Báo cáo thực tập tại công ty LD

Nền kinh tế Việt Nam đã qua rồi cái thời quan liêu bao cấp. Sau đổi mới năm 1986, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là một bước ngoặc lớn trong quá trình phát triển của đất nước ta. Kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều và khẳng định vị thế của mình. Vì vậy, mỗi năm, có hàng trăm các doanh nghiệp được thành lập và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước Đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO vào năm 2007, với sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước các nhà đầu tư đã mạnh dạng len lõi vào các vùng nông thôn xa xôi hình thành nên các khu công nghiệp. Điều đó đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân, giúp họ cải thiện đời sống một cách đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội những điều kiện mà nền kinh tế thị trường và sự mở cửa hội nhập đem đến thì những thách thức đe dọa về cạnh tranh, nguy cơ phá sản cũng không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Do đó, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiêp đã không ngừng cải tiến,có những chiến lươc kinh doanh hiệu quả, phương pháp quản lí hiện đại để đứng vững trên thị trường, điều đó không dễ dàng với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập được vài năm. Các doanh nghiệp này phải gồng mình lấp các lỗ hỗng về kinh nghiệm, thương hiệu, và sự biến động của nền kinh tế. Mặc dù vậy, đã có không ít các thành viên của nền kinh tế dù mới thành lập nhưng đã cố gắng vượt qua những khó khăn để trở nên phát triển mạnh mẽ không thua kém các bậc đàn anh đi trước. Công ty LD trồng và chế biến cây nguên liệu giấy xuất khẩu QNam là một trong những thành viên ấy. Sau 6 năm kể từ ngày thành lập, công ty đã thực sự tìm được thị trường và ngày càng phát triển. Là sinh viên thực tập trường Đại học Quy Nhơn, em được ban lãnh đạo công ty LD trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Quảng Nam cho phép lấy công ty làm đơn vị thực tập. Nhờ đó, em có cơ hội tìm hiểu về công ty. Nhưng do thời gian viết báo cáo còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo thực tâp của em không tránh được những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự hướng dẫn của các cô, chú, anh, chị trong công ty để bài báo cáo thực tâp của em được tốt hơn.

doc51 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty LD, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đã qua rồi cái thời quan liêu bao cấp. Sau đổi mới năm 1986, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là một bước ngoặc lớn trong quá trình phát triển của đất nước ta. Kinh tế thị trường đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều và khẳng định vị thế của mình. Vì vậy, mỗi năm, có hàng trăm các doanh nghiệp được thành lập và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước Đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO vào năm 2007, với sự ủng hộ của Đảng và Nhà nước các nhà đầu tư đã mạnh dạng len lõi vào các vùng nông thôn xa xôi hình thành nên các khu công nghiệp. Điều đó đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân, giúp họ cải thiện đời sống một cách đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội những điều kiện mà nền kinh tế thị trường và sự mở cửa hội nhập đem đến thì những thách thức đe dọa về cạnh tranh, nguy cơ phá sản cũng không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Do đó, muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiêp đã không ngừng cải tiến,có những chiến lươc kinh doanh hiệu quả, phương pháp quản lí hiện đại để đứng vững trên thị trường, điều đó không dễ dàng với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập được vài năm. Các doanh nghiệp này phải gồng mình lấp các lỗ hỗng về kinh nghiệm, thương hiệu, và sự biến động của nền kinh tế. Mặc dù vậy, đã có không ít các thành viên của nền kinh tế dù mới thành lập nhưng đã cố gắng vượt qua những khó khăn để trở nên phát triển mạnh mẽ không thua kém các bậc đàn anh đi trước. Công ty LD trồng và chế biến cây nguên liệu giấy xuất khẩu QNam là một trong những thành viên ấy. Sau 6 năm kể từ ngày thành lập, công ty đã thực sự tìm được thị trường và ngày càng phát triển. Là sinh viên thực tập trường Đại học Quy Nhơn, em được ban lãnh đạo công ty LD trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Quảng Nam cho phép lấy công ty làm đơn vị thực tập. Nhờ đó, em có cơ hội tìm hiểu về công ty. Nhưng do thời gian viết báo cáo còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo thực tâp của em không tránh được những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự hướng dẫn của các cô, chú, anh, chị trong công ty để bài báo cáo thực tâp của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Phạm Thị Tuyết Trinh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp v Tên Công ty: v Tên tiếng việt: Công Ty Liên Doanh Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy Xuất Khẩu Quảng Nam v Tên giao dịch nước ngoài: Quang Nam FOREST PLANTATION AND PROCESSUNG WOODCHIP JOINT – VENTUNE COMPANY v Địa chỉ: Lô số 19 – đường số 6 – Khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai – Tam Hiệp – Núi Thành – Quảng Nam. v Điện thoại: 0510.3565688 Fax: 0510.3565677 v Email: quangnampp@gmail.com Cùng với sự ra đời của khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai. Dự án đầu tư Công Ty Liên Doanh Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy Xuất Khẩu Quảng Nam cũng há mở. Công ty được thành lập theo giấy phép số: 09/GP- KTM- Qna do Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Mở Chu Lai cấp ngày 11/05/2005. Sau đó được điều chỉnh theo giấy phép số: 09/GPDDC - KTM – QNam do Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Mở Chu Lai cấp ngày 28/09/2005. Công ty LD Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Quảng Nam là một doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đài Loan. Khi vừa mới nghe đến tên Công ty, ta đã hình dung ra được ngành nghề kinh doanh của nó. Quả đúng như vậy, doanh nghiệp hoạt động với ngành nghề chính là: trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu. Phù hợp với ngành nghề kinh doanh thì mặt hàng sản xuất của Công ty là dăm gỗ nguyên liệu giấy xuất khẩu với tỷ lệ XK là 100%. Công ty mới thành lập được 5 năm nên quy mô còn nhỏ, thể hiện qua số vốn hiện nay của công ty là: + Tổng số vốn đầu tư: 2.120.000 USD và vốn pháp định là 610.000 USD. Và đây là Công ty Liên Doanh nên chủ đầu tư bao gồm cả bên Việt Nam và bên Nước Ngoài. Bên Việt Nam góp 183.000 USD với đại diện là Công ty TNHH Cát Phú (Xã Phước Đồng – Thành Phố Nha Trang – Tĩnh Khánh Hòa) góp 25% vốn pháp định và Công tgy TNHH Phương Tuân (Khu Công Nghiệp Bắc Chu Lai- Tam Hiệp- Núi Thành- Quảng Nam) góp 5% vốn pháp định. Bên nước ngoài: góp 427.000 USD vốn pháp định với đại diện là: CÔng ty Jen Been Chyi Co Ltd (Sung cChiang Road- Taipei- Taixan) góp 75% vốn pháp định. Đến tháng 09/2005, công ty thay đổi thành viên góp vốn do đại diện thứ hai là Công ty TNHH Phương Tuân rút tên thành viên tham gia dự án Cty LD Trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Quảng Nam. Do đặc điểm của mặt hàng kinh doanh nên yêu cầu diện tích của công ty phải đủ lớn. Vì vậy tuy mới thành lập 5 năm nhưng công ty đã có một cơ sở khá rộng với tổng diện tích đã được đưa vào sử dụng bao gồm: + Khu hành chính và công trình phụ trợ : 2500m2 + Bãi chứa gỗ lóng : 22000 m2 + Khu nhà xưởng sản xuất : 3500 m2 + Bãi chứa Centainer : 1500 m2 + Bãi chứa dăm gỗ thành phẩm : 9500 m2 + Giao thông nội bộ : 6500 m2 +Trồng cây xanh : 9933 m2 Công ty LD trồng và chế biến cây NL Giấy XK QNam. Sở hửu 1 ban quản lý nhiệt tình và đội ngủ công nhân trẻ năng động nên đã có bước tiến rõ rệt trong thời gian qua. Từ một DN ban đầu với số vốn 2.120.000 USD, Doanh số 5.260.000 USD. Sau 5 năm đã tăng lên con số 7.551.000 USD. Được xem là 1 trong những công ty ăn nên làm ra của khu Công nghiệp Bắc Chu Lai. Điều đó đã tạo điều kiện cho công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà Nước. Bắt đầu hoạt động vào tháng 08/2005 nhưng đến tháng 09/2005 đã có chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên sang Trung Quốc. Tổng giá trị xuất khẩu của công ty từ năm 2005 đến nay khoảng 25.000.000 USD. Đặc biệt, quý I năm 2010 kim ngạch XK khoảng 3.5 triệu USD. Với đà phát triển như hiện nay, công ty đang hướng đến việc phát triển thành một doanh nghiệp có quy mô lớn với định hướng phát triển. Công ty chủ động tăng trưởng với nhịp độ nhanh và hiệu quả duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 10% / tấn. Mục tiêu đến năm 2015 sẽ xuất khẩu được 210.000 tấn dăm gỗ. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp * Chức năng: - Công ty thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh xuất khẩu với mặt hàng chủ yếu là dăm đã qua sản xuất. - Có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài sản và con dấu riêng. - Tăng kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh nhà, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. * Nhiệm vụ: - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở chủ động và tuân thủ nghiêm chinh qui định của pháp luật. - Tuân thủ những pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện những cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. - Thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước - Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường. - Quản lý, đào tạo đội ngủ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự đổi mới của đất nước. - Xây dựng chiến lược phát triển, có kế hoạch phát triển ngành nghề kinh doanh phù hợp. - Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ, quy định của pháp luật. - Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, phân phối thu nhập hợp lý, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động. 1.3. Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu 1.3.1. Giới thiệu qui trình công nghệ sản xuất. Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực là nhân tố phát triển trong các công ty. Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu hao nguyên vật liệu nhiều hơn, cho phép nhân công nhiều hơn. Công nghệ lạc hậu tạo ra sản phẩm có chất lượng không phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, cần gắn khoa học sản xuất với khoa học kỹ thuật. Ngành chế biến cây nguyên liệu giấy là ngành có qui trình có công nghệ tương đối đơn giản. Nhưng không vì thế mà công ty xem nhẹ khâu công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty là công nghệ mới, đảm bảo sự nhịp nhàng, chặt chẽ, ít tiêu hao nguyên liệu. Sơ đồ 1 : Quy trình công nghệ sản xuất. Gỗ lóng nhập kho đã được kiễm tra quy cách Máy chặt gỗ lóng Máy sàn dăm Mùn cưa thải Dăm thải (chưa đạt tiêu chuẩn) Bãi chứa dăm Băng tải rót dăm vào container Xe vận chuyển xuống cảng Cẩu hàng xuống tàu 1.3.2. Giải thích nội dung cơ bản các bước công việc trong quy trình công nghệ. Với sơ đồ trên, ta thấy quy trình công nghệ diễn ra như sau: Gỗ bạch đàn và tràm keo sau khi đốn faj phải được cắt thành từng khúc dài từ 1 – 3.5m, đường kính đầu nhỏ của khúc gỗ tối thiểu phải ³ 5cm, gỗ phải được bóc sạch sẽ võ (kể cả vỏ lụa), không cháy sém, không bị xăm lốp. Sau khi được vận chuyển đến nhà máy gỗ được cho vào máy chặt thành dăm mảnh có quy cách dài từ 4.8 – 6.0cm, dày dưới 5mm. Dăm sau khi chặt ra được đưa qua hệ thống máy sàn, gồm 2 dàn: dàn sàn lớn có đường kính lỗ 45mm để lọc những mảnh dăm sai quy cách và được đưa trở lại máy chặt, còn dàn sàn nhỏ có đường kính 5mm để loại trừ bụi và dăm nhỏ ra khỏi sản phẩm. Dăm đạt quy cách được băng tải chuyển lên bãi chứa dăm thành phẩm chờ xuất đi. Khi có tàu đến nhận hàng dăm gỗ được rót vào container và được xe vận tải chuyển xuống cảng để cẩu hàng lên tàu xuất hàng đi. 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản của doanh nghiệp. 1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Sơ đồ 2: Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phòng Kinh Doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế Toán Nhà Máy Phòng Nghiệm Thu : quan hệ trực tuyến : quan hệ chức năng Với mô hình tổ chức trực tuyến, chức năng, Công ty LD Trồng và Chế Biến Cây Nguyên Liệu Giấy XK Qnam có được sự năng động trong quản lý và điều hành. Các mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên xuống cấp dưới được truyền đạt nhanh chóng và tăng độ chính xác. Đồng thời, ban giám đốc có thể nắm bắt được một cách cụ thể, chính xác và kịp thời những thông tin ở các bộ phận cấp dưới. Từ đó có những chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp cho từng bộ phận trong từng giai đoạn, thời kỳ. Đồng thời cũng có thể tạo ra sự hoạt động ăn khớp giữa các phòng ban co liên quan với nhau, giảm được chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và tránh được việc quản lý chồng chéo chức năng. Theo cơ cấu tổ chức này, thông tinh được phản hồi nhanh chóng giúp ban lảnh đạo kịp thời giải quyết những vấn đề bất trắc xảy ra. 1.4.2. Số cấp quản lý của doanh nghiệp Dựa vào sơ đồ bộ máy quản lý ta thấy có 2 cấp quản lý: + Cấp I: Ban Tổ Chức + Cấp II: Các Phòng Ban 1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý. Ø Tổng giám đốc: + Chức năng: là người chịu trách nhiệm cao nhất của công ty trong việc lãnh đạo, tổ chức, điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty + Nhiệm vụ: Tổng giám đốc có nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị của công ty và trước pháp luật. Tổ chức việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm của công ty về các hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu và chỉ thị của HĐQT. Thường xuyên nắm bắt và đánh giá đúng năng lực sản xuất hiện có của doanh nghiệp để đề ra các chủ trương, chinh sách nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực hiện có của mình. Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các tài sản trong công ty, thực hiện tiết kiệm chống tham ô lãng phí Chủ động trong việc khai thác thị trường, tìm kiếm thị trường, kí kết các hợp đồng sản xuất với khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ tài chính theo đúng pháp luật, chiệu trách nhiệm cao nhất trước HĐQT công ty về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Ø Phó tổng giám đốc: + Chức năng: Là người tham mưu, trợ giúp cho Tổng giám đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Nhiêm vụ: Căn cứ vào các công việc được hội đồng quản trị phân công, sự phân phối công và ủy quyền của Tổng giám đốc công ty để thưc hiện việc chỉ đạo và tổ cức các bộ phận có liên quan thực hiện công việc một cách tốt nhất. Trong quá trình theo dõi và thu nhập thông tin từ các bộ phận báo cáo, có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến và tham mưu cho Tổng giám đốc công ty các biện pháp giải quyết, các chính sách, sách lược có hiệu quả. Ø Phòng hành chính nhân sự: + Chức năng: Giải quyết các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách, đào tạo, giáo dục và phát triển trình độ chuyên môn đới với đoàn thể CB CNV tropng công ty. + Nhiệm vụ: Quản lý việc thực hiện từng khâu trong toàn bộ tiến trình quản lý nhân sự theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách của công ty, đôn đốc, phối hợp nhịp nhàng các bộ phận để tạo nên một hệ thống làm việc nhịp nhàng trong công ty. Tổ chức thực hiện tốt công tác hành chính, xây dựng các nội quy, quy chế quản lý hành chính, mua sắm vật dụng, đồ dùng trang bị văn phòng cho các phòng ban. Đảm bảo an ninh, trật tự trong toàn khu vực công ty, đảm bảo đời sông ăn, ở cho các CB CNV. Thực hiện các chế độ về tiền lương, BHXH, BHYT……….. Ø Phòng kế toán: + Chức năng: Tham mưu cho Ban Tổng Giám Đốc về tình hình hoạt động tài chính của công ty. Theo dõi kiểm tra và giám sát toàn bộ tình hình hoạt động tài chính trong công ty. + Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh, nhà máy nhằm giải quyết các thủ tục thanh toán, thanh lý hợp đồng. Tổ chức bộ máy kế toán thống kê hợp lý,đúng nguyên tắc,quản lý hoạt động thu chi vá các hoạt động khác có liên quan đên tai chính nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Phối hợp với các bộ phận Kinh Doanh, Nhà Máy, Hành chính nghiên cứu và tìm cách giảm thiểu các chi phí sản xuất,chi phí quản lý. Ø Phòng kinh doanh + Chức năng: Tham mưu cho Ban TGĐ trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngăn hạn, trong hoạt động thu mua nguyên vật liệu, cách thức tổ chức hoạt động xuất khẩu. Đề ra các kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ đối với công việc thu mua nguyên vật liệu dựa trên kế hoạch chung của công ty, đưa ra các biện pháp nhằm tìm kiếm và lôi kéo khách hàng cung ứng nguyên vật liệu về cho công ty. + Nhiệm vụ : Xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong công tác thu mua nguyên vật liệu trình BGĐ và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Tổ chức, theo dõi các biến động của thị trường cung cấp nguyên vật liệu, giá cả của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và phân tích tổng hợp thông tin báo cáo Ban TGĐ và đề xuất hướng giải quyết. Theo dõi, quản lý và giám sát nguồn vốn của công ty trước khi ứng vốn cho khách hàng cung ứng. Thực hiện các thủ tục để xuất hàng thông suốt, đảm bảo tính hợp pháp và theo đúng các yêu cầu của khách hàng. Ø Nhà máy + Chức năng : Điều hành toàn bộ hệ thống sản xuất đi vào hoạt động sản xuất thông suốt, ổn định, đảm bảo được kế hoạch sản xuất mà Ban TGĐ đã đề ra. + Nhiệm vụ: Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh Công Ty đã đạt ra,xây dựng kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất, bố trí nhân sự, thực hiện hoạt động sản xuất đẻ đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch sản xuất mà Công Ty đã đề ra. Phối hợp với bộ phận kế toán theo dõi các chi phí sản xuất và nghiên cứu làm tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hệ thống xây dựng, hệ thống điện trong toàn công ty và có kế hoạch sửa chửa thay thế thích hợp. Ø Phòng nghiệm thu + Chức năng: Giám sát toàn bộ quá trình từ thu mua nguên vật liệu đến sản xuất theo đùgs quy định và yêu cầu về chất lượng nguyên liệu thu mua và dăm mabhr của công ty và của khách hàng. Là khâu đầu tiên trong quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu của khách hàng để nhập về công ty. + Nhiệm vụ: Căn cứ theo các quy định, yêu cầu của công ty và của khách hàng thục hiện việc kiểm tra chất lượng gỗ lóng khi khách hàng nhập nguyên vật liệu về công ty và dăm mảnh sản xuất ra tại nhà máy. Kiểm tra, theo dõi việc bốc xếp gỗ lóng xếp xuống bãi. Theo dõi hệ thống cân đẻ đảm bảo tính xác cao về khối lượng nhập nguyên vật liệu về công ty của khách hàng. Phối hợp với bộ phận nhà máy, bộ phận kế toán, thủ kho đẻ xác định lượng gỗ lóng đã được đưa vào sản xuất., tồn kho, dăm mảnh xuất kho và tồn kho. Phối hợp và hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc tim hiểu sự biến động của thị trường , giá cả của các đối thủ cạnh tranh, tâm lý khách hàng, nhằm giúp Ban TGĐ đưa ra các quyết định, các sách lược kinh doanh chính xác thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng về nhập nguên vật liệu tại công ty CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketting. 2.1.1 Số liệu và kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các năm Như đã giới thiệu trong phần khái quát về công ty.Công ty Liên Doanh Trồng Và Chế Biến Nguyên Vật Liệu XK Quảng Nam chủ yếu sản xuất các loại dăm gỗ được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại giấy khác nhau. Đây là mặt hàng dùng làm nguyên liệu nên về mẫu mã bao bì không được quan tâm.Tuy nhiên,căn cứ vào chất lượng nguên vật liệu dăm để phân loại sản phẩm. Dăm gỗ được phân thành dăm mảnh tràm keo và dăm mảnh bạch đàn. Trong đó, dăm mảnh tràm keo là mặt hàng được ưa chuông vì sau khi sản xút cho ra loại giấy có độ mịn và cứng. Bảng 1: Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm Tên sản phẩm Năm 2008 Năm 2009 Quý II/2010 Khối lượng (BDMT) Thành tiền (1000USD) Khối lượng (BDMT) Thành tiền (1000USD) Khối lượng (BDMT) Thành tiền (1000USD) Dăm mảnh tràm keo 41735 4344.5 72180 6715.8 65275 6543.9 Dăm mảnh bạch đàn 14514 1630.4 9025 835.2 4286 414.8 Tổng 56249 5974.9 81205 7551 69561 6958.7 * Đánh giá kết quả tiêu thụ: Trong năm 2009, mặc dù giá nguyên vật liệu và các chi phí khác đều tăng nhưng với sự nổ lực của các bộ phận trong toàn doanh nghiệp đã tạo ra các loại dăm ngày càng đạt chất lượng giúp hoạt động tiêu thụ của công ty đi vào ổn định. Kết quả tiêu thụ tăng nhanh qua từng năm: năm 2009 khối lượng tiêu thụ tăng 24956 BDMT với doanh số tăng là 1576100 USD tương ứng với 26,38%. Theo số liệu thông kê trên thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, kết quả tiêu thụ dăm đã vượt trên con số của năm 2008 và xấp xỉ với kết quả tổng kết của năm 2009. Qua đó cho thấy sự cố gắng nổ lực của công ty, đã khắc phục khó khăn từ những biến động thị trường, sự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu và vươn đến phát triển. 2.1.2. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Thị trường có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nơi hình thành và giải quyết các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Mặt khác, thị trường còn là đối tượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt tình hình thị trường, xác định thị trường mục tiêu nhằm hướng đến doanh số tiêu thụ lớn nhất, đem lại lợi nhận cao nhất. Với công ty trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Quảng Nam, sản phẩm của công ty xuất khẩu 100% thị trường tiêu thụ là thị trường quốc tế. Vì vậy, có rất nhiều khó khăn trong vấn đề nghiên cứu thị trường và chiếm lĩnh thị trường mặc dù vậy, trong những năm qua công ty đã làm tốt công tác này. Thị trường tiêu thụ được mở rộng qua các năm, sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể. Bảng 2: giá trị xuất khẩu của các mặt hàng của công ty qua các năm. STT Mặt hàng Đơn Giá(USD/tấn) 2008 2009 Quý I 2010 1 Tràm keo 650.000 680.000 720.000 2 Bạch đàn 645.000 650.000 680.000 * Nhận xét về thị trường tiêu thụ: Qua bảng trên ta nhận thấy thị trường tiêu thụ truyền thống của công ty là Trung Quốc. Hiện nay, ngoài thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, công ty còn mở rộng sang thị trường Nhật bản, Hàn Quốc. Cụ thể, so với năm 2008, năm 2009 có doanh số tiêu thụ tăng 1960000 USD tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,3%. Đây là tỷ lệ tăng cao, thị trường ngày càng bị chia sẽ bởi các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Là một công ty chưa có bề dày lịch sử, thiếu kinh nghiệm và nguồn vốn không đủ lớn nhưng đã thu hút được sự chú ý của các khách hàng quốc tế và đã không ngừng mở rộng thị trường qua các năm. Tuy