Báo cáo thực tập tại Công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung Ương

Đất nước ta trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Ông cha ta đã để lại một kho tàng về văn hoá vô cùng quý báu, đó là cả một hệ thống các di tích cách mạng, di tích lịch sử trải dài từ Bắc chí Nam. Nhưng do thời gian sử dụng đã lâu cùng với sự huỷ hoại của thiên nhiên, đặc biệt là trải qua chiến tranh liên miên kéo dài, đã và đang làm cho các di tích mất dần đi tính nguyên trạng của nó. Những di tích cần được bảo vệ giữ gìn cho thế hệ mai sau. Sự nghiệp này không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là sự nghiệp của toàn dân. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn không những giữ gìn những di sản văn hoá cho con cháu mai sau mà nó còn có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước và xây dựng đất nước ngày một phồn thịnh để xứng đáng với truyền thống của ông cha ta để lại. Sau những năm kháng chiến thắng lợi, Bác Hồ của chúng ta đã ra sắc lệnh số 65 ngày 23/11/1945 về sự cần thiết phải bảo vệ các di tích vật thể. Đó là những văn bản pháp quy đầu tiên cho ngành bảo tồn. bảo tàng. Đồng thời với sắc lệnh trên, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá cũng lần lượt được ra đời để quản lý tốt hơn các di tích. Tiếp theo là các thông tư, nghị định về việc xếp hạng các di tích văn hoá và pháp lệnh bảo vệ các di sản văn hoá cũng được nhà nước ban hành. Song song với việc ra đời các văn bản quản lý nhà nước về các di sản văn hoá, trên thế giới từ lâu đã có một ngành khoa học về bảo tồn và tu bổ di tích. Nhưng nước ta do trình độ dân trí chưa cao, nhận thức về sự giữ gìn các di sản văn hoá còn nhiều hạn chế. Hơn nữa lại do chiến tranh kéo dài đã tàn phá và huỷ hoại làm cho các di tích bị xuống cấp nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng đó, nhà nước ta nhận thấy cần phải có một cơ quan chuyên ngành, có trình độ, có đội ngũ các bộ khoa học kỹ thuật vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp để làm công tác tu bổ phục chế các di tích là một yêu cầu cấp bách và không thể thiếu được. Chính từ những yêu cầu khách quan đó Công ty Tu bổ di tích và Thiết bị văn hoá trung ương đã ra đời.

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty tu bổ di tích và thiết bị văn hoá Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan