Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng

Định hướng phát triển du lịch, khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống đã được xác định trong chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, định hướng quy hoạch du lịch của nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Tuy nhiên đến nay (2019) có rất ít những làng thành công, cơ bản tại các làng nghề hoạt động du lịch còn nhỏ, lẻ, mang tính tự phát. Bài viết này chỉ ra rằng cần thiết phải có cách tiếp cận mới, giải pháp mới. Thay đổi cách thức khai thác các giá trị văn hóa nghề hiện nay đang tự phát, manh mún, không chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch, coi du lịch là yếu tố “ăn theo” của phát triển nghề, tạo ra nhiều mâu thuẫn về môi trường, không gian giữa hoạt động sản xuất nghề và hoạt động du lịch. Nghiên cứu đề xuất mô hình Làng nghề - Du lịch với các giải pháp đồng bộ như một mô hình mới khả thi, bền vững trong việc khai thác hiệu quả các tiềm năng văn hóa của các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH nhằm phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách tiếp cận mới trong việc xây dựng mô hình làng nghề - Du lịch trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 103+104 . 2020128 trong các làng nghề truyền thống khu vực Đồng bằng sông hồng Đặt vấn đề Vùng ĐBSH có khoảng 7.500 làng truyền thống với khoảng 1.500 làng nghề, 11 nhóm nghề trong đó khoảng 300 làng được công nhận là làng nghề truyền thống. Các làng nghề truyền thống không chỉ có nghề mà hầu hết còn có nhiều giá trị về di sản kiến trúc, cảnh quan và các giá trị văn hóa phi vật thể khác. Đây thực sự là tiềm năng quý giá để các làng nghề phát triển du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa. Đã có định hướng phát triển cấp quốc gia, đề án về lĩnh vực này như: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề của PGS.TS. Phạm hùnG CườnG Đại học Xây dựng Định hướng phát triển du lịch, khai thác các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống đã được xác định trong chủ trương phát triển kinh tế, xã hội, định hướng quy hoạch du lịch của nhiều tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Tuy nhiên đến nay (2019) có rất ít những làng thành công, cơ bản tại các làng nghề hoạt động du lịch còn nhỏ, lẻ, mang tính tự phát. Bài viết này chỉ ra rằng cần thiết phải có cách tiếp cận mới, giải pháp mới. Thay đổi cách thức khai thác các giá trị văn hóa nghề hiện nay đang tự phát, manh mún, không chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch, coi du lịch là yếu tố “ăn theo” của phát triển nghề, tạo ra nhiều mâu thuẫn về môi trường, không gian giữa hoạt động sản xuất nghề và hoạt động du lịch. Nghiên cứu đề xuất mô hình Làng nghề - Du lịch với các giải pháp đồng bộ như một mô hình mới khả thi, bền vững trong việc khai thác hiệu quả các tiềm năng văn hóa của các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH nhằm phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. (*) Từ khóa: Du lịch làng nghề, làng nghề truyền thống, du lịch văn hóa. new aPProaCh in buildinG a Trade villaGe model - TouriSm in TradiTional Trade villaGeS in The red river delTa Tourism development orientations, exploitation of cultural values of traditional craft villages have been determined in the socio- economic development guidelines, tourism planning orientations of many provinces and cities in the Red River Delta. However, up to now (2019), there are very few successful villages, basically in small and spontaneous tourism craft villages. This article points out that a new approach or new solution is needed. Changing the way of exploiting the cultural values of the current profession is spontaneous and fragmented, not paying attention to developing tourism products, considering tourism as a “follow” factor of professional development, creating many conflict on environment and space between professional production activities and tourism activities. Study and propose the model of Craft Tourism Village with comprehensive solutions as a feasible and sustainable new model in effectively exploiting the cultural potentials of traditional craft villages in the Red River Delta to develop tourism, contributing to socio-economic development and new rural construction. (*) TronG việC xây dựnG mô hình lànG nGhề - du lịCh CáCh TiếP Cận mới 129SË 103+104 . 2020 ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ Bộ NN&PTNT năm 2011 có mục tiêu đến năm 2015 bảo tồn từ 30-40 làng nghề truyền thống, phát triển 50-70 làng nghề mới gắn liền với du lịch. Đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm - OCOP” giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu phát triển đến năm 2020 có 80-100 làng (bản) văn hóa du lịch đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao; Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng 2030 của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục Du lịch (2016) và các định hướng phát triển du lịch của các tỉnh trong đó có cả phát triển du lịch tại các làng nghề.(5) Tuy nhiên hiện nay (2019) mới chỉ có làng gốm Bát Tràng có hoạt động du lịch khá tốt, các làng khác hoạt động du lịch ở quy mô nhỏ. Thuật ngữ “loay hoay tìm ra giải pháp”, “khai thác chưa hiệu quả”, “cần có một chính sách bài bản” đang được nhắc đến nhiều trong các hội thảo, các bài viết nghiên cứu về thực trạng phát triển làng nghề gắn với du lịch gần đây.(7)(8) Tìm hiểu 30 làng có nghề truyền thống trong phạm vi vùng ĐBSH cho thấy nguyên nhân của thực trạng trên là: n Các làng nghề chưa được đánh giá đúng về mặt tiềm năng phát triển du lịch, quá chú trọng vào việc đưa khách đến xem, thăm quan nghề mà chưa giới thiệu được các giá trị văn hóa khác của làng nghề truyền thống. Chính vì vậy các sản phẩm du lịch khá đơn điệu, không hấp dẫn được khách, không có các hoạt động cuốn hút giữ khách ở lại lâu, vì vậy doanh thu từ du lịch thấp. n Cách làm hiện nay chỉ chú trọng vào khai thác mà ít chú ý phát triển các sản phẩm du lịch mới để vừa thu hút khách du lịch, vừa thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm nghề truyền thống. Thiếu hệ thống sản phẩm du lịch đồng bộ, không đủ để một làng trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn. n Cách phát triển làng nghề vẫn là tìm cách phát triển thị trường, chú trọng vào kinh tế mà chưa nhìn nhận phát triển kinh tế du lịch cũng là một thế mạnh về phát triển kinh tế của làng nghề. Việc chỉ quan tâm phát triển nghề trước du lịch dẫn đến rời xa giá trị văn hóa, chạy theo sản phẩm thị trường, các giá trị văn hóa nghề giảm sút. Có hiện tượng ô nhiễm môi trường, sự lộn xộn trong tổ chức không gian làng. Kết quả này mâu thuẫn với điều kiện để phát triển du lịch. Cách phát triển du lịch như một yếu tố “ăn theo” sự phát triển của làng nghề không phải là cách làm tốt, không tạo nên các làng du lịch bền vững. Có thể thấy khó khăn nhất là chưa có một mô hình phát triển rõ ràng, đủ thuyết phục để có thể triển khai từ chủ trương lớn thành các hành động cụ thể tại các địa phương. Vì vậy rất cần nghiên cứu tìm tòi những mô hình mới với cách tiếp cận mới, thay đổi cách đánh giá về tiềm năng của làng nghề truyền thống trên góc độ phát triển du lịch. Các làng nghề truyền thống vùng ĐBSH hầu hết có lịch sử hình thành khoảng 200- 500 năm. Cùng với các nghề truyền thống, nhiều làng còn có các di sản kiến trúc, cảnh quan, di sản văn hóa phi vật thể phong phú. Tuy nhiên qua cách khai thác, tổ chức du lịch cho thấy cách nhận diện, đánh giá giá trị tiềm năng của làng nghề còn chưa đầy đủ; Đánh giá, giới thiệu giá trị văn hóa nghề còn sơ lược. Nhiều nơi cũng chỉ mới giới thiệu được quy trình sản xuất, tổ chức một vài hoạt động trải nghiệm (chủ yếu là nghề gốm), các giá trị khác như lịch sử của nghề, tinh hoa của nghề qua các quy trình sản xuất thủ công, đồ lưu niệm từ nghề, các giá trị văn hóa tinh thần, tập quán của cộng đồng hình thành từ nghề vẫn chưa được nhận diện và giới thiệu. Đặc biệt nhiều nghề truyền thống tuy đã mai một nhưng tính biểu tượng của nó đã đi vào tiềm thức của cộng đồng như lụa Vạn Phúc, gốm Hương Canh, nón lá làng Chuông, giò chả Ước Lễ... chưa được đánh giá đúng như một giá trị thương hiệu để quảng bá du lịch. Chưa nhận diện và đánh giá giá trị văn hóa làng tích hợp, đầy đủ. Các giá trị văn hóa di sản kiến trúc như đình, chùa, miếu, cảnh quan, các giá trị văn hóa phi vật thể khác thể hiện giá trị của làng truyền thống, một mô hình cộng đồng có giá trị sinh thái - nhân văn phát triển hàng ngàn năm chưa được nhận diện để khai thác giới thiệu. Lịch sử của làng, phong tục tập quán tiêu biểu cho văn hóa của người Việt có thể mang đến cho du khách những câu chuyện hấp dẫn không kém gì những trải nghiệm nghề.(2)(3) Cần nhận thức đúng rằng giá trị văn hóa nghề chỉ là một phần trong giá trị văn hóa làng, văn hóa của nghề và văn hóa làng nghề là hai giá trị không thể tách rời. Việc nhìn nhận các giá trị di sản văn hóa cũng chưa được nhìn nhận trên khía cạnh sản phẩm du lịch. Ví dụ như cảnh quan đẹp, thanh bình, mang bản sắc làng quê dù là mới tạo lập đối với khách du lịch hấp dẫn hơn là một di sản nhiều năm tuổi nhưng để trong môi trường lộn xộn thiếu thẩm mỹ. Yếu tố mới lạ về văn hóa, cảnh quan đối với các đối tượng khách khác nhau, trong nước, quốc tế chưa được đánh giá. Đây là bài học rút ra từ trường hợp du lịch làng quê Yên Đức (Đông Triều, Quảng Ninh). Làng không có nhiều di tích cấp quốc gia, di sản cổ kính, không có nghề thủ công truyền thống nhưng với cảnh quan tổng thể làng quê được gìn giữ, giới thiệu tốt cũng rất hấp dẫn khách du lịch. Có nhiều nghiên cứu về di sản phi vật thể trong làng, nhưng để biến nó thành sản phẩm du lịch chứ không phải là kết quả nghiên cứu thì chưa được đánh giá làm rõ. Có thể nói, tiềm năng của di sản làng nghề, với văn hóa nghề, văn hóa làng hiện nay như là những viên ngọc quý chưa được mài giũa để tỏa sáng. Hạn chế của tiềm năng Tính phân tán, quy mô nhỏ, còn ít làng có giá trị văn hóa tích hợp cao là một hạn chế để phát triển làng trở thành điểm đến du lịch. Có làng có nghề phát triển, nghề có giá trị văn hóa cao thì các giá trị di sản, cảnh quan lại không nổi bật, kiến trúc mới, cảnh quan mới chiếm đa phần. Ví dụ như làng nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội), cảnh quan thiếu bản sắc của làng quê, ít di sản được công nhận là di tích. Có làng có giá trị di sản, cảnh quan khá tốt nhưng nghề đang gặp khó khăn như làng nghề Cựu may comple (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên), làng nghề đan đó Nội Lăng, Tất Viên (xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên).(3) Số lượng các làng có giá trị tích hợp cao không nhiều. Qua nghiên cứu đánh giá tiềm năng cả về văn hóa nghề và các di sản trong 30 làng nghề truyền thống trong vùng ĐBSH (ngoài làng gốm Bát Tràng) chỉ có một số làng như làng may Cựu, làng giò chả Ước Lễ (Hà Nội), làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) là những làng có giá trị tiềm năng nhất. Nhóm kế tiếp là làng nón Chuông, mây tre đan Phú Vinh, chế biến thực phẩm Cự Đà (Hà Nội), làng đan đó Nội Lăng, Tất Viên (xã Thủ Sỹ, SË 103+104 . 2020130 Hưng Yên), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng cây cảnh Bách Thuận (Thái Bình), làng mỳ chũ Hội Yên (Xã Chi Lăng Nam, Thanh Miện, Hải Dương). Còn nhiều làng khác giá trị văn hóa nghề, di sản kiến trúc, cảnh quan không thật đặc sắc, bị tác động đô thị hóa, môi trường kém nên khó phát triển thành một điểm du lịch hoàn chỉnh. Du lịch làng chịu sự cạnh tranh về thị trường khách du lịch trong vùng ĐBSH. Về mặt văn hóa truyền thống dân cư, so với các làng ở miền núi như Hòa Bình, Sa Pa, các làng vùng ĐBSH đã suy giảm bản sắc hơn kể cả về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên. Để tôn vinh, khôi phục các bản sắc văn hóa phải đầu tư nhiều hơn. Việc chia sẻ lợi ích, tạo sự công bằng với cả một cộng đồng làng, xã vốn đông dân cư (vài ngàn đến hàng chục ngàn người), so với các làng bản nhỏ ở miền núi gặp khó khăn hơn nhiều. Nhiều làng nghề đã bảo tồn được nghề, đang phát triển như các làng nghề bạc Châu Khê (Hải Dương), đồ đồng Đại Bái (Bắc Ninh), chạm khắc đá Ninh Vân (Ninh Bình) lại có môi trường kém, ô nhiễm. So với các cảnh quan, môi trường đẹp, trong lành ở vùng biển, miền núi nước ta đây là một hạn chế lớn. Một số bài báo ca ngợi vẻ đẹp cảnh phơi bánh đa trên đường làng ở làng Cự Đà (Hà Nội), nhưng đứng về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, cách làm đó là không phù hợp, gây phản cảm với khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Rất cần sự đánh giá đúng giá trị để thấy hết khó khăn, thuận lợi, biết phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của các giá trị tiềm năng này. Các đặc điểm tích cực, hạn chế của một số mô hình hoạt động du lịch nông thôn hiện nay Qua một số hoạt động du lịch nông thôn có liên quan đến làng truyền thống cho thấy đã có các hình thức sau: q Hoạt động thăm quan trải nghiệm: Thăm quan các hộ gia đình làm nghề. Các đơn vị tổ chức du lịch liên hệ trực tiếp với các hộ gia đình, thường chọn một vài hộ (làng mây tre đan Phú Vinh, làng gốm Phù Lãng). Chỉ khai thác được một vài khía cạnh giá trị của văn hóa nghề. q Khai thác sản phẩm du lịch từ văn hóa nông nghiệp: Thăm quan cảnh quan ngoài làng, các hoạt động trải nghiệm văn hóa nông nghiệp tổ chức ở các trang trại du lịch sinh thái, các “làng du lịch”, tại khu vực ít ảnh hưởng đến điểm dân cư. Các giá trị văn hóa thường dùng thủ pháp tái hiện, không dùng các giá trị gốc. Ví dụ như khu du lịch sinh thái Đồi Thông, Quang Huy nằm cạnh xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất, Hà Nội), khu du lịch Long Việt (Ba Vì, Hà Nội) tái hiện các kiến trúc, cảnh quan làng cổ. Cách làm này đã bước đầu tạo nên sự quan tâm của du khách tới các làng truyền thống, tới du lịch văn hóa nông thôn. Có hạn chế là không khai thác được hết các giá trị di sản ẩn chứa, nằm bên trong làng. Nhưng đây cũng là cách né tránh các khó khăn khi phải vận động cộng đồng, phải xin ý kiến đồng thuận của nhiều người. Cách làm này tuy có sự chủ động của doanh nghiệp du lịch nhưng không mang lại lợi ích trực tiếp đến cho cộng đồng do cộng đồng ít được tham gia. Một số điểm du lịch, khu du lịch, có tên “làng du lịch” nhưng thực chất là các khu du lịch đơn thuần đặt cạnh làng truyền thống, cạnh các trung tâm thắng cảnh lớn, không hình thành từ giá trị gốc của văn hóa làng (Ví dụ: Làng “Việt cổ Cổ Văn Lầu” ở Ninh Bình). Mô hình này khó hấp dẫn khách quốc tế vốn coi trọng các giá trị văn hóa gốc. Nhìn chung những cách làm trên là cách làm manh mún, không tạo nên sự phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp du lịch đã thất bại khi đầu tư theo cách này. Lựa chọn mô hình phát triển từ kinh nghiệm quốc tế Có nhiều mô hình du lịch trong làng truyền thống các nước đã thực hiện thành công. Có ba xu hướng chính: n Với các làng miền núi, hải đảo hoặc vùng cư dân thưa, văn hóa còn đậm bản sắc, cảnh quan thiên nhiên rộng dễ phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng thành công. Ví dụ như Làng mây tre đan Bang Chao Cha, Pho Thong, Ang Thong - Thái Lan; Làng nghề truyền thống gỗ da cá sấu Kemenuh Mas, khu làng cổ nhất của đảo Bali, Indonesia với hơn 1.000 năm tuổi; Làng nghề truyền thống rượu, gốm Aritayaki tại Nhật Bản. n Với các làng dân cư đông, có thể khoanh vùng riêng một khu vực làm du lịch, tách khỏi cuộc sống thông thường hoặc tái hiện lại hoàn toàn. Ví dụ như Làng nghề Yongin ở Hàn Quốc; Không gian dịch vụ du lịch làng tre ở tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc. n Với các làng có nhiều di sản kiến trúc, với mục tiêu bảo tồn cao, có thể di một phần hoặc toàn bộ dân, nhà nước mua lại, thiết lập lại cách ở mới kết hợp làm du lịch như Làng cố Hoành Thôn, An Huy - Trung Quốc. Cách làm này chủ động trong tổ chức tạo cảnh quan, bảo tồn và khai thác du lịch. Cả ba cách này đều cần có sự đầu tư, phối hợp quản lý, tạo lập các sản phẩm du lịch đồng bộ. Tuy nhiên, không thể vận dụng thuần túy cho cho làng nghề truyền thống vùng ĐBSH. Bởi sự khác biệt của giá trị di sản, hoàn cảnh xã hội địa phương, của các dân tộc mỗi quốc gia. Bài học rút ra trong sự thành công nói chung của các làng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa trên thế giới đó là sự quan tâm đến việc tạo lập các mô hình bài bản với sản phẩm du lịch có bẳn sắc, đa dạng, các không gian cảnh quan đều được quan tâm thiết kế, tạo lập, môi trường sạch sẽ, quản lý chặt chẽ. Quan điểm hình thành mô hình Làng nghề - Du lịch Từ thực tiễn, tiềm năng của các làng nghề, quan điểm là phải có sự lựa chọn để hình thành mô hình Làng nghề - Du lịch, gắn mục tiêu phát triển nghề truyền thống với mục tiêu phát triển du lịch ngay từ ban đầu, tích hợp khai thác thế mạnh tiềm năng của cả văn hóa nghề truyền thống và các di sản văn hóa khác trong làng để phát triển du lịch, đồng thời lấy du lịch để phát triển nghề truyền thống. Hai mục tiêu phát triển nghề - phát triển du lịch thực hiện song hành sẽ đạt được mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa nghề, di sản truyền thống. Đây là việc kết hợp để xây dựng mô hình kinh tế văn hóa, lấy văn hóa là một tiềm lực để phát triển. Nguyên tắc n Xây dựng mô hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Lấy giá trị văn hóa làng truyền thống là gốc. Không tách biệt dân cư khỏi làng để làm du lịch hoặc xây dựng “làng du lịch” mới hoàn toàn, xa rời văn hóa gốc. 131SË 103+104 . 2020 n Có mục tiêu phát triển nghề - du lịch đồng bộ. Khi phát triển nghề phải định hướng ngay cho phát triển du lịch. Xác định phát triển du lịch tốt sẽ thúc đẩy việc gìn giữ các giá trị văn hóa nghề truyền thống. n Khai thác được thế mạnh văn hóa nghề, sáng tạo các giá trị mới cho sản phẩm. Đây chính là cách làm khác biệt với quan điểm phát triển kinh tế làng nghề đơn thuần. Các sản phẩm của nghề khi được phát triển sáng tạo trên các tiềm năng văn hóa nghề, sản phẩm truyền thống chính là cơ sở để tạo sản phẩm du lịch văn hóa. Đây đang là khâu yếu nhất trong các làng nghề hiện nay, các nghề truyền thống đang khó cạnh tranh với các sản phẩm tương tự sản xuất bởi công nghệ mới, vật liệu mới. Mỗi một loại nghề, sản phẩm phải có sự sáng tạo riêng, đặc biệt là sự tham gia của các nhà thiết kế (designer), các họa sỹ, tạo dáng công nghiệp... góp sức để sản phẩm nghề có thêm các loại hình mới. Sự khởi sắc ở các làng nghề gốm Bát Tràng, Phù Lãng đã minh chứng cho sự quan trọng của việc sáng tạo ra các sản phẩm mới cho ngh
Tài liệu liên quan