Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định thực trạng ý thức của sinh viên
Viện Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Công Nghệ TP.HCM về việc phân loại rác thải tại
nguồn từ đó đề ra giải pháp phân loại rác hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính: Snowball Sampling (Dragan & Isaic-Maniu, 2013). Dữ liệu thu thập từ
14 sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế các ngành ngôn ngữ Anh, công nghệ thông tin, quản trị
kinh doanh, công nghệ kỹ thuật ô tô,. trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 78,57% sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt và lợi ích của việc phân loại rác, tuy nhiên
chỉ ở mức độ cơ bản, họ vẫn chư thật sự xem trọng việc phải thực hiện công việc này. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt không lớn giữa các nhóm sinh
viên khác nhau về nhận thức và hành vi trong hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt hàng
ngày. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đại diện cho người được phỏng vấn
kiến nghị một số giải pháp giúp sinh viên nâng cao ý thức trong việc phân loại rác tại trường
Đại học.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ý thức và đề xuất giải pháp về việc phân loại rác thải tại nguồn của sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1266
Ý THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ VIỆC PHÂN LOẠI
RÁC THẢI TẠI NGUỒN CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO
QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Bá Minh, Nguyễn Thị An Bình, Nguyễn Thị Thủy Tiên,
Đoàn Lưu Thu Hằng, Đinh Trương Hoàn Thiện Như Ý
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Nguyễn Hoàng Minh
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định thực trạng ý thức của sinh viên
Viện Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Công Nghệ TP.HCM về việc phân loại rác thải tại
nguồn từ đó đề ra giải pháp phân loại rác hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính: Snowball Sampling (Dragan & Isaic-Maniu, 2013). Dữ liệu thu thập từ
14 sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế các ngành ngôn ngữ Anh, công nghệ thông tin, quản trị
kinh doanh, công nghệ kỹ thuật ô tô,... trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Kết quả nghiên
cứu cho thấy 78,57% sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH đã nhận thức được tầm
quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt và lợi ích của việc phân loại rác, tuy nhiên
chỉ ở mức độ cơ bản, họ vẫn chư thật sự xem trọng việc phải thực hiện công việc này. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt không lớn giữa các nhóm sinh
viên khác nhau về nhận thức và hành vi trong hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt hàng
ngày. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đại diện cho người được phỏng vấn
kiến nghị một số giải pháp giúp sinh viên nâng cao ý thức trong việc phân loại rác tại trường
Đại học.
Từ khóa: đề xuất, phân loại rác thải tại nguồn, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Viện
Đào tạo Quốc tế, ý thức.
1 GIỚI THIỆU
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng từ công tới tư trên khắp cả
nước. Tại đâ , số lượng rác thải ra hàng ngày đ ng là mối đe dọa cho môi trường sống của
người dân thành phố. Hiện nay theo báo cáo của Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM
(2018), lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng
8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt và số lượng ngày một tăng cao. Trong đó, Đại học Công
Nghệ TP.HCM (HUTECH) với hơn 30.000 sinh viên và gần 3.000 cán bộ giảng viên đ ng
học tập và làm việc cùng một hệ thống các giảng đường, khu làm việc với quy mô lớn với 5
cơ sở giảng dạy và nghiên cứu,nên lượng rác thải ra hàng ngày là rất nhiều. Vì vậy mà ý
1267
thức về việc phân loại rác thải của sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác
xử lý rác tại trường, góp phần cung cấp cho các bạn sinh viên những vấn đề về rác thải và
tạo lập được thói quen phân loại rác trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, việc đảm bảo môi
trường học đường sạch đẹp, vệ sinh là rất cần thiết và nếu triển khai thành công việc phân
loại rác trong trường học sẽ có sức lan tỏa cao trong cộng đồng về nhận thức, hành động,
cũng như rèn luyện một thói quen ăn minh cho sinh viên ngay từ khi mới vào trường sẽ đạt
được hiệu quả về lâu dài.
Hiện tại trường Đại học HUTECH cũng đ ng triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao
nhận thức về hoạt động phân loại rác cho sinh viên như: “Th ết kế nh”, “ trường và con
ngườ ”, “Green S n ”, (HUTECH, 2021) nhưng vẫn chư được các bạn sinh viên nhiệt
liệt hưởng ứng. Ngoài ra cũng chư có nhiều đề tài nói về vấn đề này, ví dụ như là: “Thực
trạng nhận thức, hành vi của sinh viên Đại học Thái Nguyên về rác thải và phân loại rác”,
“Ngh n cứu xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn trong trường học tại Thành phố Đà
Nẵng” Các công trình nghiên cứu trên chư tìm hiểu tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh,
cùng với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nên các phương án giải quyết
hầu hết là của nhóm nghiên cứu, chư đư ra được kiến nghị của những người tham gia.
Thêm vào đó, các nghiên cứu trước còn chư thể hiện được tầm quan trọng của các bên
liên quan về ý thức của sinh viên (gia đình, nhà trường, xã hội).
Do đó, với mục đích xác định thực trạng về ý thức phân loại rác tại nguồn và đư ra được
các kiến nghị, đóng góp của sinh viên, đặc biệt là tại Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH, nơ
sinh viên có các hiểu biết của phương Tây trong đó có việc phân loại rác. Nhóm nghiên cứu
quyết định chọn đề tài “Ý thức và đề xuất về việc phân loại rác thải tại nguồn của sinh viên
Viện Đào tạo Quốc tế trường Đại học Công nghệ TP HC ”
2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm khảo sát nhận thức của sinh viên và đề xuất phương án phân loại rác
thải tại nguồn trong trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), đồng
thời đánh giá được tầm ảnh hưởng của các hình thức tuyên truyền của nhà trường.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu được sự đóng góp từ tổng cộng 14 sinh viên thuộc các ngành từ năm nhất
đến năm tư của Viện Đào tạo Quốc tế thuộc các ngành ngôn ngữ Anh, công nghệ thông tin,
quản trị kinh doanh, công nghệ kỹ thuật ô tô,... với tâm lý thoải mái và chấp nhận phỏng vấn.
Thông qua 8 câu hỏi phỏng vấn đại diện cho 3 câu hỏi nghiên cứu chính mà nhóm nghiên
cứu đã chuẩn bị: “S nh viên và gia đình có ý thức về việc phân loại rác chư ?” “Thực trạng
phân loại rác tại HUTECH hiện nay như thế nào?”; “Độ hiệu quả của tính ứng dụng và tuyên
truyền?”, bằng cách đư ra các gợi mở trong câu hỏi giúp các bạn sinh viên có câu trả lời
phù hợp nhất nhằm khai thác một cách cụ thể, đ sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề.
Nhóm nghiên cứu dự đoán các phương án khả thi trong việc phân loại rác tại Đại học Công
nghệ TP.HCM mà người tham gia có thể đề xuất như: “Dán nhãn phân loại tại các thùng rác
1268
ở các dãy lầ ”, “Bố trí thêm nhiều thùng rác, từ 2 thùng rác trở l n”, “T n truyền và vận
động thông qua các hoạt động do trường tổ chức”, “Sử dụng các phương tiện truyền thông
để phổ biến cho sinh n”, “Áp dụng các chế tài vào việc xử lý vi phạm” Từ đó, nhóm
nghiên cứu sẽ dựa trên những câu trả lời của sinh viên để đư ra được các phương án
chung, tổng kết chúng và đư ra đề xuất cho trường.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm sử dụng phương pháp định tính để nghiên cứu nhằm xác định rõ về ý thức phân loại
rác của sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế, Đại học HUTECH. Bằng cách sử dụng phương
pháp Snowball Sampling (Dragan & Isaic-Maniu, 2013) nhóm đã chọn lựa được các ứng
viên phù hợp trong Viện Đào tạo Quốc tế. Phương pháp này giúp nhóm tiếp cận được các
ứng viên tham gia dự án thông qua một ứng viên (Creswell, 2015). Đồng thời, tên của tất cả
người tham gia đều được nhóm mã hoá để thông tin của họ được bảo mật. Nhấn mạnh vào
mô tả thực trạng ý thức của sinh viên về việc phân loại rác, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
phỏng vấn các bạn sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế trường Đại học HUTECH. Thời gian
phỏng vấn từ 01/05/2020 đến 11/05/2021. Sau khi đã có các câu trả lời từ các sinh viên,
nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh (Qualitative Comparative
Analysis, Ragin, 2009) để có thể đư ra các kết luận chung đại diện cho tiếng nói của sinh
viên. Kết quả đã được ghi nhận và phân tích đầy đủ ở các phần bên ưới.
3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Khái niệm
Chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con người “ thả ” ra
trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của
con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt và sản xuất được gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu
trong quá trình sản xuất được gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước
được gọi là nước thả (Duyên, 2017).
Bài nghiên cứu kế thừa liên quan đến ý thức phân loại rác của sinh viên
Nghiên cứu của Phan Thị Thu Hằng và cộng sự (2013) về "Thực trạng nhận thức, hành vi
của sinh viên Đại học Thái Nguyên về rác thải và phân loại rác" theo kết quả đ ều tra khảo
sát 500 sinh viên của Đại học Thái Nguyên cho thấy đ số sinh viên có hiểu biết nhất định
các loại rác thải cũng như tầm quan trọng của công tác phân loại rác thải tại nguồn, nhưng
có đến 82% sinh viên chư nắm được phương pháp phân loại rác. Do chư biết cách phân
loại rác, hơn nữa nhà trường chư có quy định và tổ chức phân loại tại nguồn nên hầu hết
sinh viên vẫn thu gom chung tất cả các loại chung và đư vào thùng rác tại mỗi khu nhà.
Sinh viên chư ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường chung
nên chỉ có 22,4% sinh viên thường xuyên tham gia vệ sinh khu vực sống. Đ ều này cho thấy
công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cũng như tổ chức các hoạt động để sinh viên tham gia
vào công tác vệ sinh môi trường cần phải được đẩy mạnh hơn trong các nhà trường. Trong
1269
nghiên cứu này, tác giả xem xét đồng thời 3 nhóm yếu tố về thực trạng nhận thức, hành vi
của sinh viên về rác thải và phân loại rác:
1. Nhận thức của sinh viên về rác thải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc phân loại
rác, các thông tin về môi trường nói chung và rác thải nói riêng mà sinh viên nắm bắt
được từ rất nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là từ việc tập huấn, tuyên truyền
của các nhà trường và các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, sinh viên chư biết
cách phân loại rác thải ra thành 2 loại hữu cơ dễ phân hủy và vô cơ Do đó nếu không
làm công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức thì việc phân loại rác thải sinh hoạt tại
nguồn cũng sẽ gặp nhiều khó hăn
2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt sẽ chỉ ra được việc phân loại rác có được chú ý, công tác
xử lý và thu gom rác tại trường đại học có hiệu quả hay không. Tác giả đã phân loại
rác thải theo từng khu vực: tại các phòng ở kí túc xá chủ yếu các loại rác như: rau, củ,
quả thối hỏng, tại các khu dịch vụ phục vụ ăn uống, bán các đồ ăn nhanh, đồ dùng
sinh hoạt cho sinh viên cũng là nơ chứa đựng nguy cơ ô nhiễm môi trường, thành
phần rác ở đâ cũng chủ yếu là các loại rau, củ, ương, carton, thủy tinh, nilon,
nhự Ngoài hai nguồn phát sinh trên còn có một lượng rác thải nhỏ chủ yếu là giấy
và nilon, lá cây phát sinh từ các giảng đường, hệ thống giao thông đ lại trong trường,
các cơ quan phòng ban của nhà trường, các khu vực ườn cây.
3. Hành vi của sinh viên về công tác thu gom và xử lý rác thải là người chủ động tìm hiểu
và trực tiếp phân loại rác, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên chư chấp hành thu
gom đ ng nơ quy định, còn tình trạng để rác bừa bãi, chỉ có rất ít số sinh viên khi
được hỏi nói rằng thường xuyên mang rác đến nơ tập kết rác.
Hình 1. TP.Hồ Chí Minh phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn như thế nào?
(UBND TP.Hồ Chí Minh)
1270
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Sinh viên và gia đình có kiến thức cơ bản về việc phân loại rác
Bảng 1. Phần trăm tổng kết về ý thức của sinh viên và gia đình về phân loại rác tại nguồn
Nội dung khảo sát Kết quả
V tr củ ệc phân loạ rác
tạ ng ồn
% nh n nhận thức được tr củ ệc phân loạ
rác tạ ng ồn
Cách thức phân loạ rác - Về nh n:
85, % nh n ết phân loạ rác thành h loạ : rác
cơ à rác hữ cơ
% nh n chư ết phân loạ rác o:
5 % h ng thích phân loạ rác
5 % h ng được g đình hướng ẫn ề phân loạ
rác.
- Về g đình nh n:
64,29% ngườ nhà củ nh n ết ề phân loạ rác
cơ à hữ cơ cũng như thực h ện phân loạ rác tạ
ng ồn
35, % ngườ nhà củ nh n h ng phân loạ rác
do:
% h ng ết ề phân loạ rác
% h ng n tâm ề ệc phân loạ rác
Đầu tiên về ý thức phân loại rác của sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH cho thấy họ
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải. Theo bạn (G) chia sẻ: “Theo
mình nghĩ việc phân loại rác thải rất quan trọng trong công tác quản lý chất thải, việc đó góp
phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại bên trong từng
loại rác và góp phần bảo vệ môi trường” (B) thì cho rằng: “Phân loại rác thải là một chủ
trương hoàn toàn đ ng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng
phí. Phân loại và tái chế là đ ều cần thiết để giảm nguồn chất thả ” Các sinh viên trong
nghiên cứu đều cho thấy rằng họ quan tâm đến việc phân loại rác thải và có ý thức về bảo
vệ môi trường cao.
Thêm vào đó, ăn hóa phân loại rác của gia đình người tham gia cũng đã được hình thành,
đ số các hộ gia đình đều có thành viên đã có ý thức phân loại rác theo hai cách đó là rác vô
cơ và rác hữu cơ Sinh viên (J) chia sẻ “G đình mình có phân loại rác thải, tất cả mọi người
trong gia đình đều thực hiện việc phân loại rác thải đấy chứ không riêng một Thường
rác thải sinh hoạt trong gia đình, thường sẽ có 02 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải
khó phân hủ ” Hay theo (M) “G đình mình luôn luôn phân loại rác thải trong nhà thông qua
việc chia thùng rác ra thành từng phần phù hợp cho từng loại rác”
1271
Tuy nhiên vẫn còn một số thành viên trong gia đình các sinh viên chư nhận thức rõ và thực
hiện việc phân loại rác, như bạn (K) nói rằng “G đình hầu như là không phân loại rác. Chỉ
có mình trong gia đình làm việc đó Gia đình mình không chỉ mình cách phân loại rác” hay
(B) “Nhà mình không có thói quen phân loại rác thả ”
Vậy có thể thấy rằng cơ bản ở đâ sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế HUTECH cũng như gia
đình họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn và lợi ích
của việc phân loại rác, tuy nhiên chỉ ở mức đơn giản nhất, chư thật sự xem trọng việc
phải thực hiện công việc này. Nguyên nhân chính của việc này có thể nói đến đó có thể là
do sinh viên hoặc gia đình không biết về phân loại rác, không quan tâm về phân loại rác,
không thích phân loại rác hoặc có thể do chư được gia đình hướng dẫn về việc phân loại
rác thải tại nguồn.
Để khắc phục tình trạng đó bạn (J) ý kiến rằng: “Đề nghị với chính quyền địa phương để đư
ra những quy định đối với việc tổ chức thực hiện và giám sát việc phân loại, thu gom và xử
lý rác thải. Đư ra hình phạt đối với những người không thực hiện việc phân loại rác thả ”
Bạn (K) gợi ý: “Có thể lấy đó làm đ ểm thi đ chẳng hạn hay làm đ ểm rèn luyện” Bạn (D)
cho rằng: “Phải có chủ trương xây dựng thói quen phân loại rác một cách bền vững cho sinh
viên. Ví dụ có thể thêm các hoạt động phân loại rác vào môn học” Các ý kiến cho thấy việc
giải quyết mang tính ép buộc cũng được các bạn sinh viên đề xuất để giúp cải thiện việc
phân loại rác tại nguồn của sinh viên và gia đình thông qua hạ đ ểm rèn luyện, chấm đ ểm
trong các môn học về môi trường, hoặc thông qua phạt tiền hộ gia đình
4.2 Thực trạng phân loại rác tại HUTECH hiện nay
Sau khi tiến hành phỏng vấn các sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế, hầu hết các bạn đều có
cùng câu trả lời rằng sinh viên chư thực hiện và xây dựng thói quen trong việc phân loại
rác. (D) chia sẻ: “mình nhận thấy các sinh viên của Viện nói chung và trường HUTECH nói
riêng vẫn chư xây dựng được thói quen phân loại rác thả ”, cùng ý kiến với (D), (N) cho
biết: “ nh viên vẫn chư phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ và vẫn bỏ tất cả chung 1 th ng”
(B) cũng nói: “ ình thấy chư ổn lắm bởi vì chư cung cấp đủ thùng rác để cho các bạn
phân loạ hầu hết sinh viên trường sẽ bỏ rác theo quán tính là thấy thùng rác sẽ bỏ vào
th ” Theo Hương (2015): "Việc bố trí các thùng tạm chứa rác trong trường còn chư hợp
lý, số lượng thùng rác chư đáp ứng nhu cầu của sinh viên và cán bộ đặc biệt là ở khu ký
túc xá sinh viên chính vì vậy dẫn đến hiện tượng nhiều khi rác đầy tràn ra khỏi th ng ” Có vẻ
như đ số các sinh viên đều nhận thức được vấn đề, nhưng việc thực hiện vẫn chư đc chú
ý nhiều. Một vài nguyên nhân của việc chư phân loại rác ở trường được các bạn sinh viên
và các bài nghiên cứu trước đư ra là nhà trường vẫn chư cung cấp đủ số thùng rác cần
cho việc phân loại, chiếm 36% sinh viên tham gia phỏng vấn, chư có sự tuyên truyền rộng
rãi (chiếm 50%), cũng như ý thức của sinh viên còn chư cao (chiếm 50%).
Tuy nhiên cũng có một vài bạn (42,71%) cho rằng, sinh viên đ ng thực hiện khá tốt việc
phân loại rác tại trường. (H) chia sẻ: “ trong cửa hàng tiện lợi có khu ực phân loại rác hữu
cơ và vô cơ nên mọi người mỗi lúc đến đâ đều tuân thủ và thực hiện tốt”, (L) nói thêm:
“Thực trạng về phân loại rác thải của sinh viên ở Trường Đại học H T CH ẩn trở n n phổ
ến hơn, th ng các hoạt động o ho /V ện tổ chức như: Chủ nhật X nh, h
xanh, các ạn ấ phân loạ rác theo ể : Nế là rác thả hữ cơ thì các ạn ẽ ỏ ào
trong một th ng rác r ng, để c ố ngà các ạn đem ề ón cho câ trồng Nế là rác thả
cơ thì đựng ào trong một th ng hác”.
1272
Như vậy, hiện tại cơ bản (85,71%) sinh viên đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc
phân loại rác cũng như đư ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề, tuy nhiên việc thực
hiện vẫn cần thời gian, và sự hợp tác của tất cả mọi người. Và để giải quyết thực trạng trên,
người được phỏng vấn đã đư ra các giải pháp, theo (B): “Nhà trường cần đầu tư nhiều
thùng rác, dán giấy phân các loại rác thải và có những bản hướng dẫn” Trong khi đó (I) chia
sẻ rằng: “Ng trong mỗi phòng học cũng nên được cung cấp hai thùng rác để các bạn phân
loại cũng như đầu tư thùng rác tại các phòng học, các tầng lầu và xung quanh trường là các
phương pháp được đ số các bạn sinh viên ư chuộng nhất” (C) mong muốn: “Cố gắng sử
dụng những đồ vật có thể tái sử dụng được để bảo vệ môi trường”. Như vậy, dựa trên kết
quả phỏng vấn và kế thừa bài nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu rút ra giải pháp hữu
dụng và thiết thực là nhà trường nên đầu tư thêm thùng rác và dán nhãn phân loại tại các
phòng học, các tầng lầu và xung quanh trường và nâng cao ý thức tự tái sử dụng đồ vật của
sinh viên.
4.3 Tính ứng dụng và tuyên truyền chưa cao
Với những thực trạng trên, nhóm nghiên cứu đã tiếp tục đ sâu vào vấn đề về việc ứng dụng
và tuyên truyền trong việc phân loại rác tại các khu vực phòng học của sinh viên Viện Đào
tạo Quốc tế. Theo Nhung (2014) thì các bên liên quan đóng vai trò là những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến việc hoạt động quản lý rác thải. Nhóm nghiên cứu đã chọn
bộ phận vệ sinh tại trường Đại học HUTECH là người trực tiếp hướng dẫn sinh viên phân
loại rác thải. Tuy nhiên, có vẻ như bộ phận vệ sinh chỉ dọn dẹp mà chư hướng dẫn được
sinh viên phân loại rác thải. Theo (A,B) chia sẻ: “Chư thấy tốt, vì chư thấy hướng dẫn
phân loại gì hết, sinh viên trường sẽ bỏ thùng rác theo quán tính là thấy thùng rác sẽ bỏ vào
th ” Bên cạnh đó, (L) lại có nhận định chắc chắn: “Bộ phận vệ sinh của trường chư thực
hiện tốt trong việc góp phần hướng dẫn sinh viên phân loại rác thả Các c h ng ch đến
ệc phân loạ rác ”
Từ những nhận định trên cho thấy công tác tuyên truyền còn chư được chú trọng và bộ
phận vệ sinh chỉ thực hiện tốt nghĩ vụ dọn dẹp của mình. Cùng đồng tình với nhận định
trên nhưng đư ra đề xuất, (G) nói: “Các cô bên bộ phận vệ sinh tự mình phân loại rác
thay vì để sinh viên tự phân loại, có bạn biết phân loại nhưng cũng có bạn không biết phân
loại cứ thế mà bỏ vào và các cô cứ thế mà phân loại. Theo mình biện pháp tốt nhất là nâng
cao việc hướng dẫn cho sinh viên về việc phân loại rác”. (B) góp ý: “Nhà trường cần
tuyên truyền rộng rãi cho sinh viên nhiều hơn” (I) chia sẻ thêm: “Có thể thông qua social
media, các group chat và blog thảo luận tuyên truyền phổ biến tác hại của rác thải đối với
môi trường và khuyến khích mọi người chung tay phân loại rác góp phần bảo vệ môi
trường” Một lần nữa, bạn (G) cho hay: “Hướng dẫn cho bạn bè, người thân về việc phân
loại rác, nói cho họ nghe về công dụng của việc phân loại rác để cho họ thấy được tầm
quan trọng của việc phân loại rác”
Như vậy (G) đã khẳng định biện pháp tuyên truyền và cho sinh viên ứng dụng là hoàn toàn
cần thiết. Việc này cho thấy tầm quan trọng của bộ phận vệ sinh trong việc đư ra được
cách phân loại rác cũng như cho sinh viên ứng dụng vào trong thực tiễn. Theo bạn (M):
“Ngoà việc giữ cho môi trường đại học xanh – sạch – đẹp và cũng nhắc nhở sinh viên có ý
thức và nhìn nhận tốt hơn về việc phân loại rác vô cơ và hữu cơ ” Những gợi ý như trên cho
thấy có rất nhiều đề xuất cho việc tuyên truyền, hướng d