Bài giảng Cách viết Luận văn tốt nghiệp - Nguyễn Thị Minh Lý

THẾ NÀO LÀ MỘT LUẬN VĂN • Trình bày sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực học thuật nhất định • Là một công trình ghi lại công việc nghiên cứu bạn đã tiến hành • Là sự đóng góp vào kho cơ sở dữ liệu • Cần được đánh giá một cách hệ thống

pdf42 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cách viết Luận văn tốt nghiệp - Nguyễn Thị Minh Lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH VIẾT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ths Nguyễn Thị Minh Lý Bộ môn Tim mạch –Trường Đại học Y Hà Nội THẾ NÀO LÀ MỘT LUẬN VĂN • Trình bày sự hiểu biết của bạn về một lĩnh vực học thuật nhất định • Là một công trình ghi lại công việc nghiên cứu bạn đã tiến hành • Là sự đóng góp vào kho cơ sở dữ liệu • Cần được đánh giá một cách hệ thống XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU VIẾT LUẬN VĂN: Bức tranh chung • Bạn định nghiên cứu gì (câu hỏi nghiên cứu) • Bạn dự định thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp gì? • Tại sao cần phải nghiên cứu vấn đề này? • Khi nào cần phải hoàn thành nghiên cứu • Bạn sẽ tiến hành nghiên cứu này ở đâu ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH TÀI LIỆU • Đọc tài liệu bám sát câu hỏi nghiên cứu • Dám bỏ qua không đọc những chương, đoạn không liên quan • Tránh đi lạc hướng, cuốn theo câu hỏi nghiên cứu, hoặc trọng tâm của tác giả • Biết thế nào là đủ • Không cần đọc thêm khi đã nắm được ý chính của tài liệu • Cần biết điểm dừng của việc đọc tài liệu và chuyển sang viết VIẾT LUẬN VĂN Mục tiêu • Lập kế hoạch cho công trình nghiên cứu của bạn. • Chỉ ra công trình của bạn có đóng góp gì cho nghiên cứu hiện tại. • Chứng tỏ bạn hiểu cách thực hiện một công trình nghiên cứu trong một khoảng thời gian cho phép. Khán giả: • Hội đồng chấm luận văn và những người quan tâm đến lĩnh vực bạn nghiên cứu VIẾT LUẬN VĂN • Bắt đầu càng sớm càng tốt • Đừng đợi tới khi bạn đã đọc “tất cả mọi thứ”. • Công việc viết sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ. • Luận văn ≠ báo cáo nghiên cứu: • Không cần thiết phải nêu tất cả các kết quả thu được • Không phải tất cả các vấn đề đúng đều phù hợp (người đọc sẽ đặt câu hỏi: liệu vấn đề sẽ đi đến đâu?) • Lựa chọn thông tin để trình bày chứng tỏ bạn đã rất am hiểu vấn đề nghiên cứu VIẾT LUẬN VĂN • Sử dụng từ ngữ của riêng bạn: • Không trích dẫn quá nhiều • Khi trích dẫn, cần chỉ ra nguồn trích dẫn • Cấu trúc rõ ràng • Không phân đề mục quá nhỏ (1.6.3.7.a) • Sự cân đối về độ dài của các chương trong luận văn VIẾT LUẬN VĂN (tiếp) • Định dạng • Thống nhất trong toàn bộ luận văn • Không viết lại nhiều lần: • Không có gì hoàn hảo. • Viết lại chưa chắc đã hay hơn LO LẮNG KHI VIẾT LUẬN VĂN: Lời khuyên chung • Lập kế hoạch viết • Bắt đầu bằng viết tự do. • Có một quyển sổ nhỏ để viết ra ngay những ý tưởng mà bạn chợt nghĩ ra. • Viết mỗi phần của luận văn vào từng file riêng rẽ • Hãy bắt đầu viết phần mà bạn cho là dễ hơn trước CÁC PHẦN CỦA MỘT LUẬN VĂN • Tên luận văn • Đặt vấn đề • Tổng quan • Đối tượng & Phương pháp • Kết quả • Bàn luận • Kết luận • Tài liệu tham khảo BƯỚC TIẾP THEO SẼ LÀ GÌ? • Bạn đã có đề tài nghiên cứu • Và danh mục các chương cần viết • Bạn sẽ làm gì tiếp theo? VIẾT CÁC CHƯƠNG CỤ THỂ • Không cần thiết phải viết theo trình tự. • Bắt đầu ở bất cứ đâu bạn thấy thoải mái nhất: • Viết mọi thứ trong mối liên quan với thông điệp mà luận văn muốn truyền tải • Cần có phản hồi kịp thời cho những phần bạn đã viết: • Nhờ mỗi người đọc một chương ngay khi chương đó được viết xong. • Cuối cùng nhờ một người khác đọc toàn bộ luận văn theo trình tự • Lưu ý về độ dài tương quan giữa các chương VIẾT TÊN LUẬN VĂN • Định hướng người đọc tới chủ đề nghiên cứu của bạn • Nêu được loại nghiên cứu mà bạn sẽ tiến hành. ĐẶT VẤN ĐỀ • Nêu lên bức tranh chung về vấn đề nghiên cứu trong thực tế và trong nghiên cứu. • Mô tả những nền tảng cho nghiên cứu của bạn, cho người đọc một cơ sở khoa học đầy đủ. • Chỉ ra giới hạn mà luận văn của bạn bao phủ. NÊU LÊN VẤN ĐỀ TỒN TẠI • Trả lời câu hỏi: “Đâu là chỗ trống cần lấp đầy?” và “Vấn đề cần giải quyết là gì?” • Nêu lên vấn đề một cách rõ ràng, cụ thể trong một đoạn văn. • Giới hạn những biến số mà bạn cần đánh giá khi nêu ra câu hỏi nghiên cứu. MỤC TIÊU/ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU • Chỉ ra mục tiêu nghiên cứu. • Chỉ ra đóng góp mà luận văn của bạn sẽ đem lại. • Cần chỉ rõ những phạm vi mà luận văn của bạn không đề cập tới. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ TỐT • Đoạn đầu: Trình bày một cách khái quát về chủ đề. • Định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. • Đoạn thứ hai: Yếu tố riêng biệt  lợi ích cho người đọc • Các kết quả trái ngược với các công trình đã đăng, • Vấn đề chưa được ai đề cập đến, • Sử dụng những biện pháp chẩn đoán hay điều trị cải tiến. • Đoạn thứ ba: Mục đích của công trình: • Sáng tỏ một mặt còn tranh cãi của vấn đề, • Bổ khuyết một lỗ hổng trong kiến thức hay thử nghiệm một giả thuyết. . PHẦN TỔNG QUAN • Các tác giả khác viết thế nào về chủ đề của bạn • Các giả thuyết được sử dụng để phân tích dữ liệu. • Các tác giả khác đã kết nối chủ đề nghiên cứu của họ với những vấn đề rộng lớn hơn trong thực hành lĩnh vực đó như thế nào. • Lựa chọn phương pháp luận và kỹ thuật nghiên cứu phù hợp nhất cho lĩnh vực nghiên cứu của bạn. Viết phần tổng quan cho phép bạn hiểu được: PHẦN TỔNG QUAN • Đặt luận văn nghiên cứu của bạn trong một tổng thể chung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. • Mô tả được tính duy nhất, tầm quan trọng và sự cần thiết của luận văn của bạn. • Chứng minh được tính hợp lý của phương pháp nghiên cứu đã lựa chọn. • Thể hiện sự quen thuộc với chủ đề nghiên cứu và các bước tiếp cận phù hợp để nghiên cứu chủ đề này. PHẦN TỔNG QUAN • ĐƯỢC COI LÀ VIẾT TỐT KHI: • Đánh giá được xu hướng nghiên cứu quan trọng cần ưu tiên. • Chỉ ra được lỗ hổng về kiến thức. • Nêu được sự cần thiết có những dự án nghiên cứu trong hiện tại và tương lai. VIẾT PHẦN TỔNG QUAN: những điểm mấu chốt • Bạn đã bước vào cuộc tranh luận của những người học rộng, phần tổng quan chứng tỏ bạn đã đang lắng nghe và có một vài điều có ý nghĩa muốn được nói. • Sau khi viết xong phần tổng quan, bạn có khả năng trả lời được 2 câu hỏi: • Tại sao chúng ta tiếp tục nghiên cứu vấn đề này? • Đóng góp mà nghiên cứu của bạn mang lại sau khi hoàn thành? ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP • Giới thiệu về phương pháp tiếp cận chung. • Sự phù hợp của cách tiếp cận này với thiết kế nghiên cứu. • Mô tả phương pháp cụ thể để thu thập số liệu. • Giải thích cách mà bạn sẽ phân tích và phiên giải kết quả. • Với các phương pháp ít quen thuộc, cần giải thích về phương pháp và lí do lựa chọn phương pháp. • Nêu ra những hạn chế có thể của luận văn. ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP  Quần thể mẫu nghiên cứu của công trình. Cách chọn mẫu như thế nào? Mô tả chi tiết. • Những điều tác giả dự định đánh giá: Hoạt động của một loại thuốc, kết quả của một thủ thuật, giá trị của một xét nghiệm. • Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng trong nghiên cứu: Biến chứng, thời gian theo dõi, các chỉ tiêu sinh học Các kết quả được phân tích và chuẩn hoá như thế nào: các thuật toán thống kê sử dụng. CÁCH VIẾT PHẦN KẾT QUẢ • Tất cả các kết quả thu được • Cần trình bày ở đây tất cả các kết quả. • Kết quả âm tính: khi chúng mang lại một thông tin có ích cho vấn đề nghiên cứu • Chỉ có kết quả mà thôi • Không được có bất kỳ một sự bình luận, giải thích nào, sự so sánh nào . • Không được trích dẫn bất kỳ tài liệu tham khảo nào. • Khách quan trình bày các sự kiện thu thập được. CÁCH VIẾT CHƯƠNG KẾT QUẢ BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ • Tránh nguy cơ lặp lại ,làm cơ sở cho thảo luận trong chương Bàn luận. • Thể hiện tối đa thông tin trong khi chiếm ít chỗ nhất, dưới dạng tổng hợp và sáng sủa. • Có tính độc lập về thông tin. • Nên bắt đầu việc viết chương Kết quả bằng việc tạo lập các bảng và biểu đồ. Sau đó viết phần nội dung để hoàn thiện. • Tuân theo các quy định về trình bày bảng, biểu đồ của nơi bạn làm luận văn LƯU Ý VIẾT CHƯƠNG KẾT QUẢ • Thì động từ • Các kết quả được quan sát trong quá khứ. • Sự chính xác • Tương thích của các số liệu trong bài viết, trong các bảng số liệu và biểu đồ. • Sự sáng sủa • Theo một trật tự hợp lý CÁCH VIẾT CHƯƠNG BÀN LUẬN MỤC TIÊU 1: Mục đích nghiên cứu có đạt được hay không. • Không nhắc lại tất cả các kết quả trong phần kết quả nghiên cứu • Không đưa thêm một kết quả mới vào chương Bàn luận. • Không thay đổi số liệu đã đưa ở phần kết quả: • Kết quả là 48% không được biến thành "gần 50%" hay "khoảng một nửa". VIẾT CHƯƠNG BÀN LUẬN MỤC TIÊU: Đánh giá chất lượng và giá trị của kết quả nghiên cứu (2) • Số lượng cá thể nghiên cứu có đủ lớn để rút ra kết luận? • Liệu có sự chệch hướng trong việc chọn đối tượng? • Phương pháp nghiên cứu đã đáp ứng tốt nhất cho vấn đề đặt ra? • Nhận định các kết quả như thế nào căn cứ theo các phương pháp được sử dụng và độ mạnh của các phép suy diễn thống kê được sử dụng. VIẾT CHƯƠNG BÀN LUẬN MỤC TIÊU: So sánh kết quả thu được với kết quả của các tác giả khác. • Tìm cách giải thích sự khác biệt • Thông báo sự đóng góp cá nhân của mình • Tính chất đại diện của mẫu thử tốt hơn, • Phương pháp thống kê phù hợp hơn. • Tránh sự công kích cá nhân. CÁC SAI LẦM: CHƯƠNG BÀN LUẬN • Bàn quá các mục đích nghiên cứu • Biến chương Bàn luận thành một dạng điểm kiến thức, một bài lịch sử hay một bài giảng. • Nhắc lại những cái đã có rồi nhất là ở phần đặt vấn đề. • Xuất hiện những hiện tượng mới liên quan tới vật liệu, phương pháp nghiên cứu hay kết quả. • Đưa trích dẫn những điều của một tác giả mà thực ra người đó không viết. • Trích dẫn một tác giả không nêu rõ tài liệu tham khảo: "Như X đã chỉ ra..." ;"Theo kỹ thuật của..." • Sử dụng các cách diễn đạt có tính cảm xúc: Kết quả "làm thất vọng", "gây tò mò", "ngạc nhiên"... CÁCH VIẾT PHẦN KẾT LUẬN • Phù hợp với câu hỏi nghiên cứu • Thu được từ một phương pháp nghiên cứu đúng • Ngắn gọn • Không nhắc lại từ đầu • Rõ ràng • Có thể đưa ra những lời khuyên • Thông tin đưa ra phải tìm thấy trong luận văn nghiên cứu • Không đưa thêm thông tin mới vào kết luận CÁCH VIẾT PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO • Các quy định về cách viết tài liệu tham khảo • Hệ thống Havard • Hệ thống Vancouver • Nên tuân theo quy định của nơi bạn làm luận văn • cần có sự thống nhất • Tham khảo các tài liệu trước đây VIẾT LUẬN VĂN: Lỗi thường gặp • Viết văn nói • Ý kiến cá nhân • Luận văn là một công trình khoa học! VIẾT LUẬN VĂN: Lỗi thường gặp • Câu phức với nhiều từ dài • Luận văn một công trình khoa học đơn giản, thuyết phục! • Hài hước • Cần được chú thích VIẾT LUẬN VĂN: Lỗi thường gặp • Không bao giờ bao quát được mọi khía cạnh • Bạn sẽ không bao giờ kết thúc? • Đôi khi chỉ ra được vấn đề là đủ • Giám khảo sẽ rất vui khi bạn chỉ ra được những giới hạn VIẾT LUẬN VĂN: Lỗi thường gặp • Viết quá nhiều • Có qui định về độ dài tối thiểu • Ít có qui định về độ dài tối đa • Luận văn Tiến sĩ của John Forbes Nash Jr năm 21 tuổi • Dài 27 trang • Đạt giải Nobel VIẾT LUẬN VĂN: Vấn đề thường gặp • Ở vài thời điểm, não bạn sẽ trở nên giống chiếc bánh mì nướng • Nghỉ giải lao • Ăn đủ ngủ khỏe, tập thể dục • Đây chỉ là tình trạng tạm thời NHỮNG ĐIỀU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRÔNG ĐỢI • Trình bày kết quả • Giả thiết nghiên cứu có được thử nghiệm? • Kết quả thu được có ủng hộ giả thiết nghiên cứu? • Số liệu có được xử lý phù hợp? • Kết quả có được trình bày rõ rang? • Câu hỏi nghiên cứu có được tóm tắt và trả lời? NHỮNG ĐIỀU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRÔNG ĐỢI • Bàn luận và kết luận • Những hạn chế của nghiên cứu có được chỉ ra • Có phát hiện ra những điểm mới từ nghiên cứu? • Có tạo được mối liên kết với y văn? • Có những phát triển gì về mặt lý thuyết? • Có những dự đoán mới được thiết lập không? IT’S ALL OVER • Bạn đã hoàn thành luận văn của mình • Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Good Luck & Thank You!
Tài liệu liên quan