Hậu cần (Logistics) và sản xuất là một bộ phận chức năng gắn liền hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhiều chuyên gia và học giả cân nhắc logistics và sản xuất là quá trình tạo ra “giá trị”. Chúng
tôi nhận thấy rằng số lượng các nghiên cứu đề cập đến “giá trị” trong lĩnh vực chúng tôi đang đề cập
tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ý nghĩa của “giá trị” trong
lĩnh vực logistics và sản xuất thông qua việc phân tích các bài báo khoa học uy tín. Kết quả nghiên cứu
cho thấy định nghĩa “giá trị” còn rời rạc, mang tính chủ quan, thiếu chặt chẽ. Tuy nhiên, kết quả gợi ý
một lượng lớn thuật ngữ “giá trị” đề cao triết lý hợp tác và khả năng ứng biến trong thời đại mới.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý nghĩa của “Giá trị” trong logistics và sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 63 (3/2019) No. 63 (3/2019)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn
78
Ý NGHĨA CỦA “GIÁ TRỊ” TRONG LOGISTICS VÀ SẢN XUẤT
The significance of “value” in logistics and production
ThS. Tôn Nguyễn Trọng Hiền
Yujin Kreves Ltd. (Manufacturing)
Tóm tắt
Hậu cần (Logistics) và sản xuất là một bộ phận chức năng gắn liền hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Nhiều chuyên gia và học giả cân nhắc logistics và sản xuất là quá trình tạo ra “giá trị”. Chúng
tôi nhận thấy rằng số lượng các nghiên cứu đề cập đến “giá trị” trong lĩnh vực chúng tôi đang đề cập
tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Do đó, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ý nghĩa của “giá trị” trong
lĩnh vực logistics và sản xuất thông qua việc phân tích các bài báo khoa học uy tín. Kết quả nghiên cứu
cho thấy định nghĩa “giá trị” còn rời rạc, mang tính chủ quan, thiếu chặt chẽ. Tuy nhiên, kết quả gợi ý
một lượng lớn thuật ngữ “giá trị” đề cao triết lý hợp tác và khả năng ứng biến trong thời đại mới.
Từ khóa: giá trị, logistics, sản xuất, nghiên cứu định tính
Abstract
Logistics and production are a functional part associated with business operations of the enterprise. Many
professionals and academics consider logistics and production as the process of creating “value”. We
have found that the number of studies discussing “value” in this field has increased rapidly over the last
10 years. Therefore, this study aims to explore the meaning of “value” in the field of logistics and
production through the analysis of prestigious scientific articles. The research results show that the
definition of “value” is discrete, subjective and incoherent. However, the results point out a large amount
of the term “value” that highlights the philosophy of cooperation and improvisation in the new era.
Keywords: value, logistics, manufacturing, qualitative research
1. Giới thiệu
“Giá trị” là “quan niệm về những gì
tốt đẹp trong cuộc sống”, “có ý nghĩa khác
biệt”, cũng có thể là “lợi ích sản phẩm mà
khách hàng sẵn sàng chi trả” (Boztepe,
2007). Điều đó minh chứng thực tế rằng
thuật ngữ “giá trị” là một khái niệm trừu
tượng mang tính đa nghĩa, ý nghĩa của nó
dao động giữa các khái niệm xa như lợi
nhuận kinh tế và tiêu chuẩn đạo đức. Trở về
vấn đề kinh tế, có một sự công nhận rằng
việc cung cấp giá trị vượt trội cho người
dùng là công cụ để thành công trong kinh
doanh. Rất nhiều tài liệu trong lĩnh vực
quản trị đề cập lý thuyết về “giá trị” cho các
vấn đề quản lý khác nhau. Từ xa xưa, vấn
đề của logistics và sản xuất được nghĩ đơn
giản là vấn đề chi phí cần cắt giảm, thì ngày
nay nó không chỉ là vấn đề chi phí mà còn
là các hoạt động làm tăng giá trị sản phẩm
được tạo ra. Do vậy, “giá trị” là nền tảng
cho các mô hình quản lý trong lĩnh vực sản
Email: tonnguyentronghien@gmail.com
TÔN NGUYỄN TRỌNG HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
79
xuất và logistics; Lean, Agile, hay TQM
(Total quality management) là ví dụ điển
hình. Để tối ưu hóa các cơ hội để phát triển
lợi thế cạnh tranh, công ty cần xác định các
loại giá trị khác nhau. Trong thực tế, có
nhiều vấn đề và trở ngại khác nhau liên
quan đến việc xác định, tạo và tính toán giá
trị, những vấn đề như vậy thường gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, có vô
vàn cách hiểu và đo lường “giá trị” trong
các nghiên cứu. Lấy ví dụ về Lean. Sau khi
Lean được hiểu rộng ra là phát triển tối đa
“giá trị” bên cạnh việc loại bỏ lãng phí, tuy
vậy, “giá trị” mà Lean đề cập vẫn không
được các nhà nghiên cứu thống nhất trong
cách định nghĩa. Modig & Ahlstrom (2012)
đề xuất chiến lược vận hành hiệu quả, “giá
trị” là sử dụng tài nguyên doanh nghiệp
hiệu quả, trong khi Kollberg và cộng sự
(2007) cho rằng chất lượng là quan trọng
(Kollberg et al., 2006). Ramsay (2005) cho
rằng, thay vì chúng loay hoay đi tìm cách
làm tăng giá trị của sản phẩm chúng ta thì
trước hết phải chỉ ra đâu mới thực sự là giá
trị cần tìm. Do đó, nghiên cứu này nhằm hệ
thống có ý nghĩa, là nền tảng cung cấp cái
nhìn tổng quan về vấn đề “giá trị” trong
lĩnh vực logistics và sản xuất.
2. Nội dung
2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ lỡ việc sử
dụng nguồn tài nguyên thứ cấp trong
nghiên cứu của họ. Chúng tôi nhận thấy
rằng việc thu thập và phân tích dữ liệu sơ
cấp khá khó khăn do những sai sót trong
quá trình thu thập dữ liệu, định kiến chủ
quan cá nhân, thông tin sai lệch. Do đó,
phương pháp nghiên cứu của bài viết này
dựa trên phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp.
Điểm mạnh của phân tích dữ liệu thứ cấp
là cách tiếp cận mà công việc đã hoàn
thành đáng tin cậy của các nhà nghiên cứu
khác trong một mẫu chưa được phân tích
trước đây, so sánh và đánh giá và có thể
dẫn đến những đóng góp mới cho kiến thức
hiện có. Dựa trên phương pháp này, nghiên
cứu được tiến hành qua các bước sau:
B1: Thu thập tài liệu. Nguồn tài liệu
được thu thập có chọn lọc dựa trên từ khóa
tìm kiếm.
B2: Thống kê mô tả. Tổng hợp phân phối
những bài viết trên các tạp chí khác nhau.
B3: Phân tích. Bước này đòi hỏi phải
đọc từng bài viết để xác nhận sự liên quan
của nó để đảm bảo rằng các bài viết phù
hợp thực sự liên quan đến chủ đề nghiên
cứu. Áp dụng phương pháp phân tích dữ
liệu định tính, bao gồm suy luận diễn dịch
và quy nạp.
Mục đích của nghiên cứu này được
giải quyết bằng cách phân tích tổng quát
nghiên cứu trước đó. Để tiếp cận, rất nhiều
tài liệu cần được được thu thập. Tuy nhiên,
vấn đề hiện tại là tràn ngập thông tin chính
thống và giả mạo, tin cậy và không đáng
tin cậy, hữu ích và không sử dụng được.
Do đó, trong quá trình chọn lọc tài liệu
chúng tôi đề ra những tiêu chí như sau:
- Ngôn ngữ sử dụng và tìm kiếm:
Tiếng Anh.
- Thời điểm thu thập: 01/02/2019 trở
về trước.
- Nguồn tìm kiếm: Emerald và
ScienceDirect. ScienceDirect ngày nay
được xem là nhà xuất bản ấn phẩm khoa
học lớn của thế giới thuộc bản quyền của
nhà xuất bản Elsevier, sở hữu khoảng
2.500 tạp chí khoa học đa lĩnh vực. Bên
cạnh đó, Emerald uy tín đã có lịch sử lâu
đời với hơn 52 năm phát triển, Emerald
được biết đến nhà xuất bản đi đầu trong
lĩnh vực quản trị.
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
80
Phương pháp tìm kiếm: Chúng tôi tìm
kiếm các bài viết mà tiêu đề và từ khóa có
chữ “value” (giá trị). Để đi đúng trọng tâm
chủ đề tìm kiếm, chúng tôi giới hạn lại tạp
chí trong lĩnh vực “logistics” và “sản xuất”.
Trong nghiên cứu hàn lâm, việc lựa chọn
tạp chí uy tín để tham khảo là một việc
quan trọng. Do đó, chúng tôi quy ước sẽ
loại những bài viết đăng trên tạp chí thấp
hơn hạng 3 dựa trên tiêu chuẩn xếp hạng
tạp chí Academic Journal Guild (2018)-
Chartered Association of Business School
(ABS). Theo tiêu chuẩn hạng 3, ABS định
nghĩa là những tạp chí này được đánh giá
là có uy tín, được thẩm định nghiêm ngặt,
và có số lượng trích dẫn cao.
2.2. Kết quả
Bảng 1. Phương pháp tìm kiếm và tóm tắt kết quả
Nhà xuất bản Phương pháp tìm kiếm Tạp chí & Xếp hạng ABS (2018)
Emerald
[TTC = “logistics” VÀ [TĐ =
“value”]KQ: 78
International Journal od Physical
Distribution & Logistics Management
(29) 2
Asia Pacific Journal of Marketing and
Logistics (20) Non-ABS
The International Journal of Logistics
Management (16) 1
Journal of Enterprise Information
Management (13) 2
[TTC = “supply chain management”
VÀ [TĐ = “value”]KQ: 21
Supply Chain Management: an
International Joural (21) 3
[TTC = “manufacturing” VÀ [TĐ =
“value”]KQ: 12
Journal of Manufacturing Technology
Management (10) 1
International Journal of Agile
Management System (2) 1
[TTC = “production” VÀ [TĐ
=“value”]KQ: 22
International Journal of Operations &
Production Management (22) 4
[TTC = “logistics” VÀ [TĐ =
“value”]KQ: 35
Transportation Research Part E: Logistics
and Transportation Review (30) Non-
ABS
The Asian Journal of Shipping and
Logistics (4) Non-ABS
Finance and Risk Management
forInternational Logistics and the Supply
Chain, 2018 (1) Non-ABS
[TTC = “supply chain management”
VÀ [TĐ = “value”]KQ: 3
Total Supply Chain Management, 2018
(1) Non-ABS
Supply Chain Management for Collection
Services of Academic Libraries, 2018 (1)
Non-ABS
TÔN NGUYỄN TRỌNG HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
81
Nhà xuất bản Phương pháp tìm kiếm Tạp chí & Xếp hạng ABS (2018)
ScienceDirect
Finance and Risk Management
forInternational Logistics and the Supply
Chain, 2018 (1) Non-ABS
[TTC = “manufacturing” VÀ [TĐ
=“value”]KQ: 77
Procedia Manufacturing (40) Non-ABS
Journal of Manufacturing Systems (17) 1
CIRP Journal of Manufacturing Science
and Technology (10) Non-ABS
Robotics and Computer-Integrated
Manufacturing (3) Non-ABS
International Journal of Machine Tools
and Manufacturer (2) Non-ABS
Computer Integrated Manufacturing
Systems (1) Non-ABS
Composites Part A: Applied Science and
Manufacturing (1) Non-ABS
Manufacturing Letters (1) Non-ABS
Journal of Manufacturing Processes (1)
Non-ABS
Advances in Carpet Manufacture (Second
Edition), 2018 (1) Non-ABS
[TTC = “production” VÀ [TĐ
=“value”]KQ: 444
Journal of Cleaner Production (233) 2
International Journal of Production
Economics (111) 3
Livestock Production Science (79) Non-
ABS
Engineering Costs and Production
Economics (5) Non-ABS
Sustainable Production and Consumption
(3) Non-ABS
Pig Production in Australia (Second
Edition), 1990 (2) Non-ABS
The Coal handbook Towards Cleaner
Production: Coal Utilisation, 2013 (2)
Non-ABS
The Videomaker Guide to VIdeo
Production (Fourth Edition), 2008 (1)
Non-ABS
Shale Gas Production Processes, 2013 (1)
Non-ABS
Handbook of Biofuels Production, 2011
(1) Non-ABS
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
82
Kết quả tìm kiếm được tóm tắt ở Bảng
1. Kết quả tìm kiếm cho thấy, trong tổng số
692 bài viết được đăng từ giai đoạn 1989
tính đến thời điểm 01/02/2019, có 154 bài
báo đăng trên tạp chí được xếp hạng 3 trở
lên (~22%), 4 bài viết nằm trong tạp chí
được xếp hạng 4 (~3%), không có bài viết
nào được đăng tạp chí 4*, và có 212 bài
báo đăng ở tạp chí không được xếp hạng
(~31%).
Biểu đồ thống kê tần suất xuất hiện số
bài báo khoa học thảo luận về “giá trị”
trong logistics và sản xuất giai đoạn 1989
đến nay (Bảng 2) cho thấy, bước sang thế
kỉ 21 những nghiên cứu về “giá trị” trong
lĩnh vực logistics và sản xuất dần được giới
học giả quan tâm, đặc biệt là 10 năm trở
lại đây.
Bảng 2. Tần suất xuất hiện các bài báo khoa học có chứa từ khóa “value” giai đoạn
1989-01/02/2019
Củng cố thêm cho kết quả này, giai
đoạn giai đoạn 1989-1996, số bài viết
nghiên cứu đề cập “giá trị” trong lĩnh vực
logistics và sản xuất không đáng kể. Năm
1996, Lean được Womack và John phổ
biến rộng rãi rằng: “Lean là làm được
nhiều hơn với nguồn lực ít hơn” (Jones &
Womack, 1996), vô hình trung, điều này
làm chúng ta lầm tưởng rằng “mục tiêu
chính của Lean là loại bỏ lãng phí”
(Bhasin, 2015). Quan điểm này ngay sau
đó vấp phải phản ứng từ các nhà khoa học,
quan điểm này đã thay đổi, Browning và
Liker cho rằng, “Lean không hiểu đơn giản
là loại bỏ lãng phí”, mà đó phải là “giá trị”,
“giá trị” cần được xác định và tối ưu
(Browning, 2000; Liker, 2003). Đó là một
trong rất nhiều minh chứng về tầm quan
trọng “giá trị” trong các thuyết quản trị, và
tính nguyên nhân tính phổ biến của nó.
2.3. Diễn giải và phân tích kết quả
Ở bước này, chúng tôi tiến hành đọc
và phân tích 154 bài viết được chọn lọc ở
bước trước đó, “giá trị” được định nghĩa
đưới dạng danh từ và động từ được tóm tắt
ở Bảng 3. Kết quả khá bất ngờ, 101 bài
không đề cập hay trực tiếp định nghĩa về
“giá trị” (~65%) do “giá trị” mà các bài
báo này đang đề cập thường là giá trị trong
biểu thức toán học, giá trị hiện tại thuần.
TÔN NGUYỄN TRỌNG HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
83
Bảng 3: Thống kê ý nghĩa của “giá trị” & tần suất xuất hiện
Ý nghĩa của “giá trị”
Loại bỏ lãng phí, tăng lợi nhuận 4
Áp dụng & Nâng cao chất lượng công nghệ, hệ thống sản xuất, vận tải 5
Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng 5
Gia tăng lợi ích 2
Chất lượng sản phẩm 4
Khách hàng sẵn sàng chi trả thêm 2
Nâng cao năng suất 1
Tạo ra giá trị chung 1
Sự hợp tác 17
Khả năng thay đổi, đáp ứng 10
Mục tiêu 2
Xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động rõ ràng 1
Cơ hội phát triển, mở rộng thị trường 1
Đổi mới 1
Tài sản tri thức 2
Tuy nhiên điểm đáng chú ý trong số
101 bài báo không định nghĩa “giá trị”, gần
40% số bài báo thảo luận về chuỗi giá trị
(value chain) trong chuỗi cung ứng với từ
khóa đầy đủ là “value chain analysis” và
“value chain mapping”. Đúng như kết quả
của Francis và cộng sự (2014), không bài
viết nào nêu lên được khái niệm cơ bản
“giá trị” (Francis et al., 2014). Sự hợp tác
là bản chất “giá trị” của chuỗi giá trị.
Chúng ta cũng thấy qua Bảng 3, sự hợp tác
được đề cập nhiều nhất với 17 bài báo,
xuất hiện nhiều nhất trong lĩnh vực về
chuỗi cung ứng, logistics. “Giá trị” là sự
hợp tác. Trong những năm 1980, giá trị
được tạo ra chủ yếu phụ thuộc vào giảm
chi phí và công nghiệp tự động hóa. Nhưng
với cách quản trị hiện đại, các tổ chức tạo
ra các giá trị cho chính họ và khách hàng
của họ thông qua việc hợp tác trong chuỗi
giá trị. Ramsay (2005) chỉ ra việc hợp tác
với khách hàng, phải hiểu khách hàng
muốn gì, trong khi Dominguez-Péry et al
(2013) ví von “giá trị” là kết quả cuộc đàm
phán ngầm giữa người tiêu dùng và nhà
cung cấp; và việc có sự kết nối doanh
nghiệp-khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp
gia tăng lợi thế cạnh tranh (Rivera et al.,
2016). Al-Mudimigh và Ahmed (2004)
thừa nhận “giá trị” được liên kết với việc
khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch
vụ. Giá trị được cảm nhận bởi khách hàng
thay vì xác định khách quan bởi người bán.
Từ đó, tác giả kết luận “giá trị” được tạo ra
bởi sự hợp tác tất cả các thành phần trong
chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hay chuỗi
khách hàng.
Hợp tác không chỉ diễn ra khách
hàng-doanh nghiệp mà còn giữa doanh
nghiệp-doanh nghiệp. Dominguez-Péry et
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (3/2019)
84
al (2013) được định nghĩa “giá trị” còn là
quá trình kết hợp các nguồn lực của hai
công ty để đạt được thứ gì đó mà một trong
hai bên không thể đạt được một mình. Bài
viết của tác giả Rivera và cộng sự (2016)
tuy không trực tiếp định nghĩa “giá trị” là
gì, tuy nhiên, tác giả cũng lưu ý doanh
nghiệp muốn tăng “giá trị” thì phải cân
nhắc vị trí địa lý, mở rộng thị trường, đề
cao sự hợp tác. Trong thực tế, mức độ thiếu
hoặc thông tin sai lệch giữa các nhân viên
của các công ty khác nhau và trong các hệ
thống khác nhau phải dần dần được đưa
xuống bằng “0”.
Khi bàn về ý nghĩa “giá trị” trong lĩnh
vực sản xuất và logistics, sự phản ứng kịp
thời và sự hợp tác đồng tạo nên “giá trị”.
Khả năng thay đổi và đáp ứng là cụm từ
nhắc đến nhiều thứ 2 (10 bài báo) chứng tỏ
khả năng biệt hóa sản phẩm theo yêu cầu
khách hàng và rút ngắn thời gian đáp ứng
nhu cầu của họ là vấn đề quan trọng trong
lĩnh vực sản xuất, logistics. Van der Rhee
et al. (2009) không định nghĩa value. Bài
viết phân tích về những quyết định ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất và chuỗi
cung ứng. Khảo sát cho thấy, nhìn chung
khách hàng đánh giá cao một nhà cung ứng
sản phẩm hay dịch vụ có thể linh hoạt. Đó
là linh hoạt về mẫu mã sản phẩm, đa dạng
sản phẩm và dịch vụ.
Trong quá trình đọc và phân tích,
chúng tôi lưu ý đến bài viết của tác giả
Katz và Boland (2000), tác giả nghĩ rằng
sự hợp tác và chất lượng tạo nên giá trị.
Một số tác giả khác cũng cho rằng chất
lượng của sản phẩm hay dịch vụ tạo nên
“giá trị”, điển hình như Kollberg et al
(2007); Gautam và Singh (2008). Bài viết
của tác giả Meredith và cộng sự (1994) tuy
được xuất bản gần 15 năm có vẻ như đã lỗi
thời, tuy nhiên, các tác giả lại cho rằng
“chất lượng đã quá lỗi thời”, việc loại bỏ
lãng phí để giảm thiểu chi phí sẽ tiếp tục là
“giá trị”, cùng với đó là khả năng đáp ứng.
Chúng tôi ghi nhận 5 bài viết định
nghĩa “giá trị” là làm thỏa mãn yêu cầu
khách hàng. Đề cập đến việc làm “thỏa
mãn khách hàng” tạo nên giá trị,
McGuffog và Wadsley (1999) đề cập đến
giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, “Đáp
ứng” không nên hiểu chạy theo và làm thỏa
mãn khách hàng (ví dụ: giảm giá, khuyến
mại). Việc giảm giá thành của sản phẩm
nhưng không đem đến sản phẩm mong đợi
thì giá trị mang đến còn tệ hại hơn nhiều,
sự việc Apple vào tháng 3 năm 2011 là một
ví dụ. Dumond (2000) nhận định tăng hay
giảm tính thỏa mãn của khách hàng không
phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến doanh số
bán hàng, do đó “giá trị là khả năng đáp
ứng với những thay đổi từ khách hàng”,
một hệ thống sản xuất hay quy trình vận
hành linh hoạt cho phép phản ứng trong
trường hợp thay đổi, cho dù được dự đoán
hay không dự đoán được.
“Giá trị” là tập trung đầu tư công nghệ
sản xuất theo hướng tự động hóa, ứng
dụng số hóa trong quản trị điều hành, kết
quả với số lần xuất hiện 5 bài viết theo như
chúng tôi thu thập được. 3 trong số đó
(Sherer, 2005; Foster, 2007; Brinch, 2018)
là ứng dụng công nghệ thông tin như việc
áp dụng hệ thống thông tin quản lý (ví dụ:
ERP), hay Dữ liệu lớn (Big data) vào
chuỗi cung ứng nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, một số định nghĩa chung
chung như “giá trị” là xác định mục tiêu rõ
ràng (Rivera et al., 2016), hay như
Kähkönen et al (2015) dẫn định nghĩa của
De- Chernatony et al. (2000); Walter et al.
(2001), “giá trị” là đánh đổi lợi nhuận và
hy sinh, “giá trị” không chỉ đơn thuần là
TÔN NGUYỄN TRỌNG HIỀN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
85
vấn đề lợi nhuận, mà đó còn là vấn đề phi
lợi nhuận. Đồng ý kiến, Cenamor et al.
(2017) cho rằng cần gia tăng lợi ích cho
khách hàng trong khi giá sản phẩm phải
giữ ổn định. Ở một chiến tuyến khác, “giá
trị” của sản phẩm mới là nhân tố quyết
định, Bogataj và Bogataj (2007) không
đồng ý với việc sản phẩm tăng thêm giá trị
mà giá vẫn giữ nguyên. Fearne et al. (2012)
cũng nghĩ rằng khách hàng sẵn sàng chi trả
thêm để mua sản phẩm, dịch vụ, ưu thích
và sử dụng một cách thường xuyên hơn
mới thật sự là “giá trị”.
Ngoài ra chúng tôi ghi nhận rải rác
những nhận định về “giá trị”. Kyläheiko et
al. (2011); Ehie và Olibe (2010) không
định nghĩa, nhưng tác giả bàn về giá trị
được tạo ra từ tài sản tri thức, đề cập đến
tài nguyên trí tuệ tích lũy trong tổ chức. Đó
là kiến thức được tổ chức và lực lượng lao
động sở hữu dưới dạng thông tin, ý tưởng,
học tập, hiểu biết, trí nhớ, hiểu biết, kỹ
năng nhận thức và kỹ thuật. Ngoài ra, “giá
trị” còn được hiểu là nâng cao vị thế cạnh
tranh cạnh tranh, điều này trái ngược với
quan điểm nhà cung ứng đó là giảm thiểu
lãng phí (Holweg & Helo, 2014). Cuối
cùng, chúng tôi ghi nhận được giá trị mà
doanh nghiệp tạo ra là sự đổi mới. Chỉ
bằng cách thúc đẩy đổi mới sản phẩm liên
tục, cải tiến quy trình dịch vụ và cung cấp
tổng thể chuỗi giá trị doanh nghiệp có thể
duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và kinh
doanh bền vững (Liao et al., 2017).
3. Kết luận và đề xuất
3.1. Kết luận
Bài viết đã mô tả khái niệm về “giá
trị” trong định hướng sản xuất và logistics.
Phát hiện của chúng tôi cung cấp một số
hiểu, cũng như là bằng chứng cho thấy tầm
quan trọng của “giá trị” thông qua số
lượng đáng kể tạp chí khoa học định nghĩa
về nó. Mặc dù chúng tôi xác định được các
yếu tố như: sự hợp tác, linh hoạt trong sản
xuất, đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng v.v.
chắc chắn là nền tảng của hệ thống sản
xuất và xây dựng chuỗi cung ứng đ