Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Hùng Vương

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương năm 2011 và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/04/2011 đến 30/06/2011. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhin thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 5,75%. Nhóm sản phụ > 35 tuổi tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm ≤ 35 tuổi (OR=2,95). Nhóm sản phụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm kinh tế đủ sống (OR=5,61). Nhóm sản phụ có điều trị hiếm muộn tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm có thai tự nhiên (OR=3,09). Nhóm sản phụ có mâu thuẫn với gia đình chồng tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm không có mâu thuẫn với gia đình chồng (OR=1,58). Kết luận: Qua nghiên cứu này cho thấy đây là một bệnh lý không hiếm cần được quan tâm. Thai phụ lớn tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có điều trị hiếm muộn, có mâu thuẫn với gia đình chồng gia tăng nguy cơ trầm cảm trong lúc mang thai 3 tháng đầu.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 251 TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG Nguyễn Duy Tài*, Trương Thị Bích Hà** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương năm 2011 và các yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/04/2011 đến 30/06/2011. Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhin thuận tiện. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 5,75%. Nhóm sản phụ > 35 tuổi tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm ≤ 35 tuổi (OR=2,95). Nhóm sản phụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm kinh tế đủ sống (OR=5,61). Nhóm sản phụ có điều trị hiếm muộn tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm có thai tự nhiên (OR=3,09). Nhóm sản phụ có mâu thuẫn với gia đình chồng tăng nguy cơ trầm cảm so với nhóm không có mâu thuẫn với gia đình chồng (OR=1,58). Kết luận: Qua nghiên cứu này cho thấy đây là một bệnh lý không hiếm cần được quan tâm. Thai phụ lớn tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có điều trị hiếm muộn, có mâu thuẫn với gia đình chồng gia tăng nguy cơ trầm cảm trong lúc mang thai 3 tháng đầu. Từ khóa: trầm cẩm, thai tam cá nguyệt đầu, bệnh viện Hùng Vương. ABSTRACT PREVALENCE AND RISK FACTORS OF DEPRESSION AMONG PREGNANT WOMEN DURING FIRST TRIMESTER IN HUNG VUONG HOSPITAL Nguyen Duy Tai, Truong Thi Bich Ha * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 251 - 257 Objective: To identify the proportion of depression and related factors among women in the first trimester of pregnancy at Hung Vuong Hospital year 2011 Methods: A cross-sectional study, applying simple randomised sampling method, was conducted on 400 women in their first trimester of pregnancy at Hung Vuong Hospital from 01 April 2011 to 30 June 2011. Results: The proportion of depression among women in the first trimester of pregnancy was 5.75%. The group of women over 35 years old had higher risk of depression than those under 35 (OR = 2.95). Women in lower economic status had higher risk of depression than those of average living condition (OR = 5.61). Infertility treated women had higher risk of depression than those having spontaneous pregnancy (OR = 3.09). Those having bad relationship with husband’s family had higher risk of depression (OR = 1.58). Conclusion: This study indicates that depression is not a rare condition and deserves studying. Age, financial status, infertility history, and bad relationship with husband’s family are the factors that increase the risk of depression among first trimester pregnant women. Keywords: depression, first trimester pregnancy, Hung Vuong Hospital * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM ** Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: GS.TS.BS. Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 252 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình mang thai và sinh đẻ là thời kỳ dễ xảy ra nhiều biến đổi về tâm lý và sinh lý trong đời sống người phụ nữ, đặc biệt những biến đổi về tâm lý thường gặp hơn cả(6). Rất nhiều nghiên cứu cho thấy trầm cảm là một rối loạn tâm lý thường gặp nhất trong giai đoạn trước và sau khi sinh(2). Nếu không được quan tâm đúng mức, những biến đổi này có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề về tinh thần, thể xác lẫn vật chất cho bản thân người phụ nữ, gia đình và xã hội. Phần lớn các nghiên cứu hiện nay về trầm cảm thường tập trung vào giai đoạn sau sanh(2), tuy nhiên tần suất mắc trầm cảm lại tập trung nhiều hơn trong quá trình mang thai. Theo một tổng quan năm 2005 từ các nghiên cứu đoàn hệ cho thấy tần suất của trầm cảm trước sanh là 14% (KTC 95%: 13,5-14,5), so với tần suất này ở giai đoạn sau sanh là 10,5% (KTC 95%: 10,1- 10,9)(8). Chẩn đoán trầm cảm trong thai kỳ cũng thường bị bỏ qua do các triệu chứng gần giống với những thay đổi sinh lý trong thai kỳ như thay đổi tính khí, thay đổi khẩu vị Bên cạnh, nhiều nghiên cứu đoàn hệ khác cho thấy trầm cảm và rối loạn lo âu trong quá trình mang thai là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng trầm cảm sau sanh(7,9). Một loạt các nghiên cứu tại các nước đang phát triển cũng đã khẳng định về kết quả nghiên cứu này(1,5,10,11,13). Điều đó cho thấy những can thiệp dự phòng hay điều trị trầm cảm cần được thực hiện sớm hơn trong thai kỳ. Hiện tại các nghiên cứu có giá trị về trầm cảm chu sinh còn rất ít ở các nước đang phát triển, và điều đáng nói là tỷ lệ trầm cảm chu sinh ở các nước này cao hơn rất nhiều khi so sánh với các nước đã phát triển(14). Việt Nam - một nước đang phát triển, mật độ dân số đông, tỷ lệ sinh vẫn còn cao - trầm cảm trong thai kỳ chưa được quan tâm đúng mức. Tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Hùng Vương là một trong những bệnh viện tuyến 4 chuyên khoa sản phụ, hàng năm quản lý khoảng 200.000 lượt thai phụthuộc thành phố và các tỉnh lân cận. Như vậy, vấn đề đặt ra là tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và các yếu tố liên quan đến bệnh lý này như thế nào tại bệnh viện Hùng Vương. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn vào Các sản phụ đến khám thai tại Khoa Khám thai bệnh viện Hùng Vương. Đang cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Được chẩn đoán có thai sống trong lòng tử cung (lòng tử cung có hình ảnh phôi thai và tim thai trên siêu âm ngả âm đạo hoặc siêu âm bụng). Tuổi thai từ 6 đến 14 tuần (dựa vào siêu âm). Không có tiền căn bệnh lý nội khoa, ngoại khoa. Không có tiền căn bệnh lý tâm thần. Có khả năng hiểu tiếng Việt. Có trạng thái tinh thần và tình trạng sức khỏe đủ để cho phép tiến hành cuộc phỏng vấn. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu sau khi được giải thích mục đích của nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra Thai ngừng phát triển hoặc thai lưu. Chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ thai ngoài tử cung. Có bệnh lý sản phụ khoa cần điều trị cấp cứu ngay khi nhập viện. Khả năng hiểu tiếng Việt không tốt. Không đồng ý tiếp tục tham gia nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/04/2011 đến 30/06/2011. Mục tiêu phụ Xác định các yếu tố liên quan (tuổi, hoàn cảnh kinh tế, tình trạng hôn nhân-gia đình, tiền căn sản khoa, tình trạng thai kỳ hiện tại). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 253 Phương tiện: Bảng câu hỏi soạn sẵn để ghi những biến số nghiên cứu. Bảng thang điểm đánh giá trầm cảm trong khi mang thai EDS (Edinburgh Depression Scale) cho sản phụ tự đánh giá.Thang điểm EDS gồm 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn với điểm số từ 0 đến 3, sản phụ chọn 1 câu đúng. Tổng số điểm sẽ được ghi nhận (từ 0 đến 30 điểm). Những sản phụ nào có số điểm ≥ 15 được chẩn đoán ban đầu là có trầm cảm trong khi mang thai. KẾT QUẢ Đặc điểm xã hội - kinh tế của đối tượng nghiên cứu (n=400) Tần số (n=400) Tỷ lệ (%) Tuổi 18- 35 tuổi > 35 tuổi 352 48 88,0 12,0 Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp-CĐ-ĐH 38 171 101 90 9,5 42,8 25,2 22,5 Nhà riêng Nhà ba mẹ chồng Nhà ba mẹ ruột Nhà thuê Khác 87 85 30 187 11 21,8 21,2 7,5 46,8 2,8 Nghề ổn định Nghề không ổn định 363 37 90,8 9,2 Khó khăn Đủ sống 82 318 20,5 79,5 Nhận xét: Đa số những sản phụ mang thai 3 tháng đầu thuộc nhóm phụ nữ trẻ, tuổi trung bình là 28,06. Các sản phụ thuộc nhóm tuổi 18- 35 chiếm tỷ lệ cao nhất (88%). Hầu hết các sản phụ có trình độ học vấn ở bậc phổ thông (77,5%). Nhóm các sản phụ có trình độ học vấn sau đại học chiếm tỷ lệ rất ít (0%). Hầu hết các sản phụ đều có mối quan hệ hòa hợp với chồng (93,2%). Tỷ lệ các sản phụ có mâu thuẫn với gia đình chồng chiếm tỷ lệ rất ít (4%). Nhận xét: Đa số thai kỳ lần này của các sản phụ là có mong đợi (83,2%). Đa số lần này các sản phụ có thai tự nhiên (94,2%). Các bệnh thường gặp nhất trong thai kỳ bao gồm: Dọa sẩy thai (6,5%), thiếu máu (5,8%), viêm âm đạo (4,8%), nghén nặng (4%). Tỷ lệ (%) trầm cảm trong thai kỳ của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương (n=400) Mối liên quan giữa các yếu tố xã hội-kinh tế với tình trạng TCTTK của đối tượng nghiên cứu Có TC Không TC p OR (KTC 95%) >35 tuổi 18- 35t 7 16 41 336 0,005 3,59 (1,25-9,98) Cấp I Cấp II Cấp III Trung cấp-CĐ-ĐH 3 8 4 8 35 163 97 82 0,370 Nhà riêng Nhà ba mẹ chồng Nhà ba mẹ ruột Nhà thuê Khác 8 3 0 12 0 79 82 30 186 11 0,318 Nghề ổn định Không ổn định 7 16 30 347 <0,001 5,06 (1,73-14,4) Khó khăn Đủ sống 15 8 67 310 <0,001 8,68 (3,2-23,42) Nhận xét: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ > 35 tuổi có nguy cơ TCTTK cao gấp 3,59 lần so với nhóm 18-35 tuổi. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có nghề nghiệp không ổn định có nguy cơ TCTTK Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 254 cao gấp 5,06 lần so với nhóm có nghề nghiệp không ổn định. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có nguy cơ TCTTK cao gấp 8,68 lần so với nhóm có hoàn cảnh kinh tế đủ sống. Mối liên quan giữa các yếu tố hôn nhân- gia đình với tình trạng TCTTK của đối tượng nghiên cứu Có TC Không TC P OR (KTC 95%) Sống chung với chồng Ly thân/ Ly dị/ Không chồng 23 1 373 3 0,096 Hòa hợp với chồng Ít hòa hợp Không 20 3 0 353 21 3 0,222 Mâu thuẫn với gia đình chồng Không 6 17 10 367 0,001 12,95 (3,67-45,1) Nhận xét: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ mâu thuẫn với gia đình chồng có nguy cơ TCTTK cao gấp 12,95 lần so với nhóm không mâu thuẫn với gia đình chồng. Mối liên quan giữa tiền căn sản khoa với tình trạng TCTTK của đối tượng nghiên cứu Có TC Không TC p OR (KTC 95%) > 2 con < 2 con 4 19 19 358 0,035 3,97 (1,03-14,1) Có mổ sanh Không 0 23 19 358 0,315 Có bỏ thai Không 20 3 332 45 0,902 Có hư thai Không 11 12 86 291 0,006 3,10 (1,22-7,8) Nhận xét: phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có > 2 đứa con có nguy cơ TCTTK cao gấp 3,97 lần so với nhóm có < 2 con. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có tiền căn hư thai có nguy cơ TCTTK cao gấp 3,1 lần so với nhóm không có tiền căn hư thai. Có TC Không TC p OR (KTC 95%) Mong có thai Không 20 3 313 64 0,442 Có TC Không TC p OR (KTC 95%) Có ĐT hiếm muộn Không 4 19 19 358 0,035 3,97 (1,03-14,1) Mắc bệnh lúc có thai Không 12 11 77 300 <0,001 4,25 (1,68-10,8) Có dọa sẩy Không 5 18 21 356 0,011 4,71 (1,38-15,2) Có nghén nặng Không 4 19 12 365 0,009 6,4 (1,57-24,3) Có viêm ÂĐ Không 2 21 17 360 0,299 Có bệnh tim Không 1 22 1 376 0,111 Nhận xét: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có điều trị hiếm muộn có nguy cơ TCTTK cao gấp 3,97 lần so với nhóm có thai tự nhiên. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có mặc bệnh trong thai kỳ lần này có nguy cơ TCTTK cao gấp 4,25 lần so với nhóm không mắc bệnh trong thai kỳ lần này. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ bị dọa sẩy thai trong thai kỳ lần này có nguy cơ TCTTK cao gấp 4,71 lần so với nhóm không bị dọa sẩy thai. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ bị nghén nặng trong thai kỳ lần này có nguy cơ TCTTK cao gấp 6,4 lần so với nhóm không bị nghén nặng. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu Yếu tố p OR KTC 95% > 35t 0,020 2,95 1,965-8,690 KT khó khăn <0,001 5,61 2,523-18,931 Có ĐT hiếm muộn 0,024 3,09 1,240-12,531 Mâu thuẫn với gia đình chồng 0,013 1,58 1,180-10,361 Nhận xét: Có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (p<0,05). Yếu tố kinh tế khó khăn có tương quan mạnh nhất với TCTTK (OR=5,61).Yếu tố mâu thuẫn với gia đình chồng có tương quan yếu nhất với TCTTK (OR=1,58). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 255 BÀN LUẬN Các nghiên cứu hiện tại về trầm cảm trong thai kỳ trên những đối tượng, quốc gia khác nhau lại thường sử dụng các bảng câu hỏi khác nhau, hoặc cùng một bảng câu hỏi nhưng phiên dịch thành các thứ tiếng khác nhau để phù hợp với từng quốc gia. Vì vậy, khi so sánh kết quả của các nghiên cứu này với nhau dễ bị thiếu chính xác. Có thể thấy các sản phụ đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương có những đặc điểm riêng so với các sản phụ đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Điều này một phần là do bệnh viện Hùng Vương là bệnh viện công, thành phần đến khám chủ yếu là có bảo hiểm y tế, thuận lợi cho những người có mức sống trung bình. Thành phần các sản phụ thuộc tầng lớp trí thức (đại học, sau đại học) có lẽ thích đến khám thai tại các cơ sở y tế tư nhân hơn. Tỷ lệ trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ chúng tôi tìm được trên 400 sản phụ đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương năm 2011 là 5,75% (23/400 sản phụ). Tỷ lệ này được sàng lọc bước đầu bằng bảng câu hỏi EDS với ngưỡng điểm là 15 điểm. Đây là điểm cắt có độ nhạy cao và độ đặc hiệu cao, được khuyến cáo để chẩn đoán ban đầu trầm cảm trong thai kỳ(12). Nghiên cứu tại Úc kết luận EDS với đểm cắt 15, có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 96% trong sàng lọc TCTTK(3). 23 sản phụ chúng tôi nghi ngờ có trầm cảm trong thai kỳ đã được chẩn đoán khẳng định lại dựa trên thang điểm chẩn đoán trầm cảm DSM-IV bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tuy nhiên tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Hùng Vương có thể cao hơn con số chúng tôi tìm được do đặc điểm của những đối tượng từ chối trả lời phỏng vấn như đã đề cập phần trên. Một số lượng phụ nữ có nguy cơ trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể đã bị bỏ sót. Tỷ lệ chúng tôi tìm được cũng gần bằng với tỷ lệ trầm cảm ở nhóm sản phụ từ 14-16 tuần (6,1%) trong một nghiên cứu thực hiện năm 2009 tại Viện Trường ở Lithuania. Đây là một nghiên cứu thiết kế cohort, sử dụng công cụ sàng lọc là bảng câu hỏi của WHO: CIDI-SF và tiêu chuẩn chẩn đoán là DSM-III-R. So sánh với một số tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ trong các nghiên cứu khác, chúng tôi thấy tỷ lệ 5,75% ở mức độ tương đối thấp, gần bằng với những số liệu từ các nghiên cứu ở châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc). Nếu thử dời điểm cắt của thang điểm EDS từ 15 xuống 13 điểm (một ngưỡng điểm cũng được chứng minh rằng có độ nhạy cao trong sàng lọc trầm cảm trong thai kỳ) thì tỷ lệ trầm cảm trong thai kỳ được chẩn đoán ban đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là 9%. So với số liệu từ các nghiên cứu từ châu Mỹ, con số này vẫn còn ở mức độ thấp. Sau khi phân tích đơn biến chúng tôi có 9 yếu tố liên quan đến trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhìn chung, hầu hết các yếu tố có liên quan với trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này giống với các yếu tố nguy cơ trong các nghiên cứu khác trên thế giới. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu tại Lithuania, một quốc gia có nền kinh tế phát triển thuộc Bắc Âu, năm 2009, TCTTK cao nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ với các yếu tố có liên quan là: thai kỳ ngoài mong đợi, học vấn thấp, thu nhập thấp, tiền căn trầm cảm, có chứng loạn thần(4), phần lớn chúng tôi không tìm thấy mối liên quan với các yếu tố như nghiên cứu trên. Đối với yếu tố trình độ học vấn: Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố này với trầm cảm 3 tháng đầu thai kỳ có thể là do đặc trưng về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu như đã bàn luận ở trên: các sản phụ đến khám thai tại bệnh viện Hùng Vương tập trung hầu hết ở bậc phổ thông. Đối với yếu tố tiền căn trầm cảm và có chứng loạn thần: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiêu chuẩn loại trừ của đối tượng nghiên cứu là không có tiền căn bệnh lý tâm thần nhằm tập trung khảo sát các yếu tố riêng biệt của thai kỳ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 256 lần này với bệnh lý TCTTK. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thực sự không an tâm vì trong tất cả các trường hợp được phỏng vấn, chúng tôi đều không ghi nhận được trường hợp nào có tiền căn tương tự. Điều này có thể là do sức khỏe tâm lý đối với người Việt Nam vẫn chưa được chú trọng. Sản phụ có thể đã từng có biểu hiện của các bệnh lý tâm thần trên nhưng có thể không được phát hiện do ở mức độ nhẹ và không đi khám. Hơn nữa, nếu đã từng được chẩn đoán các sản phụ có thể không cho người phỏng vấn biết vì đây dường như còn là những bệnh lý tế nhị đối với người Việt Nam. Do đó, chúng tôi nghĩ tại Việt Nam cần có thêm những nghiên cứu khảo sát một các chuyên biệt hơn liên quan giữa yếu tố tiền căn bệnh lý tâm thần với TCTTK để có thể kết luận rõ hơn. Phân tích đa biến Sau khi phân tích đa biến (nhằm loại bỏ các yếu tố gây nhiễu) chúng tôi tìm thấy 4 yếu tố nguy cơ đối với trầm cảm 3 tháng đầu thai kỳ, xếp theo thứ tự giảm dần của OR: Kinh tế khó khăn (OR=5,61), có điều trị hiếm muộn (OR=3,09), tuổi > 35 (OR=2,95) Mâu thuẫn với gia đình chồng (OR=1,58). Mặc dù đây là một rối loạn tâm thần nhưng yếu tố kinh tế dường như vẫn giữa vai trò chủ đạo với OR cao nhất. Ở những nước đang phát triển, việc phụ nữ có thai, sinh con và nuôi dưỡng con cái vẫn chưa có được sự hỗ trợ tích cực như ở các nước phát triển. Do đó, đối với những gia đình kinh tế khó khăn, việc chuẩn bị cho một thành viên mới sắp ra đời có thể sẽ là mối quan tâm, lo lắng rất lớn, đặc biệt cho người mẹ mang thai. Các yếu tố nguy cơ của trầm cảm 3 tháng đầu thai kỳ mà chúng tôi tìm được hầu hết phù hợp với các yếu tố nguy cơ tìm được trong các nghiên cứu có liên quan. Điều trị hiếm muộn cho thai kỳ lần này có tương quan mạnh với TCTTK (sau yếu tố kinh tế). Tương quan này có thể được lý giải do nhiều áp lực khi thực hiện điều trị hiếm muộn: chi phí tốn kém, thời gian kéo dài, hiệu quả thấp và khao khát mong muốn có con từ bản thân sản phụ và gia đình. Vì vậy, những sản phụ này bên cạnh việc điều trị hiếm muộn cũng cần được gia đình và thầy thuốc quan tâm hơn đến sức khỏe tinh thần, tình cảm để thai kỳ lần này có được những kết quả trọn vẹn nhất. Mâu thuẫn với gia đình chồng cũng góp phần cho tình trạng TCTTK. Đây có lẽ là một trong những yếu tố đặc trưng cho phụ nữ châu Á, các dân tộc chịu ảnh hưởng nền xã hội phong kiến, người phụ nữ lập gia đình phụ thuộc gia đình chồng về kinh tế, chỗ ở... Tuy nhiên, đối với yếu tố tuổi, nghiên cứu của chúng tôi tìm được có mối tương quan ngược lại so với tất cả các nghiên cứu mà chúng tôi tổng quan được. Trong các nghiên cứu khác, nguy cơ TCTTK sẽ tăng cao trong nhóm phụ nữ trẻ, riêng trong nghiên cứu của chúng tôi, TCTTK lại tăng trong nhóm có độ tuổi trung niên (>35 tuổi). Có thể đây là điểm khác biệt riêng đối với những phụ nữ Việt Nam hoặc đối tượng nghiên cứu tại bệnh viện Hùng Vương. Tuy nhiên để khẳng định điều này cần có sự phân tích chi tiết hơn về các đối tượng trong các nghiên cứu khác nhau và cần có thêm những nghiên cứu khác về trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ được thực hiện ở người Việt Nam. KẾT LUẬN Qua khảo sát trên 400 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu khám thai tại bệnh viện Hùng Vương từ 01/04/2011 đến 30/06/2011, chúng tôi có kết luận sau: Tỷ lệ trầm cảm của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu là 5,75%. Bốn yếu tố ghi nhận liên quan đến trầm cảm 3 tháng đầ
Tài liệu liên quan