Xu thế phát triển của kinh tế thời đại và tổng quan về thương mại quốc tế

I. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI 1. Đặc đểm: (1) Sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của khoa học và công nghệ (2) Toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và hình thức biểu hiện (3) Phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng tăng trưởng, giũa tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường là đòi hỏi của chính tiến trình phát triển

pdf41 trang | Chia sẻ: thanhlam12 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu thế phát triển của kinh tế thời đại và tổng quan về thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ THỜI ĐẠI VÀ TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1 Trương Đình Tuyển I. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THỜI ĐẠI 1. Đặc đểm: (1) Sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của khoa học và công nghệ (2) Toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và hình thức biểu hiện (3) Phát triển bền vững, gắn kết chặt chẽ giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng tăng trưởng, giũa tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường là đòi hỏi của chính tiến trình phát triển 2 . Trương Đình Tuyển 2. Hệ quả (1)Tiến trình công nghiệp hoá được rút ngắn, nước (doanh nghiệp) đi sau có thể đuổi kịp, thậm chí vượt nước (doanh nghiệp) đã có trình độ phát triển cao hơn nếu có chiến lược đúng (2)Toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại và do đó, hôi nhập quốc tế là xu thế lớn của thời đại và là điều kiện cho sự phát triển của mỗi quốc gia. (3)Tính bất định và độ rủi ro tăng lên.(phản ứng chính sách linh hoạt và quản trị rủi ro trở thành yêu cầu quan trọng với các nhà quản lý) Do quá trình tự do hóa và sự phát triển rất nhanh của thị trường tài chính với các sản phẩm phái sinh nên sự biến động của một nền kinh tế tác động rất nhanh rất mạnh trên phạm vi toàn cầu (Hiện tượng Sip. Ngày thứ 2 đen tối: Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Thượng Hải). Ghi chú: Năm 1980, giá trị của thị trường tài chính thế giới là 12 nghìn tỷ USĐ (tương đương 100% GĐP toàn cầu_. Vào thời điểm khủng hoảng đã lên tới 140 nghìn tỷ , bằng 1.166% (gấp 3,25 lần GĐP 4 Trương Đình Tuyển 3. Quá trình chuyển đổi (1) Từ kỷ nguyên công nghệ chế tạo sang công nghệ cao do công nghệ thông tin dẫn dắt (2) Từ lao động cơ bắp sang lao động trí tuệ. (3) Từ sản xuất vật chất sang phát triển các ngành dịch vụ. (4) Cùng với việc hình thành các tập doàn kinh tê lớn đa quốc gia là xu hướng cá biệt hóa doanh nghiệp. (5) Từ thị trường quốc gia sang thị trường thế giới và khu vực; tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng chứ không chỉ là XK vào các thị trương riêng lẻ. (6) Từ phân bố lao động theo nguồn lực sang tối đa hoá hoạt động thị trường (7) Từ chạy theo tốc độ tăng trưởng sang coi trọng chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững (8) Từ nhà nước chỉ huy sang nhà nước kiến tạo phát triển.5 . Trương Đình Tuyển II. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂ CỦA TM QUỐC TẾ1. 1.Động lực: Sự phát triển của lực lượng sản xuất đặt ra yêu cầu tổ chức thị trường trên phạm vi toàn thế giới. Động lực của nó là sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của KH-CN, tạo ra một khối lượng của cải khổng lồ. Các Tập đoàn xuyên quốc gia là tác nhân chính của quá trình này. 2.Tiến trình: a)khi lực lượng sản xuất thấp kém,Thị trường bị “đóng khung” trong lãnh địa của chúa đất phong kiến. b)Cuộc CM công nghiệp lần thứ nhất hình thành thị trường dân tộc. c)Các cuộc CM công nghệ tiếp theo đặt ra yêu cầu mở rộng thị trường ra khỏi biên giới quốc gia bằng xâm chiếm thuộc địa, (chủ nghĩa thực dân cũ và mới) Khi chủ nghĩa thực dân cũ và mới sụp đổ, thì phát động toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại. “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế lơn, cuốn hút các quốc gia dân tộc” ( Đại hội Đảng lần thứ IX) 3.Lựa chọn phát triển: Khai thác và tạo lập lợi thế so sánh, chuyển lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh để tham gia có hiệu quả vào sự phân công lao động quốc tế và chiếm giữ các công đoạn có GTGT cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. 6 •• Ghi ghú: các công đoạn trong chuỗi giá trị từ nghiên cứu triển khai đến đưa sản phẩm tới người tiêu dùng: • A: R&D, B: Thiết kế, tạo mẫu, C: chế tạo linh kiện, chi tiết ( công nghiệp hỗ trợ) D: lắp ráp, E:bán hàng, F: phát triển hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu. ) III. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tòan cầu hóa là một tiến trình phức tap; có mặt thuận và mặt nghịch và là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh. 1.Nội hàm của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.. Phạm vi và các nguyên tắc mở cửa thị truờng. 1/Phạm vi, 2/Nguyên tắc (5 nguyên tắc) 3. Các nội dung mở cửa thị trường. -Mở của thị trường về thương mại hàng hoá; -Mở cửa thị trường về dịch vụ -các phương thức; -Mở cửa thị trường dầu tư; - Cách tiếp cận khi mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư.8 Trương Đình Tuyển NHỮNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA 9 . Trương Đình Tuyển I.CÁC HIỆP ĐỊNH KÝ KẾT cho đến năm 2010 1. Ba sự kiện trong năm 1995- dấu mốc quan trọng. -Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tham gia Hiệp định MDTD ASEAN và ASEAN+ a. Hiệp hội các nước ĐNA Dân số là 604,8 triệu người, GDP là 2.178 tỷ USD (năm 2011), thương mại nội khối là 598,2 tỷ USD, thương mại với các nước ngoài khối là 1.790,4 tỷ USD . . Trương Đình Tuyển b. Hiệp định MDTD ASEAN và ASEAN + 11 . Trương Đình Tuyển Hiệp định Thời điểm hiệu lực Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong vòng 10 năm (%) Thời điểm hoàn thành Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan khi hoàn thành (%) Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 1/1/1999 56,5 2018 99 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACTIG) 1/7/2005 90,47 2020 93,2 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKTIG) 1/7/2006 80,1 2020 84,3 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) 1/12/200 8 59,6 2025 84,72 Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di lân (AANZFTA) 1/1/2010 90,6 2022 98,1 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) 1/6/2010 60,02 2023 80,87 2. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) a. Tiến trình b.Ý nghĩa. 3. Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) a. Tiến trình (1) Năm 1995: Làm đơn gia nhập (2) Tháng 01/2007: Chính thức gia nhập là thành viên thứ 149 b. Nội dung: (1) Tuân thủ các quy tắc và khoảng 22 hiệp định quy định các luật chơi của WTO trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế, thương mại. (2) Cam kết về thuế: cắt giảm thuế từ mức bình quân trên 16% xuống còn khoảng 14%, nhiều dòng thuế giảm khá sâu, (3) Cam kết về dịch vụ: mở cửa tất cả 15 ngành dịch vụ với 110 phân ngành/155 phân ngành trong đó có những lĩnh vực khá nhạy cảm. 4.Đàm phán và ký các HĐ: VJFTA (năm 2009) và FTA Việt Nam – Chi Lê (2010) Trương Đình Tuyển II. Các Hiệp định MDTD mới. 1.Tại sao lại xuất hiện nhiều Hiệp định MDTD 1/WTO tạo xung lực cho thương mai phát triển, qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và giúp giảm nghèo. Theo UNTAD, nếu như năm 1995 giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá thế giới mới ở mức 10.407 tỷ USD thì đến năm 2010 con số này là 31.000 tỷ USD; năm 1996 thương mại dịch vụ mới ở mức 2.523 tỷ USD (năm 1995 không có số liệu) thì đến năm 2010 giá trị dịch vụ toàn cầu đã là 7.453 tỷ 500 triệu USD; năm 1995 dòng vốn đầu tư toàn cầu là 706 tỷ USD, đến năm 2010 con số này lên đến 2.760 tỷ USD. 2/”Chiếc áo WTO” đã chật. Phát động vòng Đô Ha. và sự “chết yểu” của nó -lực lượng sản xuất phát triển mạnh, đòi hỏi phải tự do hóa cao hơn, khung khổ của WTO không đủ. Yêu cầu mở vòng đàm phán mới trong tổ chức nay (vòng Đo Ha)- 3/Nội dung vòng Đô Ha và sự “chết yểu” của nó. -Nhiều tham vọng nhưng do nhiều mâu thuẫn, vòng Đo Ha bị ngưng trệ. Các nước thúc đẩy đàm phán các Hiệp định MDTD mới 2.Đặc điểm của những Hiệp định MDTD mới: -Là những hiệp định WTO+ (hai hướng chính) 3.Các hiệp định MDTD mới mà Việt Nam đã và đang đàm phán. Việt Nam đã và đang đàm phán các hiệp định MDTD sau: -FTA Việt Nam –Hàn Quốc (đã ký tháng 5/2015) -FTA Việt Nam-Liên minh Á- Âu (đã ký tháng 8/2015) -FTA Việt Nam-EU (đã kết thúc đàm phán tháng 8/2015) -Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (đã kết thúc đàm phán tháng 10/2015.) -FTA Việt Nam-Hiệp hội MDTD Châu Âu (Na Uy, Thụy Sỹ, Icland, Leixtantein (đang đàm phán) -Hiệp định MDTD ASEAN+6 (RCEP) (đang đàm phán) Trong đó, FTA với EU và TPP là những hiệp định toàn diện, chất lượng cao, có mức độ tự do hóa rất sâu rộng, cơ chế thực thi chặt chẽ và chế tài xử phạt khi vi phạm ngặt nghèo. III. Hiệp định TPP. 1. Quá trình hình thành TPP. - Hiệp định P4. -Hội nghị Apec 2006. -Năm 2008, Hoa Kỳ tham gia P4, khuyến khích mỏ rộng P4 sang các nước trên vành đai Thái Bình Dương (đến nay đã có 12 thành viên) và cầm trịch cuộc đàm phán nhằm tạo lập một hiệp đinh toàn diện, chất lượng cao và tham vọng 2. TPP với Hoa kỳ và với Việt Nam; (1)Với Hoa Kỳ: -Mục tiêu trước mắt và thường xuyên: Tăng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm. -Mục tiêu chiến lược: +Tạo động lực hình thành khu vực MDTD APEC và xa hơn nếu Apec thành công thì cùng với TTIP làm sống lại vòng Đô Ha. Tuy nhiên, đây là những mục tiêu khó khăn và có thể còn lâu dài +Là cơ sở dịa kinh tế (và không chỉ là địa kinh tế) cho chiến lược ‘Xoay trục” Với những mục tiêu đó của Hoa Kỳ, Việt Nam rất có gía trong Hiệp định này: -Về kinh tế, trong tương lại là nước đem lại GTGT lớn cho Hoa Kỳ, sau Nhật Bản. -Về chiến lược: +Là một nước có trình độ thấp nhất trong các nước ham gia TPP, Việt Nam là hình mẫu để Hoa Kỳ thúc đẩy các nước khác trên vành đai Thái Bình dương tham gia đàm phán khu vực MDTD APEC +Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa Hoa kỳ và các nước lớn khác. (2)Với Việt Nam: -Thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn, có công nghệ nguồn, -Mở rộng xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp mà còn có thể tăng XK nông sản (bao gồm lâm sản thủy sản) và nông sản chế biến; trong do, nhiều mặt hàng thuộc nhóm này US và các nước sẽ đưa thuế NK về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, tạo thế cân bằng mới trong quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước, -Tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, -Tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, -Tạo dựng khuôn khổ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh Doanh -Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng -Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng theo phương châm: Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; nâng cao vị thế của nước ta trong trong nền chính trị thế giới, nhất là vị thế trong một khu vực năng động và rất nhạy cảm như khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 3.Nội dung tổng quat của Hiệp Định : Hiệp định có 30 chương và là Hiệp định chất lượng cao, mở cửa thị trường sâu rộng; ràng buộc chặt chẽ về quy tắc và cơ chế thực thi. Sau đây là một số nội dung chính: 1/Về TM hàng hóa: -Đưa thuế XNK vè 0% theo lọ trình, trong đó khoảng 90% thuế NK về 0% ngay sau khi HĐ có hiệu lực, các giòng thuế còn lại về 0% sau 10 năm, một só giòng thuế đặc biệt nhạy cảm có thể dài hơn hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan. -Cắt giảm thuế XK và đưa về 0% theo lộ trình, một số giòng nhạy cảm có thể giữ nguyên mức thuế hiện hành (trong WTO ta chỉ cam kết cắt giảm thuế XK với phế liệu kim loại) -Cho phép nhập hàng đã qua sử ụng và hàng tân trang (trừ một só ít sản phẩm) -Quy tắc xuất xứ chặt chẽ, bảo đảm hàm lượng khu vực với tỷ lệ cao nhằm thúc đẩy thương mại nội khối, mạng sản xuất và chuỗi cung khu vực. Riêng đối với dệt may, quy tắc xuất xứ là từ sợi trở đi. (nhưng có danh mục nguồn cun thiếu hụt) 2/Về dịch, bao gồm các dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài cính, (trong đó có dịch vụ tài chính mới) dịch vụ viễn thông (có nội dung quy định về đấu nối cáp quang của các DN viễn thông nước ngoài vào mạng cáp quang của DN trong nước. -Thương mại điện tử (không dừng lại ở mua bán qua mạng như cách hiểu thông thường mà tất cả các giao dịch só với quy định tự do lưu chuyển và lưu giữ thông tin. 3/Đầu tư: -Tiếp cận chọn bỏ, quy định về thủ tục đầu tư; ràng buộc chặt chẽ các biện pháp không tương thích (với quy định của Hiệp định bằng 2 phụ lục). -Quy định về bảo hộ nhà đầu tư thông qua cơ chế Nhà nước kiện Nhà nước, Nhà đầu tư kiện nhà nước; khiếu kiện tiền cấp phép, khiếu kiện không vi phạm. 4/Mua sắm Chính phủ: mua sắm từ NS hoặc do tổ chức mà Nhà nước có quyền chi phối phải thực hiện phải đấu thầu, (trừ mua sắm sản phẩm liên quan đến an ninh quốc phòng) -Xác định ngưỡng hàng hóa, dịch vụ và dịch vụ xây dựng phải đấu thầu - Quy định thủ tục đấu thầu, bảo đảm công khai minh bạch; quy định thực hiện đấu thầu điện tử. 5/Chính sách cạnh tranh và DNNN: Các hiệp định mới thừa nhận sự tồn tại và vai trò cua DNNN nhưng DNNN phải hoạt động theo tiêu chí thương mại và trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với các DN khác tren thị trường trong nước cũng như thị Trương các nước TPP. - Quy định ngưỡng doanh thu mà DNNN bị điều chỉnh bởi Hiệp dịnh (trừ DN hoạt động liên quan đến an inh, quốc phòng. -Công khai hoạt động của DNNN. -Tách chức năng chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN ra khỏi chức năng hoạch định chính sách nhằm tránh xung đột lợi ích. 6/Thương mại và môi trường: -Thực thi các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong đầu tư và - kinh doanh, -chống trợ cấp khi dánh bắt các loài hải sản có nguy cơ bị khai thác quá mức; -Tham gia 3 công ước đa pương về môi trường. 7/Thương mại và lao đông: Tuân thủ tuyên bố của ILO năm1998, trong đó: bảo đảm các quyền của người lao động (tiền lương tối thiểu, diều kiên làm việc, chống lao động cưỡng bức và lao động trẻ em; quyền tự do Hiệp hội). 8/Bảo hộ quyền SHTT: -Mở rộng phạm vi bảo hộ sang những sản phẩm mới (mà Trisp- WTO chưa có như bảo hộ dộc quyền dữ liệu đối vói sinh dược, quy định thủ tục và thời gian cấp phép lưu hành thuốc, -Bảo gộ thiết bị chống xâm nhập trái phép tín hiệu vệ tinh, bảo hộ tín hệu áp..) -Kéo dài thời gian bảo hộ sáng chế, quyền ác giả và quyền liên quan; -Quy định trách nhiệm bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ Internet; -Tăng cường cơ chế thực thi tại biên giới, thực th dân sự và thực thi hình sự (xử hình sự những hành vi xâm phạm) - vv. 9/Pháp lý và thể chế- Cơ chế giải quyết tranh chấp, trừng phạt thương mại. FTA với EU cung có nội dung tương tự nhưng một số nọi dung kết hợp trong một chương nên só chương ít hơn. TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT QUA THÁCH THỨC KHI THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH MDTD 25 Trương Đình Tuyển I. NẮM BẮT CƠ HỘI, ĐƯƠNG ĐẦU VỚI THÁCH THỨC 1.Cơ hội: Ở trên đã nêu rõ các cơ hội mà hiệp đinh mang lại. Cần nhấn mạnh thêm, tác động tích hơp của các hiệp định còn lớn hơn. 2. Thách thức: (1)Cạnh tranh sẽ rất quyết liệt trên cả 3 cấp đô (nhưng thách thức này cũng là cơ hội. Đây là biện chứng của sự phát triển). Riêng đối với thịt gà và thịt lợn sẽ bị cạnh tranh rất lớn từ hàng NK dù lộ trình cắt giảm thuế quan của ta là khá dài (thịt gà sau 11-12 năm thịt lợn tươi sau 10 năm, thịt lợn đông lạnh sau 8 năm do sức cạnh tranh các sản phẩm này của ta rất kém So với nhiều nước TPP. Mặt khác, với sản phẩm nông nghiệp thách thức lớn nhất vẫn là bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh (SPS) nếu không, dù thuế NK cua các nước được đưa về 0% và hàng hóa dồi dào, chủng loại phong phú nhưng chất lượng kém vẫn không XK được. (2)Thách thức về thực thi sẽ rất lớn (sửa đổi, bổ sung pháp luật; nâng cao năng lực cho cán bộ công chức, doanh nhân và cả đội ngũ luật sư để tranh tụng trong các vụ khiếu kiện) (3) Một số đối tượng dễ bị tổn thương, nhất là những DN mà khả năng cạnh tranh kém, khu vực nông nghiệp và nông dân; khoảng cách giàu nghèo sẽ bị doãng ra, ảnh hưởng đến định hướng của sự phát triển nếu không thực thi hiệu quả chiến lược tăng trưởng bao trùm. (4)Những thách thức khác về mặt xã hội Điều cần nhấn mạnh là cơ hội tự nó không biến thành lợi ích, không tự nó biến thành sức mạnh trên thịtrường. Cũng vậy, thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng ép đến đâu còn tùy thuộc vào đối sách của chủ thể. Chủ thể ở đây là Nhà nước và DN. II. Làm thế nào để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức? 1.Trước hết, các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải nắm vững những cam kết của Việt Nam và 11 đối tác để thực thi cho đúng. Nếu không, sẽ bị kiện khi thực hiện không đúng cam kế và cũng không biết để kiện lại khi đối tác vi phạm. (chú ý các cơ quan nhà nước khác nhau có những nghĩa vụ khác nhau theo chức năng được phân công phai hiểu tổng thể của Hiệp định để phân tích những cơ hội và thách thức đối với đất nước, cơ quan và doanh nghiệp mình mà Hiệp định tao ra. Đồng thời phải nắm vững cam kết trong lĩnh vực mà cơ quan mình chịu trách 2. Nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hôi, vượt qua thách thức. Nhà nước và doanh nghiệp là những chủ thể quyết định sức cạnh tranh của nèn kinh tế. Trong đó, Nhà nước có vai trò quyết định nhất. Vì sao vậy? -Nhà nước là chủ thể tạo ra năng lực cạnh tranh vĩ mô, trong đó, có sức cạnh tranh về thể chế- yếu tố quyết định nhất cho phát triển bền vững. -Doanh nghiệp phản ánh tất cả nhưng tự nó không quyết định tất cả +Tại sao DN Việt Nam yếu kém, thiếu tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn? (giải thích). -Trong môi trường cạnh tranh không ít DN không trụ nổi, có thể phải thu hẹp SX KD, thậm chí bị phá sản nhưng nhiêu DN sẽ vươn lên và phát triển; các DN mới sẽ hình thành, tạo ra nhiều việc làm mới. Đây là quá trình đào thải mang tính sáng tạo Chính đặc điểm kinh tế của thời đại và hệ quả của nó như đã nói ở trên cho phép doanh nghiêp vươn lên trong cạnh tranh nếu có tư duy và chiến lược đúng đắn. 1/. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam 2015-2016. Chỉ số cạnh tranh toàn cầu và môi trường kinh doanh của Việt Nam ở mức thấp. và đang là vùng trũng trong ASEAN. Trong năng lưc cạnh tranh có năng lực cạnh tranh vĩ mô và năng lực cạnh tranh vi mô. Năng lực cạnh tranh vĩ mô yếu tố quyết định (tuy không phải là tất cả) là từ nhà nước. Theo báo cáo: Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2015-2016 do WEF công bố chỉ só “Cạnh tranh về thể chế”-một yếu tố quyets dịnh của cạnh tranh vĩ mô, Việt Nam xếp thứ 92 trong số 140 nước được xếp hạng và đứng thứ 8 trong 10 nước ASEAN (thấp hơn Các nước ASEN-6 và thấp hơn cả Lào.). Cũng theo báo cáo này, các chỉ số mà DN có vai trò quyết định (tuy không phải tất cả) đến khẳ năng cạnh tranh vi mô, VN có thứ hạng rất thấp như: Sự sẵn sàng về công nghê, xếp thứ 99 hơn Lào và Campchia, sự tinh tế Trong kinh doanh: xếp thứ 106, hơn Campuchia (thua Lào), đổi mới sáng tạo xếp thứ 87, hơn Campuchia (thua Lào) Về môi trường kinh doanh: Theo đánh giá của WB, năm 2015 lại bị tụt hạng so với năm 2014 và xếp thứ 78, tụt 6 bậc. 2/. Cái cách thể chế để nâng cao năng lực canh tranh vĩ mô là yếu tố quyết định. -Thể chế tạo ra khung khổ cho doanh nghiệp tự do lựa chọn -Thể chế tốt bảo đảm tính công khai minh bạch và một môi trường chính sách ổn định và có tính cạnh tranh cao> DN xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn -Nêu nhận xét của Đaron Acemonglu trong tác phẩm “Tại sao các quốc gia thất bại?” và ví dụ thực tế. 3/Những định hướng lớn về cải cách thể chế. . Yêu cầu tổng quan là: -Phải bảo đảm sự tương thích trong các nội dung trong nền chính trị hiện đại (một nền chính trị dân chủ, nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự). Đều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới đòng bộ giữa kinh tế và chính trị của Đảng. -Bảo đảm sự đồng bộ trong cà 3 yếu tố của thẻ chế( định chế quản lý, bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ) -Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh. Cải cách thể chế là gốc, nó tạo khuôn khổ, định ra giứi hạn cho cải thiện môi trường kinh doanh Điểm khởi đầu: Định vị đúng đắn mối quan hệ gữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước bảo đảm ổn định vĩ mô, kiến tạo phát triển, bằng quy hoạch, chính sách và nguồn lực nhà nước thực hiện chiến lược tăng trưởng bao trùm; cung cấp các dịch vụ công thiết yếu mà các thành phần khác khong làm và chưa có khả năng làm. Thị trương là cơ chế chủ yếu để phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Doanh nghiệp tự do kinh doanh những lĩnh vực mà háp luật không cấm trong môi trường cạnh tranh công bằng và minh bạch, từ dó mà phát huy mọi khả năng để đổi mới và sáng tạo nhăm tạo ra hiệu quả cao nhất. Công việc cần đẩy nhanh: Cải cách doanh nghiệp nhà nước, mối quan hệ giữa cải cách DNNN với tái cơ cấu các t