Bài tập cá nhân môn công pháp - Bài tình huống số 2

Đề số 2: Quốc gia A và tập đoàn Mega của quốc gia B kí một thỏa thuận quốc tế, trong đó, A đồng ý cho phép tập đoàn Mega đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng xung quanh khu vực rừng quốc gia của A. Do thay đổi trong chính sách đầu tư và quy định trong luật môi trường quốc gia, A đã có văn bản yêu cầu Mega phải dừng toàn bộ việc thi công và tháo dỡ tất cả các hạng mục công trình đã xây dựng, đồng thời khẳng định sẽ tiến hành bồi thường thỏa đáng cho những chi phí mà Mega đã phải bỏ ra đầu tư. Hai bên đã tiến hành thỏa thuận nhưng không thống nhất được mức bồi thường. Mega tuyên bố sẽ khởi kiện quốc gia A vì hành vi phạm cam kết đã kí. Hãy cho biết: - Thỏa thuận giữa quốc gia A và tập đoàn Mega có phải là điều ước quốc tế hay không? Vì sao? - Tập đoàn Mega có thể khởi kiện quốc gia A theo quy định của Luật quốc tế hay ko? Vì sao?

doc3 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn công pháp - Bài tình huống số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 2: Quốc gia A và tập đoàn Mega của quốc gia B kí một thỏa thuận quốc tế, trong đó, A đồng ý cho phép tập đoàn Mega đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng xung quanh khu vực rừng quốc gia của A. Do thay đổi trong chính sách đầu tư và quy định trong luật môi trường quốc gia, A đã có văn bản yêu cầu Mega phải dừng toàn bộ việc thi công và tháo dỡ tất cả các hạng mục công trình đã xây dựng, đồng thời khẳng định sẽ tiến hành bồi thường thỏa đáng cho những chi phí mà Mega đã phải bỏ ra đầu tư. Hai bên đã tiến hành thỏa thuận nhưng không thống nhất được mức bồi thường. Mega tuyên bố sẽ khởi kiện quốc gia A vì hành vi phạm cam kết đã kí. Hãy cho biết: - Thỏa thuận giữa quốc gia A và tập đoàn Mega có phải là điều ước quốc tế hay không? Vì sao? - Tập đoàn Mega có thể khởi kiện quốc gia A theo quy định của Luật quốc tế hay ko? Vì sao? Bài làm 1. thỏa thuận giữa quốc gia A và tập đoàn Mega có phải là điều ước quốc tế hay không. Trả lời: thỏa thuận giữa quốc gia A và tập đoàn Mega của quốc gia B không phải là điều ước quốc tế. Đây là một thỏa thuận quốc tế. Bởi vì: Theo công ước Viên về luật điều ước có khái niệm về điều ước, tại điểm A khoản 1 điều 2: “ điều ước là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng các văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật pháp quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của văn kiện đó”. Ở định nghĩa trên ta có thể thấy đặc điểm cơ bản của điều ước quốc tế như sau: - Hình thức của điều ước quốc tế; - Chủ thể của điều ước quốc tế; - Bản chất của điều ước quốc tế; - Luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế. Dựa vào các đặc điểm cơ bản nêu trên, chúng ta có thể phân biệt điều ước quốc tế với các văn kiện quốc tế mà không phải là điều ước. Về hình thức, quốc gia A và tập đoàn Mega đã kí một thỏa thuận quốc tế nên xét về hình thức thì thỏa thuận trên là một văn bản thỏa thuận. Về chủ thể của điều ước quốc tế; chủ thể của điều ước quốc tế phải là phải là quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế được quy định ở điều 7 chương II công ước Viên năm 1969 về giấy ủy quyền; do đó, như trên tập đoàn Mega không phải là chủ thể được ủy quyền cho quốc gia B nên tập đoàn Mega không phải là chủ thể của luật quốc tế trong hoạt động ký kết điều ước quốc tế. Về bản chất, việc ký kết giữa quốc gia A và tập đoàn B là một thỏa thuận quốc tế giữa một chủ thể của luật quốc tế và một chủ thể quốc tế. Luật điều chỉnh của thỏa thuận trên là luật đầu tư của quốc gia A điều chỉnh. Từ những phân tích trên cho thấy thỏa thuận trên không phải là điều ước quốc tế mà chỉ là một thỏa thuận quốc tế.ư 2. Tập đoàn Mega có thể khởi kiện quốc gia A theo quy định của luật quốc tế hay không. Trả lời: như trên đã trình bày thỏa thuận của quốc gia A và tập đoàn Mega của quốc gia B không phải. Bởi vì: Phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế được quy định tại chương I, điều 1 của công ước Viên: “Công ước này áp dụng đối với những điều ước giữa các quốc gia”. Như vậy, theo quy định này thì thỏa thuận của quốc gia A và tập đoàn Mega của quốc gia B, trong đó tập đoàn Mega không phải đại diện ủy quyền thay mặt quốc gia B ký kết thỏa thuận nên tập đoàn Mega không là chủ thể của luật quốc tế, do đó, Tập đoàn Mega không thể khởi kiện quốc gia A theo quy định của luật quốc tế. Tài liệu tham khảo. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997. 3. Pháp lệnh kí kết và thực hiện thoả thuận quốc tế năm 2007. 4. Công ước viên năm 1969.
Tài liệu liên quan