Chính sách miễn giảm học phí với mục tiêu là nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, Nhà nước đặt ra để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Tuy nhiên, thực tế chính sách này được triển khai có hiệu quả hay không thì cần phải có một cơ quan thực hiện kiểm tra giám sát. Kiểm toán
nhà nước trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các trường Đại học công lập luôn chú trọng nội dung
đánh giá này, tuy nhiên khó khăn đặt ra đó là chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu
quả. Bằng các phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn, phân tích số liệu, tác giả muốn nghiên cứu thực
trạng và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán chính sách miễn giảm học
phí, từ đó làm cơ sở thống nhất chung trong hoạt động kiểm toán chính sách này.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động chính sách miễn, giảm học phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 114 - tháng 4/2017
*Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III
XAÂY DÖÏNG TIEÂU CHí KIEÅM TOAÙN HOAÏT ñOÄNG
CHíNH sAÙCH MIEÃN, GIAûM HOÏC pHí
ThS. PHẠM THị áNH NGọC*
Chính sách miễn giảm học phí với mục tiêu là nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng đặc biệt, có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập, Nhà nước đặt ra để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Tuy nhiên, thực tế chính sách này được triển khai có hiệu quả hay không thì cần phải có một cơ quan thực hiện kiểm tra giám sát. Kiểm toán
nhà nước trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các trường Đại học công lập luôn chú trọng nội dung
đánh giá này, tuy nhiên khó khăn đặt ra đó là chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu
quả. Bằng các phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn, phân tích số liệu, tác giả muốn nghiên cứu thực
trạng và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán chính sách miễn giảm học
phí, từ đó làm cơ sở thống nhất chung trong hoạt động kiểm toán chính sách này.
Từ khoá: Miễn - giảm học phí, tiêu chí kiểm toán, kiểm toán hoạt động
Developing performance audit criteria for tuition exemption policy
The policy of tuition deduction with the objective is to create conditions for special and disadvantaged
people to exercise their rights and obligations to study. The State set out to realize social justice in education.
However, whether this policy is implemented effectively requires an agency to conduct monitoring and
supervision. When conduct audit in the public universities, SAV always focus on this assessment. However,
the difficulty is that the criteria for assessing effectiveness and effectiveness have not yet been established. By
using survey methods, interviews, data analysis, the author wants to study the situation and develop a set of
criteria to evaluate the effectiveness of the tuition exemption policy in order to have a common basis for the
audit of this policy.
Key words: tuition deduction exemption, audit criteria, performance audit
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 114 - tháng 4/2017
1. Giới thiệu
Chủ đề nghiên cứu của bài báo là tiêu chí đánh
giá tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán chính
sách miễn giảm học phí tại các trường đại học công
lập. Trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy nguồn
lực con người có ý nghĩa quyết định sự thành công
trong công cuộc phát triển đất nước, và giáo dục
và đào tạo có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong
việc phát triển nguồn nhân lực đó. Nhà nước đã đề
ra trong Luật giáo dục về chính sách miễn giảm học
phí, nhằm thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo
điều kiện để cho những đối tượng khó khăn được
học hành. Tuy nhiên, hiệu quả mà chính sách này
đem lại cần được cơ quan nhà nước kiểm tra, giám
sát. Tuy nhiên, qua thực tiễn kiểm toán có thể thấy
nội dung kiểm toán hoạt động về chính sách này
còn chưa được chú trọng, những nhận xét đánh giá
chưa thật sâu, nguyên nhân do chưa xây dựng được
bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả. Do đó,
tác giả muốn đi sâu nghiên cứu đánh giá thực trạng
kiểm toán để xây dựng bộ tiêu chí. Cái mới của
nghiên cứu chính là đề ra được bộ tiêu chí đánh giá
tính hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán chính sách
miễn, giảm học phí. Nội dung chính là nghiên cứu
về tiêu chí kiểm toán hoạt động, nguyên tắc, định
hướng trong việc xây dựng tiêu chí, sau đó đánh
giá thực trạng trong công tác kiểm toán chính sách
miễn giảm học phí và đề ra bộ tiêu chí.
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý thuyết và khung phân tích: Nghiên
cứu này dựa trên những lý thuyết về kiểm toán hoạt
động, tổng quan nội dung về chính sách miễn giảm
học phí, từ đó nghiên cứu đánh giá và xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này
sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng. Phương
pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu thông qua
nghiên cứu các báo cáo kiểm toán những năm
trước tại các Trường đại học công lập do Kiểm toán
nhà nước chuyên ngành III thực hiện. Cách thức
thu thập số liệu là sưu tầm các báo cáo kiểm toán
có liên quan, làm cơ sở để thu thập số liệu
3. Nội dung
3.1. Tổng quan về chính sách miễn, giảm
học phí
Chính sách giáo dục và đào tạo là một trong
những chính sách xã hội cơ bản trong hệ thống các
chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước, là công
cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 114 - tháng 4/2017
động giáo dục và đào tạo. Một trong những chính
sách giáo dục đào tạo quan trọng mà Nhà nước đề
ra đó là chính sách miễn, giảm học phí. Mục tiêu
của chính sách này là nhằm tạo điều kiện cho con
em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối
tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật,
khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã
hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của
mình. Mục tiêu do Nhà nước đặt ra là thực hiện
công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai
cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp
đỡ để người nghèo được học tập. Chính sách này
có một ý nghĩa to lớn trong hoạt động của ngành
giáo dục, tuy nhiên trong thực tế, chính sách này
được triển khai áp dụng như thế nào, kết quả đạt
được cũng như những khó khăn vướng mắc trong
quá trình triển khai cần phải được cơ quan nhà
nước kiểm tra, đánh giá, nhằm đề ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn việc thực hiện chính
sách trong tương lai.
3.2. Giới thiệu về Kiểm toán nhà nước
Trong những năm qua, việc quản lý tiền, tài sản
ngân sách Nhà nước đã được quan tâm đáng kể, tuy
nhiên với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
gắn liền với nền kinh tế thị trường, một số vấn đề
đã bộc lộ rõ mặt trái như là nạn tham nhũng, lãng
phí tài sản quốc gia có xu hướng gia tăng; tình trạng
trốn, lậu thuế, nợ đọng và chiếm dụng thuế còn
phổ biến; nhiều hoạt động của doanh nghiệp còn
nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước; việc quản
lý và sử dụng tiền, tài sản ngân sách nhà nước còn
diễn ra tình trạng chi sai mục đích, chi sai chế độ,
lãng phí... Để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn
nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước trong
việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản quốc gia,
ngày 11/7/1994, Kiểm toán nhà nước được thành
lập trên cơ sở Nghị định số 70/CP của Chính phủ
và Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/2995 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức
và hoạt động của Kiểm toán nhà nước. Là một cơ
quan không có tổ chức tiền thân, chưa có tiền lệ
trong cơ cấu tổ chức nhà nước ở Việt Nam, thời
gian hoạt động chưa dài nhưng Kiểm toán nhà
nước đã khẳng định vai trò, vị trí trong hệ thống
các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính của Nhà
nước; khẳng định sự phù hợp trong tiến trình cải
cách hành chính ở nước ta và hội nhập kinh tế
quốc tế. Trong hoạt động kiểm toán hiện nay, loại
hình kiểm toán hoạt động đang trở thành một loại
hình quan trọng, đang dần được áp dụng rộng rãi
trong hoạt động kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán
hoạt động là nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả,
hiệu lực khi thực hiện chính sách và có kiến nghị
để quản lý các nguồn lực có hiệu quả và thực hiện
đạt mục tiêu của chính sách.
3.3. Kiểm toán hoạt động
Trong hoạt động kiểm toán hiện nay, loại hình
kiểm toán hoạt động đang trở thành một loại hình
quan trọng, đang dần được áp dụng rộng rãi trong
hoạt động kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán hoạt
động là nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu
lực khi thực hiện chính sách và có kiến nghị để
quản lý các nguồn lực có hiệu quả và thực hiện đạt
mục tiêu của chính sách.
Trong những năm gần đây, mặc dù kiểm toán
hoạt động đã được Kiểm toán nhà nước đưa vào
triển khai thực hiện, kết hợp cùng các loại hình
kiểm toán khác trong hoạt động kiểm toán, tuy
nhiên do tính chất mới mẻ và phức tạp, kết quả
của loại hình kiểm toán này vẫn chưa đạt được
mục tiêu đề ra. Các cuộc kiểm toán hiện nay vẫn
chủ yếu tập trung nhiều vào kiểm toán báo cáo tài
chính và kiểm toán tuân thủ, chưa thực hiện độc
lập các cuộc kiểm toán hoạt động. Một số nội dung
kiểm toán hoạt động chỉ được lồng ghép trong kế
hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán báo cáo tài
chính (ví dụ như đánh giá tính hiệu quả, kinh tế
của việc quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí), vì
vậy kết quả của các nội dung này chưa thật sâu, còn
đánh giá chung chung, chưa đúng với bản chất của
kiểm toán hoạt động. Các cuộc kiểm toán chưa chú
trọng đến mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả
trong công tác quản lý và sử dụng tài chính công,
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 114 - tháng 4/2017
tài sản công. Một trong những khó khăn chủ yếu
gây ra hạn chế của kiểm toán hoạt động là thiếu
các tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu
quả được xây dựng có cơ sở khoa học và gắn với
thực tiễn.
3.4. Tiêu chí kiểm toán hoạt động
Tiêu chí kiểm toán hoạt động là những tiêu
chuẩn hiệu quả hợp lý có thể đạt được mà theo đó
người ta có thể đánh giá tính tiết kiệm, hiệu quả và
hiệu lực của các hoạt động. Chúng phản ánh một
mô hình mang tính quy chuẩn (tức là lý tưởng) đối
với đối tượng, vấn đề cần xem xét. Khi đối chiếu
các tiêu chí với hiện trạng thực tế, sẽ tạo ra các
phát hiện kiểm toán. Nếu tiêu chí kiểm toán không
được thiết lập, KTV sẽ không có cơ sở để so sánh
với thực tế của hoạt động được kiểm toán nhằm
đưa ra các phát hiện, đánh giá và kiến nghị kiểm
toán, nghĩa là không có kết quả của cuộc kiểm toán
hoạt động. Yêu cầu của tiêu chí kiểm toán hoạt
động cần có các tính chất như: đáng tin cậy, khách
quan, hữu ích, dễ hiểu, so sánh, đầy đủ, đạt được và
đo lường được, cụ thể, phù hợp, chấp nhận được,
tương thích. Việc thiết lập tiêu chí kiểm toán có
thể dựa trên nhiều nguồn khác nhau. Nhìn chung,
các nguồn thông tin KTV thường dựa vào để thiết
lập tiêu chí kiểm toán hoạt động thường bao gồm:
Các tài liệu kế hoạch, báo cáo tài chính, báo cáo chi
tiêu, các tài liệu ngân sách, báo cáo hoạt động của
khách thể được kiểm toán; các tiêu chí đã được sử
dụng và công bố bởi các tổ chức kiểm toán hoặc
các tổ chức nghề nghiệp khác; các tiêu chuẩn thiết
lập bởi các tổ chức quốc tế; các
quy định pháp luật liên quan;
các chính sách, tài liệu hướng
dẫn liên quan; các tiêu chuẩn
hoạt động do các nhà quản lý
của khách thể kiểm toán xây
dựng; các cách thức quản lý
tốt điển hình của các chương
trình, dự án, tổ chức có tính
chất tương tự; tham vấn ý kiến
chuyên giaĐể các tiêu chí
kiểm toán được xác lập một
cách khách quan KTV phải hiểu biết cơ bản về lĩnh
vực sẽ được kiểm toán và nắm được những quy
định luật pháp và các văn bản liên quan khác cũng
như những khảo sát và kiểm toán gần đây về lĩnh
vực đó; nắm được những lý do hình thành và cơ sở
pháp lý cho chương trình nhà nước hoặc hoạt động
cần được kiểm toán cũng như những mục tiêu mà
Quốc hội hoặc Chính phủ đề ra; hiểu được cơ bản
những kỳ vọng của các nhóm lợi ích quan trọng và
có kiến thức cơ sở về chủ đề quan tâm và hiểu biết
thực tiễn, có kinh nghiệm trong các chương trình
nhà nước hoặc hoạt động có liên quan hoặc hoạt
động tương tự
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành III trong
quá trình kiểm toán ngân sách Bộ ngành, cụ thể là
kiểm toán tại các trường Đại học công lập luôn đặc
biệt lưu tâm đối với nội dung kiểm toán về chính
sách miễn, giảm học phí. Thông qua đó có thể đánh
giá được tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách này.
Như vậy có thể thấy rõ được sự cần thiết phải xây
dựng được bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu
quả trong kiểm toán chính sách miễn giảm học phí
tại các trường đại học công lập.
3.5. Xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động
chính sách miễn, giảm học phí
Định hướng trong việc xây dựng các tiêu chí
này phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu
hoạt động của Kiểm toán nhà nước; phù hợp với
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; phù
hợp với Luật và chuẩn mực Kiểm toán nhà nước,
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 51Số 114 - tháng 4/2017
phù hợp với điều kiện thực tế và có tính ứng dụng
cao. Nguyên tắc xây dựng phải đảm bảo theo yêu
cầu, mục tiêu của kiểm toán hoạt động; phải rõ
ràng, phù hợp với trình độ, năng lực hiện có của
kiểm toán viên, phải đảm bảo giúp kiểm toán viên
đánh giá đầy đủ, khách quan việc áp dụng chính
sách miễn, giảm học phí.
Từ những định hướng và nguyên tắc xây dựng,
cần phải căn cứ vào thực trạng công tác kiểm toán
đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách
miễn, giảm học phí tại các trường đại học công
lập trong một giai đoạn nhất định. Trong đó cần
đánh giá được các nội dung cơ bản như đánh giá
đối tượng được miễn, giảm học phí; trình tự thủ
tục hồ sơ; phương thức cấp bù tiền miễn, giảm
học phí; công tác lập, phân bổ dự toán, quyết toán
kinh phí chi trả cấp bù học phí, hỗ trợ chi phí học
tập; quy định về công khai kết quả rmiễn, giảm
học phí. Từ những tài liệu thu thập được, ta sẽ
có những đánh giá về thực trạng xây dựng và áp
dụng tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của
chính sách, tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và
đề ra giải pháp xây dựng.
Bộ tiêu chí xây dựng các tiêu chí bao gồm: đảm
bảo việc miễn, giảm học phí phải đúng đối tượng;
đảm bảo khuyến khích các lĩnh vực, khu vực ưu
tiên; việc cấp bù, cấp trực tiếp cho các cơ sở giáo
dục phải đảm bảo đúng về số lượng và định mức
miễn giảm; kết quả miễn giảm học phí phải được
công khai minh bạch; hoạt động miễn, giảm, cấp
bù học phí phải được kiểm tra thường xuyên, mọi
vi phạm đều được xử lý.
Việc xây dựng thành công được bộ tiêu chí này
sẽ đem lại nhiều kết quả trong việc tập trung thống
nhất trong hoạt động kiểm toán đối với chính sách
miễn giảm học phí tại các trường đại học công lập.
Nó sẽ là cơ sở để KTV thực hiện đánh giá hiệu lực,
hiệu quả của chính sách, từ đó đề ra những kiến
nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả của chính sách.
Giải pháp để thực hiện việc vận dung bộ tiêu chí
này trong kiểm toán đó là cần đào tạo các kiểm
toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về
lĩnh vực kiểm toán hoạt động, công tác kiểm toán
phải đảm bảo tính hiệu lực, chuyên nghiệp và thận
trọng, cần bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách
liên quan đến hoạt động kiểm toán trong lĩnh vực
giáo dục.
4. kết luận
Như vậy qua kết quả nghiên cứu của bài viết,
có thể thấy việc xây dựng thành công bộ tiêu chí
đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của chính sách
miễn, giảm học phí sẽ làm tiền đề, cơ sở để kiểm
toán viên có thể đánh giá một cách sâu sắc nhất về
chính sách miễn giảm học phí. Giải pháp để thực
hiện việc vận dụng bộ tiêu chí này trong kiểm toán
đó là cần đào tạo các kiểm toán viên có trình độ
nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực kiểm toán hoạt
động, công tác kiểm toán phải đảm bảo tính hiệu
lực, chuyên nghiệp và thận trọng, cần bổ sung hoàn
thiện cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động
kiểm toán trong lĩnh vực giáo dục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các chuẩn mực kiểm toán và hướng dẫn kiểm
toán hoạt động của INTOSAI và ASOSAI,
NXB Thống kê, Hà Nội, năm 2004;
2. Kiểm toán nhà nước - Hướng dẫn kiểm
toán hoạt động (tài liệu dịch - dự án GTZ,
năm 2004);
3. Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/
QH11 ngày 14/6/2005;
4. Nghị quyết số 35/2009/QH12 v/v “Chủ
trương, định hướng đổi mới một số cơ chế
tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm
học 2010-2011 đến năm học 2014-2015”;
5. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ;
6. Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày
15/7/2013 của Chính phủ;
7. Thông tư liên tịch số 20/2014/
TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014.
8. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước
theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN
ban hành ngày 15/07/2016 của kiểm toán
nhà nước;
9. Luật KTNN năm 2015.
KINH TEÁ TAØI CHÍNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN52 Số 114 - tháng 4/2017
CAÙCH MAÏNG COÂNG NGHIEÄp 4.0 - TÖØ THÖÏC TEÁ
ñEÁN HAØNH ñOÄNG
ThS. NGUYỄN THị HẢI YẾN*
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra từ mọi góc độ của nền kinh tế và trong cuộc sống thường ngày. Không thể đứng ngoài cuộc đua này, song Việt Nam có thể “tụt hậu hay bắt kịp” phụ thuộc hoàn toàn vào hành động của từng cá nhân, doanh nghiệp và quan trọng hơn là
Chính phủ.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0
Industrial Revolution 4.0 is taking place in every aspect of the economy and normal life. Vietnam
can not stand outside this race, but if we can catch up or be lag, it depends entirely on the actions of
individuals, businesses and more importantly the Government.
Key words: Industrial revolution 4.0
Tương tự những cuộc cách mạng trước, chúng
ta khó có thể hình dung hết những bước tiến của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Cuộc
cách mạng này đang lôi kéo cả nhân loại vào cuộc,
mang lại những sản phẩm đặc biệt và đặt ra cho
nước ta những vấn đề hết sức mới mẻ.
Công nghiệp 4.0 không còn là tương lai xa vời
Hãng sản xuất tất bó Bombsheller có trụ sở tại
Seattle, Washington (Mỹ) do Pablos Holman, một
lập trình viên sáng lập, là nhà máy sản xuất tất bó
theo đơn đặt hàng lập trình hoàn toàn đầu tiên trên
thế giới. Mẫu mã được nhà thiết kế đưa lên mạng
bán trực tuyến trong vòng một giờ và hàng được
phân phối trong vòng một ngày. Mới hoạt động
chưa đầy một năm nhưng Bombsheller có thể đáp
ứng yêu cầu đặt hàng riêng từ vải chất lượng mua
ở Ý, may ở Seattle và giao trong vòng một ngày với
mức giá trong tầm với của nhiều người.
Đây là bằng chứng cho thấy Công nghiệp 4.0
không còn là tương lai xa vời. Ngành công nghiệp
dệt may và các nhà sản xuất trong các lĩnh vực khác
có thể học hỏi cách làm của Bombsheller hoặc các
công ty mới nổi khác để có thể cạnh tranh tốt hơn.
Ở góc khác của thế giới công nghệ, các tên tuổi
gắn với 4.0 đang được chào mua ở mức giá rất cao,
chẳng hạn, facebook đã mua lại Whatapps với giá
22 tỷ USD. Đáng chú ý, khảo sát của Strategy &PwC
với 235 công ty công nghiệp có trụ sở tại Đức cho
thấy, công nghệ Công nghiệp 4.0 chiếm hơn 50% số
vốn đầu tư hoạch định cho 5 năm tới. Nghĩa là tổng
vốn đầu tư cho công nghệ Công nghiệp 4.0 của Đức
có thể lên đến 40 tỷ EUR mỗi năm, từ 2015-2020.
Nếu các nước châu Âu khác cũng tiếp bước, tổng
vốn đầu tư cho công nghiệp 4.0 có thể lên đến 140
tỷ EUR mỗi năm
Trong khi cách mạng công nghiệp 4.0 được ví
như chiếc đũa thần với những phép màu vượt xa
đường chân trời khoa học và công nghệ hiện nay.
“Còn ở Việt Nam, thực tế nhiều doanh nghiệp và
cơ quan chức năng vẫn còn mơ hồ và mới chỉ nói
đến cách mạng công nghiệp 4.0 theo phong trào”,
ông Nguyễn Hoà Bình, chủ tịch công ty công nghệ
Nextech nhận định.
Đây cũng là lý do khiến sự xuất hiện của Uber
- một ví dụ điển hình cho cách mạng công nghiệp
4.0 được đón nhận một cách thiếu thiện cảm hay
nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ (startups)
phải tìm đường ra nước ngoài “làm ăn”.
*Đại học Quốc gia Hà Nội
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 114 - tháng 4/2017
Tuy nhiên, không hoàn toàn e ngại trước cơn
bão công nghệ này, ông Nguyễn Mạnh Hùng,
Tổng Giám đốc hãng viễn thông Viettel lý giải một
cách đơn giản: “Hãy làm ngược lại những gì đang
làm. Ví dụ như chúng ta đi mua cái máy điều hòa,
nhưng bản chất có muốn mua máy điều hòa đâu,
mà mình mua không khí lạnh. Nếu như bây giờ có
ai cung cấp không khí lạnh cho gia đình tôi thì tôi
mua ngay. Mua điều hòa 12 tháng thì mình dùng có
ba tháng thôi, 9 tháng không dùng máy điều hòa đó
mà vẫn phải trả tiền, vì nó tiếp tục hỏng, tiếp tục
phải bảo trì... thì tự nhiên thành một “ông Uber”
mới ngay”.
Internet vạn vật (IoT) - cuộc chơi của mọi người
Theo Công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh),
đến năm 2020, IoT sẽ đem lại doanh