Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón

˗ Tên dự án: Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón”. ˗ Địa điểm thực hiện dự án: ˗ Nội dung dự án: Lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới trên mặt bằng nhà xưởng hiện hữu thuê của Tổng kho . Không tiến hành xây dựng hay sữa chữa lại. ˗ Chủ đầu tư: . Dự án thực hiện tại nhà xưởng hiện hữu, với cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh, chủ dự án chỉ tiến hành lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới. Các hoạt động này diễn ra trong thời gian ngắn nên chỉ gây ra những tác động nhỏ đến môi trường không khí (như ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn), gia tăng lượng rác thải, nước thải, tăng mật độ giao thông, tai nạn lao động, v.v. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng mật độ giao thông làm phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải; tập trung công nhân làm gia tăng rác thải và nước thải, ngoài ra quá trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, . Các tác động trên sẽ rất nghiêm trọng nếu như không có biện pháp khắc phục. Nhận thức được một cách sâu sắc các tác hại mang lại do thực hiện dự án, chủ đầu tư đã có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục và hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động.

docx121 trang | Chia sẻ: truongthanhsp | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mở rộng nhà máy sản xuất phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY CP PHÂN BÓN ˜&™ Tháng 9 năm 2013 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN CÔNG TY CP PHÂN BÓN ˜&™ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG của Dự án MỞ RỘNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN CÔNG TY CP PHÂN BÓN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH Tổng giám đốc NGUYỄN VĂN MAI Tháng 9 năm 2013 Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón” tại tỉnhCông ty CP phân bón làm chủ đầu tư được phê duyệt bởi Quyết định số . ngày./..../2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, ngày ... tháng năm 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG Bảng 1.1 Danh sách và trình độ chuyên môn của những người lập báo cáo ĐTM 7 Bảng 1.2 Tọa độ địa lý giới hạn dự án 9 Bảng 1.3 Diện tích các hạng mục công trình chính 11 Bảng 1.4 Danh mục các máy móc, thiết bị của nhà máy hiện hữu 16 Bảng 1.5 Danh mục các máy móc, thiết bị cho dự án mở rộng 16 Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho sản xuất hiện hữu 17 Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu, hóa chất cho dự án mở rộng 19 Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng nước hiện tại và dự báo cho dự án mới 21 Bảng 1.9 Sản phẩm và công suất sản xuất 22 Bảng 1.10 Tiến độ thực hiện dự án mở rộng 22 Bảng 1.11 Nhu cầu lao động vào năm hoạt động ổn định 24 Bảng 2. 1 Diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 26 Bảng 2. 2 Diễn biến độ ẩm trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 27 Bảng 2. 3 Diễn biến lượng mưa trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 28 Bảng 2. 4 Diễn biến số giờ nắng trung bình các tháng từ năm 2006 – 2012 29 Bảng 2. 5 Phân loại độ bền vững của khí quyển 30 Bảng 2. 6 Vị trí quan trắc, lấy mẫu vi khí hậu và môi trường không khí 32 Bảng 2. 7 Kết quả khảo sát điều kiện vi khí hậu và tiếng ồn 33 Bảng 2. 8 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh 33 Bảng 2. 9 Kết quả phân tích chất lượng nước thải 35 Bảng 3. 1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 41 Bảng 3. 2 Tác động của các yếu tố gây ô nhiễm không khí điển hình 41 Bảng 3. 3 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do khí thải từ các phương tiện vận tải 42 Bảng 3. 4 Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hàn 43 Bảng 3. 5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 44 Bảng 3. 6 Hệ số các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng 45 Bảng 3. 7 Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sinh hoạt 45 Bảng 3. 8 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 48 Bảng 3. 9 Đặc trưng ô nhiễm bụi trong nhà máy sản xuất phân bón NPK 52 Bảng 3. 10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà máy sản xuất phân bón NPK 52 Bảng 3. 11 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 55 Bảng 3. 12 Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng 64 Bảng 4. 1 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống bể tự hoại 77 Bảng 5. 1 Chương trình quản lý môi trường 86 Bảng 5. 2 Kinh phí vận hành dự kiến các công trình môi trường 91 MỤC LỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí dự án trong 10 Hình 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK 13 Hình 1.3 Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ 14 Hình 1.4 Sơ đồ quy trình sản xuất phân NPK nước 15 Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án 23 Hình 4. 1 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý bụi cho xưởng sản xuất 72 Hình 4. 2 Hình ảnh minh họa nguyên lý hoạt động của cyclon 73 Hình 4. 3 Phương án quản lý nước mưa, nước thải 74 Hình 4. 4 Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn 75 Hình 4. 5 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 76 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BOD5 Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày đo ở 20oC BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CB-CNV Cán bộ - Công nhân viên KCN Khu công nghiệp COD Nhu cầu ôxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt ĐTM Đánh giá tác động môi trường GTVT Giao thông vận tải KT - XH Kinh tế - Xã hội NĐ – CP Nghị định Chính phủ NTSH Nước thải sinh hoạt PCCC Phòng cháy chữa cháy QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BYT Quyết định - Bộ Y tế QLNN Quản lý nhà nước SS Chất rắn lơ lửng (Suspended Solid) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCVSLĐ Tiêu chuẩn Vệ sinh - lao động TSS Tổng hàm lượng cặn lơ lửng (Total Suspended Solid) UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VOC Hợp chất hữu cơ bay hơi (Volatile organic compound) TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN Tên dự án: Dự án “Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón”. Địa điểm thực hiện dự án: Nội dung dự án: Lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới trên mặt bằng nhà xưởng hiện hữu thuê của Tổng kho .... Không tiến hành xây dựng hay sữa chữa lại. Chủ đầu tư: .... Dự án thực hiện tại nhà xưởng hiện hữu, với cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh, chủ dự án chỉ tiến hành lắp đặt thiết bị, máy móc cho dây chuyền sản xuất mới. Các hoạt động này diễn ra trong thời gian ngắn nên chỉ gây ra những tác động nhỏ đến môi trường không khí (như ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn), gia tăng lượng rác thải, nước thải, tăng mật độ giao thông, tai nạn lao động, v.v. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng mật độ giao thông làm phát sinh bụi, tiếng ồn, khí thải; tập trung công nhân làm gia tăng rác thải và nước thải, ngoài ra quá trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, . Các tác động trên sẽ rất nghiêm trọng nếu như không có biện pháp khắc phục. Nhận thức được một cách sâu sắc các tác hại mang lại do thực hiện dự án, chủ đầu tư đã có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục và hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như giai đoạn hoạt động. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Nhà máy sẽ sản xuất 03 loại phân bón bao gồm: Phân NPK, phân hữu cơ và phân NPK nước. Công nghệ sản xuất tương tự dự án hiện hữu. Quy trình công nghệ sản xuất của từng loại và nguồn phát sinh chất thải được trình bày ở các Hình 1, 2, 3. Máy trộn quay Bồn chứa thành phẩm Cân bao Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Bụi, mùi CTR Tiếng ồn CTR Bụi Nguyên liệu: SA, DAP, KCl Phụ gia Bụi, mùi Nghiền Bụi Điện Điện Hình 1: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK Chảo quay Sàng rung Cân bao Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Ồn, bụi, mùi, hạt không đúng kích cỡ CTR, bụi, mùi Tiếng ồn CTR Bụi Bàn nạp liệu Bụi, mùi Điện Điện Hình 2: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón hữu cơ Bồn chứa Rót cân Đóng gói thành phẩm Ồn, bụi, mùi, CTR Nước thải vệ sinh Bụi, mùi, CTR CTR, mùi Tiếng ồn Nước và nguyên liệu Hình 3: Sơ đồ quy trình sản xuất phân bón NPK nước NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢM THIỂU Trong giai đoạn lắp đặt thiết bị máy móc Ô nhiễm môi trường không khí Nguồn phát sinh Trong quá trình lắp ráp thiết bị của dự án, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là khí thải của các phương tiện vận chuyển có chứa bụi, CO, SOx, NOx, hydrocarbon. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ không lớn và chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiều thích hợp. Biện pháp giảm thiểu Áp dụng các biện pháp quản lý như: Tưới nước đường vận chuyển trên khu vực xe ra vào dự án; Lập kế hoạch thi công hợp lý; Hoạt động đúng công suất của các phương tiện vận chuyển. Ô nhiễm môi trường nước Nguồn phát sinh Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn trên bề mặt nhà xưởng hiện hữu. Nước mưa chảy tràn Về cơ bản, nước mưa được quy ước là nước sạch. Nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác. Tổng diện tích của dự án là 2.500 m2, lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án được ước tính khoảng: Q = 0,007 m3/s. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l; Photpho : 0,004 – 0,03 mg/l; COD : 10 – 20 mg/l; Tổng chất rắn lơ lửng : 10 – 20 mg/l. Nước thải sinh hoạt Ước tính, khi dự án tiến hành thực hiện lắp đặt máy móc thiết bị sẽ có khoảng 10 công nhân làm việc, tiêu chuẩn cấp nước cho công nhân hoạt động tại dự án là 100 lít/người.ngày, lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp, vậy lượng nước thải sinh hoạt sẽ là 1 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Biện pháp giảm thiểu Nước mưa chảy tràn Nước mưa được quy ước là sạch, có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận mà không cần phải xử lý thông qua hệ thống thoát nước mưa hiện hữu của nhà máy. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn hiện hữu trước khi thoát ra hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn Nguồn phát sinh Chất thải sinh hoạt Khi dự án tiến hành lắp đặt thiết bị máy móc, lượng công nhân làm việc tại đây trung bình sẽ có khoảng 10 người, hệ số phát thải rác thải sinh hoạt cho khu vực công trường là 0,5 kg/người.ngày. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ước tính khoảng 5 kg/ngày với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, nilon Chất thải nguy hại Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, thùng đựng sơn phát sinh trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị và chạy thử. Lượng phát thải ước tính tối đa khoảng 10kg trong suốt quá trình lắp đặt. Biện pháp giảm thiểu Chất thải sinh hoạt Tất cả rác sinh hoạt của công nhân sẽ được thu gom vào các thùng chứa rác hiện hữa trong khuôn viên nhà máy và giao cho ... xử lý chung với CTR sinh hoạt của Nhà máy hiện hữu. Chất thải nguy hại Công ty sẽ cho thu gom các loại chất thải này và lưu trữ, xử lý chung với chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của nhà máy hiện hữu theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại. Tiếng ồn Nguồn phát sinh Bên cạnh nguồn ô nhiễm là khí thải, ô nhiễm tiếng ồn cũng gây một tác động đáng kể đến các đối tượng liên quan. Tiếng ồn có thể phát sinh do các phương tiện vận chuyển máy móc thiết bị cũng như hoạt động lắp đặt dây chuyền sản xuất mới. Biện pháp giảm thiểu Áp dụng các biện pháp quản lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường do tiếng ồn như: điều phối các hoạt động lắp đặt để giảm mức tập trung của các hoạt động gây ồn; Hạn chế các phương tiện vận chuyển tập kết tại dự án trong cùng một thời điểm để hạn chế tiếng ồn và khí thải. Các rủi ro, sự cố môi trường Sự cố cháy nổ Nguyên nhân Sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện, lưu giữ các nguyên nhiên liệu dễ cháy nổ như: sơn, xăng, dầu DO không đúng quy định an toàn, do sự bất cẩn của công nhân Giải pháp Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm tránh gây ra sự cố cháy nổ như: thiết lập các quy tắc sử dụng các thiết bị điện an toàn, không hút thuốc trong khu vực thực hiện dự án v.v. An toàn lao động Nguyên nhân Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc. Sự cố ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động. Giải pháp Thiết lập nội quy lao động tại công trường như: nội quy ra, vào; nội quy về trang phục, bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; về an toàn điện; an toàn giao thông; phòng chống cháy nổ. Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân. Trong giai đoạn vận hành của dự án Ô nhiễm môi trường do khí thải Nguồn phát sinh Bụi, khí thải và tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển. Mùi hôi, bụi phát sinh từ quá trình sản xuất và lưu trữ nguyên liệu, sản phẩm. Biện pháp giảm thiểu Áp dụng các biện pháp quản lý nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động của các phương tiện giao thông và hoạt động sản xuất như: hoạt động đúng công suất của các phương tiện vận chuyển, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, kiểm soát chặt chẽ quy trình hoạt động để hạn chế sự bay hơi, phát tán bụi của nguyên liệu và sản phẩm, mặt bằng phân xưởng phải được bố trí đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân như: khẩu trang, găng tay. Bên cạnh các biện pháp quản lý, áp dụng biện pháp kỹ thuật để xử lý bụi phát sinh từ hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh lao động, giảm thất thoát nguyên liệu để tăng hiệu quả sản xuất. Khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 21:2009/BTNMT, cột B với Kp=1; Kv=1. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi như sau: Chụp hút Đường ống dẫn Bụi từ các khu vực phát sinh bụi: công đoạn trộn, đóng bao, chảo quay Quạt hút Cyclon Bụi Ống khói Hình 5: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi Ô nhiễm môi trường do nước thải Nguồn phát sinh Nước mưa chảy tràn Tổng diện tích của dự án là 2.596 m2. Lượng mưa trong tháng cao nhất trong năm của dự án là 378 mm. Giả sử trong tháng mưa nhiều nhất có 12 ngày mưa và mỗi ngày mưa 3 giờ. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án được ước tính như sau: Q = 0,008 m3/s Nước thải sinh hoạt Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, lượng nhân viên và công nhân dự kiến khoảng 105 người (tăng 30 người so với dự án hiện hữu). Lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt khoảng 9 m3/ngày. Lượng nước thải phát sinh tính bằng 100% lượng nước sử dụng: 9 m3/ngày. Trong nước thải sinh hoạt có chứa một hàm lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, chất rắn lơ lửng, chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Nước thải sản xuất Trong quá trình sản xuất hầu như không phát sinh nước thải. Chỉ có nước tưới đường có khả năng gây ô nhiễm nguồn nước và đất nếu không được quản lý tốt. Biện pháp giảm thiểu Nước mưa chảy tràn Nước mưa thuộc loại khá sạch, do đó chỉ áp dụng biện pháp thu gom và cho lắng cặn đối với nước mưa chảy tràn đã đáp ứng đủ yêu cầu trước khi thải vào hệ thống thu gom nước mưa chung. Sử dụng hệ thống thu gom và thoát nước mưa hiện hữu, đã tách riêng với hệ thống thoát nước thải sau đó dẫn ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN, tránh tình trạng pha loãng nước thải. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt từ hố xí, chậu tiểu v.v. của Cơ sở sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn của nhà xưởng hiện hữu xây dựng theo đúng quy cách, toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt của dự án sau khi qua bể tự hoại được dẫn vào hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của để tiếp tục xử lý trước khi chảy ra sông . Nước thải sản xuất Quá trình sản xuất không phát sinh nước thải nên không cần áp dụng biện pháp xử lý. Riêng đối với nước tưới đường, cần thường xuyên vệ sinh đường và sân bãi. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn Nguồn phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt Với số lượng công nhân viên là 105 người khi dự án đi vào hoạt động ổn định, dựa vào lượng CTR sinh hoạt phát sinh từ dự án hiện hữu, ước tính sẽ phát sinh khoảng 350kg chất thải rắn/tháng. Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu bao gồm: Các hợp chất có thành phần hữu cơ dễ phân hủy: Thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa Các hợp chất có thành phần vô cơ khó phân hủy: bao bì, hộp đựng thức ăn và đồ uống bằng nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, vỏ hộp kim loại Chất thải rắn sản xuất không nguy hại Dự án mới có công nghệ sản xuất tương tự dự án hiện hữu nên loại và thành phần chất thải cũng tương tự. Thành phần chủ yếu là thùng carton, bao bì các loại: chủ yếu là bao bì chứa các nguyên liệu sản xuất, bao bì sản phẩm hư hỏng, các dụng cụ bảo hộ lao động sau quá trình sử dụng v.v. với lượng phát sinh ước tính khoảng 250kg/tháng. Chất thải rắn nguy hại Bên cạnh chất thải rắn sản xuất, trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị cũng như các vật dụng khác sẽ tạo ra một lượng chất thải nguy hại như: Dầu nhớt thải từ quá trình bôi trơn, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, hộp mực in thải v.v. Ước tính lượng phát sinh khoảng 10 kg/tháng. Biện pháp giảm thiểu Chất thải rắn sinh hoạt Thu gom, phân loại tại nguồn. Sử dụng chung hệ thống thu gom, lưu chứa của nhà máy hiện hữu Duy trì hợp đồng với ... để thu gom, xử lý lượng rác thải này với tần suất thu gom 1lần/ngày. Chất thải rắn sản xuất không nguy hại Toàn bộ lượng chất thải rắn này được thu gom và lưu trữ tại kho chứa phế liệu và định kỳ bán cho đơn vị tái chế. Chất thải rắn nguy hại Do số lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều và thành phần không quá phức tạp nên công ty sẽ lưu trữ CTNH tại nhà kho, khi số lượng phát sinh lớn sẽ hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có chức năng xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh . Tiếng ồn Nguồn phát sinh Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của cơ sở bao gồm: Quá trình bốc dỡ nguyên vật liệu và sản phẩm; Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, xe nâng hàng chuyên dụng; Hoạt động của hệ thống quạt thông gió nhà xưởng; Hoạt động của dây chuyền sản xuất: máy trộn, chảo quay, sàn rung, máy đóng gói. Giải pháp Một số biện pháp được áp dụng như sau: bố trí nhà xưởng thông thoáng, trang bị nút tai chống ồn cho nhân viên làm việc ở khu vực có mức ồn cao v.v. Ô nhiễm nhiệt Nguồn phát sinh Quá trình hoạt động của nhà máy và bức xạ mặt trời thường tạo ra nhiệt độ cao. Tổng các nhiệt lượng này tỏa vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động. Vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm nhiệt đối với sức khỏe của người công nhân để có biện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp. Giải pháp Bố trí nhà xưởng thông thoáng. Các rủi ro, sự cố môi trường Sự cố cháy nổ Nguyên nhân Nguy cơ cháy nổ của công ty có thể gây ra từ quá trình lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm. Những nguyên nhân có thể gây cháy điện có thể kể đến bao gồm cháy do dùng điện quá tải, cháy do chập mạch, cháy do nối dây không tốt (lỏng, hở), cháy do tia lửa tĩnh điện, cháy do sét đánh v.v hoặc phát sinh do sự bất cẩn trong sinh hoạt của nhân viên, công nhân trong khu vực sản xuất. Giải pháp Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, thường xuyên tập huấn cho toàn thể công nhân viên về công tác phòng chống cháy nổ. Đưa ra các quy định chung về an toàn cháy nổ. Tai nạn lao động Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu do: Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc; Bất cẩn của công nhân trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị và bốc dỡ hàng hóa. Giải pháp Đề ra các quy định về an toàn lao động; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của công nhân viên; Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho nhân viên. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Chương trình giám sát môi trường bao gồm các nội dung sau: Giám sát chất lượng không khí Giám sát môi trường không khí xung quanh Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S, vi khí hậu; Địa điểm giám sát: 01 điểm tại cổng ra vào; Tần suất giám sát: 06 tháng/1 lần; Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT. Giám sát môi trường không khí khu vực sản xuất Thông số giám sát: Độ ồn, nhiệt độ, bụi, SO2, NO2, CO, NH3, H2S; Địa điểm giám sát: 01 điểm trong khuôn viên nhà xưởng; Tần suất giám sát: 06 tháng/lần trong suốt quá trình hoạt động; Tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 10/10/2002. Giám sát chất lượng môi trường không khí tại nguồn (hệ thống xử lý bụi) Thông số giám sát: Lưu lượng, bụi, SO2, NOx, NH3; Địa điểm giám sát: 01 điểm tại ống khói hệ thống xử lý bụi; Tần suất giám sát: 03 tháng/lần trong suốt quá trình hoạt động; Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 21:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1, Kv = 1. Giám sát chất lượng nước thải Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, Chất rắn lơ lửng, Tổng Nitơ, Tổng Photpho, dầu động thực vật, coliform; Vị trí giám sát: 01 điểm tại hố ga tập trung nước thải sau bể tự hoại và trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của ; Tần suất giám sát: 03 tháng/1 lần trong suốt quá trình hoạt động; Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn đấu nối của nhà máy XLNT tập trung của (QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B, với Kq = 0,9; Kf = 1,2) Giám sát các thành phần môi trường khác Kiểm tra công tác quản lý CTR thông thường, CTR nguy hại (quá trình phân loại rác tại nguồn, khối lượng, thành phần rác thải phát sinh, quá trình bàn giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý); Kiểm tra vi