề phân
tích quá trình xây dựng nông thôn mới ở các khu vực ven đô thuộc vùng Đông Nam
36
Dựa trên thông tin từ KTS Đàm Quang Tuấn – Nguồn tin T/C Quy hoạch xây dựng, số 23/2007
230
Bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa được thực hiện. Mục tiêu của
chuyên đề góp phần cung cấp thông tin, các đúc kết, bài học kinh nghiệm của các địa
phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở khu vực vùng ven đô thị, từ đó làm
cơ sở để định hướng cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trong giai đoạn 2020-2030.
2. Đánh giá thực trạng triển khai Chƣơng trình MTQG xây dựng NTM ở
khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ, 2010-2018
2.1 Th n tin nền của vùn Đ n Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 đơn vị tỉnh thành, bao gồm tỉnh Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Phía
Bắc và Đông Bắc của vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp vùng Tây Nguyên và Duyên Hải
Nam Trung Bộ là nơi có nguồn nguyên liệu nông lâm nghiệp, khoáng sản, thủy hải sản
phong phú dồi dào. Phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối
giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Phía Tây và Tây Nam tiếp
giáp đồng bằng Sông Cửu Long là nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp như sản xuất
lúa và cây ăn trái. Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản,
dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế
thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế. Với vị trí này Đông Nam Bộ là đầu
mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.
Hình 1. Minh họa vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ
cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, địa hình của
vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị và hệ
thống giao thông vận tải.
Theo tổng cục thống kê 2018, trong tổng quỹ đất của vùng Đông Nam Bộ là
2.394,68 nghìn ha thì đất sản xuất nông nghiệp chiếm đến 56,79%, kế đến là đất lâm
nghiệp chiếm 21,15%. Trong đó, Bình Phước và Đồng Nai là hai tỉnh thành có diện
tích đất lớn nhất lần lượt là 687,68 nghìn ha và 589,78 nghìn ha. So với các tỉnh lân
cận, diện tích đất của Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ chiếm 8,27%, khoảng 198,10 nghìn ha.
231
Đất ở vùng này với 3 nhóm đất rất quan trọng là Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu
vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và
chất lượng tốt, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều,
lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực.
(a) Tổng diện tích đất tự nhiên các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ (ĐVT: nghìn ha)
(b) Cơ cấu sử dụng đất của cả vùng Đông Nam Bộ
Hình 2. Diện tích đất tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất tại vùng Đông Nam Bộ
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018
2.394,68
687,68
440,13
269,46
589,78
198,10 209,54
Đông Nam Bộ Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa - Vũng
Tàu
TP.Hồ Chí
Minh
56,79%
21,15%
9,34%
3,43%
Đất sản xuất
nông nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất chuyên
dùng
Đất
ở
232
(a) Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành năm 2017
(ĐVT: Tỷ đồng)
(b) Cơ cấu giá trị GRDP các nhóm ngành của cả vùng Đông Nam Bộ
Hình 3. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành và cơ cấu giá trị
các nhóm ngành tại vùng Đông Nam Bộ
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2018
Tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn vùng Đông Nam Bộ tính đến năm 2017 là
1.978.547 tỷ đồng, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa
Vũng Tàu là 4 đơn vị có giá trị đóng góp lớn cho cả nước và dẫn đầu là thành phố Hồ
Chí Minh với giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn là 1.060.618 tỷ đồng chiếm 53,6%
trong tổng giá trị sản phẩm năm 2017 của cả vùng Đông Nam Bộ. Tuy vùng có diện
tích về đất sản xuất nông nghiệp lớn, nhưng giá trị ở ngành công nghiệp tạo ra lại có
giá trị lớn hơn so với nông nghiệp. Các tỉnh thành đều có sự phát triển công nghiệp
mạnh mẽ, tỷ trọng về sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng cao (42,22%), kế đến là
ngành dịch vụ (41,34%), trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng
51.405 64.043
247.989 279.646 274.845
1.060.618
1.978.547
Bình Phước Tây Ninh Bình Dương Đồng Nai Bà Rịa -
Vũng Tàu
TP.Hồ Chí
Minh
Đông Nam
Bộ
4,36%
42,22%
41,34%
12,08%
Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và XD
Dịch vụ Thuế SP trừ trợ cấp SP
233
rất nhỏ khoảng 5%. Đây là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển
công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công
nghiệp hóa phát triển góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa của các tỉnh thành thuộc
vùng Đông Nam Bộ. Đây cũng là vùng đông dân cư, có sức mua cao, lao động có trình
độ và tay nghề cao, có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Tính
đến nay vùng Đông Nam Bộ có số lượng khu công nghiệp nhiều nhất nước với 103
khu công nghiệp, chiếm tỷ trọng 33,7% trong tổng số khu công nghiệp trên toàn quốc.
Điều này cho thấy Đông Nam Bộ là vùng có sự phát triển và tập trung công nghiệp lớn
nhất. Trong vùng Đông Nam Bộ, Đồng Nai là tỉnh có số lượng khu công nghiệp nhiều
nhất vùng với 31 khu công nghiệp, xếp sau liền kề là Bình Dương (28 khu) và thành
Phố Hồ Chí Minh (22 khu).
Thu nhập bình quân đầu người trên tháng năm 2016 ở vùng Đông Nam Bộ cao
hơn so với thu nhập bình quân chung của cả nước và các vùng khác. Với thu nhập bình
quân đầu người năm 2016 ở vùng Đông Nam Bộ là 4.662 nghìn đồng, trong khi đó
bình quân cả nước chỉ là 3.098 nghìn đồng. Trong cơ cấu thu nhập thì nguồn thu từ
tiền lương và tiền công là cao nhất so với khu vực, khoảng 2.520 nghìn đồng, gấp 1,69
lần mức bình quân cả nước.
Hình 4. Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá hiện hành
phân theo nguồn thu, năm 2016 (ĐVT:Nghìn đồng)
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2016
Tóm lại với vị thế thuận lợi về vị trí địa lý, cửa ngõ của khu vực nam bộ và đầu
tàu phát triển về kinh tế xã hội, hạ tầng giao thông nên giúp cho xây dựng Nông Thôn
Mới ở vùng Đông Nam Bộ dễ dàng hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước nhất
là các tiêu chí về Quy hoạch, thu nhập, cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục. Tuy nhiên vấn
đề đối mặt của vùng Đông Nam Bộ đó là các tác động của công nghiệp đến đời sống
của người dân trên địa bàn vùng về an ninh trật tự, tai nạn giao thông, sự mất cân bằng
trong cơ cấu ngành nghề, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ sản xuất công nghiệp, áp lực
về nhà ở ngày càng gia tăng.
4662
2520
342
1319
481
3098
1487
510
748
353
Tổng Thu từ tiền
lương, tiền công
Thu từ nông,
lâm nghiệp,
thủy sản
Thu phi nông,
lâm nghiệp,
thủy sản
Các khoản thu
khác
ông Nam Bộ Cả nước
234
2.2. Chính sách và thể chế ây dựn n n th n mới
2.2.1. Từ Trung ương
Xuất phát từ chủ trương lớn của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008
tại Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa X, ngày 4 tháng 6 năm
2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2015 và Quyết
định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Ngoài ra, Trung ương đã ban hành nhiều chính sách xây dựng nông thôn mới
khác. Trong phạm vi chuyên đề này, các quyết định quan trọng được Thủ tướng chính
phủ, các Bộ ban ngành liên quan được ban hành trong 10 năm xây dựng NTM như
sau:
- Quyết định số 491/QĐ-TTG ngày 16/4/2009 của Thủ Tướng Chính phủ ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình MTQG;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ Tướng Chính phủ ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ điều
chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-
2020;
- Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 21/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban
hành chương trình công tác năm 2008 của Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020
- Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động
có hiệu quả đến năm 2020;
- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
- Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Ban
hành tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018- 2020;
- Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo
Trung ương các chương trình MTQG.
2.2.2. Từ các tỉnh thành vùng Đông Nam Bộ
Tại Đồng Nai, ngoài việc cụ thể hóa, thực hiện các cơ chế, chính sách của
Trung ương trên địa bàn thì Tỉnh ban hành một số chính sách như: xã hội hóa về giao
thông, điện, nhà văn hóa, chính sách về kiên cố hóa trường học, trạm y tế, dư án
khuyến nông hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ lãi suất vay thương mại đầu tư lưới điện; các
chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm
nông nghiệp, phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn, giảm tổn thất sau thu
hoạch; củng cố và phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; đào tạo nghề cho lao
động nông thôn; cùng các quy định và đề án như về mức ưu đãi và hỗ trợ cho các
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết số 149/2014/NQ-HĐND
ngày 11/12/2014 về mức hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng
235
Nai giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của
UBND tỉnh về việc ban hành quy định về mức hỗ trợ trong việc áp dụng quy trình sản
xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai; Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 về Quy định hỗ trợ, nâng cao
hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Quyết định số
1418/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 555/ QĐ-UBND ngày 29/2/2016
của UBND tỉnh phê duyệt dự án “Khuyến nông hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành
nghề nông nghiệp cho hộ nghèo giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn; Quyết định số
61/2016/ QĐ-UBND ngày 28/10/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định
mức hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020;
Quyết định số 1753/QĐ-UBND ngày 23/5/2018 về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông
thôn mới nâng cao tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020; Hướng dẫn liên sở số
07/HDLS-LĐTBXH-NNPTNT-TC ngày 19/9/2016 của Sở Lao động, Thương binh và
xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính về quản lý và sử dụng kinh phí
thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, ở phía cấp huyện và xã cũng thành lập Tổ chuyển hóa để phụ trách từng khu
vực trên địa bàn nhằm tổ chức tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của
các loại tội phạm. Đồng thời, Tổ cũng hướng dẫn Hội Cựu chiến binh xã lập kế hoạch
xây dựng các khu nhà trọ văn minh, tổ tự quản, tổ dân phòng để ngăn chặn và phòng
chống tội phạm. Thực hiện công tác tuyên truyền vận động người dân vào khu quy
hoạch chợ, kết hợp công an quản lý sinh hoạt các khu chợ tự phát (xem phụ lục 1 và
2).
Tại Bình Phước, để hỗ trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh
nói chung và thực hiện chương trình NTM nói riêng, Tỉnh đã ban hành một số cơ chế,
chính sách đặc thù trong triển khai thực hiện, phổ biến đến các cấp huyện, xã. Quyết
định 1576/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho
đồng bào dân tốc thiểu số giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh; Quyết định 1452/QĐ-
UBND ngày 24/6/2010 đề án quy hoạch cấp điện cho các khu vực dân cư thuộc vùng
sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các Huyện Lộc Ninh, Bù
Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Phước Long theo cơ chế Tây Nguyên. Quyết
định 1507/QD-UBND ngày 30/6/2011 Chính sách miễn tiền sử dụng đất, thuế trước
bạ, lệ phí đối với đát xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc chương trình
134 trên địa bàn Tỉnh; Chính sách hỗ trợ phát triển ngành điều, Chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NDD-
CP ngày 19/12/2013 của Chính PhủTrong sản xuất, Quy hoạch phát triển ngành
nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010-2020; Đề án phát triển kinh tế hợp tác
trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và
PTNT gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh Bình Phước đến 2020
(Quyết định số 2573/QDD-UBND ngày 12/11/2015). Về thu gom, xử lý rác thải, cải
tạo cảnh quan môi trường trên địa bàn thì từ việc thành công của cơ chế đặc thù, (chủ
yếu làm đường bê tông xi măng), tỉnh đã tích hợp quy định về “ thắp sáng làng quê”
thành một chỉ tiêu trong tiêu chí số 4:4.3. Tỷ lệ đường được chiếu sáng. Từ đó các địa
phương đã xã hội hóa 100% nội dung này. Ngoài ra, còn xã hội hóa thu gom rác thải,
trồng hoa “Bê tông hóa đường GTNT là tiền đề cho xây dựng làng quê xanh, sạch,
đẹp” (Xem phụ lục 3).
236
Tại Bình Dương, giai đoạn 2011-2015, Ban chỉ đạo tỉnh đã tham mưu trên 50
văn bản chỉ đạo, điều hành; các sở, ban ngành tham mưu trên 85 văn bản hướng dẫn tổ
chức thực hiện, và các huyện, thị, các xã ban hành gần 300 văn bản chỉ đạo và tổ chức
thực hiện chương trình, và 9 chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp và thực
hiện chương trình NTM (Xem phụ lục 4). Trong giai đoạn 2016-2020, Tỉnh đã ban
hành các cơ chế, văn bản chính sách như tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Toàn
tỉnh chung sức xây dựng NTM: giai đoạn 2016-2020; Phê duyệt đề án ứng phó với hạn
hán, khô hạn; Ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng
nông thôn đô thị- nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn
2016-2020. Quyết định về Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn
2016-2020 và chính sách bảo lưu đối với hộ thoát nghèo; Phê duyệt đề án phát triển
nông nghiệp đô thị phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020. (Xem phụ lục 4)
Tại TP.HCM, sau thời gian thí điểm chương trình NTM (2009), giai đoạn thực
hiện nhân rộng chương trình, tiến sang giai đoạn thực hiện nâng chất chương trình xây
dựng NTM, Tỉnh đã ban hành 26 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và 85 Quyết
định, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành Phố nhằm phát triển nông nghiệp, nông
dân và nông thôn. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp,
khuyến khích chuyển dịch cư cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp đô thị, phát triển
hơp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, tạo động lực khuyến khích nhiều đối tượng (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,
hộ nông dân). Tham gia đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thu hút đầu tư vào nông
nghiệp công nghệ cao, nâng chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời các chương
trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực giá trị kinh tế cao, xây dựng thương hiệu
sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và chính sách hỗ trợ công trình xử lý chất thải
chăn nuôi. Qua đó, TP.HCM đã phê duyệt 5/5 đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí
xây dựng NTM cấp huyện và 56/56 đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng
NTM cấp xã giai đoạn 2016-2020 và đã triển khai thực hiện.
Tỉnh Tây Ninh triển khai một số cơ chế chính sách như Chính sách hỗ trợ xây
dựng cánh đồng lớn (tổng kinh phí hỗ trợ 8.393 triệu đồng), Đề án chăn nuôi bò, heo
(hỗ trợ mua con giống, xử lý chất thải trong chăn nuôi, hỗ trợ gieo tinh nhân tạo cho
gia súc). Chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn; Chính sách hỗ trợ lãi vay thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn; Chính sách hỗ trợ
đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn; Chính sách hỗ trợ đầu tư hệ thống xử lý
nước hộ nông thôn trên địa bàn tỉnh (Xem phụ lục 5).
Ngoài ra, về căn bản, các chính sách ở tỉnh BRVT cũng tương tự như các tỉnh
thành trên. Như vậy, trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia, tất cả các tỉnh, thành
phố đã nhanh chóng triển khai thực hiện, cụ thể hóa bằng các chương trình hành động
và kế hoạch cụ thể. Chủ trương, chính sách của các địa phương trong xây dựng NTM
hướng đến mục tiêu đảm bảo cho nông thôn phát triển có quy hoạch và kế hoạch, tránh việc
tự phát, trùng chéo của nhiều chương trình dự án gây lãng phí nguồn lực và khó cho việc tiếp
cận; quản lý của đội ngũ cán bộ thực hiện, nhất là bộ máy cán bộ cấp xã. Đồng thời, phát
triển hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; chuyển dịch cơ c