Xây dựng văn hóa đọc – Tại sao lại không đơn giản bắt đầu từ một giờ sinh hoạt thư viện?

Đã từng có nhiều hội nghị cấp quốc gia, quốc tế bàn thảo về xây dựng văn hóa đọc cho các em học sinh. Các tập dự thảo dày cộm về chiến lược xây dựng văn hóa đọc được đề xuất và sau đó cũng chưa thấy sự chuyển động. Đã từng có rất nhiều diễn đàn, báo chí, blogs nói về vấn nạn học sinh bây giờ chỉ có cho những câu trả lời giống nhau khi được hỏi về con thích đọc quyển sách gì nhất, đều là con thích Nobita, Đô rê môn. Làm sao để hướng các em tìm tòi khám phá những câu chuyện khác, những nhân vật khác và những điều mới lạ khác, vẫn còn hành động tự phát, đề nghị, khuyến nghị, và chưa thấy phổ biến một chương trình thực sự để gọi là có thể chấn chỉnh định hướng cụ thể và rõ ràng.

pdf4 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng văn hóa đọc – Tại sao lại không đơn giản bắt đầu từ một giờ sinh hoạt thư viện?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 19 D XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỌC – TẠI SAO LẠI KHÔNG ĐƠN GIẢN BẮT ĐẦU TỪ MỘT GIỜ SINH HOẠT THƯ VIỆN? NGUYỄN TẤN THANH TRÚC, MS. Quản thủ thư viện Trường Quốc tế Anh Việt (British Vietnamese International School- BVIS) ã từng có nhiều hội nghị cấp quốc gia, quốc tế bàn thảo về xây dựng văn hóa đọc cho các em học sinh. Các tập dự thảo dày cộm về chiến lược xây dựng văn hóa đọc được đề xuất và sau đó cũng chưa thấy sự chuyển động. Đã từng có rất nhiều diễn đàn, báo chí, blogs nói về vấn nạn học sinh bây giờ chỉ có cho những câu trả lời giống nhau khi được hỏi về con thích đọc quyển sách gì nhất, đều là con thích Nobita, Đô rê môn. Làm sao để hướng các em tìm tòi khám phá những câu chuyện khác, những nhân vật khác và những điều mới lạ khác, vẫn còn hành động tự phát, đề nghị, khuyến nghị, và chưa thấy phổ biến một chương trình thực sự để gọi là có thể chấn chỉnh định hướng cụ thể và rõ ràng. Vấn đề này được các quốc gia các nước phát triển khác xử lý rất nhẹ nhàng, đơn giản và đồng tâm hiệp lực. Những chương trình Born to Read hướng vào kêu gọi sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng xã hội. Những chương trình nhắm vào chiến lược rèn kỹ năng đọc tập trung phát triển trong cộng đồng nhà trường tiểu học. Các nhà giáo dục hoàn thiện chương trình rèn kỹ năng thông thạo thông tin hướng vào các đối tượng học sinh phổ thông. Tất cả các chương trình liên kết phối hợp để tạo một sức thúc đẩy lan tỏa nhằm xây dựng cho tất các công dân trẻ có một nhận thức, và kiến thức về thông tin sách vở và trang bị kỹ năng để trở thành những người đọc và sử dụng thông tin độc lập để tự tin trở thành người học độc lập để có khả năng duy trì việc học tập suốt đời. Một trong những chương trình thiết thực nhất mà các nhà trường tiểu học nên hướng đến là chương trình rèn luyện đọc va sử dụng thông tin cho các học sinh. Nhà trường nên tìm giải pháp làm sao xây dựng chương trình lồng ghép để truyền tải cho các em khả năng cảm thụ văn học để các em thêm yêu văn học tuổi thơ và thích thú đọc. Nhà trường nên hiến kế để làm sao lồng ghép chương trình để trang bị cho các em kỹ năng nhận diện, tra cứu, phân tích, đánh giá so sánh và tổng hợp trình bày thông tin để các em cảm thấy tự tin hơn, biết cách lựa chọn thông tin, đánh giá giá trị thông tin và tăng giá trị thặng dư cho BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 20 thông tin kiến thức đó để trở thành kiến thức của chính mình. Một giải pháp đắt giá hiện nay đang được các trường quốc tế áp dụng là tiết học thư viện hằng tuần cho mỗi lớp. Qua từng giờ đọc trong thư viện cho cả lớp, các thầy cô giáo chủ nhiệm đã đưa các em học sinh trong lớp của mình khám phá từng thể loại sách để các em tìm điều mới mẻ khi tiếp cận một loại văn bản văn học hay văn bản thông tin khác nhau. Các em có thêm trải nghiệm mới khi trang sách đưa các em đi qua những địa danh mới, gặp gỡ những nhân vật để nghe họ tự thoại với chính bản thân, hay đối thoại với nhau, hay đối thoại với chính cảnh vật thiên nhiên bao quanh cuộc đời của họ. Các em có dịp nhìn lại nguồn cội dân tộc, hay tìm hiểu về vùng đất nước bạn đã được hình thành và phát triển như thế nào qua thời gian. Các em sẽ hiểu thêm về thế giới tự nhiên với những loài động vật, thực vật từ thời tiền sử đến hiện tại. Các em sẽ khám phá và tìm hiểu về những điều kỳ diệu không chỉ do thiên nhiên tự tạo mà còn khâm phục và ước mơ về những phát minh vĩ đại do con người lập ra. Bằng nhiều cách thay đổi mô hình tiết đọc thư viện, các thầy cô giáo đã tạo ra tính hấp dẫn thu hút các em tiểu học tham gia. Mỗi tuần là một sân chơi khác nhau là giờ các em tự do chọn sách và chia sẻ với nhau vì sao em chọn quyển sách đó để mượn đọc. Có những em đơn giản nói rằng con thích hình ảnh của trang bìa, có những em chỉ vì thấy tên nhân vật giống tên bạn mình; có những em đơn giản là vì con muốn đọc những sách to; có những em chỉ vì mê câu chuyện cô giáo đã kể về một chú lợn, hay chú cá nên nhất định chỉ tìm chuyện nào có chú lợn hay chú cá thì mới chịu; có những em chỉ thích công chúa hay chỉ thích khủng long. Những giờ khác, giáo viên định hướng cụ thể cho các em chọn một thể loại cụ thể để đọc, sách thông tin về rừng, hay sách thông tin về loài bò sát, những thông tin mà có thể giúp giáo viên mở rộng hay củng cố kiến thức mà các em đã được học trên lớp. Lại vào những giờ khác cô giáo yêu cầu các em chọn truyện sáng tác theo một bối cảnh cụ thể, ví dụ là truyện lịch sử, hay truyện về nhân vật thực nhưng sống trong thế giới huyền ảo, hay truyện thực trong bối cảnh thực và với những trải nghiệm thực.Bằng cách này giáo viên đã hướng các em tìm ra được các thể loại truyện sáng tác cụ thể trong sự đa dạng của các thể loại sáng tác dành cho thiếu nhi. Không phải tiết nào các giáo viên cũng cần phải chủ đạo thực hiện. Có những tiết học phối hợp với GVTV để tổ chức kể chuyện cho các em, đọc to nghe chung cho các em, cho học sinh đọc nhóm, cho học sinh đọc những câu văn ấn tượng nhất, những đoạn văn tâm đắc nhất, những nhân vật em đồng tình hay phản đối, hay bình chọn quyển sách nào cả lớp yêu thích nhất. Không phải tiết nào cũng đọc, kể và hỏi đáp về ngữ nghĩa hay đọc hiểu, mà có nhiều tiết giáo viên kết hợp với biểu diễn sau khi đọc như sắm vai hóa thân vào nhân vật, hay vẽ tranh hay nặn đất sét theo hình BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 21 tượng nhân vật, hay cho các em ghi chép lại những điều mình cảm nhận sau khi đọc. Không phải chỉ là đọc hiểu và cảm nhận, mà giáo viên còn lồng ghép để hướng trẻ xem việc đọc sách là một cách học chủ động. Có những tiết sau khi đọc, trẻ được yêu cầu tìm ra từ ngữ mới và đọc lại cách sử dụng từ ngữ đó mà tác giả đã sử dụng trong tác phẩm. Có những tiết các em được học tra cứu thông tin trên mạng về một đề tài cụ thể các em họ từ chương trình, như tìm kiếm các thông tin về một danh lam thắng cảnh hay về danh nhân mà các em sẽ được học hay địa chỉ tham quan trong học kỳ này. Có rất nhiều cách tổ chức đa dạng phong phú dựa vào tâm sinh lý, khả năng đọc hiểu, sở thích nhu cầu đọc của học sinh, mà các thầy cô đã thiết kế những chương trình sinh hoạt đọc trong thư viện nhà trường của mình. Những tiết đọc thư viện rất đơn giản, không cầu kỳ tốn kém, dễ áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh từ vùng quê khó khăn đến chốn thị thành. Chỉ có một yếu tố quyết định thành công là con người có dám thay đổi hay không. Các em từ nhỏ sẽ nghiệm ra một bài học là không chỉ học ở thầy cô, ở sách giáo khoa, bè bạn, mà học sinh biết là các em còn có cả chỗ dựa là cả một kho tàng tri thức nhân loại là sách vở, là thông tin lưu trữ ở các thư viện. Chỉ mong một ngày nào đó, các nhà trường tiểu học Việt Nam đều khởi động chương trình tiết đọc thư viện dành cho tất cả các khối lớp. BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 11/2011 22
Tài liệu liên quan