Bài báo đề cập yếu tố đa ngôn ngữ: phân biệt rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là
cặp khái niệm Plurilinguisme/Multilinguisme và chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình
vận dụng chúng vào thực tế dạy/học Thực Hành Tiếng Pháp với đối tượng đầu vào Khối D1.
The article mentions multilingual factors, distinguishes relevant concepts, especially
between Plurilinguisme and Multilinguisme and share some experience in applying them into
the reality of teaching and learning French Practice for entrance students of group D1.
6 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yếu tố đa ngôn ngữ trong dạy/học thực hành tiếng Pháp đối với sinh viên đầu vào khối D1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
YẾU TỐ ĐA NGÔN NGỮ TRONG DẠY/HỌC THỰC HÀNH TIẾNG
PHÁP ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẦU VÀO KHỐI D1
Phan Thị Kim Liên *
TÓM TẮT
Bài báo đề cập yếu tố đa ngôn ngữ: phân biệt rõ các khái niệm liên quan, đặc biệt là
cặp khái niệm Plurilinguisme/Multilinguisme và chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá trình
vận dụng chúng vào thực tế dạy/học Thực Hành Tiếng Pháp với đối tượng đầu vào Khối D1.
Từ khóa : đa ngôn ngữ, thực hành tiếng Pháp, đầu vào, khối D1
MULTILINGUAL FACTORS IN TEACHING AND LEARNING FRENCH
PRACTICE SKILLS FOR STUDENTS WHOSE ENTRANCE SUBJECTS ARE OF
GROUP D1
ABSTRACT
The article mentions multilingual factors, distinguishes relevant concepts, especially
between Plurilinguisme and Multilinguisme and share some experience in applying them into
the reality of teaching and learning French Practice for entrance students of group D1.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và xu hướng toàn cầu hóa trên nhiều
phương diện, trải qua nhiều thập niên tiến triển, khái niệm « đa ngôn ngữ » (plurilinguisme),
ngày càng được chú trọng và trở thành lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng được các nhà khoa học
quan tâm. Ở Việt Nam và các nước trong khu vực, nhiều hội nghị, hội thảo về chủ đề « Đa
ngôn ngữ » đã được tổ chức, như : « Hội thảo cấp Vùng Châu Á Thái Bình Dương về giảng
dạy đa ngôn ngữ » tại Hà Nội, tháng 04/2012 ; « Hội thảo cấp Vùng Châu Á TBD về Giảng
dạy tiếng Pháp trong bối cảnh đa ngôn ngữ » tại Vientiane – Lào, tháng 12/2013.
Trong bối cảnh đầu vào tiếng Pháp ngày càng thu hẹp do nhu cầu khách quan của xã
hội, việc mở rộng đối tượng tuyển sinh cho các khoa Tiếng Pháp trên cả nước nói chung và
đặc biệt là ở Khoa Tiếng Pháp của ĐHNN- ĐHH nói riêng là một hướng đi đúng đắn nhằm
thu hút đầu vào, tạo cơ hội việc làm và đối tượng mới, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên
cứu khoa học.
Lâu nay, chúng ta thường nói đến vai trò của tiếng mẹ đẻ trong việc dạy/học ngoại ngữ
(ở đây chỉ xin đề cập việc dạy/học tiếng Pháp). Trong quá trình đó, cả người dạy lẫn người
học đều dựa trên những kinh nghiệm có được về mặt cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa,
của ngôn ngữ mẹ đẻ (langue maternelle ou langue d’origine/langue source) để giải thích cú
pháp câu, cấu trúc từ vựng, ngữ pháp, v.v., kể cả các tình huống giao tiếp thực trong đời sống
hàng ngày cũng có thể được đưa ra quy chiếu, so sánh trong quá trình dạy/học Thực Hành
Tiếng.
Với đối tượng không còn là truyền thống, dường như việc dạy/học Thực Hành Tiếng
đặt ra nhiều vấn đề và thu hút sự quan tâm của nhiều thầy cô giáo hơn (có nhiều đề tài nghiên
cứu tập trung vào đối tượng này) , bởi lẽ ít nhiều đối tượng này đã hình thành cơ bản một số
kinh nghiệm hay kỹ năng nhất định trong việc tiếp xúc với một nền văn hóa nước ngoài thông
qua việc học tập và lĩnh hội kiến thức ngôn ngữ của nước đó (mặc dù khả năng nghe-nói hạn
2
chế do đặc thù nội dung chương trình giảng dạy và đánh giá ở phổ thông thiên về đọc-viết).
Vậy, vấn đề ở đây không còn là sự giới hạn giữa hai ngôn ngữ (bilinguisme) mà nhiều hơn
thế : Khái niệm đa ngôn ngữ (plurilinguisme) vì thế được hình thành. Điều này sẽ là lợi thế
nếu như người dạy am hiểu được ngôn ngữ nước ngoài đã hình thành ở người học, nhưng
cũng trở thành khó khăn nếu như người dạy không có vốn kiến thức ngôn ngữ đó. Vì thế việc
sử dụng ngôn ngữ gốc trong thực tế giảng dạy có thế bị lạm dụng cả ở người dạy và người
học.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số thuật ngữ để có thể phân
biệt sự khác nhau giữa chúng, tìm hiểu yếu tố đa ngôn ngữ và việc khai thác nó trong giảng
dạy Ngoại Ngữ nói chung và đặc biệt là giảng dạy Thực Hành Tiếng Pháp đối với đối tượng
đầu vào D1.
II. NỘI DUNG
1. Một số thuật ngữ, khái niệm
- Đơn ngữ 1(monolinguisme hay unilinguisme) : thuật ngữ mô tả việc sử dụng duy
nhất một thứ tiếng, hoặc của một cá nhân, hoặc của một nhà nước hay cộng đồng nói chung.
- Song ngữ 2(bilinguisme) : Theo từ điển Petit Larousse, 1990 : Song ngữ là sự thực
hành hai ngôn ngữ bởi một cá nhân hay một tập thể nào đó.
Trang từ điển Wikipédia3, 2014, có định nghĩa như sau : Song ngữ là tình huống xã
hội trong đó hai ngôn ngữ được sử dụng. Đối với một cá nhân, đó chính là việc nói hai thứ
tiếng, làm chủ được hai ngôn ngữ.
- Đa ngôn ngữ (plurilinguisme) :
Nếu như trong những thập niên trước, khái niệm đa ngôn ngữ (plurilinguisme) hầu
như vẫn còn rất mơ hồ, từ điển Petit Larousse, 1990, chỉ ghi đơn giản thế này : « Plurilingue
(adj.) : Multilingue » ; thì ngày nay trên trang từ điển Wikipédia, thuật ngữ này được định
nghĩa như sau :
« Đa ngôn ngữ là tình trạng của một cá nhân hay một cộng đồng sử dụng cùng lúc hay
sử dụng phối hợp nhiều ngôn ngữ tùy thuộc vào loại hình giao tiếp và tình huống phát
sinh từ loại hình giao tiếp ấy. » 4
- Nhiều ngôn ngữ5 (multilinguisme) : một cộng đồng hay một cá nhân có khả năng
giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng.
Những khái niệm trên đây giúp chúng ta hiểu rõ ranh giới giữa đơn ngữ, song ngữ, đa
ngôn ngữ và nhiều ngôn ngữ. Dù bản chất có khác nhau nhưng chúng ta đều nhận ra điểm
chung đó là sự tồn tại của chúng không tách rời môi trường xã hội, môi trường giao tiếp
(situation sociale et situation communicative).
- « Plurilinguisme » hay « multilinguisme » ?
Những năm gần đây, khái niệm đa ngôn ngữ có tầm quan trọng trong phương pháp
tiếp cận việc học ngôn ngữ theo Khung quy chiếu Ngôn ngữ của Hội đồng Châu Âu. Không
như định nghĩa về « multilinguisme » trên trang từ điển Wikipédia, họ phân biệt 2 thuật ngữ
này như sau :
Thuật ngữ « Multilinguisme » chỉ « sự hiểu biết một số ngôn ngữ hay sự cùng tồn tại
nhiều ngôn ngữ khác nhau trong một xã hội nào đó. Trong nhà trường hay trong một hệ thống
giáo dục, « nhiều ngôn ngữ » có nghĩa là đa dạng hóa việc dạy nhiều thứ tiếng, khuyến khích
[
1
]
[
2
]
[
3
]
[
4
]
[
5
]
3
học sinh học nhiều hơn một ngoại ngữ hoặc hạn chế vị trí độc tôn của tiếng Anh trong giao
tiếp quốc tế. Ngược lại, phương pháp tiếp cận đa ngôn ngữ (approche plurilingue) nhấn mạnh
ở chỗ : vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của một cá nhân trong môi trường văn hóa của cá nhân ấy
được trải rộng từ ngôn ngữ gia đình đến ngôn ngữ cộng đồng xã hội mà cá nhân ấy thuộc về,
sau đó mới đến ngôn ngữ của những cộng đồng khác. Cá nhân ấy không sắp xếp các ngôn
ngữ và các nền văn hóa đó vào các ngăn riêng biệt mà xây dựng chúng thành một kỹ năng
giao tiếp mà bất cứ sự hiểu biết và kinh nghiệm nào đều có thể góp phần vào, trong đó, các
ngôn ngữ tương hỗ và tương tác lẫn nhau. Trong nhiều tình huống khác nhau, bằng sự linh
hoạt uyển chuyển, người nói có thể trông cậy vào nhiều bộ phận tích lũy khác nhau trong kỹ
năng này để giao tiếp với người đối thoại một cách hiệu quả. Các đối tác có thể chuyển từ một
ngôn ngữ hay một thổ ngữ này sang một ngôn ngữ khác. Mỗi người khai thác khả năng ngôn
ngữ này hay ngôn ngữ kia để diễn đạt và hiểu người kia. » 6
Vụ Chính sách Ngôn ngữ của Hội đồng Châu Âu cho rằng : thuật ngữ
« multilinguisme » đề cập đến sự hiện diện của nhiều ngôn ngữ khác nhau (hình thức giao tiếp
nói) trong một khu vực địa lý (lớn hay nhỏ) ; còn « plurilinguisme » nói đến vốn kiến thức về
nhiều thứ tiếng đã lĩnh hội được trước đó, kể cả tiếng mẹ đẻ mà người nói có thể sử dụng
trong giao tiếp ở bất kỳ trình độ nào, tình huống nào (nhà trường, xã hội). Vốn kiến thức và
kinh nghiệm ấy được tích lũy và hình thành nên kỹ năng giao tiếp đa ngôn ngữ/đa văn hóa.
2. Kỹ năng đa ngôn ngữ trong dạy/học Thực Hành Tiếng Pháp
Theo các nhà ngôn ngữ, khi đề cập đến « kỹ năng đa ngôn ngữ » cũng đồng thời với
« kỹ năng đa văn hóa » bởi hai yếu tố ngôn ngữ và văn hóa luôn song hành trong mối tương
quan chặt chẽ. Họ cho rằng : « kỹ năng đa ngôn ngữ và đa văn hóa là kỹ năng giao tiếp bằng
ngôn ngữ và kỹ năng tương tác về mặt văn hóa có được bởi một tác nhân làm chủ được nhiều
ngôn ngữ và có trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau ở nhiều cấp độ khác nhau, đồng thời
quản lý được toàn bộ vốn ngôn ngữ và văn hóa của mình. » 7 (D. COSTE, D. MOORE, G.
ZARATE)
Như vậy, theo các tác giả trên, kỹ năng đa ngôn ngữ và văn hóa được mô tả như là vốn
sống, kinh nghiệm có được của một cá nhân được phát triển tùy thuộc vào mỗi giai đoạn cuộc
đời, bối cảnh xã hội và tiểu sử của họ, đó là sản phẩm lịch sử được hình thành từ bối cảnh xã
hội vì thế nó mang tính riêng biệt và độc đáo của mỗi cá nhân.
Theo một nghiên cứu mới đây về « Đóng góp của đa ngôn ngữ trong sự sáng tạo »8,
việc học nhiều hơn một thứ tiếng mang lại nhiều lợi ích : - Tăng khả năng giao tiếp ; - Tăng
khả năng ghi nhớ hay duy trì sự linh hoạt của bộ não ; - Tăng khả năng giải quyết vấn đề hay
xử lý tình huống,
Sự hình thành kỹ năng đa ngôn ngữ đòi hỏi cả quá trình dài từ bậc tiểu học đến trung
học phổ thông. Các nhà ngôn ngữ trên thế giới cho rằng : độ tuổi lý tưởng để dạy ngoại ngữ
cho trẻ em là từ 1 đến 8, bởi ở độ tuổi này sự tiếp thu một ngoại ngữ đơn giản và tự nhiên, tạo
hứng thú và dễ dàng hơn cho việc phát triển tư duy ngôn ngữ về sau.
Ở Việt Nam, chính sách dạy ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) từ bậc trung học cơ sở tuy
có muộn hơn so với các nước phát triển nhưng ít nhiều cũng hình thành ở học sinh những khả
năng kể trên, nhất là đối với những học sinh yêu thích môn tiếng Anh và có sự đầu tư cho
môn học này.
Sự tiếp nhận sinh viên đầu vào D1 đã được trang bị các kỹ năng ngoại ngữ tiếng Anh
có những khó khăn nhất định do giới hạn về thời gian dành cho các kỹ năng Thực Hành Tiếng
chỉ gói gọn trong 5 học kỳ, mà sự tích lũy vốn kiến thức ngôn ngữ cần có lộ trình và thời gian
[
6
]
[
7
]
[
8
]
4
để « thẩm thấu ». Tuy nhiên, qua nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy cho đối tượng này, thực
tế cho thấy ở họ, việc tiếp thu và xử lý tình huống trong giao tiếp phong phú, linh hoạt và đa
dạng hơn so với những sinh viên đầu vào tiếng Pháp. Giáo viên dạy đối tượng này cũng có
nhiều hứng thú hơn.
Trên thực tế, giảng viên đứng lớp thường được trang bị vốn tiếng Anh tối thiểu. Vì
vậy, việc sử dụng vốn kiến thức tiếng Anh làm ngôn ngữ nguồn (langue source) buộc người
học phải tư duy bằng tiếng nước ngoài là hoàn toàn khả thi thay vì lạm dụng tiếng mẹ đẻ để
giải thích khi đối tượng mới bắt đầu học tiếng Pháp. Mặt khác, tiếng Anh và tiếng Pháp là hai
ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng La-tinh nên có nhiều điểm tương đồng cả về cấu trúc cú pháp
lẫn từ vựng, ngữ nghĩa.
Một khi ở họ đã tích lũy được một số kỹ năng giao tiếp và vốn ngôn ngữ nhất định
bằng tiếng Anh, người dạy có thể sử dụng nó trong dạy/học các kỹ năng Thực Hành Tiếng
Pháp để đẩy nhanh sự tiếp thu, lối tư duy bằng tiếng nước ngoài và sự tiến bộ của người học.
Trong giảng dạy các kỹ năng Thực Hành Tiếng, đặc biệt là những bài đầu tiên khi đối
tượng mới làm quen với tiếng Pháp, một số điểm tương đồng và khác biệt về mặt cấu trúc
câu, từ, giữa tiếng Anh và tiếng Pháp có thể được đưa ra so sánh giúp sinh viên hiểu nhanh
hơn.
Dưới đây là một vài ví dụ minh họa được vận dụng trong quá trình giảng dạy cho sinh
viên năm thứ nhất.
Ví
dụ
Ngôn ngữ đích Ngôn ngữ nguồn
1 - Votre nom et votre prénom, s’il vous
plaît.
-
(Xem trang 11, mục 4, Tout va bien 1)
- Your name and your surname, please.
(Vui lòng cho biết tên và họ của anh/chị.
Xin anh/chị cho biết họ và tên.
Xin vui lòng cho biết họ của anh/chị và
tên gọi của anh/chị.)
2 - Bonjour madame, vous allez bien ?
- Salut Thomas, ça va ?
- Bonsoir, ça va ?
(Xem trang 10, mục 2, Tout va bien 1)
- Hello madam, ? (Chào bà/cô, ?)
- Hi Thomas, ? (Chào Thomas)
- Good evening, ? (Xin chào)
3 - Ecoutez-moi !
- Qu’est-ce que ça veut dire ?
(Xem trang 13, mục 12, Tout va bien 1)
- Listen to me! (Hãy lắng nghe tôi!)
- What does it mean? (Từ này/cái này/điều
này có nghĩa là gì?
4 - Lundi, mardi, mercredi, jeudi, vendredi,
samedi, dimanche
- Janvier, février, mars, avril, mai, juin,
jullet, août, septembre, octobre,
novembre, décembre (activité
complémentaire)
(Xem trang 13, mục 12, Tout va bien 1)
- Monday, tuesday, wednesday, thusday,
friday, saturday, sunday
- January, february, march, april, may,
june, july, august, september, november,
december
5 - Je vais à l’école.
(Xem trang 24, mục 2, Tout va bien 1)
- I go to school. (Tôi đi học.)
Quan sát ví dụ 1, việc giải thích bằng tiếng mẹ đẻ (langue maternelle) khá phức tạp bởi
người học có thể hiểu ngay nhưng với lối tư duy tiếng Việt đôi khi khiến người dạy và người
học dễ sa đà vào nhiều cách diễn giải khác nhau, khiến mục tiêu giao tiếp bị chậm lại. Ngược
lại nếu đưa câu tương đương bằng tiếng Anh vào, người học liên tưởng rất nhanh, không cần
diễn giải dài dòng bằng tiếng mẹ đẻ.
5
Ví dụ 2 cho thấy các tình huống chào hỏi với nhiều cấp độ xưng hô khác nhau và quan
hệ giữa những người đối thoại cũng khác nhau. Có thể đưa những từ đồng nghĩa như sau:
- Bonjour = “Hello”
- Salut = “Hi”
- Bonsoir = “Good evening”
Người Việt Nam khi gặp nhau: “Xin chào”, “Chào ông/bà/cô/bác/anh/chị/em”.
Người Pháp gặp nhau vào ban ngày: “Bonjour” khác với khi gặp nhau vào buổi tối:
“Bonsoir”, với những người thân quen: “Salut”. Với sự phận biệt này, cách nhanh nhất là
dùng tiếng Anh để giúp người học hiểu nhanh mà không mất nhiều thời gian; đồng thời giúp
họ tư duy so sánh và nhớ lâu hơn.
Trong ví dụ 3, để tránh sự nhầm lẫn về sau giữa động từ “écouter”/ “entendre”, có thể
đưa cặp từ tương đương “listen”/ “hear” để giải thích, người học dễ nắm bắt hơn khi giải thích
bằng tiếng Việt.
- Ecoutez-moi! = « Listen to me! »
Khi dạy về phần từ vựng với chủ đề ngày tháng như trong ví dụ 4, để giúp người học
dễ nhớ, dễ phân biệt, giáo viên lưu ý phân biệt các tiền tố và hậu tố của từ có nét tương đồng
hay tương phản. Chẳng hạn : các tháng có hậu tố trong tiếng anh là « -er » (october,
november, december) thì trong tiếng Pháp ngược lại « -re » (octobre, novembre, décembre) ;
hay nhớ các tiền tố hoặc chữ cái đầu của các tháng cũng giúp dễ thuộc hơn bởi lượng từ vựng
tiếng Anh của họ đã được hình thành, có thể bật nhanh khi giao tiếp.
Một khía cạnh khác nữa trong ví dụ 5 liên quan đến ngữ âm, ngữ điệu. Điểm khác biệt
giữa tiếng Pháp (trọng âm rơi vào âm tiết cuối của nhóm từ có nghĩa hoặc của một câu) và
tiếng Anh, tiếng Việt (trọng âm rơi vào từng âm tiết của từ trong câu) cần được lưu ý ngay từ
những bài đầu tiên.
III. KẾT LUẬN
Trong thực tế giảng dạy, sự tiến bộ theo thời gian cho phép người dạy và người học có
thể diễn giải và tiếp thu hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích. Sự can thiệp của yếu tố đa ngôn ngữ
chỉ đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu khi vốn tiếng Pháp ở người học chưa có hoặc
trong suốt quá trình dạy/học khi thấy cần thiết, nhằm tránh sự lạm dụng và lối tư duy bằng
tiếng mẹ đẻ.
Trên đây là một vài kinh nghiệm có được qua quá trình tiếp xúc và giảng dạy đối
tượng sinh viên đầu vào D1. Khi bắt đầu học tiếng Pháp, đối tượng này không còn là song
ngữ (bilingue) mà là đa ngôn ngữ (plurilingue). Hiểu được bản chất đặc thù của đối tượng
giảng dạy là điều kiện tiên quyết giúp người dạy có được phương pháp và kỹ năng sư phạm
tốt, bồi dưỡng và tích lũy kỹ năng đa ngôn ngữ để giảng dạy thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. COSTE Daniel et al., « Compétence plurilingue et compétence culturelle » - Vers un Cadre
Européen Commun de référence pour l'enseignement et l'apprentissage des langues vivantes:
études préparatoires, Division des Politiques linguistiques, Strasbourg, 2009.
2. Pages web.
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
6
[6]
[7] www.coe.int/lang/fr
[8]
m_to_creativity/final_report_fr.pdf