Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối QL1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một trong những điểm nút quan trọng nhất trong hành lang Đông Tây nối biển Đông, các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khối ASEAN. Vị trí địa lý đó làm cho Hà Tĩnh trở thành một đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như quặng sắt, thiếc, măng gan, ôxít titan, nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, tài nguyên rừng, biển, vùng rừng nguyên sinh Vũ Quang, Kẻ Gỗ có nhiều gỗ, động vật quý hiếm là những lợi thế đang ở dạng tiềm năng. Cùng với việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, nâng cấp Cảng Vũng Áng, việc khai thác có hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vì vậy việc xây dựng tuyến đường nối từ QL1A vào mỏ sắt Thạch Khê là vấn đề cần thiết và cấp bách. Tuyến đường không những tạo điều kiện khai thác mỏ sắt Thạch Khê một cách có hiệu quả mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch, giao lưu văn hoá của nhân dân trong khu vực với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006, Nghị định số Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườn hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh đã hợp đồng với Phân viện Công nghệ khoáng sản và Môi trường - Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường để lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học để đánh giá và dự báo những tác động tích cực, tiêu cực, các tác động trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài từ các hoạt động của dự án đối với môi trường từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, rủi ro môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

doc85 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối QL1A - Mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật 10 Bảng 1.2: Thống kê các loại cầu nhỏ và trung bình. 14 Bảng 2.1. Kết quả quan trắc môi trường không khí - tiếng ồn 26 Bảng 2.2. Kết quả quan trắc môi trường nước khu vực dự án 26 Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, chết và tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 27 Bảng 2.4. Lao động bình quân khu vực NN theo ngành kinh tế (đến 12/01/2007) 28 Bảng 2.5: Dân số và phân bố dân cư (tính đến ngày 12/01/2007) 29 Bảng 2.6. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế năm 2006, kế hoạch 2007. 30 Bảng 3.1 Tải lượng chất ô nhiễm khí từ các phương tiện trong 1 ca thi công 38 Bảng 3.2. Mức áp âm từ các phương tiện giao thông và máy xây dựng 39 Bảng 3.3: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng 40 Bảng 3.4: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công công trình 40 Bảng 3.5: Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành dự án 41 Bảng 3.6. Các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường khi thực hiện dự án 42 Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường 45 Bảng 3.8: Ma trận đánh giá tác động của Công trình lên môi trường 56 Bảng 7.1. Kinh phí BVMT của dự án 71 MỞ ĐẦU 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Hà Tĩnh là một trong những điểm nút quan trọng nhất trong hành lang Đông Tây nối biển Đông, các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam với nước bạn Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khối ASEAN. Vị trí địa lý đó làm cho Hà Tĩnh trở thành một đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như quặng sắt, thiếc, măng gan, ôxít titan, nước khoáng thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, tài nguyên rừng, biển, vùng rừng nguyên sinh Vũ Quang, Kẻ Gỗ có nhiều gỗ, động vật quý hiếm…là những lợi thế đang ở dạng tiềm năng. Cùng với việc xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, nâng cấp Cảng Vũng Áng, việc khai thác có hiệu quả mỏ sắt Thạch Khê có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vì vậy việc xây dựng tuyến đường nối từ QL1A vào mỏ sắt Thạch Khê là vấn đề cần thiết và cấp bách. Tuyến đường không những tạo điều kiện khai thác mỏ sắt Thạch Khê một cách có hiệu quả mà còn tạo điều kiện phát triển kinh tế, du lịch, giao lưu văn hoá của nhân dân trong khu vực với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006, Nghị định số Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trườn hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh đã hợp đồng với Phân viện Công nghệ khoáng sản và Môi trường - Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiến hành đo đạc, lấy mẫu phân tích các thành phần môi trường để lập Báo cáo ĐTM của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và ra quyết định phê duyệt. Báo cáo ĐTM là cơ sở khoa học để đánh giá và dự báo những tác động tích cực, tiêu cực, các tác động trực tiếp, gián tiếp, trước mắt và lâu dài từ các hoạt động của dự án đối với môi trường từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực, rủi ro môi trường góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 2. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT ĐỂ LẬP BÁO CÁO ĐTM - Luật bảo vệ môi trường năm 2005. - Luật đất đai 2003. - Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung năm 2005. - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. -Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. -Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai. -Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. - Nghị định số 160/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. - Nghị định số 137/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị Định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9 năm 2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Thông tư số 12/2006/QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. - Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ tài chính quy định về chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí và tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. - Quyết định số 1969/2006/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của Bộ Khoa học và Công Nghệ về việc công bố chính thức việc ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Quyết định số 2242- QĐ/KHKT-PC ngày 12/91997 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải. - Quy chế BVMT ngành xây dựng ban hành theo quyết định số 29/1999/QĐ-BXD ngày 22/10/1999 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. - Thông báo số 153/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 16 tháng 8 năm 2007 về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh. - Quyết định số 928 QĐ/SGT-KH ngày 12/7/2005 của Sở GTVT Hà Tĩnh về việc chọn thầu khảo sát lập dự án dầu tư xây dựng đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê - tỉnh Hà Tĩnh. - Quyết định số 1549 QĐ/UB-CN1 ngày 02/8/2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán lập dự án, khảo sát, thiết kế công trình đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê - tỉnh Hà Tĩnh. - Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 14/8/2006 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình đường nối QL1A với mỏ sắt Thạch Khê - tỉnh Hà Tĩnh. - Các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường năm 1995, 1998, 2001, 2002, 2005. (a) Tiêu chuẩn chất lượng không khí: - TCVN 5937- 2005: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - TCVN 5938- 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa của một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5939- 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất vô cơ. - TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ. (b) Tiêu chuẩn chất lượng nước - TCVN 5942- 1995: Chất lượng nước – Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt - TCVN 5944- 1995: Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - TCVN 5945- 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải -TCVN 6772- 2000: Chất lượng nước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép. (c) Tiêu chuẩn tiếng ồn - TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- Mức ồn tối đa cho phép. - TCVN 5948- 1999: Âm học - Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc – Mức ồn tối đa cho phép (d) Tiêu chuẩn rung động - TVN 6952-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Mức ồn tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư. (e) Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động - Các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng bộ Y tế. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO ĐTM Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối Quốc lộ 1A - mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh do Chủ đầu tư là Sở Giao thông Vân tải Hà Tĩnh thực hiện với sự tư vấn của Viện Khoa học Vật liệu, phối hợp chặt chẽ với các cán bộ, chuyên gia thuộc các lĩnh vực: môi trường, xây dựng, địa chính, giao thông... để thực hiện và hoàn thiện báo cáo ĐTM. Cơ quan tư vấn: Phân viện Công nghệ khoáng sản và Môi trường - Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người đại diện: PGS.TS Nguyễn Xuân Tặng Chức vụ: Phân viện trưởng Địa chỉ: Phòng 302/B1. Số 18 - Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN. Các cán bộ thực hiện chính: PGS.TS Nguyễn Xuân Tặng - Phân viện trưởng - Chủ trì. KS Nguyễn Minh Châu - Giám đốc Sở GTVT - Thành viên KS Nguyễn Trân - Phó giám đốc Sở GTVT - Thành viên KS Lê Trọng Long - Phó giám đốc Sở GTVT - Thành viên ThS Phan Văn Trường - NCV Viện KHVL - Thành viên. ThS Nguyễn Thị Hồng - NCV Viện KHVL - Thành viên. Cử nhân Tạ Văn Hạnh - NCV Viện KHVL - Thành viên. KS. Lê Thị Hoài Thu - NCV Viện KHVL - Thành viên. KS. Lê Thị Ninh - NCV Viện KHVL - Thành viên. Cử nhân Nguyễn Đức Núi - NCV Viện KHVL - Thành viên. Các bước thực hiện chính bao gồm: Thành lập tổ công tác và phân công nhiệm vụ lập Báo cáo ĐTM. Nghiên cứu và khảo sát hiện trạng khu vực Dự án: Hiện trạng môi trường, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội địa phương. Tham vấn ý kiến cộng đồng. Xây dựng các báo cáo chuyên đề. Lập báo cáo tổng hợp. Tổ chức Hội thảo xin ý kiến chuyên gia, chỉnh sửa theo ý kiến hội đồng thẩm định. Trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê chuẩn báo cáo. CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG NỐI QUỐC LỘ 1A - MỎ SẮT THẠCH KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH. 1.2. CHỦ DỰ ÁN: Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh. Địa chỉ: Số 143, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 039.856.713 Người đại diện: Ông Nguyễn Minh Châu - Chức vụ: Giám đốc 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Tuyến đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh có điểm đầu Km0+00 giao với Quốc lộ 1A tại Km504+400, thuộc địa phận xã Thạch Long huyện Thạch Hà (trùng với điểm đầu của dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh) và điểm cuối Km25+118 giao với Quốc lộ 1A tại Km517+950 thuộc xã Cẩm Vịnh huyện Cẩm Xuyên (trùng với điểm cuối của dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Hà Tĩnh). Tổng chiều dài tuyến đường là: L=25,118km. Sơ đồ vị trí được thể hiện ở hình sau. 1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Quy mô xây dựng và cấp hạng công trình: Cấp hạng công trình: Theo chủ trương được xác định tại các cuộc họp thông qua báo cáo đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ dự án xây dựng đường nối Quốc lộ 1A với mỏ sắt Thạch Khê - thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh, cấp hạng của các toàn đoạn tuyến trong dự án này là đường cấp III đồng bằng với vận tốc thiết kế V=80km/h (theo TCVN 4054 - 05). Quy mô công trình: Điểm đầu tuyến: Km0+00 ≡ Km504+400 QL1A thuộc địa phận xã Thạch Long, huyện Thạch Hà (trùng với điểm đầu của dự án tuyến tránh TP Hà Tĩnh). Điểm cuối tuyến: Km25+250 ≡ Km517+800 QL1A thuộc xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên (trùng với điểm cuối của dự án tuyến tránh TP Hà Tĩnh). Tổng chiều dài toàn tuyến là: L=25,118km. Theo Quy hoạch, tuyến đường có qui mô mặt cắt ngang như sau: Bề rộng nền đường : 24,0 m. Bề rộng mặt đường : 2 x 10,5m. Bề rộng dải phân cách : 2,0m. Bề rộng lề đất : 2 x 0,5m. Trước mắt, đầu tư tuyến đường theo quy mô như sau: Bề rộng nền đường : 12,0 m. Bề rộng mặt đường : 7,0m. Bề rộng lề gia cố : 2x2,0m. Bề rộng lề đất : 2x0,5m. Bảng 1.1: Thống kê các tiêu chuẩn kỹ thuật Stt Tiêu chuẩn ĐV tính Kết quả 1 Cấp đường Cấp III 2 Vận tốc thiết kế km/h 80 3 Bán kính đường cong nằm tối thiểu M 250 4 Bán kính đường cong đứng lồi nhỏ nhất M 5000 5 Bán kính đường cong đứng lõm nhỏ nhất M 2000 6 Bề rộng nền đường M 12,0 7 Bề rộng mặt đường M 3,5x2 8 Bề rộng lề đường M 2,5 x 2 9 Bề rộng lề gia cố, làn thô sơ M 2,0 x 2 10 Dộ dốc dọc lớn nhất % 6 11 Độ dốc ngang: Mặt đường % 2 Lề gia cố % 2 Lề đường % 4 Siêu cao lớn nhất % 6 9 Mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc daN/cm2 1530 10 Tải trọng thiết kế - Tuyến - Công trình cống - Cầu trục đoàn xe Đoàn xe 12T H30-XB80 HL93 11 Tần suất thiết kế - Tuyến, cống, cầu nhỏ - Cầu lớn, cầu trung % % 2 1 Phần đường giao thông: Về bình đồ: Đây là phương án xây dựng tuyến đường mới hoàn toàn nên trong quá trình thiết kế bình đồ tuyến bị khống chế bởi các điểm chính như sau: Điểm đầu tuyến. Các khu tập trung dân cư, miếu mạo đền chùa, trường học. Các công trình vượt sông, đường bộ. Điểm cuối tuyến. Tuyến đi ngoài phạm vi TP Hà Tĩnh. Từ điểm đầu Km0≡Km504+400 QL1A thuộc xã Thạch Long, tuyến lần lượt đi qua địa phận các xã Thạch Sơn, Hộ Độ, Thạch Đỉnh, Thach Khê, Thạch Lạc, Thạch Trị, Thạch Thắng, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh. Tuyến vượt qua sông Nghèn tại Km4+254, cắt tỉnh lộ 9 tại Km4+890, vượt sông Cửa Sót tại Km 7+560, cắt tỉnh lộ 3 tại Km 12+668. Chiều dài tuyến L=12,658km. Tại xã Thạch Đỉnh và Thạch Khê, tuyến đi giữa bờ kè sông Cửa Sót và ranh giới bãi thải của mỏ sắt Thạch Khê, cách bờ kè trung bình 150m và ranh giới bãi thải khoảng 200m, không ảnh hưởng đến quy hoạch của mỏ sắt. Tất cả các đường cong trên tuyến đều được thiết kế chuyển tiếp dạng Clôtôit. Toàn phân đoạn 1 có 07 đường cong, trong đó: 01 đường cong có R = 5000m. 01 đường cong có R = 2000m. 05 đường cong có R > 250m. Nền đường: Các phương án tuyến đều đi qua vùng địa hình đồng bằng trũng, điều kiện địa chất công trình tương đối ổn định. Một số vị trí tuyến đi qua vùng có địa chất tương đối yếu phải xử lý đặc biệt, tại các đoạn này tuỳ theo tình hình địa chất sẽ áp dụng các biện pháp xử lý nền đường riêng. Mặt đường: Dựa trên cơ sở môđun đàn hồi yêu cầu, tải trọng tính toán, tiến hành tính toán kết cấu mặt đường và lề gia cố theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu áo đường mềm 20TCN 211-93 với cấp của kết cấu mặt là mặt đường cấp cao A1. Kết quả tính toán như sau: Mô đun đàn hồi yêu cầu: Eyc = 1530daN/cm2. Trình tự bố trí các lớp kết cấu áo đường từ trên xuống như sau: Bê tông nhựa chặt hạt trung C20 dày 5cm. Bê tông nhựa hạt thô R31,5 dày 7cm. Cấp phối đá dăm loại I dày 20cm. Cấp phối đá dăm loại II dày 25cm. Nền đường đất đồi dày 50cm, K98 đạt Eo ≥ 400daN/cm2. Lề gia cố có kết cấu đồng nhất với kết cấu mặt đường xe chạy Các loại công trình trên tuyến Các cầu lớn: Trên tuyến có hai cầu lớn qua sông Nghèn (cầu Thạch Sơn) và sông Cửa Sót (cầu Cửa Sót). Tĩnh không thông thuyền: theo văn bản số 132 CV/SGT-QLGT ngày 07/02/2006 của Sở GTVT Hà Tĩnh về việc cung cấp số liệu thông thuyền cầu bắc qua Sông Nghèn xác định rằng Sông Nghèn là sông cấp 3 và tĩnh không thông thuyền tại vị trí các cầu nêu trên như sau: + Cầu Thạch Sơn: Tổng chiều dài Lc = 312,14m, có khổ giới hạn thông thuyền bằng khổ giới hạn thông thuyền cầu Hộ Độ (do cầu Thạch Sơn nằm ở hạ lưu cầu Hộ Độ). Khẩu độ tối thiểu cho khoang thông thuyền B=33m. Chiều cao tĩnh không tối thiểu cho khoang thông thuyền là 4m tính cho mực nước triều cường lớn nhất tại vị trí cầu Hộ Độ. + Cầu Cửa Sót: Lc=479,85m có khẩu độ tối thiểu cho khoang thông thuyền là 50m. Chiều cao tĩnh không tối thiểu cho khoang thông thuyền là H=7m (tính từ mực nước thông thuyền H=5%). Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT. Bề rộng cầu: bằng khổ nền đường 12m. Tần suất thiết kế: P=1%, cấp động đất cấp 6. Cống thoát nước thuỷ lợi: Trên tuyến có rất nhiều mương thuỷ lợi tưới tiêu cắt ngang đường, tại các vị trí phải xây dựng cống để đảm bảo sự vận hành của hệ thống tưới tiêu. Các cống thuỷ lợi này được làm mới với kết cấu cống hộp bê tông cốt thép có khẩu độ nhỏ nhất là (1,0x1,0)m hoặc cống tròn có khẩu độ D ≥ 1,0m tuỳ theo chiều cao đất đắp tại từng vị trí khẩu độ tính toán đảm bảo khả năng thoát của công trình. Khẩu độ của cống được thiết kế dựa trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh hoặc cơ quan quản lý vận hành hệ thống tưới tiêu đó với đơn vị tư vấn thiết kế. Ngoài ra việc thiết kế để đảm bảo sự vận hành thông suốt hệ thống tưới tiêu khi tuyến đường được xây dựng còn được cân nhắc điều chỉnh dòng chảy kênh mương (nắn chỉnh hoặc cắt dòng) sao cho giảm được khối lượng xây dựng cũng như thuận lợi cho vận hành. Cống thoát nước lưu vực: Bố trí các cống thoát nước lưu vực ngang đường với các loại cống tròn BTCT có khẩu độ D ≥ 1,0m hoặc cống hộp có khẩu độ phù hợp tuỳ theo chiều cao đất đắp và kết quả tính toán thuỷ văn công trình. Khẩu độ các cống lưu vực được tính toán theo qui trình tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95. Cống kỹ thuật: Các cống kỹ thuật được bố trí tại các vị trí giao cắt với đường nhựa cũ, khẩu độ cống (1x1)m. - Trên toàn tuyến ngoài 2 cầu lớn (Cầu Thạch Sơn và Cầu Cửa Sót) còn có 4 cầu nhỏ và 132 cống các loại được bố trí trên toàn tuyến đảm bảo việc thoát nước về mùa mưa bão không gây ngập úng cục bộ Các công trình phòng hộ: kè, tường chắn, gia cố ta luy: - Đối với các vị trí nền đường qua vùng ngập nước, đi men theo sông suối hoặc đắp cao thì xây dựng gia cố mái ta luy bằng các tấm BTCT lắp ghép để tăng ổn định cho công trình. - Các vị trí đắp cao được thiết kế cọc tiêu hoặc tường hộ lan theo qui định của điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01 Đối với các vị trí nền đường qua vùng ngập nước, đi men theo sông suối hoặc đắp cao thì gia cố mái ta luy để tăng ổn định cho công trình, biện pháp gia cố bao gồm: Tại các vị trí nền đường bị ngập nước thường xuyên được gia cố bằng tấm ốp kín đối với phần dưới mực nước ngập thường xuyên, phần trên mực nước ngập thường xuyên được gia cố bằng tấm ốp hở có lỗ trồng cỏ ở giữa. Kích thước tấm kín (40x40x5)cm, kích thước tấm hở (40x40x5)cm khoét lỗ D26 ở giữa tấm (thiết kế điển hình được áp dụng ở dự án đường Hồ Chí Minh). Đối các vị trí khác thì tiến hành trồng cỏ mái taluy để bảo vệ. Các loại cầu trung bình và nhỏ (Bảng 1.2): Bảng 1.2: Thống kê các loại cầu nhỏ và trung bình. Stt Tên cầu (Lý trình cầu) Sơ đồ nhịp (m) Chiều dài cầu (m) Ghi chú 1 Cầu Khe Biền (Km14+53,00) 1x12 22,10 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL 2 Km19 + 712,00 1x21 33,10 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL 3 Km21 + 16,50 1x18 22,90 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL 4 Km22 + 400,00 1x12 24,10 Kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL Các cầu được thiết dạng cầu dầm đơn giản. Đối với cầu sử dụng kết cấu nhịp dầm bản BTCT DUL thì mặt cắt ngang gồm 12 dầm, mỗi dầm rộng 1,0m. Các lớp mặt cầu gồm: Bê tông nhựa hạt trung dày 5cm. Lớp phòng nước dày 4mm. Lớp BTCT mặt cầu dày 10cm. Gối cầu dạng gối cao su. Khe có dãn dạng khe co dãn cao su. Lan can tay vịn bằng thép mạ kẽm. Kết cấu hạ bộ (mố cầu) dạng mố chữ U bằng BTCT, bệ mố được đặt trên hệ móng cọc BTCT kích thước mặt cắt ngang (40x40)cm. Các nút giao thông (giao cắt): Trên phân đoạn tuyến có các nút giao lớn như sau: + Nút giao với QL1A đầu tuyến (nút số 1): nút này đã được thiết kế trong dự án xây dựng Quốc lộ 1A đoạn tránh thị xã Hà Tĩnh (nay là thành phố Hà Tĩnh). + Nút giao với đường tỉnh lộ 9 (nút số 2): Theo qui hoạch của địa phương, tỉnh lộ 9 có qui mô là đường cấp 4 đồng bằng, bề rộng nền đường 9m, mặt đường 6m và lề đường 1,5m. Do đó nút giao này được thiết kế giao bằng, bán kính các đường cong rẽ xe tối thiểu 25m. Phạm vi của nút trên tuyến chính thiết kế làn chờ xe rẽ trái vào đường nhánh bằng cách bố trí dải phân cách cứng có bề rộng thay đổi. Trên tuyến chính, bố trí làn chuyển tốc cho xe rẽ phải vào đường nhánh và từ đường nhánh vào đường chính. Trước khi vào làn chuyển tốc, thiết kế dải chuyển tiếp hình nêm, chiều dài ≥ 50m. + Nút giao với đường nối từ tuyến chính đến đường 22 – 12 (nút số 3): Theo qui hoạch của địa phương, tuyến đường này tương lai có qui mô là đường cấp 3 đồng bằng, bề rộng nền đường 12m, mặt đường 7m và lề đường 2,5m mỗi bên, lề gia cố 2m mỗi bên. Do đó nút giao này được thiết kế giao bằng, bán kính các đường cong rẽ xe tối thiểu 25m. Trên tuyến chính và cả tuyến nhánh, bố trí làn chuyển tốc cho xe rẽ phải vào đường nhánh và từ đường nhánh vào đường chính. Trước khi vào làn chuyển tốc, thiết kế dải chuyển ti