Chi phí điều trị đột quỵ tại khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh

Bối cảnh và mục đích: Nghiên cứu này nhằm xác định chi phí chăm sóc cho bệnh nhân bị đột quỵ cấp nhập viện và xác định những thành phần chính của các chi phí này bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, thời gian nằm viện và khả năng chi trả của bênh nhân. Phương pháp: Trong tháng 12/2009, chúng tôi thu thập dữ liệu 180 bệnh nhân nhập viện bị đột quỵ cấp. Bệnh nhân được sắp xếp theo phân nhóm của đột quỵ (nhồi máu não (NMN), xuất huyết não (XHN), xuất huyết dưới nhện) và theo độ nặng của đột quỵ (thang điểm Rankin cải tiến). Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và phân tích dữ liệu từ hồ sơ bệnh viện được sử dụng cho việc thu thập số liệu. Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 10,82 ± 8,74 ngày cho XHN và 9,03 ± 6,76 ngày cho NMN. Chi phí tổng cộng trung bình trên một bệnh nhân là 7.659.000 VNĐ cho XHN và 6.427.000 VNĐ cho NMN. Chi phí trực tiếp trung bình là 5.870.000 VNĐ. Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế trung bình là 5.282.000 VNĐ. Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia đình trung bình là 588.000 VNĐ. Chi phí gián tiếp tương ứng là 802.000 VND. Kết luận: Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí điều trị là thời gian nằm viện và độ nặng của bệnh. Với tần suất mắc bệnh dự kiến sẽ còn tăng lên ở Việt Nam, những kết quả của chúng tôi đề cao sự cần thiết của việc phòng bệnh và việc chăm sóc y tế cho đột quỵ cấp.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chi phí điều trị đột quỵ tại khoa bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 133 CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ TẠI KHOA BỆNH LÝ MẠCH MÁU NÃO BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngô Thị Thuỳ Dung*, Nguyễn Thanh Nguyên**, Nguyễn Thị Kim Liên***, Phạm Lan Trân* TÓM TẮT Bối cảnh và mục đích: Nghiên cứu này nhằm xác định chi phí chăm sóc cho bệnh nhân bị đột quỵ cấp nhập viện và xác định những thành phần chính của các chi phí này bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, thời gian nằm viện và khả năng chi trả của bênh nhân. Phương pháp: Trong tháng 12/2009, chúng tôi thu thập dữ liệu 180 bệnh nhân nhập viện bị đột quỵ cấp. Bệnh nhân được sắp xếp theo phân nhóm của đột quỵ (nhồi máu não (NMN), xuất huyết não (XHN), xuất huyết dưới nhện) và theo độ nặng của đột quỵ (thang điểm Rankin cải tiến). Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân và phân tích dữ liệu từ hồ sơ bệnh viện được sử dụng cho việc thu thập số liệu. Kết quả: Thời gian nằm viện trung bình là 10,82 ± 8,74 ngày cho XHN và 9,03 ± 6,76 ngày cho NMN. Chi phí tổng cộng trung bình trên một bệnh nhân là 7.659.000 VNĐ cho XHN và 6.427.000 VNĐ cho NMN. Chi phí trực tiếp trung bình là 5.870.000 VNĐ. Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế trung bình là 5.282.000 VNĐ. Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia đình trung bình là 588.000 VNĐ. Chi phí gián tiếp tương ứng là 802.000 VND. Kết luận: Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí điều trị là thời gian nằm viện và độ nặng của bệnh. Với tần suất mắc bệnh dự kiến sẽ còn tăng lên ở Việt Nam, những kết quả của chúng tôi đề cao sự cần thiết của việc phòng bệnh và việc chăm sóc y tế cho đột quỵ cấp. Từ khóa: chi phí, đột quỵ, Việt Nam. ABSTRACT TOTAL COSTS FOR ACUTE STROKE IN A MAJOR HOSPITAL IN HOCHIMINH CITY Ngo Thi Thuy Dung, Nguyen Thanh Nguyen, Nguyen Thi Kim Lien, Pham Lan Tran * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 133 - 141 Background and purpose: Although stroke is a major health problem in Vietnam, there are not many research projects on the acute treatment provided for stroke and its associated costs. We performed this prospective study to determine the costs of care for acute stroke patients admitted to hospital and to identify the main components of such costs, including both direct and indirect costs, length of stay (LOS) and capacity of payment. Methods: During the one month period of December 2009, we collected data on 180 patients consecutively hospitalized with acute ischemic stroke. Patients were classified by subtypes of stroke (ischemic stroke (IS), intracerebral hemorrhage (ICH), subarachnoid hemorrhage (SAH)) and stroke severity (modified Rankin scale). Structured interviews and secondary data analysis were used for data collection. Results: The mean length of hospital stay was 10.82 ± 8,74 days for ICH and 9.03 ± 6.76 days for IS. The mean total cost per patient was 414 USD for ICH and 347.4 USD for IS. The present value direct cost for an average patient was 317.29 USD. The mean medical cost per patient was 285.51 USD. The mean non-medical *Bộ môn Dịch Tễ Học Cơ Bản – Dân Số Học, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bộ môn Quản lý Kinh tế Y tế, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch *** Khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 Tác giả liên lạc: BS. Ngô Thị Thùy Dung ĐT: 0937157967 Email: dungngo.yhcd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 134 cost per patient was 31.78 USD. The corresponding indirect cost was 43.35 USD. Conclusions: The major pred ictors of acute hospital costs of stroke are length of stay and stroke severity. The cost of stroke is influenced by severity (more severe strokes cost more due to extended hospitalization). With the expected increase in the incidence of stroke in Vietnam, these results emphasize the need for effective preventive and acute medical care. Key words: cost, acute stroke, Vietnam. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là một hội chứng có đặc tính bởi sự xuất hiện đột ngột và phát triển nhanh chóng những thiếu sót chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự rối loạn, cản trở trong việc cung cấp máu lên não. Theo tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) năm 2004, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 2. Nó có tần suất xuất hiện là 5-10 ca/1000 người/năm với 5.500.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm(11). Đột quỵ gây ra biến chứng tàn tật nhiều hơn các bệnh mạn tính khác. Hơn 300.000 người đang sống cùng với biến chứng này sau khi bị đột quỵ(3). Đột quỵ và biến chứng tàn tật hiện đang trở thành vấn đề y tế lớn ở nước ta, là gánh nặng cho gia đình và xã hội, với tỷ suất hiện mắc năm 1999 là 6,08/1000 người, tỷ lệ mới mắc và tử vong lần lượt là 2,5 và 1,31trên 1000 dân(4). Tỉ lệ mắc bệnh đột quỵ có xu hướng tiếp tục tăng nhanh do tuổi thọ ngày càng cao, các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, đang gia tăng. Do đó bản thân bệnh nhân, gia đình, xã hội phải gánh chịu một chi phí rất lớn cho việc điều trị. Thảm họa tài chính và nghèo có thể là hậu quả của việc sử dụng các dịch vụ y tế. TCYTTG đề nghị rằng chi tiêu cho sức khỏe được xem là tác hại khi nó lớn hơn 40% tiền không dùng cho nhu cầu cơ bản(12). Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chi phí điều trị của bệnh đột quỵ và mức độ tác hại của chi phí điều trị bệnh đột quỵ đối với bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên phân tích chi phí một đợt điều trị đột quỵ tại TP.HCM gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Nắm bắt được mức độ tốn kém trong điều trị giúp người bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với khả năng tài chính của bệnh nhân mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Kết quả nghiên cứu về chi phí là nguồn dữ liệu tham khảo chính xác và có giá trị cho việc quản lý bệnh. Việc nghiên cứu về chi phí sẽ là một trong những cơ sở để các nhà hoạch định chính sách y tế ban hành những chính sách, chương trình y tế quốc gia góp phần vào việc phòng chống bệnh đột quỵ ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát chi phí trung bình điều trị đột quỵ để có những dữ liệu cập nhật mới nhất về chi phí của loại bệnh này ở TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tổng chi phí điều trị của bệnh nhân đột quỵ tại khoa Bệnh Lý Mạch Máu Não (BLMMN) bệnh viện Nhân Dân 115 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong thời gian từ 01/12/2009 đến 31/12/2009. Mục tiêu chuyên biệt Xác định chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân bệnh đột quỵ trong thời gian nằm viện tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM từ 01/12/2009 đến 31/12/2009 phân bố theo loại đột quỵ. Xác định chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân bệnh đột quỵ phân bố theo thang điểm Rankin. Xác định chi phí gián tiếp của bệnh đột quỵ Đánh giá mức độ tác hại của chi phí điều trị bệnh đột quỵ đối với bệnh nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 135 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu nhiều trường hợp bệnh (cases series): nghiên cứu mô tả các chi phí điều trị bệnh đột quỵ. Dân số nghiên cứu Quần thể đích Bệnh nhân bị bệnh đột quỵ tại thành phố Hồ Chí Minh. Quần thể nghiên cứu Bệnh nhân nhập viện và được chẩn đoán đột quỵ lần đầu tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM trong khoảng thời gian từ 01/12/2009 đến 31/12/2009. Mẫu nghiên cứu 180 bệnh nhân nhập viện và được chẩn đoán đột quỵ tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115 TP.HCM thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Phương pháp chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn mẫu Tất cả các bệnh nhân đột quỵ lần đầu nhập viện tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115 trong khoảng thời gian từ 01/12/2009 đến 31/12/2009, có hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin cần thu nhập. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân tử vong trong quá trình điều trị, chuyển khoa, ra viện hay chuyển viện trong quá trình điều trị; không hợp tác, từ chối tham gia nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu Các thông tin cần thu nhập Hành chính: Mã số bệnh án, tuổi, giới , nghề nghiệp, bảo hiểm y tế (BHYT), số ngày nằm viện, loại đột quỵ, điểm Rankin lúc nhập viện. Chi phí trực tiếp liên quan y tế gồm: dịch vụ phòng, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và các test chẩn đoán khác, chi phí cho việc điều trị bệnh (thuốc điều trị bệnh đột quỵ, các yếu tố nguy cơ đột quỵ và bệnh kèm), điều trị biến chứng, phục hồi chức năng, chi phí dịch vụ thủ thuật khám chữa bệnh (công khám, chích thuốc, truyền dịch), các loại y dụng cụ (vật tư tiêu hao), chống nhiễm khuẩn. Chi phí trực tiếp liên quan tới bệnh nhân và gia đình gồm: dinh dưỡng đặc biệt cho bệnh nhân, chi phí di chuyển của người chăm sóc, chi phí vật dụng. Chi phí gián tiếp: tổn thất về thu nhập của bệnh nhân, của người chăm sóc chính. Nguồn lực chi trả: BHYT, tiền tiết kiệm, người thân trợ giúp, vay mượn... Công cụ thu thập số liệu Danh sách bệnh nhân được lấy từ danh sách bệnh nhân nhập viện khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115 trong thời gian từ 01/12/2009 đến 31/12/2009. Bảng câu hỏi về bệnh đột quỵ và các chi phí liên quan đến bệnh đột quỵ của bệnh nhân, bảng kê khai chi tiết viện phí liên quan đến bệnh đột quỵ của bệnh nhân đang điều trị tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu Công cụ xử lí số liệu: Bảng mã tên các biến số dùng để phân tích được sử dụng trong quá trình thu thập dữ liệu. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 17.0, sau đó được trình bày bằng bảng và biểu đồ. Biến “số ngày nhập viện”, chúng tôi làm tròn. Chúng tôi sử dụng dữ liệu của tổng cục thống kệ Việt Nam để tính khả năng chi trả bình quân một hộ gia đình/tháng. Khả năng chi trả bình quân một hộ gia đình/tháng = (Thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng (7) – Nhu cầu cơ bản một nhân khẩu/ tháng (8)) × số nhân khẩu bình quân một hộ gia đình (9) = 5.040.000 VNĐ KẾT QUẢ Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tổng cộng 180 bệnh nhân. Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 63,62 ± 27,17 tuổi, tỷ lệ bệnh nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 136 đột quỵ trên 60 chiếm 61,1%. Số bệnh nhân nam là 101, chiếm 56,1%. Thành phần nghề nghiệp của các bệnh nhân khá đa dạng, với tỷ lệ bệnh nhân nghỉ hưu chiếm ưu thế là 58,9%. Địa chỉ cư ngụ của bệnh nhân phân bố tại tất cả các quận huyện trong TP.HCM, tỷ lệ bệnh nhân có địa chỉ ở khu vực nội thành là 73,3%, cao gấp 2,7 lần khu vực ngoại thành. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không có đột quỵ xuất huyết dưới nhện, tỉ lệ NMN là 78,9% cao gần gấp 4 lần tỉ lệ XHN là 21,1%. Xét theo độ nặng của thang điểm Rankin, gần 2/3 số bệnh nhân là ở nhóm Rankin 3, 4 điểm. Thời gian nằm viện trung bình một đợt điều trị là 9,41±7,34 ngày. Thời gian nằm viện trung bình NMN là 9,03±6,76 ngày, ngắn hơn XHN là 10,82±8,74 ngày. Thời gian nằm viện tăng dần theo độ nặng của thang điểm Rankin. Thời gian nằm viện trung bình của nhóm Rankin 5 điểm dài gấp 2 lần nhóm Rankin 0 điểm. Hơn 2/3 bệnh nhân đột quỵ có 1 người chăm sóc chính và 1/3 bệnh nhân có 2 người chăm sóc chính. Trong khi tất cả bệnh nhân ở nhóm Rankin 0,1,2 điểm chỉ cần 1 người chăm sóc chính thì tỷ lệ bệnh nhân nặng (Rankin 4 hoặc 5 điểm) cần 2 người chăm sóc chính chiếm hơn 50%. Chi phí trực tiếp Chi phí điều trị liên quan đến y tế Tổng chi phí điều trị trực tiếp trung bình liên quan đến y tế là 5.293.000VNĐ trong đó chi phí điều trị trực tiếp trung bình liên quan đến y tế của XHN là 5.898.000VNĐ cao hơn của NMN là 5.132.000VNĐ. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Biểu đồ 1: Chi phí trực tiếp trung bình liên quan đến y tế theo thang điểm Rankin Bệnh nhân đột quỵ càng nặng thì tổng chi phí trực tiếp liên quan đến y tế càng cao. Chi phí trung bình của bệnh nhân đột quỵ ở độ nặng nhất cao gấp 2,5 lần so với chi phí trung bình của bệnh nhân đột quỵ ở độ nhẹ nhất (7.674.000 VNĐ so với 3.121.000 VNĐ). Các thành phần chi phí trực tiếp liên quan đến y tế (thuốc, cận lâm sàng, thủ thuật, giường, y dụng cụ, chống nhiễm khuẩn) Các thành phần chi phí trực tiếp liên quan đến y tế của bệnh nhân NMN đều thấp hơn XHN ngoại trừ chi phí cận lâm sàng. Trong thành phần cận lâm sàng, chi phí hình ảnh học ở nhóm NMN cao hơn nhóm XHN và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Trong khi chi phí xét nghiệm lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm đột quỵ này. Tất cả các thành phần chi phí trực tiếp liên quan đến y tế đều tăng dần theo độ nặng của bệnh đột quỵ xét theo thang điểm Rankin và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Xét về thành phần cận lâm sàng, chi phí hình ảnh học không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm độ nặng theo Rankin, chi phí xét nghiệm lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm . Biểu đồ 2: Phân bố chi phí trực tiếp cho các thành phần cụ thể liên quan đến y tế Chi phí cận lâm sàng chiếm tỉ lệ cao nhất và tổng chi phí giường bệnh và cận lâm sàng chiếm 2/3 chi phí y tế Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia đình Chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia đình của nhóm đột quỵ XHN cao hơn của Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 137 nhóm NMN, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Xét theo thang điểm Rankin, chi phí trực tiếp trung bình liên quan đến bệnh nhân và gia đình ở nhóm bệnh nhân nặng nhất cao gấp 2,7 lần so với nhóm bệnh nhân nhẹ nhất (1.003.000 VNĐ so với 371.000 VNĐ). Tổng chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp trung bình liên quan đến y tế tại bệnh viện Nhân Dân 115 là 5.293.000VNĐ chiếm tỷ lệ chủ yếu (90,2%) trong tổng chi phí trực tiếp của bệnh nhân đột quỵ là 5.870.000 VNĐ. Tổng chi phí trực tiếp của NMN và XHN lần lượt là 5.692.000 VNĐ và 6.536.000 VNĐ. Chi phí trực tiếp liên quan đến y tế của NMN và XHN lần lượt là 5.132.000 VNĐ và 5.898.000 VNĐ, chi phí trực tiếp liên quan đến bệnh nhân và gia đình của NMN và XHN lần lượt là 560.000 VNĐ và 638.000 VNĐ Chi phí gián tiếp Tổng chi phí gián tiếp trung bình của bệnh nhân đột quỵ là 801.000 VNĐ. Tổng chi phí gián tiếp của NMN và XHN lần lượt là 726.000 VNĐ và 1.802.000 VNĐ. Mất thu nhập trung bình của người chăm sóc chính chiếm tỉ lệ cao gấp 3 lần so với mất thu nhập của bệnh nhân trong cả 2 loại đột quỵ. Tổng chi phí gián tiếp, mất thu nhập của người chăm sóc chính và của bệnh nhân đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm phân theo thang điểm Rankin. Tổng chi phí cho một đợt điều trị đột quỵ tại khoa BLMMN bệnh viện Nhân Dân 115: Tổng chi phí điều trị trung bình một đợt đột quỵ phân bố theo loại đột quỵ của bệnh nhân NMN là 6.418.000 ± 5.122.000 VNĐ và XHN là 7.618.000 ± 6.762.000 VNĐ. Tổng chi phí điều trị của đột quỵ XHN cao hơn của đột quỵ NMN, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Tổng chi phí điều trị trung bình một đợt đột quỵ phân bố theo thang điểm Rankin của nhóm Rankin 0 điểm: 3.972.000 ± 2.416.000 VNĐ, nhóm Rankin 1 điểm: 5.241.000 ± 3.346.000 VNĐ, nhóm Rankin 2 điểm: 5.468.000 ± 3.358.000 VNĐ, nhóm Rankin 3 điểm: 6.244000 ± 4.304.000 VNĐ, nhóm Rankin 4 điểm: 7.525.000 ± 5.702.000 VNĐ, nhóm Rankin 5 điểm: 9.442.000 ± 8.694.000 VNĐ. Trong đó, tổng chi phí điều trị của nhóm Rankin 5 điểm cao gấp 2 lần nhóm Rankin 0 điểm. Tổng chi phí trực tiếp của bệnh nhân đột quỵ xét theo thang điểm Rankin từ 0 đến 5 điểm lần lượt là 3.492.000, 4.143.000, 4.772.000, 5.391.000, 6.728.000, 8.676.000 VNĐ. Tổng chi phí gián tiếp của bệnh nhân đột quỵ xét theo thang điểm Rankin từ 0 đến 5 điểm lần lượt là 480.000, 1.098.000, 696.000, 854.000, 797.000, 765.000VNĐ. Tất cả các nhóm đột quỵ phân theo thang điểm Rankin có chi phí trực tiếp luôn chiếm hơn 80% tổng chi phí điều trị. Tổn hại về kinh tế của bệnh nhân bệnh đột quỵ 23.9% 40.0% 55.0% 78.3% 97.2% 97.2% 88.3% 76.1% 60.0% 45.0% 21.7% 11.7% 2.8% 2.8% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tiết kiệm Trợ Giúp Bảo hiểm Vay mượn Thế chấp Bán tài sản Khác Có Không Biểu đồ 3: Phân bố nguồn chi trả của bệnh nhân Tiền tiết kiệm và tiền từ người thân trợ giúp là 2 nguồn chi trả thường được sử dụng nhất. Tỉ lệ bệnh nhân có BHYT chiếm chưa đến 1/2 tổng số bệnh nhân đột quỵ. Biểu đồ 4: Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân phải sử dụng các nguồn chi trả khác ở nhóm có BHYT và không có BHYT Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 138 Tỉ lệ bệnh nhân phải vay mượn để chi trả trong thời gian nằm viện của nhóm có BHYT thấp đáng kể hơn so với nhóm không có BHYT. 100.0% 0.0% 100.0% 0.0% 100.0% 0.0% 100.0% 0.0% 100.0% 7.7% 100.0% 11.1% 100.0% 3.7% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 0 1 2 3 4 5 Tổng cộng Bệnh nhân không có bảo hiểm Bệnh nhân có bảo hiểm Biểu đồ 5: Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân phải chịu tổn thất lớn do chi phí y tế gây ra ở nhóm có BHYT và không có BHYT Tất cả các bệnh nhân ở nhóm không có BHYT đều phải chịu tổn thất lớn do chi phí y tế gây ra. BÀN LUẬN Tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ theo nghiên cứu của chúng tôi là 63,62 ± 27,17 tuổi, bệnh nhân nam chiếm 56,1%. Có thể vì nghiên cứu của chúng tôi cũng được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115, nên kết quả này tương tự như số liệu thống kê của Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2004-2005, tuổi trung bình của bệnh nhân đột quỵ là 63,72 ± 13,46 tuổi và tỉ lệ bệnh nhân nam là 51,2% (5). So với nghiên cứu của Yoneda Y. tại Nhật năm 2000-2001, tuổi trung bình của đột quỵ là 70 tuổi và nam giới chiếm 69% (13), kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Sự gia tăng các yếu tố nguy cơ, độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hơn cộng với việc nước ta chưa kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân khiến độ tuổi trung bình của đột quỵ ở nước ta thấp hơn so với các nước phát triển khác trên thế giới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ NMN và XHN lần lượt là 78,9% và 21,1% phù hợp với báo cáo của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên(5) là 74,4% và 23,2%. Theo y văn, tỉ lệ xuất huyết não ở Châu Á thường cao hơn so với các nước Âu- Mỹ (ở các nước công nghiệp phát triển, tỉ lệ NMN là 85%-90%, tỉ lệ XHN là 10%-15%)(2). Thời gian nằm viện trung bình theo nghiên cứu của chúng tôi là 9,41±7,34 ngày, ngắn hơn so với số liệu thống kê của khoa BLMMN Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2005 là 11,67±7,37 ngày(5). Sự khác biệt về thời gian nằm viện có thể do hoạt động hiệu quả của đơn vị đột quỵ cộng với sự nâng cấp cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao việc chẩn đoán và điều trị. Theo một nghiên cứu tại Ý năm 1999 của tác giả Mamoli A, thời gian nằm viện trung bình của một bệnh nhân đột quỵ là 13,1 ± 7 ngày(6). Điều này có thể do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện năm 2009 khi khoa học kỹ thuật phục vụ việc chẩn đoán và điều trị đột quỵ có nhiều tiến bộ giúp rút ngắn thời gian nằm viện của bệnh nhân. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tổng chi phí trực tiếp trung bình có liên quan đến y tế là 5.293.000VNĐ cao hơn so với nghiên cứu của khoa BLMMN Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2005 là 3.646.000VNĐ. Trong đó tiền giường chiếm 30,2%, tiền thuốc chiếm 18,3% và tiền cận lâm sàng chiếm 35,9% (so với nghiên cứu của khoa BLMMN năm 2004-2005, tỷ lệ này lần lượt là 18,35%, 35,94% và 45,7%(5)). Do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện năm 2009
Tài liệu liên quan