Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina

Năm 1969, nhà khoa học người mĩR.H.Whitaker đã đưa ra hệthống phân loại sinh vật thành 5 giới (kingdom): - Giới khởi sinh - Giới nguyên sinh - Giới nấm - Giới thực vật - Giới động vật

pdf30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 3 1.1 Về nghề trồng nấm ăn 1.1.1 Nấm và vai trò trong thiên nhiên Năm 1969, nhà khoa học người mĩ R.H.Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại sinh vật thành 5 giới (kingdom): - Giới khởi sinh - Giới nguyên sinh - Giới nấm - Giới thực vật - Giới động vật Như vậy, nấm là một giới riêng. Giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Nấm có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng. Nấm ăn thuộc về giới nấm, với những đặc điểm thuộc giới nấm. Nấm ăn có cấu tạo gồm hai phần: hệ sợi tơ nấm và quả thể. Các sợi nấm ăn có dạng ống tròn, do nhiều tế bào ghép lại. Trong tế bào sợi nấm, dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy rõ các bào quan sau: màng tế bào, màng tế bào chất, nhân, riboxom, ti thể, mạng lưới nội chất, thể golgi, không bào, thể biên, vi quản, thể kitin [3]. Khi hệ sợi tơ nấm tăng trưởng đến một mức nhất định, gặp điều kiện thuận lợi, hệ sợi tơ nấm sẽ cho ra quả thể [9]. Các nấm ăn thuộc ngành phụ Nấm túi (Ascomycotina) và ngành phụ Nấm đảm (Basidiomycotina). Nấm không có khả năng quang hợp, do đó chúng có đời sống dị dưỡng, phải sống nhờ các chất hữu cơ có sẵn. Nấm là những sinh vật không thể thiếu cho sự sống trên trái đất, không có nấm chu trình tuần hoàn vật chất sẽ bị mất một mắt xích quan trọng và cả thế giới sẽ ngổn ngang những chất bã hữu cơ không thể phân huỷ. Đối với con người, nấm đem lại nguồn thực phẩm giàu đạm, đầy đủ các axit amin thiết yếu, hàm lượng chất béo ít và là những acid Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 4 béo chưa bão hoà, do đó, tốt cho sức khoẻ; giá trị năng lượng cao giàu khoáng chất và các vitamin. Ngoài ra, trong nấm còn chứa nhiều hoạt chất có tính sinh học góp phần ngăn ngừa và điều trị bệnh cho con người, vì hầu hết các loài nấm ăn (chưa kể nấm dược liệu) đều có tác dụng phòng chống u bướu. [21] 1.1.2 Nấm ăn và nấm dược liệu Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân ta đã thường dùng nấm trong thực phẩm hàng ngày gồm các loại nấm truyền thống như nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô, nấm mối, nấm tràm,…. Trong khoảng thời gian gần đây có thêm một số nấm ăn khác được trồng hoặc được sử dụng ở nước ta như: nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm ngân nhĩ, nấm hầu thủ; một số nấm có giá trị dược tính như nấm linh chi, nấm vân chi, đông trùng hạ thảo, nấm thái dương. Nấm rơm có tên khoa học Volvariella volvacea gồm nhiều loài khác nhau, có loại màu xám trắng, xám, xám đen…, kích thước đường kính mũ nấm lớn, nhỏ tuỳ loài. Ở các vùng nhiệt đới như Trung quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam…rất thích hợp về nhiệt độ để nấm rơm sinh trưởng và phát triển [3]. Nấm rơm có nguồn gốc từ các vùng mưa nhiều, có nhiệt độ cao ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhân dân nhiều nước châu Á biết ăn nấm rơm từ rất lâu nhưng việc chủ động nuôi trồng nấm rơm chỉ mới bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây trên 200 năm. Việc nuôi trồng nấm rơm về sau phát triển ở một số nước như Việt Nam, Malayxia, Myanma, Philippin, Thái Lan, Nhật Bản,Singapore, Hàn Quốc, Nigiêria, Madagatsca… Nấm rơm không chỉ là loại thức ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tính theo trọng lượng tươi, nấm rơm chứa 2,66- 5,05% prôtêin, trong prôtêin này có đầy đủ 19 loại axit amin theo tỉ lệ như sau: Axit amin Prôtêin (%) 1 Izôlơxin 4,2 2 Lơxin 5,5 3 Tryptôphan 1,8 4 Lyzin 9,8 Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 5 5 Valin 6,5 6 Mêtiôlin 1,6 7 Trêônin 4,7 8 Phênylalanin 4,1 9 Arginin 5,3 10 Axit aspatic 5,3 11 Axit glutamic 17,6 12 Glyxin 4,5 13 Histidin 4,1 14 Prôlin 5,5 15 Serin 4,3 16 Lyzin 5,7 17 Alanin 6,3 18 Xistin + 19 Xistêin + Trong 19 loại axit amin này thì 8 loại đầu là axit amin không thay thế ( nghĩa là cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp lấy được). Các axit amin không thay thế chiếm đến 38,2% tổng lượng axit amin ở nấm rơm. Tỉ lệ này cao hơn so với ở thịt lợn, bò, gà, trứng, sữa… Lượng chất béo Lipid trong nấm rơm khoảng 3% (tính theo trọng lượng khô), loại chất béo bão hoà chiếm 41,2%, chất béo chưa bão hoà chiếm 58,8%. Loại chất béo chưa bão hoà chủ yếu là tiền Vitamin D2 (ergocalciferol) và – esgosterol. Nấm rơm có chứa phong phú các loại vitamin. Lượng vitamin có trong 100g nấm tươi như sau: Vitamin B1 - 0,35mg; vitamin B2 - 1,63-2,98mg; axit nocotinic (B5) – 64,88mg; vitamin C – 158,44-206,27mg… Lượng chất khoáng chiếm 3,8% trong nấm khô, trong đó, K chiếm khoảng 45% . Tỉ lệ từng nguyên tố trong tổng số muối khoáng ở nấm rơm (%) thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của quả thể nấm. Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 6 Nguyên tố khoáng Nụ nấm Hình dạng trứng Hình dạng kéo dài Nấm nở xoè P Na K Ca Mg Cu Zn Fe 14,18 3,69 45,98 3,43 1,96 0,063 0,11 0,12 12,7 4,66 45,76 4,17 1,76 0,058 0,118 0,14 12,29 1,8 42,42 3,37 1,6 0,043 0,081 0,11 8,18 1,16 42,6 2,59 1,7 0,036 0,078 0,128 Trước đây nấm rơm Volvariella volvacea (Bull.ex.Fr) Sing. Đã từng mang các tên khác như Agaricus volvacea Bull.(1785), Amannita virgata Prs. (180), Volvaria volvacea Quel. (1886), Volvaria virgata Quel. (1873), Volvariopsis volvacea Murr. (1917)… Cho đến nay người ta đã miêu tả 5 loài nấm rơm có thể dùng để ăn, đó là: 1. Volvariella volvacea (Bull. ex. Fr)Sing. 2. Volvariella volvacea (Bull. ex. Fr)Sing var. masseei Sing. 3. Volvariella volvacea (Bull. ex. Fr)Sing var. hemii Sing 4. Volvariella esculenta (Mass) Sing, còn gọi là Volvariella bresadolae Sacc. and Trott 5. Volvariella diplasia (Berk.et curt.)Sing 6. Volvariella bombicina (Schaeff) Quel Loài thứ sáu nói trên thường thấy mọc trên gỗ mục và hiện nay chưa có ai chủ động nuôi cấy được. Hai loài phụ V. volvacea var. masseei và V. volvacea var. heimii khác với loài V. volvacea ở các điểm sau: Tên loài và hai loài phụ Kích thước (µm) và màu sắc của bào tử đảm Kích thước (µm) của tế bào phân cách V. volvacea 6,8-8,3 x 4,3-5,9 13,4-16,4 x 49,4-78,5 Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 7 Màu nâu V. volvacea var. masseei 6,5-8,5 x 4-5,7 Màu đỏ hồng 59,5-99,9 x 16,6- 76,6 V. volvacea var. heimii 9-13 x 4,8-6,2 Màu đỏ da cam 42-56 x 17-30 Ở nấm rơm trưởng thành có thể đếm được khoảng 280-380 phiến nấm toả tròn ra từ phần trên của cuống nấm, cách cuống nấm khoảng 1cm. Mỗi phiến nấm phía ngoài có tầng đảm với các đảm (basidium) xen kẽ với các tế bào phân cách (cystidium). Dưới đó là những tầng đảm với những tế bào sợi nấm lèn chặt nhau và phình nở. Dưới nữa là tầng lõi với tổ chức nhu mô xốp, mềm. Các phiến nấm lúc đầu có màu trắng, sau đó chuyển thành màu đỏ phấn hồng, sau cùng chuyển thành màu nâu gụ. Bào tử sinh ra trên các mấu nhỏ của đảm, thường có 4 bào tử trên mỗi đảm. Chỉ có thể quan sát đảm và bào tử đảm qua kính hiển vi. Bào tử đảm hình trứng dài khoảng 7-9 µm, rộng khoảng 5-6µm. Bào tử nấm rơm có màu hồng. Nấm mèo còn gọi là mộc nhĩ. Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau: loại cánh mỏng (Auricularia auricula), loại cánh dày (Auricularia polychitra)…Chúng chính là một loại nấm ăn mọc phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Hàng năm, vào đầu mùa mưa, mộc nhĩ phát triển mạnh. Đi trong rừng thường hay gặp những đám mộc nhĩ mọc dày trên thân các cây gỗ. Nó thường có màu từ nâu nhạt đến nâu thẫm [3,32]. Nấm đông cô có tên khoa học là Lentinus edodes. Đây là một loại nấm ăn quý giá. Người Trung Hoa gọi nấm đông cô là “thực phẩm của thượng đế”, là “đỉnh cao của thức ăn thực vật”. Vị ngon ngọt của đông cô được giải thích là có chứa nhiều các nucleotit như 5’-GMP , 5’-AMP, 5’-CMP, 5’-UMP và các chất đặc biệt khác như lentionin, 18 loại hợp chất bay hơi chứa lưu huỳnh…[32] Nấm mỡ (còn gọi là nấm trắng-White mushroom, nấm Paris- Champignon de Paris, Champignon de Agaricaceae) là tên chung để chỉ các nấm ăn được thuộc chi Agaricaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomyce-tidae, lớp Hymenomycetes, ngành Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 8 phụ Basidiomycotina, ngành nấm thật-Eumycota, giới nấm-Mycota hay Fungi. Các loài nấm mỡ ăn được gồm có: Nấm mỡ xuân, nấm mỡ tứ bào, nấm mỡ ruộng …Nấm mỡ là thức ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.Nấm mỡ có quả thể trông như cái đinh buloong, màu trắng, trắng sữa, hồng nhạt hay nâu. Dưới mũ nấm là các phiến nấm. Bên dưới mũ nấm là cuống nấm, trên cuống nấm có vòng nấm. Dưới cuống nấm là các rễ nấm. Mũ nấm thường có đường kính thay đổi trong khoảng 5-12cm, hình cầu hay bán cầu. Trên phiến nấm có các đảm, khi chín sẽ làm bay ra các bào tử đảm (trông như khói trắng). Trông dưới kính hiển vi thấy các bào tử đảm có hình bầu dục, trơn bóng, dài khoảng 6,0-8,5 µm và rộng khoảng 5-6 µm [3,32]. Nấm linh chi đã được dùng để làm thuốc cách đây hàng ngàn năm. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhận linh chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương đông, các tác dụng cụ thể của nấm linh chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau: - Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn) - Bảo can (bảo vệ gan) - Cường tâm (thêm sức cho tim) - Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá) - Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp) - Giải độc - Giải cảm - Trường sinh [3] Nấm vân chi, thuộc họ nấm đảm, tên khoa học là Trametes versicolon. Vân chi là một loại nấm dược liệu đã được y học cổ truyền phương đông sử dụng từ lâu vì nấm có rất nhiều tác dụng dược lí, nổi bật nhất là tác dụng phòng chống ung thư. Trong vài thập kỉ gần đây đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng dược lí của nấm vân chi. Hiện nay, các dược phẩm chế xuất từ nấm vân chi được phát triển đa dạng, được sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại, kết hợp với nhiều liệu pháp vật lí, hoá học và sinh học để điều trị nhiều loại bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là chống và kìm hãm ung thư [3,21]. Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 9 Trên đây là một vài ví dụ về nấm ăn và nấm dược liệu. Tất cả các loài nấm này đều đem lại sức khỏe cho con người và hiện nay đã được nuôi trồng và ứng dụng rộng rãi. Vì những lợi ích to lớn của nấm, con người còn đang tiếp tục tìm kiếm những loài nấm dại trong thiên nhiên không chứa chất độc để làm thực phẩm và tìm cách thuần hóa những loài nấm này. Càng ngày càng có nhiều loại nấm được dùng làm thuốc và thức ăn. 1.1.3 Sơ lược lịch sử phát triển nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu Loài người đã biết dùng nấm làm thức ăn và làm thuốc từ thời hoàng đế La Mã. Khởi đầu từ thế kỉ thứ VI, người ta đã biết trồng các loại nấm để ăn mặc dù kĩ thuật còn thô sơ. Nhiều tài liệu tham khảo của Chang & Miles (1987) cho thấy nấm mèo được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, nấm kim châm được trồng vào khoảng năm 800-900 dương lịch, nấm hương, nấm rơm, nấm bạch mộc nhĩ được trồng theo thứ tự vào những năm 1000, 1700, 1800. [26] Bảng sau đây cho thấy con người đã biết nuôi trồng nhiều loại nấm dùng làm thực phẩm và dược liệu từ rất sớm. Bảng 1.1 Lịch sử nuôi trồng một số loại nấm (Jin-Xia Zhang, Chen-Yang Huang, General introduction to species and varieties of cultivated edible fungi in China) Loài nấm Chức năng Thời gian lần đầu được nuôi cấy Nơi lần đầu được nuôi cấy Agrocybe cylinaracea (dương thụ nam) thực phẩm 50 trước công nguyên Nam Châu Âu (South Europe) Auricularia auricula (nấm mèo) thực phẩm, dược liệu 600 Trung Quốc Auricularia polytricha (mộc nhĩ long) thực phẩm 1975 Trung Quốc Flammulina velutipes (nấm kim châm) thực phẩm 800 Trung Quốc Lentinula edodes (nấm thực phẩm, 1000 Trung quốc Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 10 hương) dược liệu Poria cocos (nấm phục linh) dược liệu 1232 Trung quốc Agaricus bisporus (nấm mỡ) thực phẩm, dược liệu 1600 Pháp Ganoderma spp. (linh chi) dược liệu 1621 Trung Quốc Volvariella volvacea (nấm rơm) thực phẩm 1700 Trung Quốc Tremella fuciformis (nấm ngân nhĩ) thực phẩm, dược liệu 1894 Trung Quốc Pleurotus ostreatus (bào ngư xám) thực phẩm, dược liệu 1900 Đức Pleurotus ferulea thực phẩm 1958 Pháp Pleurotus eryngii thực phẩm 1977 Pháp Pholiota nameko (trân châu) thực phẩm 1958 Nhật Hericium erinaceus (hầu thủ) thực phẩm, dược liệu 1960 Trung Quốc Agaricus blazei (thái dương) thực phẩm, dược liệu 1970 Nhật Trametes vesicolor (vân chi) dược liệu 1981 Trung Quốc Nhìn chung, công việc thăm dò và nghiên cứu cách trồng nấm đã thực sự phát triển mạnh và rộng khắp trong những thập kỉ qua, nhất là trong 20 năm trở lại đây. Lúc đầu, người ta trồng trên gỗ mục, rơm rạ và dần dần, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhất là kĩ thuật vô trùng, người ta bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng vật liệu phế thải như Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 11 mùn cưa, bã mía, bông phế thải… để trồng nấm, và đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. [26] Hiện nay, trên thế giới có khoảng 35 loài nấm đang được nuôi trồng với mục đích thương mại, trong đó có khoảng 20 loài được nuôi cấy ở mức độ công nghiệp. Bảng sau đây cho thấy sản lượng một số loài nấm trồng phổ biến trên thế giới vào năm 1981, 1986, 1990, 1994, 1997 [23] Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 12 Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 13 Qua bảng trên, ta thấy, tổng sản lượng nấm trên thế giới năm 1981 là 1357200 tấn, đến năm 1997 tăng thành 6158400 tấn, gấp hơn 4,5 lần. [23] Năm 1981, Agaricus chiếm 71,6% tổng sản lượng; con số này giảm dần, đến năm 1997 còn 31,8%. Năm 1981, nấm Tremella, Hypisizygus, Grifola chưa được trồng, năm 1986, Tremella có mặt trên thị trường, năm 1990, Hypisizygus và Grifola mới có mặt. Năm 1981, sản lượng các loại nấm khác (ngoài 10 loài Agaricus, Lentinus, Pleurotus, Auricularia, Volvariella, Tremella, Hypisizygus, Grifola , Pholiota, Flammulina) chiếm 0,1%, đến năm 1997 là 8,4%. [23] Như vậy, ngành trồng nấm trên thế giới phát triển theo hướng ngày càng tăng về sản lượng và đa dạng về chủng loại nấm trồng.[23] Cho đến năm 2003, 2004, theo báo cáo của PGS. TS Lê Xuân Thám, sản lượng nấm thu được như sau: Bảng 1.3 : Sản lượng nấm thu được vào năm 2003 và năm 2004 2003 2004 Caùùc loøøai naáám Trung quoáác Nhaäät baûûn Hoa kyøø Naáám Baøøo ngö Pleurotus spp. Naáám höông Shiitake Lentinula edodes Naáám môõõ Agaricus bisporus Naáám meøøo Aurilaria spp. Naáám rôm Volvariella volvacea Naáám Kim chaââm Flammulina velutipes Naáám Tuyeáát nhó Tremella spp. Naáám Haààu thuûû Hericium 2.468.000 2.228.000 1.330.400 1.654.800 197.400 557.700 183.300 30.500 242.500 171.500 5210 >200.000 110.185 84.356 25.068 45.805 29.882 1.821 1803 (VN:~1.800 töôi) 3428 (VN: ~50?) 383.636 (VN:~300?) 2,3 (VN: ~5.500 khoââ) 2,2 (VN: ~20.000 töôi) 22,7 0,9 42,5 33,0 2,7 Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 14 erinaceum Naáám Hypsizygus spp. Naáám Traâân chaââu Pholiota nameko Naáám Keââ toïïa Grifola frondosa Naáám möïïc Coprinus comatus Naáám Baøøo ngö Pleurotus nebrodensis Naáám Baøøo ngö Pleurotus eryngii Naáám Agrocybe chaxinggu Naáám löôùùi Dictyophora spp. Naáám Buùùp naââu Agaricus brasiliensis Naáám Linh chi Ganoderma spp. Naáám Phuïïc linh Wolfiporia cocos Caùùc naáám khaùùc 24.900 177.800 52.200 114.100 92.900 32.200 42.000 49.100 145.900 571.700 ~300 130,0 - (VN: ~25) Toåång saûûn löôïïng 10.386.900 Nhìn bảng 1.3, ta thấy đến năm 2003, 2004, sản lượng nấm tiếp tục tăng, đặc biệt đối với nấm bào ngư và nấm hương. Bảng này là chứng cứ chứng minh ngành trồng nấm trên thế giới ngày càng tăng về sản lượng và đa dạng về chủng loại nấm trồng. 1.1.4 Lợi ích kinh tế và xã hội Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 15 Trồng nấm là một nghề thích hợp với nước nông nghiệp như nước ta, vì những lí do sau: [9] - Dễ thực hiện ở mọi nơi nhất là tại các vùng sâu và xa từ nguồn nguyên liệu sẵn có khắp nơi, dồi dào, rẻ tiền như cỏ dại, rơm rạ, thân cây và lõi bắp, thân cây đậu, phân gà, phân chuồng…và trong qui trình sản xuất hầu như không có thứ gì phải nhập nội hoặc khó tìm. - Vốn đầu tư tuỳ khả năng từng hộ gia đình, có ít làm ít, có nhiều thì làm nhiều. Thực tế cho thấy một số người đầu tư qui mô cho trồng nấm và đã mang lại lợi nhuận lớn. - Vòng quay vốn nhanh do chu kì sản xuất ngắn. Ví dụ nấm rơm trồng 15 ngày, nấm bào ngư 2 tháng. - Ít tốn đất, hiệu quả sử dụng đất rất cao vì có thể trồng trên giàn kệ nhiều tầng, không choán chỗ đất nông nghiệp, tận dụng được đất không trồng trọt được, lại có tác dụng cải tạo đất bằng bã sau khi thu nấm. - Nấm có thể bán tươi hoặc chế biến một cách đơn giản như phơi, sấy khô, muối…[9] 1.1.5 Vai trò của trồng nấm trong sự phát triển nông nghiệp bền vững Cuộc sống con người tác động rất lớn đến môi trường sống. Hoạt động sản xuất của cải vật chất cả về mặt công nghiệp lẫn nông nghiệp thường xuyên gây ô nhiễm không khí, đất, nước và làm khí hậu, môi trường thay đổi. Lấy ví dụ khi sản xuất nông nghiệp, con người cần nước để tưới cây nên nước ngầm bị khai thác quá mức, con người dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất đai; do nhu cầu về diện tích đất trồng trọt nên con người phá rừng làm đất dễ bị xói mòn, khí hậu biến đổi… Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào vẫn sản xuất được lương thực, thực phẩm mà không gây nguy hại cho môi trường. Giới chuyên môn gọi vấn đề này là phát triển nông nghiệp bền vững (sustainable agriculture). Mục đích của nền nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với hệ thống tự nhiên. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống trong đó con người tồn tại và sử dụng Bước đầu nghiên cứu qui trình nuôi trồng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina  Học viên thực hiện: Trần Thị Kim Dung Trang 16 những nguồn năng lượng không độc hại, tiết kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không phá hoại những nguồn tài nguyên đó. Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đã bị suy thoái [38]. Nhiệm vụ của phát triển nông nghiệp bền vững rất to lớn, liên quan đến mọi khía cạnh của nông nghiệp. Trong đó, nếu biết tận dụng những phế liệu của ngành nông nghiệp để sản xuất ra thực phẩm thì cũng góp phần đáng kể vào việc hoàn thành nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững. Nguồn phế
Tài liệu liên quan