Lịch sử báo chí Việt Nam được đánh dấu bởi sự xuất hiện của tờ Gia Định báo (1865). Mặc dù ra đời muộn so với báo chí thế giới nhưng chỉ với hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển báo chí Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với chức năng định hướng, quản lý và thông tin giải trí, báo chí Việt Nam đã trở thành phương tiện cung cấp thông tin không thể thiếu trong đời sồng hằng ngày.
Trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, con người sống mà không thể không có thông tin. Các phưong tiện truyền thông đại chúng với trang thiết bị hiện đại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Để đảm bảo nhu cầu thông tin của công chúng, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phải được tăng cường hơn nữa cả về chất luợng và số lượng. Báo chí thế giới và báo chí Việt Nam đều đang tự chuyển mình, có những bước tiến đáng kể.
Mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng báo chí vẫn được coi là 1 loại hàng hoá đặc biệt, hoạt động của báo chí vừa mang mục đích chính trị lại vừa mang mục đích kinh tế. Một khi đã coi báo chí là hàng hoá thì ắt hẳn nó phải chịu tác động của yếu tố cạnh tranh. Thời đại bùng nổ thông tin hiện nay cũng đã làm xuất hiện và phát triển các yếu tố cạnh tranh trong thông tin. Người tiếp nhận thông tin thực sự lúng túng trước hàng núi thông tin hằng ngày, làm sao để tờ báo của mình thu hút đông đảo người đọc là yếu tố sống còn của các cơ quan báo chí.
Tính hiệu quả của báo chí chính là mức độ tác động ảnh hưởng của nó tới bạn đọc, là tổng hoà những kết quả cur yếu tố hình thức và nội dung. Nội dung hay nóng hổi hấp dẫn mang tính thời sự là yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là duy nhất, hình thức của tờ báo chính là yếu tố nhãn quan khiến độc giả quyết định bỏ tiền ra mua tờ báo. Trang nhất của tờ báo vì vậy cũng có vai trò vô cùng quan trọng, nó ví như mặt tiền của một công trình kiến trúc. Tất cả những gì đẹp nhất, hay nhất, riêng biệt nhất đều được tập trung ở đây. Nghiên cứu và tìm hiểu trang nhất của tờ báo không chỉ là yêu cầu của những nhà lý luận báo chí mà nó còn có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại lâu dài của cơ quan báo chí.
Tờ Sinh viên Việt Nam hiện nay đã thực sự tạo cho mình một phong cách trình bày trang nhất riêng biệt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với trang nhất của Sinh viên Việt Nam hiện nay là làm thế nào để có một hình thức thể hiện tiến kịp sự phát triển của thời đại, phù hợp với nội dung, nâng cao nội dung của tờ báo? Đây chính là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài: “Phương thức tổ chức trang nhất trên báo Sinh viên Việt Nam”.
33 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng trang nhất báo sinh viên Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
---------------
NIÊN LUẬN
XÂY DỰNG TRANG NHẤT BÁO SINH VIÊN VIỆT NAM
GVHD :
Sinh viên :
Lớp :
Hà Nội:
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 2
Lý do chọn đề tài 2
Tình hình nghiên cứu đề tài 3
Mục đích ý nghĩa của đề tài 4
Phương pháp, phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5
Chương I: Lý luận chung về phương thức tổ chức trang nhất 6
Dẫn luận vấn đề 6
Mấy vấn đề về ma-két báo 7
Lịch sử vấn đề và khái niệm ma-két báo 7
Ngôn ngữ hình thức cơ bản của ma két báo chí 9
Vài nét về báo Sinh viên Việt Nam 16
Chương II: Nghệ thuật xây dựng tổ chức trang nhất cho báo Sinh
Viên Việt Nam 17
2.1. Nghệ thuật lựa chọn thông tin 17
2.2. Nghệ thuật sáng tạo một hình thức thể hiện độc đáo 19
2.2.1 Bố cục, tổ chức vị trí tin bài 19
2.2.2 Nghệ thuật sắp chữ 22
2.2.3. Nghệ thuật sử dụng màu sắc 24
2.2.4. Nghệ thuật sử dụng kênh thông tin phi văn tự 25
2.3. Nguyên tắc khi thiết kế ma két trang nhất 27
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 32
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử báo chí Việt Nam được đánh dấu bởi sự xuất hiện của tờ Gia Định báo (1865). Mặc dù ra đời muộn so với báo chí thế giới nhưng chỉ với hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển báo chí Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với chức năng định hướng, quản lý và thông tin giải trí, báo chí Việt Nam đã trở thành phương tiện cung cấp thông tin không thể thiếu trong đời sồng hằng ngày.
Trong kỷ nguyên thông tin ngày nay, con người sống mà không thể không có thông tin. Các phưong tiện truyền thông đại chúng với trang thiết bị hiện đại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Để đảm bảo nhu cầu thông tin của công chúng, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng phải được tăng cường hơn nữa cả về chất luợng và số lượng. Báo chí thế giới và báo chí Việt Nam đều đang tự chuyển mình, có những bước tiến đáng kể.
Mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng báo chí vẫn được coi là 1 loại hàng hoá đặc biệt, hoạt động của báo chí vừa mang mục đích chính trị lại vừa mang mục đích kinh tế. Một khi đã coi báo chí là hàng hoá thì ắt hẳn nó phải chịu tác động của yếu tố cạnh tranh. Thời đại bùng nổ thông tin hiện nay cũng đã làm xuất hiện và phát triển các yếu tố cạnh tranh trong thông tin. Người tiếp nhận thông tin thực sự lúng túng trước hàng núi thông tin hằng ngày, làm sao để tờ báo của mình thu hút đông đảo người đọc là yếu tố sống còn của các cơ quan báo chí.
Tính hiệu quả của báo chí chính là mức độ tác động ảnh hưởng của nó tới bạn đọc, là tổng hoà những kết quả cur yếu tố hình thức và nội dung. Nội dung hay nóng hổi hấp dẫn mang tính thời sự là yếu tố quan trọng nhưng chưa phải là duy nhất, hình thức của tờ báo chính là yếu tố nhãn quan khiến độc giả quyết định bỏ tiền ra mua tờ báo. Trang nhất của tờ báo vì vậy cũng có vai trò vô cùng quan trọng, nó ví như mặt tiền của một công trình kiến trúc. Tất cả những gì đẹp nhất, hay nhất, riêng biệt nhất đều được tập trung ở đây. Nghiên cứu và tìm hiểu trang nhất của tờ báo không chỉ là yêu cầu của những nhà lý luận báo chí mà nó còn có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại lâu dài của cơ quan báo chí.
Tờ Sinh viên Việt Nam hiện nay đã thực sự tạo cho mình một phong cách trình bày trang nhất riêng biệt. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với trang nhất của Sinh viên Việt Nam hiện nay là làm thế nào để có một hình thức thể hiện tiến kịp sự phát triển của thời đại, phù hợp với nội dung, nâng cao nội dung của tờ báo? Đây chính là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài: “Phương thức tổ chức trang nhất trên báo Sinh viên Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Mặc dù lịch sử báo chí Việt Nam đã trải qua hơn 130 năm phát triển, thực tiễn báo chí đã có nhiêù thành tựu đáng kể nhưng lý luận báo chí hầu như phát triển còn chậm. Cho đến nay, mới có khoảng 60 công trình lý luận báo chí học. Gần đây có một số tài liệu, công trình nghiên cứu được công bố như giáo trình, bài giảng nghiệp vụ, sách lý luận của Khoa báo chí Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền.
Gần đây đã có những nghiên cứu khoa học của sinh viên nghiên cứu về ma két báo: 1. “Miêu tả Ma két của báo in bằng văn tự tượng hình”- Nông Thị Loan; 2-“ Ma két báo chí tiếng việt hiện thời những vấn đề cần thảo luận”- Lưu Thiên Hương, K39 Báo chí, Trường ĐHKHXH và NV.3-“Ngôn ngữ ma két trên báo Lao động 2000- 2003”- Hoàng Lệ Quyên- K45 Báo chí, Trường ĐHKHXH và NV. Đăc biệt cuốn sách “ Tổ chức nội dung và trình bày báo in” của tác giả Hà Huy Phượng- Phân viện báo chí và tuyên truyền đã cung cấp những kiến thức ban đầu khá đầy đủ về trình bày báo in.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những kiến thức về ma két nhìn chung vẫn còn ít so với nhu cầu nâng cao chất lượng ma két hiện nay của báo chí Việt Nam.
Hiện nay, không ít những người làm công tác trình bày makét ở các báo hiện nay làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, vào sự truyền nghề của những người đi trước, vào sự tự mày mò mà thiếu hẳn đi kiến thức khoa học làm chỗ dựa cho công việc. Sự nghèo nàn lạc hậu về trang thiết bị kỹ thuật, hời hợt về kiến thức khoa học đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của công tác trình bày makét báo, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của báo chí.
3. Mục đích, ý nghiã của niên luận
a. Mục đích
Niên luận lần đầu khảo sát thực tiễn vấn đề cách trình báy trang nhất của tờ Sinh viên Việt Nam với mục đích tìm ra kinh nghiệm trong cách trình bày trang nhất của tờ báo. Qua từng phần niên luận sẽ đề cập đến các lĩnh vực nội dung và hình thức của trang nhất, mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trình bày.
Bằng quá trình khảo sát thực tế niên luận mạnh dạn rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng tình hình trình bày trang nhất của báo Sinh viên Viêt nam hiện thời. Qua đó cũng nêu lên những đề đạt, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hình thức của tờ báo
b. Ý nghĩa thưc tiễn của niên luận
Việc đi sâu vào tìm hiểu makét trang nhất của báo Sinh viên Việt Nam hiện thời có ý nghĩa thực tiễn trong công việc nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hình thức tranh nhất và tờ báo nói chung, đồng thời cũng nâng cao hiệu quả báo chí của cơ quan báo chí.
4. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn đề tài
Mặc dù đề tài của niên luận là nghiên cứu khảo sát thực trạng của phuơng thức tổ chức trang nhất của báo SVVN nhưng do điều kiện thời gian có hạn nên niên luận chỉ tập trung khảo sát những số báo phát hành trong năm 2005 và 2006.
Niên luận chỉ tập trung nghiên cứu toàn bộ các yếu tố cấu thành nên trang nhất, chỉ khảo sát tuân báo, không khảo sát phụ lục, phụ san, hay các ấn phẩm khác.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Niên luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp lý luận triết học Mác- Lênin, quan điểm báo chí chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh cùng đường lối báo chỉ của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập xử lý thông tin, tài liệu, phân tích so sánh qua đó làm nổi bật trọng tâm nghiên cứu. Trong niên luận có sự kết hợp của lý luận và thực tiễn; sự tiếp xúc làm việc với hoạ sĩ trình bày của báo SVVN, trực tiếp trao đổi ý kiến với một số giảng viên makét.
Chương I: Lý luận chung về phương thức tổ chức trang nhất
Dẫn luận vấn đề
Nội dung và hình thức là hai yếu tố của cặp phạm trù cơ bản. Mỗi sự vật hiện tượng đang tồn tại và phát triển phải có nội dung và hình thức. Trong đó nội dung là sự tổng hợp tất cả những mặt yếu tố, quy luật tạo nên sự vật, hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, là hình thức các mối quan hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó. Không một không chứa nội dung và không một nội dung nào không tồn tại dưới một hình thức.
Trong tác phẩm báo chí, nội dung tác phẩm sâu sắc mới là điều kiện tạo nên chất lượng báo chí hấp dẫn người đọc và hình thức là điều kiện để hoàn thiện tác phẩm báo chí đó. Hình thức báo chí là khâu cuối cùng trong hoạt động sáng tạo bao chí, nâng cao chất lượng báo chí lên mức tối đa. Đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật nối liền tác gỉa và công chúng.
Nội dung có tính chất quyết định hình thức, nội dung thay đổi sẽ kéo theo hình thức thay đổi. Trong báo chí cũng vậy, nội dung tin bài có vai trò quyết định ma-két của tờ báo đó về cách bố cục sắp xếp ( mỗi ngày một luợng tin bài khác nhau nên đòi hỏi những cách sắp xếp linh hoạt khác nhau trên mặt báo) cả tinh thần tính cách của tờ báo.
Đối với báo chí cũng như các lĩnh vực khác, nội dung luôn luôn phải là yếu tố quyết định. Người đọc mua báo để đọc, để tìm những thông tin tiếp nhận thông tin chứ không phải mua để xem, không phải vì tờ báo đẹp hay sặc sỡ. Nhưng hình thức có tính độc lập tương đối, có tác động trở lại nội dung. Một tờ báo in đẹp rõ ràng sáng sủa sẽ lôi cuốn người đọc tạo cho có ấn tượng tốt và sự tin tưởng vào nội dung bài báo.
Mấy vấn đề về makét báo
Lịch sử vấn đề và khái niệm ma-két báo
Mặc dầu gần đây có những cách gọi thời thượng từ tiếng Anh như Design, Layout hay như cách gọi rất Việt Nam như trình bày báo nhưng chúng vẫn không đủ sức làm mờ thuật ngữ nghề nghiệp makét (maquette) vốn đã quá quen thuộc trong làng báo chí – xuất bản Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đến nay. Thậm chí, thuật ngữ phiên âm này không chỉ sinh thành và tồn tại hữu ích với lịch sử báo in trải qua các công nghệ in truyền thống mà ngay cả giờ đây khi các cơ quan báo chí đã sử dụng công nghệ in la-ze ( in vi tính) cho sản phẩm báo chí thì ma-két vẫn được dùng phổ biến và quen thuộc.
Xung quanh thuật ngữ ma-két cho đến nay chưa có cách hiểu hoàn toàn thống nhất. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó. Đó là, nó không chỉ là thuật ngữ riêng cho ngành xuất bản- báo chí mà, như đã biết nhiều ngành nghề chuyên môn kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật cũng dùng từ này. Cố nhiên những ngành đó gọi tên thông dụng của thuật ngữ này dường như phù hợp với từng ngành, chẳng hạn: bản vẽ, bản thiết kế ( đối với kiến trúc, cơ khí chế tạo máy..) mô hình mẫu ( trong điêu khắc)... Tuy nhiên, ở một vài lĩnh vực khác như nghệ thuật đồ hoạ ứng dụng thì thuậ ngữ phiên âm ma-két lại dùng khá phổ biến: ma-két ca-ta-lô, ma-két bao bì, ma-két áp phích quảng cáo. Do vậy, nếu tra từ điển chúng ta sẽ gặp những định nghĩa không giống nhau về nội hàm khái niệm. “Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: ma-két là: “1. Mẫu vẽ hoặc mô hình của vật sẽ chế tạo.2. Mẫu dự kiến về hình thức trình bày một bản in”. Còn theo bản “ Pháp Việt từ điển” thì: ma-két là “1.Mẫu mô hình đồ chạm. 2. Mẫu vẽ trang sức.3. Tượng nhỏ của hoạ sĩ dùng làm kiểu. 4. Mẫu trang sức đồ án mô hình”.
Để có thể hiểu khái niệm này trong phạm vi lĩnh vực xuất bản- báo chí, có thể hiểu ma-két là bản mẫu chỉ dẫn cho một ấn phẩm dự kiến về phương diện hình thức của nó ( bố cục, chất liệu, màu sắc, kích cỡ).
Ma-két có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ ấn phẩm nào, trong đó có báo chí. Ma két có lịch sử gắn chặt với lịch sử phát triển của báo in. Quá trình phát triển của kỹ thuật in, từ bản gỗ ( Xylogrphine), in thạch bản ( Lythographic), in cao su ( Flexographie), cho đến in bản đúc, in ảnh ( Phototypie) và sau này là in ti-pô và in op-xét ( Offset), đều cần đến ma-két và đã nâng nó lên theo đà phát triển của công nghệ in. Đặc biệt, với sự ra đời của máy điện toán, kỹ thuật chế bản điện tử cực kỳ đa dạng về hình thức, kiểu dáng chữ, độ nét và độ phân giải màu sao... đã đưa ma-két lên một trình độ mới cả về mũ thuật và kỹ thuật.
Bất kỳ một số báo nào ( dù là nhật báo, tuần báo..) trước khi đưa ra in đều phải được làm ma-két. Công việc này gằn với từng số báo, với từng cơ quan báo chí cùng với chiều dài lịch sử của tờ báo đó. Mặt khác, ma-két và việc làm ma-két có vai trò quan trọng đáng kể đối với một sản phẩm báo chí. Chúng không chỉ đơn thuần là các thao tác nghiệp vụ mà rất cần sự soi sáng bằng cơ sở khoa học, ít ra là các bình diện: báo chí học, đồ hoạ, công nghệ in, tâm lí thị hiếu thẩm mỹ công chúng báo chí. Về phương diện lý luận chúng ta vẫn chưa đủ cơ sở để đánh giá ma-két báo chí Việt Nam, để so sánh hoặc tạo giải pháp cho các tiêu chí, những yêu cầu đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ công chúng báo chí nhằm đạt hiệu quả cao trong cung cấp thông tin cho họ. Về phương diện thực hành, mỗi cơ quan báo chí có đội ngũ làm báo chí riêng vốn là những người có tri thức đồ hoạ là chủ yếu nên nhìn vào ma-két của mỗi tờ báo không chỉ nhận ra cái “gu” đương nhiên của tờ báo mà còn có thể thấy ngay được thế mạnh và bất cập của nó về ma-két. Những bất cập này dù muốn hay không đều làm giảm đáng kể hiệu quả cấp thông tin cho độc giả. Và chính vì chúng ta chưa có những công trình bài viết nghiên cứu về ma-két Việt Nam cho độc giả Việt Nam nên những bất cập như thế không dễ gì khắc phục được.
Để có cái nhìn khá toàn diện về ma-két báo Việt Nam, thì ngoài việc xác định các yếu tố chi phối nó như: đặc thù của báo chí nước ta, đặc thù của công chúng báo chí nước ta về phương diện trình độ văn hoá, thẩm mỹ, đặc thù của đội ngũ những người làm báo ( trong đó có những người chuyên nghiệp ma-két báo chí) cần phải tính đến bối cảnh lịch sử xã hội của từng thời kỳ. Điều đó có nghĩa cần phải xem xét báo chí Việt Nam theo cách nhìn lịch đại ( theo tiến trình lịch sử của nó). Chẳng hạn, ít nhất phải khảo sát ma-két báo chí trong quá trình định hình tính truyền thống của nó: trong những năm xuất hiện đến 1925, từ 1925 đến 1945, từ 1945-1975, từ 1975-1986 và từ 1986 đến nay.Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ma-két báo chí cùng với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật in op-sét và máy tính điện tử. Đặc biệt là thời kỳ này ma-két báo chí Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng chọn lọc tính hiện đại của ma-két báo chí một số nước ( Pháp, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển..). Mặt khác, ma-két báo chí Việt Nam cũng cần phải được hiểu là theo cách nhìn kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại, cũng như cách nhìn cần tìm một lối đi làm thành bản sắc, phong cách cho ma-két báo chí nước nhà, để có thể tiếp thu được tính hiện đại từ báo chí nước ngoài nhưng không rơi vào mô phỏng hay sao chép.
Ngôn ngữ hình thức cơ bản của ma-két báo chí
Ngôn ngữ hình thức của ma-két báo chí thực chất là các yếu tố cầu thành ma-két và việc trình bày ma-két phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng chúng. Các yếu tố đó là : khổ báo, măng-sét manquette), chữ, phi-lê(filet), vi-nhet (vignette), khung, nền, ảnh minh hoạ, màu sắc.
Khổ báo: bao gồm hai phần: phần lề và phần bát chữ.
Phần lề là phần trắng chạy bốn xung quanh trang báo, bọc lấy phần bát chữ. Độ rộng hẹp dài ngắn của lề phụ thuộc vào khổ báo nói chung.
Phần bát chữ là phần in chữ có kích thước ngang và dọc nhất định tuỳ thuộc vào khổ báo, sau khi đã trừ đi phần lề. Các khổ báo khác nhau sẽ tạo nên các bát chữ không như nhau. Mỗi bát chữ đều được chia thành những cột báo và số cột và kích thước cột cũng phụ thuộc vào kích thước bát chữ. Ngoài ra, việc chia độ rộng hẹp của cột báo cũng phải tính đến yếu tố tâm lý và tốc độ đọc, độ dễ đọc đối với từng độc giả và đối với từng phông chữ chính văn mà tờ báo đã chọn.
Nói chung, khổ báo là yếu tố ổn định, có nghĩa là rất ít khi thay đổi ( trừ trường hợp cần thiết). Đối với những ấn phẩm khác của cùng một tờ báo cùng một cơ quan báo chí thì khổ báo có thể khác nhau ( ví dụ như tuần báo, nhật báo, phụ san, nguyệt san...)
Khoảng cách giữa các cột ổn định la 5mm đối với tất cả các khổ báo và khoảng trống 5mm đôi khi có thể thêm một phi-lê mảnh để sự phân chia trở nên rõ ràng hơn.
- Măng-sét( manchette): Là phần in co chữ lớn nhất trong tờ báo, nằm ngay đầu trang nhất. Thông thường măng –sét thường bao gồm các thành tố sau:
- Tên báo: hầu hết mỗi măng-sét chỉ có 1 tên báo bằng một thứ ngữ nhưng cũng có tên báo bằng 2 ngữ, ví dụ: khoa học va phát triển, Quốc tế, Công nghiệp Việt Nam...
- Cơ quan chủ quản
- Năm ra số báo, số thứ tự, ngày tháng phát hành, chỉ số địa chỉ
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng tờ măng-sét có thể thêm một vài thông tin yếu tố khác như huân huy chương ( trên báo Nhân dân, Lao động, Công an nhân dân..).
Vì báo chí Việt Nam không cho phép quảng cáo trên măng-sét ngoại trừ măng-sét phụ ( tờ Thời báo kinh tế Việt Nam) cho nên nó không phải là một yếu tố của măng-sét.
Thậm chí ở một số tờ còn ghi cả gía tiền như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Sinh viên Việt Nam...
Toàn bộ măng sét được ngăn cách với chính văn của bát chữ bằng fi-lê.Việc dùng fi-lê này rất đa dạng phụ thuộc vào măng sét của từng báo, được bố cục thế nào chạy hết khổ ngang của trang hay chỉ 2/3 hay 1/3 lệch sang trái hay sang phải hay nằm ở giữa, tuỳ vào mằu sắc của trang báo.
Thông thường, cỡ chữ tên báo là cỡ chữ lớn nhất trong măng sét, đồng thời cũng là co chữ lớn nhất trên toàn bộ số báo. Tuy nhiên, trong những trường hợp thật đặc biệt, với những sự kiện cực kỳ quan trọng hoặc cần tạo một sự chú ý của độc giả thì tít chữ có thể được đăng với co chữ lớn hơn co chữ tên báo. Những trường hợp như thế nhìn chung với báo chí Việt Nam rất hiếm.
Chữ : suốt một thời gian dài báo chí ngắn chặt vơí công nghệ in tipô, theo đó hàng loạt kiểu chữ cỡ chữ đã quen thuộc với độc giả như: gô-tích, cen, bôđôni...Với những cỡ chẵn 8, 10, 12,24... Công nghệ in laze đã cống hiến hàng ngàn kiểu chữ hết sức đa dạng và phong phú. Chúng có sẵn ở trong máy điện toán, vấn đề chỉ còn là ở chỗ hiểu chúng thế nào để khai triển chúng có hiệu quả cho báo chí. Đối với báo chí nói riêng chữ được thể hiên dưới 2 dạng : chữ tít và chữ chính văn.
Chữ tít: trước hết như đã nói ở trên có rất nhiều loại tít khác nhau( tít mũ, tit chính, tít phụ. tit dẫn...). Tuy nhiên, chúng thường được đặt ở 3 ví trí, đó là: đặt ở đầu bài, đặt ở giữa bài, và đặt lọng ở trong ảnh hoặc tranh minh hoạ. Thông thường mỗi bài có một tít chính, song cũng có nhiều bài dùng đến hơn một tít phụ, có khi chỉ là tít phụ dưới, đôi khi còn dùng cả tít phụ trên và tít phụ dưới... Mỗi loại tít như vậy và ở mỗi vị trí như thế, được dùng riêng rẽ hay kết hợp đòi hỏi việc lựa chọn cho chúng một kiểu chữ, cỡ chữ riêng để tạo một phong cách cho tờ báo với một hiệu quả thẩm mỹ riêng, gơi cảm xúc riêng cho độc giả.
Đối với chữ tít vấn đề đảm bảo khoảng cách là rất quan trọng. Nhìn chung nó cần đảm bảo ba khoảng cách sau:
+ Khoảng cách chữ : khoảng cách giữa các con chữ trong một âm tiết, từ đơn. Khoảng cách này phải đủ rộng sao cho các chân chữ không chạm nhau.
+ Khoảng cách âm tiết, từ đơn: khoảng cách giưa các âm tiết từ đơn trong cùng một dòng tít. Khoảng cách này cần đủ rộng sao cho một con chữ cùng kiểu cùng co với con chữ trong âm tiết
+ Khoảng cách giữa các dòng: khoảng cách này bằng 1/3 co chữ của con chữ cùng dòng
Dù cho các kiểu chữ đa dạng đến đâu, suy cho cùng, chúng cũng thuộc hai họ chữ chính là họ chữ Ro-manh và họ Ba-tông. Họ đầu có đặc trưng của nó là chữ có chân, nét thanh, nét đậm. Họ sau có đặc trưng là chữ không chân, nét đều.
Cuối cùng để nói đến chữ tít người ta thường nói đến co chữ của nó. Thông thường chữ tít được khai thác các co chữ từ 16-72point, tuỳ thuộc váo số lượng thành tố của chữ, vào vị trí “ treo tit”, vào tầm quan trọng của bài, vào bố cục chung của ma-két trang, vào màu sắc và vào chính kiểu chữ được chọn..
Chữ chính văn: Mặc dù chính văn đơn giản hơn chữ tít rất nhiều, nhưng việc chọn được một kiểu chữ chính văn cho cả số báo, hoặc một trang báo lại không dễ dàng. Kiểu chữ và cỡ chữ chính văn sẽ cho thấy phong cách, đặc điểm của tờ báo và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như khổ báo, độ rộng hẹp cột, mức độ dễ khó đọc đối với công chung chủ yếu của tờ báo...
Để tạo độ nhấn và phá thế đơn điệu cho bát chữ nói chúng, chữ chính văn được thể hiện dưới một vài dạng: in đứng, in nghiêng, in đậm và in nghiêng đậm. Thông thường mỗi tờ báo dùng cố định một phông chữ chính văn. Phông chữ chính văn thường đơn giản và dễ đọc. Đối với chữ chính văn, khoảng cách chữ được định sẵn trong máy, còn khoảng cách âm tiết từ đơn thường là cố định, nhưng đôi khi do nhu cầu giãn dòng để đảm bảo hai lề của cột bào đều nhau khoảng cách này có thể thay đổi rông hơn, nhưng với điều kiện không quá rộng.
Phi- lê : là đường kẻ hoặc hoạ