Mở đầu: Bệnh hemophilia A là một bệnh di truyền do thiếu hụt hay bất thường chức năng của yếu tố đông
máu VIII. Đây là bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X nên bệnh gặp chủ yếu ở nam giới và nữ
giới là người mang gen bệnh. Biểu hiện bệnh trên lâm sàng chủ yếu là chảy máu, mức độ chảy máu có thể là nhẹ,
trung bình hoặc nặng tùy thuộc vào nồng độ của yếu tố VIII trong huyết tương. Chẩn đoán chính xác và điều trị
sớm căn bệnh này có một ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cũng như giảm thiểu khả
năng bệnh nhân trở thành tàn tật. Tiến bộ của kỹ thuật sinh học phân tử ngày nay cho phép phân tích DNA để
phát hiện những tổn thương gen gây ra bệnh hemophilia A, phát hiện người lành mang gen bệnh và ứng dụng
trong chẩn đoán trước sinh cũng như tư vấn di truyền.
Mục tiêu: Xây dựng và chẩn hóa quy trình xét nghiệm xác định đột biến gen F8 gây bệnh Hemophila A
bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự gen.
Đối tượng và phương pháp: Phân tích đột biến gen F8 ở hai bệnh nhân nam mắc bệnh Hemophilia A ở thể
nặng đã được chẩn đoán trên lâm sàng. DNA từ máu ngoại vi của bệnh nhân sau khi tách chiết được dùng làm
khuôn cho phản ứng PCR với 33 cặp mồi nhằm khuếch đại toàn bộ 26 exon và vùng nối intron – exon của gen
F8. Sản phẩm PCR sau đó được giải trình tự và phân tích kết quả bằng phần mềm chuyên dụng nhằm xác định
các đột biến gây bệnh.
Kết quả: Trong hai bệnh nhân nam tham gia vào nghiên cứu, một bệnh nhân được xác định mang đột biến
dịch khung do mất 4 nucleotid ở exon 14. Bệnh nhân còn lại mang đột biến thay thế nucleotide T bằng A cũng
trên exon 14, đột biến này tạo ra một stop codon làm ngừng quá trình phiên mã ngay tại vị trí đột biến.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết kế 33 cặp mồi và chẩn hóa thành công quy trình phản
ứng PCR và giải trình tự các vùng mã hóa của gen F8. Với quy trình này, chúng tôi cũng xác định được đột
biến gen F8 gây bệnh Hemophilia A trên hai bệnh nhân nam. Trong hai đột biến được xác định, một đột biến vô
nghĩa chưa từng được công bố trên các cơ sở dữ liệu về Hemophilia A.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng quy trình chẩn đoán đột biến gen yếu tố VIII gây bệnh Hemophilia A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 19
XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN ĐỘT BIẾN GEN YẾU TỐ VIII
GÂY BỆNH HEMOPHILIA A
Nguyễn Ngọc Minh*, Đỗ Thị Thanh Thủy*, Nguyễn Thị Băng Sương*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh hemophilia A là một bệnh di truyền do thiếu hụt hay bất thường chức năng của yếu tố đông
máu VIII. Đây là bệnh di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X nên bệnh gặp chủ yếu ở nam giới và nữ
giới là người mang gen bệnh. Biểu hiện bệnh trên lâm sàng chủ yếu là chảy máu, mức độ chảy máu có thể là nhẹ,
trung bình hoặc nặng tùy thuộc vào nồng độ của yếu tố VIII trong huyết tương. Chẩn đoán chính xác và điều trị
sớm căn bệnh này có một ý nghĩa quan trọng nhằm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cũng như giảm thiểu khả
năng bệnh nhân trở thành tàn tật. Tiến bộ của kỹ thuật sinh học phân tử ngày nay cho phép phân tích DNA để
phát hiện những tổn thương gen gây ra bệnh hemophilia A, phát hiện người lành mang gen bệnh và ứng dụng
trong chẩn đoán trước sinh cũng như tư vấn di truyền.
Mục tiêu: Xây dựng và chẩn hóa quy trình xét nghiệm xác định đột biến gen F8 gây bệnh Hemophila A
bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự gen.
Đối tượng và phương pháp: Phân tích đột biến gen F8 ở hai bệnh nhân nam mắc bệnh Hemophilia A ở thể
nặng đã được chẩn đoán trên lâm sàng. DNA từ máu ngoại vi của bệnh nhân sau khi tách chiết được dùng làm
khuôn cho phản ứng PCR với 33 cặp mồi nhằm khuếch đại toàn bộ 26 exon và vùng nối intron – exon của gen
F8. Sản phẩm PCR sau đó được giải trình tự và phân tích kết quả bằng phần mềm chuyên dụng nhằm xác định
các đột biến gây bệnh.
Kết quả: Trong hai bệnh nhân nam tham gia vào nghiên cứu, một bệnh nhân được xác định mang đột biến
dịch khung do mất 4 nucleotid ở exon 14. Bệnh nhân còn lại mang đột biến thay thế nucleotide T bằng A cũng
trên exon 14, đột biến này tạo ra một stop codon làm ngừng quá trình phiên mã ngay tại vị trí đột biến.
Kết luận: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết kế 33 cặp mồi và chẩn hóa thành công quy trình phản
ứng PCR và giải trình tự các vùng mã hóa của gen F8. Với quy trình này, chúng tôi cũng xác định được đột
biến gen F8 gây bệnh Hemophilia A trên hai bệnh nhân nam. Trong hai đột biến được xác định, một đột biến vô
nghĩa chưa từng được công bố trên các cơ sở dữ liệu về Hemophilia A.
Từ khoá: Hemophilia A, gen yếu tố 8, đột biến.
ABSTRACT
ESTABLISH PROTOCOL FOR DIAGNOSIS OF MUTATION IN FACTOR VIII ENCODING GENE
CAUSING HEMOPHILIA A
Nguyen Ngoc Minh, Do Thi Thanh Thuy, Nguyen Thi Bang Suong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 18‐ 23
Introduction: Hemophilia A is an X‐linked congenital bleeding disorder caused by Factor VIII deficiency.
Different mutations including point mutations, deletions, insertions and inversions have been reported in the
FVIII gene, which cause hemophilia A.
Objectives: Establish a standard protocol to diagnose and identify genetic mutations that cause Hemophilia
A disorder by PCR and Sequencing methods.
* Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Thị Băng Sương, ĐT: 0914007038, Email: suongnguyenmd@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 20
Methods: Two male patients’ peripheral blood samples were collected to conduct the research. These patients
have severe Hemophilia A symptoms. DNA from blood samples were extracted using Quiagen Kit and performed
PCR with 33 pair of primers in order to amplify 26 exons with exon‐intron boundaries regions. The PCR‐
amplified fragments were then subjected to Sequencing analysis.
Results: In the current study, with the use of PCR and sequencing analysis, we identified a 4‐nt deletion
mutant occurring in exon 14 of the FVIII gene and a nonsense mutant caused by a substitution of A for T in exon
14. This mutation that cause a premature stop‐codon at 732 has not previously been reported in the F8
Hemophilia A Mutation, Structure, Test and Resource Site (HAMSTeRS) database.
Conclusion: We have successfully designed the primer set for amplification the whole functional FVIII gene
and standardized the diagnostic protocol for FVIII gene mutant. In addition, we detected a nonsense mutant that
has not been report before on the HAMSTeRS database.
Keywords: Factor VIII, Hemophilia A, deletion, frame shift, nonsense mutants.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ưa chảy máu Hemophilia A là bệnh di
truyền lặn liên kết NST X gây ra do đột biến gen
yếu tố VIII (F8) ‐ gen chịu trách nhiệm tổng hợp
protein FVIII tham gia vào con đường đông máu
nội sinh(4). Do không có cặp gen tương đồng trên
NST Y nên người nam dễ mắc bệnh hơn người
nữ do chỉ cần mang một gen đột biến là biểu
hiện bệnh. Người nữ dị hợp sẽ không có biểu
hiện bệnh nhưng khả năng di truyền gen bệnh
cho thế hệ sau, đặc biệt là cho con trai, rất cao.
Trong các bệnh rối loạn đông máu, Hemophilia
A là bệnh phổ biến nhất với tỷ lệ ước tính
khoảng 1/5000 tới 1/10000 nam giới(8).
Thể bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số
lượng các yếu tố đông máu trong máu. Nồng độ
yếu tố VIII ở người bình thường là 200 ng/ml.
80% bệnh nhân Hemophilia A mắc bệnh ở thể
nặng (< 1% yếu tố đông máu), bệnh được phát
hiện trong hai năm đầu của trẻ; 10% bệnh nhân
ở thể bệnh trung bình (1‐5% yếu tố đông máu),
bệnh được phát hiện khi trẻ từ 5 tới 6 tuổi; và
10% bệnh nhân ở thể bệnh nhẹ (>5% yếu tố đông
máu), bệnh nhân thường không được phát hiện
bệnh sớm. Triệu chứng lâm sàng của bệnh khác
nhau ở các bệnh nhân với thể bệnh khác nhau.
Thể bệnh càng nặng thì triệu chứng xuất huyết
xảy ra càng sớm. Triệu chứng lâm sàng thông
thường là hiện tượng chảy máu kéo dài hay gặp
nhất ở các khớp cổ tay, cổ chân, chảy máu dưới
da, chảy máu cơ, chảy máu nội tạng, chảy máu
do chấn thương dù rất nhẹ và khó cầm máu.
Hiện tượng chảy máu khớp kéo dài và tái phát
nhiều lần có thể dẫn tới biến chứng teo khớp, teo
cơ, lâu dần làm mất chức năng vận động. Bệnh
nhân cần được chẩn đoán bệnh càng sớm càng
tốt và được điều trị bằng cách truyền chế phẩm
máu.
Bản đồ của gen F8 được công bố vào năm
1984, gen nằm trên cánh dài của NST X (Xq28).
Gen F8 gồm 26 exons có chiều dài 186 kb, mã
hóa cho protein FVIII gồm 2332 acid amin(5). Có
rất nhiều đột biến gen F8 đã được xác định, phổ
biến là đột biến đảo đoạn intron 22 gây ra 40‐
50% ca bệnh Hemophilia A thể nặng và đột biến
đảo đoạn intron 1 gây ra 5‐7% ca bệnh thể
nặng(11). Những trường hợp còn lại mắc bệnh do
nhiều đột biến điểm và đột biến tái sắp xếp gen
nhỏ khác nhau rải rác trên khắp hệ gen(14). Theo
các nghiên cứu, 90‐95% các bệnh nhân
hemophilia A thể vừa và nhẹ mang đột biến
điểm và dạng đột biến này xuất hiện ở 50‐55%
các bệnh nhân thể nặng(2). Cho tới nay, có hơn
2100 đột biến trong vùng mã hoá của gen F8 đã
được công bố(9).
Nguy cơ trẻ mắc bệnh Hemophilia A bẩm
sinh phụ thuộc vào tình trạng của mẹ. Nếu mẹ
là người lành mang gen bệnh, 50% con trai sẽ có
nguy cơ mang gen F8 đột biến của mẹ và biểu
hiện bệnh. 50% con gái thừa hưởng gen đột biến
của mẹ trở thành người lành mang bệnh. Bệnh
nhân nam di truyền gen bệnh cho toàn bộ con
gái của mình. Khoảng 1/3 các trường hợp là do
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 21
đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao
tử ở bố hoặc mẹ. Chẩn đoán chính xác và điều
trị sớm căn bệnh này có ý nghĩa quan trọng
nhằm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cũng
như giảm thiểu nguy cơ tàn tật cho bệnh nhân.
Tiến bộ của các kỹ thuật sinh học phân tử ngày
nay cho phép phân tích DNA để phát hiện đột
biến gen gây bệnh, phát hiện người lành mang
bệnh và ứng dụng trong chẩn đoán trước sinh
và tư vấn di truyền.
Ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu về bệnh Hemophilia A, chủ
yếu là các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng, đánh giá tỷ lệ mắc bệnh hay các
nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị bệnh bằng
các chế phẩm thay thế Gần đây, một số tác giả
đã định hướng phân tích gen FVIII nhưng các
nghiên cứu mới chỉ là bước đầu. Tại Thành phố
Hồ Chí Minh, các bệnh viện có chuyên khoa
Huyết học chưa chẩn đoán được đột biến gen
FVIII cũng như tiến hành chẩn đoán trước sinh
bệnh hemophilia A, gây hạn chế trong điều trị
và tư vấn di truyền cho bệnh nhân và gia đình
và không kiểm soát được sự lan truyền gen bệnh
trong cộng đồng. Xuất phát từ thực tiễn đó,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng quy trình
giải trình tự chẩn đoán đột biến điểm của gen
yếu tố VIII gây bệnh hemophilia A”.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hai mẫu máu ngoại vi của hai bệnh nhân
nam đã được chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh
Hemophilia A.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phần mềm chuyên dụng thiết kế 33
cặp mồi đặc hiệu để khuếch đại toàn bộ 26 exon,
các vùng lân cận vị trí nối intron của gen yếu tố
8. Các cặp mồi được thiết kế không có hiện
tượng SNP (single nucleotide polymorphism) và
có nhiệt độ gắn mồi xấp xỉ nhau.
Kỹ thuật tách chiết DNA từ máu ngoại vi
Tiến hành lấy 2 ml máu tĩnh mạch của bệnh
nhân. Máu tươi được chống đông bằng EDTA,
được tách chiết DNA trong vòng 24 giờ. Quy
trình tách chiết DNA từ 200μl máu ngoại vi
được tiến hành theo QiAgen Kit. Đo nồng độ và
độ tinh sạch của DNA, những mẫu có giá trị tỷ
lệ về mật độ quang đo ở bước sóng 260/280 đạt ≥
1,8 mới được sử dụng làm khuôn để tiến hành
phản ứng PCR và giải trình tự gen.
Kỹ thuật giải trình tự gen
Tiến hành các phản ứng PCR khuếch đại
toàn bộ 26 exon và các vị trí nối intron‐ exon của
gen F8. Thành phần của phản ứng PCR gồm
50μl chứa các thành phần: 200‐300 ng khuôn
mẫu DNA’ 0.2 mmol.l dNTP; 20 mmol/l Tris‐
HCl (pH 8.4); 125 ng mỗi mồi và 2 đơn vị Taq
polymerase.
Tinh sạch sản phẩm PCR và giải trình tự
từng đoạn gen được khuếch đại bằng cả mồi
xuôi và mồi ngược.
Phân tích kết quả giải trình tự
Xác định đột biến, kiểm tra khả năng gây
bệnh của các đột biến bằng những phần mềm
chuyên dụng.
Hình 1 là kết quả giải trình tự exon 14 bằng
mồi xuôi của bệnh nhân 01 cho thấy gen F8 của
bệnh nhân này bị đột biến mất 4 nucleotid
TAGA, tại vị trí c.4121‐4124del, đột biến gây lệch
khung dịch mã (frameshift) và làm thay đổi cấu
trúc protein F8: pIle1374thrfs*49. Kết quả giải
trình tự exon 14 bằng mồi ngược khẳng định lại
đột biến này. Đột biến này đã được Lin công bố
lần đầu tiên vào năm 1993 trên tạp chí
Genomics(10).
Kết quả giải trình tự gen F8 của bệnh nhân
02 cho thấy bệnh nhân mang đột biến thay thế T
bằng A tại codon 732 trên exon 14 (Hình 2).
Codon bình thường trên Genbank là TAT mã
hóa cho acid amin Tyrosine bị đột biến thành
trình tự TAA, đột biến thay nucleotit này đã tạo
thành stop codon, làm kết thúc quá trình phiên
mã ngay tại vị trí đột biến.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 22
KẾT QUẢ
Bệnh nhân 01
Hình 1: Kết quả giải trình tự exon 14 của bệnh nhân 01.
Bệnh nhân 02
Hình 2: Kết quả giải trình tự gen F8 của bệnh nhân HA 02.
BÀN LUẬN
Hemophilia A là bệnh chảy máu do thiếu
yếu tố đông máu VIII. Bệnh có tính chất di
truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X.
Gen quy định tổng hợp yếu tố VIII (FVIII) là một
trong những gen lớn với 26 exon trong đó 2
exon lớn nhất là exon 14 (3106 bp) và exon 26
(1958 bp). Trong một nghiên cứu thống kê dữ
liệu đột biến 845 gia đình có người nhà là bệnh
nhân hemophilia A, Oldenburg và cộng sự đã
chỉ ra rằng các dạng đột biến điểm (thay thế
nucleotid gây đột biến sai nghĩa hoặc vô nghĩa)
chiếm tỉ lệ cao nhất (47,5%) tiếp đến là dạng đột
biến đảo đoạn bao gồm đảo đoạn intron 1và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 23
intron 22 (36,7%), còn lại là đột biến xóa đoạn
gen chiếm khoảng 10‐15%(12). Tùy thuộc vào kiểu
và vị trí đột biến trên gen F8 mà gây ra các thể
bệnh nặng nhẹ khác nhau. Việc xác định các đột
biến gây bệnh Hemophilia không dễ dàng vì các
đột biến phần lớn là đột biến điểm nằm rải rác
trên suốt chiều dài của gen F8. Do đó, trong các
kỹ thuật xác định đột biến gen F8, phương pháp
giải trình tự gen thường được sử dụng hơn cả.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng
phương pháp giải trình tự trực tiếp sản phẩm
PCR 26 exon của gen F8 trên hai bệnh nhân mắc
bệnh Hemophilia A.
Ở bệnh nhân thứ nhất, chúng tôi xác định
được đột biến mất 4 nucleotid tại codon 1355
trên exon 14 của bệnh nhân này. Mất nucleotide
hay mất đoạn trên vùng mã hóa của gen thường
gây đột biến dịch khung và một nửa các đột biến
này thường xảy ra trên exon lớn là exon 14. Hầu
hết các đột biến mất nucleotid trên gen F8
thường làm giảm nồng độ và hoạt tính của
protein FVIII và do đó, gây ra bệnh Hemophilia
A(6). Bệnh nhân 01 mang đột biến này có biểu
hiện bệnh thể nặng trên lâm sàng với nồng độ
protein FVIII dưới 1%. Trong 5 trường hợp
mang đột biến này đã được công bố trên cơ sở
dữ liệu quốc tế, 4 trường hợp đều biểu hiện
bệnh ở thể nặng, chỉ có 1 trường hợp biểu hiện ở
thể trung bình với nồng độ protein FVIII là 2%
công bố vào năm 2010 bởi Abdul‐Ghafar và
cộng sự(1).
Kết quả giải trình tự gen FVIII của bệnh
nhân 02 cho thấy có xuất hiện đột biến thay thế
nucleotide T bằng A tại vị trí codon 732 trên
exon 14. Đột biến này làm thay đổi trình tự
codon TAT mã hóa cho acid amin Tyrosine
thành TAA, tạo ra stop codon ngay tại vị trí này.
Sự thay đổi này làm cho protein FVIII không
được tổng hợp hoàn chỉnh mà chỉ tổng hợp
được 732 acid amin.
Protein yếu tố VIII chứa 2332 acid amin
sắp xếp thành 6 vùng là A1‐A2‐B‐A3‐C1‐C2(7)
(Hình 3).
Hình 3: Trình tự mã hóa các vùng của protein FVIII
trên gen.
Protein yếu tố VIII lưu thông trong máu
gồm hai chuỗi polypeptide: một chuỗi nhẹ với
trọng lượng phân tử 80.000 Da và một chuỗi
nặng có trọng lượng phân tử là 200.000 Da.
Chuỗi nặng bao gồm tiểu phần A1 (từ codon 1‐
336), vùng mang tính acid a1 (từ codon 337‐372),
vùng A2 (từ codon 373‐710) và vùng mang tính
acid a2 (từ codon 711‐740). Vùng A3 (từ codon
1690‐2019), vùng C1 (codon 2020‐2172) và vùng
C2 (codon 2173‐2332) tạo nên chuỗi nhẹ. Vùng
C2 là vị trí liên kết màng tế bào của protein yếu
tố FVIII và cũng là vị trí tương tác với yếu tố von
Willebrand(13).
Ở bệnh nhân 02, codon đột biến 732 thuộc
vùng a2 cấu thành nên chuỗi nặng. Đột biến này
làm cho quá trình tổng hợp protein yếu tố VIII
dừng ngay tại codon 732, do đó, protein yếu tố
VIII của bệnh nhân 02 hoàn toàn không có
những vùng còn lại. Đột biến này khiến cho
protein không hoàn chỉnh và không thể thực
hiện chức năng trong quá trình đông máu. Điều
này khiến cho bệnh nhân biểu hiện bệnh
Hemophilia A ở thể nặng.
Hiện nay, trên cơ sở dữ liệu thế giới về
Hemophilia A và các đột biến trên gen FVIII
(F8 Hemophilia A Mutation, Structure, Test
and Resource Site – HAMSTeRS ‐ database),
chưa có công bố nào về đột biến vô nghĩa tại
codon 732. Bằng phương pháp giải trình tự
trực tiếp gen F8, chúng tôi đã ghi nhận được
đột biến này lần đầu tiên.
Trong những nghiên cứu tiếp theo, chúng
tôi sẽ tiếp tục phân tích gen F8 cho mẹ, chị em
gái của bệnh nhân 01 và 02, đặc biệt tại các vị trí
phát hiện đột biến trên exon 14 nhằm phân tích
di truyền cho gia đình có gen bệnh và đưa ra các
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 24
tư vấn di truyền thích hợp, nếu người nhà của
gia đình có kế hoạch sinh con. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng sẽ xây dựng và chẩn hóa quy
trình chẩn đoán truớc sinh các đột biến gen F8
gây bệnh Hemophilia A từ dịch ối thai nhi.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu này đã xây dựng thành công
quy trình chẩn đoán đột biến gen yếu tố FVIII
gây bệnh Hemophilia A và phát hiện được hai
đột biến gen F8 gây bệnh Hemophilia A trên hai
bệnh nhân nam, bao gồm một đột biến dịch
khung do mất 4 nucleotid và một đột biến vô
nghĩa do tạo thành stop codon. Trong đó, đột
biến vô nghĩa chưa từng được công bố trên các
cơ sở dữ liệu về Hemophilia A.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdul‐Ghafar A, Bogdanova N, Lim LC, Zhao Y, Markoff
A, Tien SL (2010). Ten novel factor VIII (F8C) mutations in
eighteen haemophilia A families detected in Singapore,
Haemophilia, 16(3):551‐3.
2. Anne Goodeve. Moleculer Genetic testing of Hemophilia A
(2008). Seminar in thrombosis an Hemostasis; 34 (6): 491‐501.
3. Antonarakis SE, Kazazian HH and Tuddenham EGD (1995).
Molecular ethiology of factor VIII deficiency in hemophilia A.
Hum. Mutat., 5:1–22.
4. Azza AGTantawy (2010). Molecular genetics of hemophilia
A: Clinical perspectives. The Egyptian Journal of Medical
Human Genetics 11: 105–114.
5. Brower C, Thompson AR (2000). Hemophilia A. In: Pagon
RA, Bird TC, Dolan CR, Stephens K, editors. GeneReviews.
Seattle (WA): University of Washington, Seattle.
6. Geoffrey KC, Edward GD, Adam IW (1998). The factor VIII
structure and mutation resource site: HAMSTeRS Version
4. Nucleic Acids Res, 26:216–9.
7. Gitschier J, Wood WI, Goralka TM, Wion KL, Chen EY, Eaton
DH, Vehar GA, Capon DJ, Lawn RM (1984). Characterization
of the human factor VIII gene. Nature, 312: 326–330.
8. Hedner, Ulla, Ginsburg, David, Lusher, Jeanne M., High,
Katherine A (2000). Congenital Hemorrhagic Disorders: new
insights into the pathophysiology and treatment of
hemophilia. Hematology 2000: 241–65.
9.
10. Lin SW, Lin SR and Shen MC (1993). Characterization of
genetic defects of hemophilia A in patients of Chinese origin.
Genomics 18: 496‐504.
11. Margaglione M, Castaman G, Morfini M, Rocino A,
Santagostino E, Tagariello G, et al. Mannucci PM; AICE‐
Genetics Study Group (2008). The Italian AICE‐Genetics
hemophilia A database: results and correlation with clinical
phenotype. Haematologica, 93(5):722–8.
12. Oldenburg J, El‐Maarri O (2006). New insight into the
molecular basis of hemophilia A. Int J Hematol., 83(2):96‐102.
13. Pratt KP, Shen BW, Takeshima K, Davie EW, Fujikawa K,
Stoddard BL. (1999). Structure of the C2 domain of human
factor VIII at 1.5 Å resolution. Nature, 402: 439–442.
14. Xue F, Zhang L, Sui T, Ge J, Gu D, Du W, et al (2010). Factor
VIII gene mutations profile in 148 Chinese hemophilia A
subjects. Eur J Haematol., 85(3):264–72.
Ngày nhận bài 29/8/2013.
Ngày phản biện nhận xét bài báo 04/9/2013.
Ngày bài báo được đăng: 18/10/2013