Xu hướng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam và những đòi hỏi hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế

Qua chương 2 chúng ta có thể nhận thấy bối cảnh kinh tế của từng giai đoạn có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mục tiêu điều hành chính sách lãi suất trong từng giai đoạn. Trong quá trình hội nhập kinh tế sắp tới, việc đi đánh giá những tác động của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng là cần thiết để thấy được đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá, từ đó đưa ra một số gợi ý về điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới. Đó cùng là nội dung chính được nghiên cứu trong chương này.

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam và những đòi hỏi hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III. Xu hướng phát triển của thị trường tài chính Việt Nam và những đòi hỏi hoàn thiện chính sách lãi suất tiến tới hội nhập kinh tế. Qua chương 2 chúng ta có thể nhận thấy bối cảnh kinh tế của từng giai đoạn có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến mục tiêu điều hành chính sách lãi suất trong từng giai đoạn. Trong quá trình hội nhập kinh tế sắp tới, việc đi đánh giá những tác động của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng là cần thiết để thấy được đòi hỏi phải hoàn thiện chính sách lãi suất theo hướng tự do hoá, từ đó đưa ra một số gợi ý về điều hành chính sách lãi suất trong thời gian tới. Đó cùng là nội dung chính được nghiên cứu trong chương này. 1.Tác động của hội nhập kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Có thể nói quá trình hôị nhập kinh tế đang diễn ra một cách rộng khắp trên toàn thế giới. Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình đó, tự do và hội nhập kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã trở thành một nội dung chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quan hệ kinh tế, tài chính của mỗi quốc gia. Trong vòng hai thập kỉ qua nhiều nước phát triển và đang phát triển cũng như các nền kinh tế chuyển đổi đã có những bước đi quan trọng để tự do hoá hệ thống tài chính của mình thông qua việc mở rộng thị trường, đổi mới các công cụ tài chính, các biện pháp quản lí hành chính và can thiệp của Nhà nước đối với các hoạt động tài chính, tiền tệ. Mục tiêu của tự do hoá là làm cho các hoạt động tài chính được thực hiện theo tín hiệu thị trường, vốn được luân chuyển tự do hơn mà không bị ngăn cản bởi các biện pháp quản lí hành chính. Tự do hóa tài chính còn nhằm thúc đẩy sự phát triển sáng tạo trong lĩnh vực tài chính, tăng cường tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Quá trình này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống tài chính tiền tệ của mỗi nước. Những cơ hội của tự do hoá và hội nhập quốc tế về tài chính, tiền tệ. Hội nhập và hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Những thành tựu kinh tế trong thời gian qua mà các nước đang phát triển đạt được có sự đóng góp không nhỏ của quá trình này. Có thể đánh giá những lợi ích của hội nhập tài chính tiền tệ quốc tế trên nhữnh khía cạnh chủ yếu sau: 1.1.1. Góp phần nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế. Khi đánh giá những lợi ích từ quá trình hội nhập kinh tế có một điều mà hầu hết các quốc gia đều nhận thấy đó là khả năng để các quốc gia có thể huy động được nguồn tiết kiệm từ bên ngoài, cho phép các thực thể kinh tế được tự do lựa chọn nơi vay, nơi đầu tư, trao đổi tài sản sao cho có lợi nhất. Đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển, tỷ lệ vốn tính trên đầu người còn thấp như Việt Nam thì việc mở cửa cho dòng vốn nước ngoài vào sẽ giúp cho các nền kinh tế này tăng nhanh tốc độ tích tụ vốn và có thể mở rông đầu tư trong nước mà không bị hạn chế, phụ thuộc vào nguồn vốn nội địa và tích luỹ trong nước. Đầu tư nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, giúp họ có cơ hội tiếp cận dễ dàng với công nghệ mới, trình độ quản lí và kinh doanh tiên tiến, kỹ năng quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời quá trình này cũng góp phần cải thiện hiệu quả phân phối, sử dụng các nguồn lực thông qua sự gia tăng cạnh tranh, tăng khả năng sẵn có của nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư, tài trợ thương mại, hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế quan trọng khác. 1.1.2. Tăng cường khả năng thanh toán và thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển ổn định. Khi mục tiêu thu hút nguồn vốn nước ngoài chảy vào, nhất là luồng vốn đầu tư gián tiếp đạt hiệu quả thì nó sẽ có tác dụng làm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường vốn nội địa. Thị trường vốn phát triển và có khả năng thanh toán cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cải thiện danh mục đầu tư của mình, các TCTD và ngân hàng mở rộng tín dụng và phát triển dịch vụ một cách hiệu quả. Tự do hoá tài chính và luân chuyển vốn quốc tế sẽ góp phần bình ổn đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế thông qua khả năng vay vốn từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài, kìm giữ được mức tiêu dùng và đầu tư phù hợp với mức sản xuất và thu nhập của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường tài chính nhờ tác dụng của dòng vốn nước ngoài đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có thể trao đổi thu nhập tương lai lấy tiêu dùng, đầu tư hiện tại và ngược lại. Trên cơ sở đó mức tiêu dùng và đầu tư được bình ổn. Khi thị trường tài chính có khả năng thanh toán cao, các dòng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường sẽ có xu hướng vận động linh hoạt hơn, từ đó kích thích các nhà đầu tư, các định chế tài chính và doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 1.1.3. Tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khác. Một lợi ích quan trọng nữa của hội nhập tài chính- tiền tệ là góp phần củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng, trung gian tài chính . Nhờ mở cửa mà các ngân hàng trong nước có thể bổ sung được nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, tiếp cận được các công nghệ ngân hàng tiên tiến, mở rộng hoat động kinh doanh về ngoại hối, chứng khoán, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Hơn nữa, mở cửa sẽ tăng cường sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, buộc các NHTM trong nước phải cải tiến quản lí, tuân thủ các nguyên tắc thị trường, đổi mới kiểm soát nội bộ, phòng ngừa rủi ro và giám sát an toàn hoạt động, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tốt hơn, cải thiện vị thế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới. Hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, cùng với dòng vốn sẽ là kinh nghiệm quản lí, kỹ thuật phòng ngừa rủi ro, công nghệ và sản phẩm mới được đưa vào thị trường nội địa. Các yếu tố này có thể làm tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tăng cường khả năng quản lí rủi ro đối với các hoạt động tài chính trong nước và quốc tế. 1.1.4. Hội nhập quốc tế thúc đẩy và duy trì hệ thống chính sách lành mạnh. Trong một nền kinh tế với thị trường tài chính mở, nếu các chính sách không lành mạnh và thiếu ổn định, các qui định quản lí không hợp lí có thể gây nên những bất ổn kinh tế, từ đó nảy sinh tình trạng bất ổn của các dòng vốn. Do vậy, mở cửa thị trường tài chính sẽ là động lực thúc đẩy các nước phải phát triển và duy trì hệ thống chính sách lành mạnh và đáng tin cậy, tăng cường các công cụ quản lí hiệu quả và nâng cao tính minh bạch trong chính sách và hệ thống các công cụ quản lí. Đặc biệt chính sách tiền tệ quốc gia của NHTƯ không thể đứng độc lập mà phải đặt trong bối cảnh của một nền kinh tế mở, có sự tham gia vào các hiệp định kinh tế khu vực và quốc tế, chẳng hạn như AFTA, IMF, WB, WTO với nhiều ràng buộc và điều kiện. Đồng thời quá trình hội nhập kinh tế sẽ đưa đến nhiều thay đổi về mặt cơ cấu cho nền kinh tế có liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ. Với vai trò là một chính sách kinh tế vĩ mô điều tiết nền kinh tế, chính sách tiền tệ cần phải có những điều chỉnh sao cho thích hợp với quá trình thay đổi cơ cấu này. Mà những điều chỉnh đó có thể dẫn đến sự thay đổi các mục tiêu của chính sách tiền tệ, các chiến lược dài hạn, các công cụ và khuôn khổ thể chế tối ưu cho chính sách tiền tệ. 1.2. Những thách thức của hội nhập tài chính tiền tệ Những lợi ích của hội nhập tài chính tiền tệ trên đây là rõ ràng, nhưng phần lớn là lợi ích tiềm năng. Mức độ đạt được những lợi ích đó như thế nào còn phụ thuộc vào điều kiện, trình độ phát triển, công cụ chính sách và bước đi cụ thể của mỗi quốc gia. Nếu không có chính sách đúng đắn và phù hợp thì không những không thu được lợi ích mà còn làm cho nền kinh tế phải đối mặt với những rủi ro lớn. Một hệ thống tài chính- ngân hàng được tự do hóa và hội nhập quốc tế theo một tiến trình không thích hợp, thiếu sự giám sát thận trọng, kết hợp với môi trường kinh tế vĩ mô kém ổn định, các chính sách không đồng bộ có thể gây ra nguy cơ của khủng hoảng hoặc sự hỗn loạn. Có thể đánh giá những rủi ro và tác động tiêu cực của hội nhập tài chính, tiền tệ theo những khía cạnh chủ yếu sau: 1.2.1. Những rủi ro của quá trình chuyển dịch từ hệ thống tài chính kiểm soát trực tiếp sang hệ thống tài chính tự do Kiểm soát tài chính bằng các công cụ trực tiếp là đặc trưng của hầu hết các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù kiểm soát tài chính trực tiếp đã có ý nghĩa tích cực nhất định trong những điều kiện cụ thể, nhưng không thể tiếp tục duy trì các phương pháp này trong một thế giới đang toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng cao như hiện nay. Khi hội nhập vào hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế thì phương pháp can thiệp của chính phủ đối với các hoạt động tài chính cần phải được thay đổi. Sự dịch chuyển từ hệ thống tài chính được kiểm soát trực tiếp sang hệ thống tài chính tự do hoá ở các nước đang phát triển trong thời gian qua đã chứng minh tầm quan trọng của vấn đề này. Quá trình tự do hoá tài chính của các nước Mỹ la tinh từ những năm 80 được tiến hành khá nhanh chóng bởi việc mở cửa các giao dịch tài chính quốc tế và giải trừ các qui định điều chỉnh, các qui chế kiểm soát hoạt động tài chính- ngân hàng một cách không đồng bộ, thiếu lành mạnh đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Đó là việc vốn chạy ồ ạt ra khỏi đất nước để tránh những rủi ro biến động trong nước. Ngược lại, việc chuyển từ hệ thống tài chính kiểm soát trực tiếp sang kiểm soát gián tiếp ở một số nước châu á theo một tiến trình thận trọng hơn đã đem lại sự tăng trưởng và ổn định qua nhiều năm cho tới khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra năm 1997. Như vậy, trong quá trình tự do hoá tài chính thì việc chuyển dịch từ hệ thống kiểm soát trực tiếp sang hệ thống kiểm soát gián tiếp là một bộ phận quan trọng và cần thiết của quá trình hội nhập. Quá trình này là một quá trình phức tạp và rất nhạy cảm, do đó cần phải tính đến các yếu tố về di chuyển các luồng vốn quốc tế cũng như sự thâm nhập của các yếu tố nước ngoài vào hoat động cuả hệ thống ngân hàng quốc gia 1.2.2. Những thách thức từ sự hội nhập thị trường tài chính và dòng luân chuyển vốn. Khi mở cửa cho vốn được luân chuyển tự do qua biên giới, nếu thiếu các biện pháp củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng trong nước thì các rủi ro sau có thể sẽ phát sinh: Thứ nhất, đó là rủi ro liên quan đến khả năng vốn đầu tư nước ngoài bị rút ra đột ngột với khối lượng lớn. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của những biến động kinh tế lan rộng từ các nước trong khu vực. Khi khó khăn nảy sinh ở một quốc gia khác, các nhà đầu tư có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của quốc gia mà họ đang đầu tư thông qua các mối quan hệ về thương mại, quan hệ vay nợ hoặc sự liên kết giữa các hệ thống tài chính, ngân hàng, nên họ sẽ có động cơ rút vốn để tránh rủi ro. Cũng có thể do ảnh hưởng của một chính sách và môi trường kinh tế- chính trị, có thể tác động đến tâm lí của các nhà đầu tư. Ví dụ, một chính sách tiền tệ không thích hợp, gây ra áp lực lạm phát và làm giảm giá trị đồng tiền, gây mất ổn định kinh tế. Hay một chính sách tài khoá không đáng tin cậy cũng có thể gây ra thâm hụt tài chính lớn, mức nợ gia tăng, làm xói mòn lòng tin của các nhà đầu tư. Thứ hai, luân chuyển vốn qua biên giới có thể gây mất cân đối vĩ mô làm thay đổi tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng đến cán cân than toán. Nếu dòng vốn chảy vào trong nước quá lớn có thể thúc đẩy khả năng vay ngoại tệ với mức độ lớn một cách thiếu thận trong, hiện tượng này sẽ nguy hiểm hơn khi mức độ biến động tỷ giá vượt qua khả năng kiểm soát của các nhà quản lí tiền tệ. Ngược lại, nếu dòng vốn chảy ra quá lớn cũng gây nên biến động tỷ giá, làm giảm giá trị đồng nội tệ, gây khó khăn cho các tổ chức xuất nhập khẩu và việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài. Thứ ba, đó là nguy cơ của tình trạng “đô la hoá” nền kinh tế. Đó là hiện tượng sử dụng đồng ngoại tệ thay thế đồng bản tệ trong các giao dịch. Khi vốn lưu chuyển tự do trong một thị trường hội nhập thì các nước có đồng tiền yếu sẽ xuất hiện xu hướng chuyển sang sử dụng ngoại tệ mạnh. Hậu quả là hiện tượng đầu cơ tiền tệ có thể xuất hiện, gây ra những khó khăn cho công tác quản lí tiền tệ và hoạt động của hê thống ngân hàng. 1.2.3. Những ảnh hưởng của việc mở cửa thị trường hoạt động với bên ngoài. Với sự mở cửa cho việc tham gia của hệ thống ngân hàng nước ngoài vào hoạt động ngân hàng trong nước và cho phép các ngân hàng trong nước thực hiện các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài cũng sẽ có những tác động tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng của từng quốc gia, nhất là đối với những nước đang phát triển. Thứ nhất, sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài có thể gây ra những khó khăn cho nền kinh tế và đe doạ chủ quyền kinh tế quốc gia. Trong các nền kinh tế chuyển đổi, sự gia tăng sở hữu của các ngân hàng nước ngoài có thể gây ra những lo ngại về chủ quyền kinh tế quốc gia bởi những ngân hàng nước ngoài có thể chi phối hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một số ít các ngân hàng nước ngoài. Hơn nữa, sự gia tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài cũng làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn của các DNNN, các DN vừa và nhỏ- đó là những DN có hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. Do vậy, việc mở cửa cho sự tham gia của các ngân hàng phải ở mức độ phù hợp với qui mô của nền kinh tế và trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Thứ hai, hoạt động của NH ngày càng rộng lớn và hiện đại trong môi trường hội nhập sẽ làm hạn chế khả năng kiểm soát của các nhà quản lí trong từng quốc gia. Hoạt động của các ngân hàng nước ngoài với nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ làm cho nhiều ngân hàng thoát khỏi sự kiểm soát của cơ chế giám sát đã đặt ra. Trong một môi trường kinh doanh ngân hàng hiện đại với nhiều rủi ro thì hệ thống tài chính quốc gia không thể chỉ được kiểm soát bằng các phương pháp truyền thống. Tóm lại, tự do hoá và hội nhập quốc tế về tài chính, tiền tệ đang là một xu thế tất yếu trên thế giới, Việt Nam cũng đang trong quá trình đó. Bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn thì quá trình này cũng đặt ra những thách thức cho hệ thống tài chính, ngân hàng của mỗi nước. Vì thế, mỗi quốc gia cần phải chủ động hội nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu để khai thác những lợi ích, đồng thời cũng phải có các chính sách và giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực. Là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia cho nên chính sách lãi suất cũng đòi hỏi phải có những cải cách thích hợp cho phù hợp với tình trạng tài chính Việt Nam trong những năm tới. Việc Thống đốc NHNNVN ra quyết định thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại đối với VND của các TCTD đã chứng tỏ một bước chuyển đổi quan trọng trong chính sách lãi suất. Vậy để hiểu rõ hơn, chúng ta cần phải tìm hiểu tại sao các nhà lập chính sách lại có quan điểm điều hành chính sách lãi suất như vậy và liệu việc thực hiện chính sách lãi suất mới này có đặt ra những thách thức gì cho hệ thống ngân hàng Việt Nam hay không. 2. Những đòi hỏi về chuyển đổi cơ chế lãi suất và những thách thức trong chính sách lãi suất mới. 2.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi lãi suất theo hướng thị trường. 2.1.1. Cải cách kinh tế theo định hướng thị trường đòi hỏi phải cải cách lãi suất. Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới kinh tế toàn diện, các chính sách về giá cả (giá hàng hoá, tỷ giá hối đoái…) ở Việt Nam đã được cải cách đáng kể theo định hướng thị trường. Theo định hướng đó, cơ chế bao cấp ở khu vực ngân hàng cũng từng bước được xoá bỏ và thay vào đó là cơ chế hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Hệ thống ngân hàng hai cấp được xác lập: NHNN thực hiện chức năng NHTƯ và quản lí nhà nước; hệ thống NHTM thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường. Lãi suất ngân hàng với tư cách là một loại giá- giá của quyền sử dụng tiền tệ, cũng đã từng bước được chuyển đổi theo hướng thị trường: từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương với các mức khống chế trần, sàn lãi suất cho vay, loại bỏ dần các mức khống chế. Ngày 2/8/2000, NHNN đã tiến một bước quan trọng trong việc chuyển đổi chính sách lãi suất sang cơ chế thị trường qua việc thực hiện cơ chế“ lãi suất cơ bản”. Theo đó, NHNN tham khảo lãi suất của các NHTM chủ chốt để đưa ra lãi suất cơ bản và cho phép các NHTM được tự do quyết định lãi suất trên cơ sở không vượt quá biên độ mà NHNN khống chế. Thực chất cơ chế này cũng vẫn là một hình thức trần lãi suất. Vì vậy, việc chuyển đổi lãi suất theo định hướng thị trường hơn nữa là cần thiết. 2.1.2. Cải cách khu vực ngân hàng theo định hướng thị trường đòi hỏi cải cách lãi suất. Bắt đầu từ những năm 90 Việt Nam đã đổi mới toàn diện khu vực ngân hàng. Nội dung và mục tiêu quan trọng trong chương trình cải cách ở khu vực ngân hàng theo định hướng thị trường đối với Việt Nam gồm 2 mục tiêu chính đó là: cải cách NHNN về công cụ chính sách, mô hình tổ chức nhằm nâng cao điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát thị trường tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển và hội nhập quốc tế; cơ cấu lại hệ thống NHTM (quốc doanh và cổ phần) nhằm đảm bảo tính an toàn lành mạnh và hiệu quả trong hoat động. Thứ nhất, cải cách NHNN và chính sách tiền tệ. Từ năm 1990 đến nay, NHNN đã từng bước đưa ra các công cụ gián tiếp thay thế dần các công cụ trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, vai trò quản lí nhà nước được tăng cường nhưng NHNN vẫn còn gián tiếp hoặc trực tiếp can thiệp vào công việc kinh doanh của các NHTM như chỉ đạo cho vay, khống chế lãi suất hoạt động... Như vậy, xét trên phương diện điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua, Việt Nam đã đặt mục tiêu trung gian bao gồm cả mục tiêu lãi suất và mục tiêu cung tiền. Trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai, NHNN không thể duy trì khống chế lãi (mục tiêu lãi suất) đồng thời với mục tiêu cung tiền (MS) bởi sự mâu thuẫn giữa hai mục tiêu này như đã phân tích ở chương II. Do vậy, việc chuyển đổi cơ chế lãi suất sang lãi suất thị trường tức là không theo đuổi mục tiêu lãi suất là hợp lí. Thứ hai là chương trình cải cách NHTM gắn với cải cách doanh nghiệp theo định hướng thị trường. Cải cách lãi suất cùng với cải cách quan hệ tín dụng giữa NHTM và DN là cần thiết nhằm đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển (đặc biệt là các nước đang chuyển đổi như Việt Nam), NHTM và các DN có quan hệ mật thiết, đặc biệt là quan hệ tín dụng. NHTM là người cung ứng vốn theo cách thức và điều kiện nhất định (ví dụ như đánh giá tình hình hoạt động của DN, tính khả thi của dự án…), các DN là người sử dụng vốn tín dụng và là người tạo ra của cải vật chất thực sự cho nền kinh tế. Khi các NH không duy trì được sự độc lập trong việc ra các quyết định cho vay hay trong điều kiện thiếu thông tin thì sự phân bổ tín dụng trong một nền kinh tế sẽ không hiệu quả và danh mục tín dụng của các NHTM sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Tại Việt Nam, chương trình cải cách ngân hàng và DN cũng chứa đựng nội dung cải cách quan hệ tín dụng, bao gồm điều kiện tín dụng, chế độ lãi suất theo định hướng thị trường. * Về điều kiện tín dụng: từ trước tới nay, các NHTMQD dường như chỉ cấp tín dụng cho các DNNN- nơi mà đằng sau là sự bảo lãnh ngầm của chính phủ. Bản thân các NHTM vẫn chưa đủ năng lực hay tỏ ra chưa chủ động trong kinh doanh, chưa phát huy cao độ tính độc lập, tự quyết trong cho vay như hạn mức cho vay, lãi suất cho vay… trên cơ sở phân tích đánh giá các DN hay các dự án. Các hình thức hỗ trợ, bao cấp cho các DNNN qua tín dụng ngân hàng (như cho vay chỉ định, giảm lãi suất, điều kiện tín dụng dễ dàng…) vẫn tồn tại trong các NHTM. Điều đó cũng có nghĩa là quan hệ tín dụng giữa các NH và DN chưa thực sự là quan hệ tín dụng thương mại. Thực hiện cải cách quan hệ tín dụng trong thời gian tới cần phải tiến tới bình đẳng giữa các NHTM trong việc cấp tín dụng cho các DN, không phân biệt nghành nghề, loại hình DN… * Về ch
Tài liệu liên quan