Chuyên đề thực tập Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị

Phát triển là yếu tố cơ bản đưa con người tiên bộ hơn. Xu thê của thời đại hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường. Chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế với cơ chến quản lý tập chung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân ta. Quá trình đó nhằm thay đổi bộ mặt nước ta, phát triển nền kinh tế cũng như phát triển lực lượng sản xuấtNền kinh tế thị trường cũng đặt các DN vào một cuộc chơi với những thử thách và thời cơ. DNSX là tế bào của nền kinh tế, là cơ sở SXKD của ngành công nghiệp và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh, quá trình tiến hành sản xuất đều phải tính đến lượng chi phí bỏ ra và kết quả thu về sao cho với chi phí thấp nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao nhất. Để tồn tại và phát triển đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp thời nay. Chính vì vậy, để thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Trong đó giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó là cơ sở để xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Từ đó giúp DN có quyết định đúng đắn đến việc lựa chọn mặt hàng sản xuất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cuả thị trường và đạt được lợi nhuận tối đa.

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề thực tập Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Phát triển là yếu tố cơ bản đưa con người tiên bộ hơn. Xu thê của thời đại hiện nay là phát triển nền kinh tế thị trường. Chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế với cơ chến quản lý tập chung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân ta. Quá trình đó nhằm thay đổi bộ mặt nước ta, phát triển nền kinh tế cũng như phát triển lực lượng sản xuấtNền kinh tế thị trường cũng đặt các DN vào một cuộc chơi với những thử thách và thời cơ. DNSX là tế bào của nền kinh tế, là cơ sở SXKD của ngành công nghiệp và của nền kinh tế quốc dân nói chung. Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và cạnh tranh, quá trình tiến hành sản xuất đều phải tính đến lượng chi phí bỏ ra và kết quả thu về sao cho với chi phí thấp nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao nhất. Để tồn tại và phát triển đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp thời nay. Chính vì vậy, để thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Trong đó giá thành sản phẩm là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, nó là cơ sở để xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, Từ đó giúp DN có quyết định đúng đắn đến việc lựa chọn mặt hàng sản xuất, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu cuả thị trường và đạt được lợi nhuận tối đa. Như vậy, việc hạch toán chi phí đúng,đủ, kịp thời, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho phân tích đánh giá và tìm giải pháp đổi mới cải tiến, tiét kiệm chi phí trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thuộc công ty thực phẩm miền Bắc-Bộ thương mại, được thành lập theo quyết địng số 1260/TPMB ngày 8/12/1997. Sản phẩm chủ yếu của nhà máy là sản xuất các loại bánh quy bơ, quy kem, quy xốp xcao cấp, lương khô, mứt tết, bánh trunh thu, kẹo và một số sản phẩm khác theo kế hoạch sản xuất và chỉ đạo của công ty. Đây là những mặt hàng có sự cạnh tranh quyết liệt từ cá nhà máy, các doanh nghiệp trong nước cũnh như nước ngoài. Chính vì vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề nhà máy dặc biệt chú trọng. Xuất phát từ tầm quan trọng và mục tiêu dặt ra của nhà máy, cung với kiến thức sau thời gian học tại trường Trung học Kinh Tế em lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị” để viết chuyên đề thực tập của mình. Quá trình thực tập tìm hiểu giữa lí luận và thực tế tại nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc, cô kế toán trưởng, các anh chị em phòng kế toán và của các thầy cô, cùng với sự cố gắng của ban thân để hoàn thành chuyên để thực tập tốt nghiệp. Tỏng phạm vi chuyên đề em xin trình bày những vấn đề quan trọng của công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I:Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất. Phần II:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy Bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. Phần III:Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT I.Những lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 1)Chi phí sản xuất 1.1-Khái niệm chi phí sản xuất. Hoạt động chính của các doanh nghiệp sản xuất là tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cẩu tiêu dung cho xã hội. Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình biến đổi một cách có ý thức, có mục đích các yếu tố đầu vào sản xuất để tạo ra sản phẩm lao vụ nhất định. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì cacs doanh nghiệp phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp không giống nhauvaf nó hình thành các khoản chi phí tương ứng. Mặc dù hao phí bỏ ra cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại, nhiều yếu tố khác nhau, nhưng trong điều kiện cùng tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ đều được biểu hiện dưới hình thức giá trị. Như vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí lao động sống, hao phí lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác DN đã bỏ ra để tiến hành quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Về mắt lương, chi phí sản xuất phụ thuộc vào khối lượng lao động và tư liệu hoá trong quá trình Sxowr một thời kỳ nhất định, giá cả tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiền lương cảu một đơn vị đã hao phí. Do đó, trong điều kiện giá cả thường xuyên biến động thì việc tính toán và đánh giá chính xác chi phí sản xuất không những là một yếu tố khách quan mà còn là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho nhu cầu quản lý của lãnh đạo DN, nhất là trong nền kinh tế thị trường DN phải tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải có lãi và phải bảo toàn được vốn thì DN phải tổ chức tốt công tác kế toán và tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức nhất định. 1.2-Phân loại chi phí sản xuất Để giúp cho việc quản lý và hạch toán CPSX đáp ứng được yêu cầu kế toán, thúc đẩy DN tăng cường tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thì phải xem xét chi phí sản xuaats trên những khía cạnh khác nhau đẻ phân loại chi phí sản xuất theo nhứng tiêu thức khác nhau. Việc phân loại chi phí sản xuất là khoa học và hợp lý không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với hạch toán mà còn là tiền đề quan trọng trong việc kiểm tra và phân tích chi phí sản xuất của toàn doanh nghiệp cũng như các bộ phận cấu thành bên trong DN. Hiện nay có nhiều tiêu thức phân loại chi phí sản xuất, mỗi tiêu thức có ý nghĩa khác nhau đối với hạch toán và đối với quản trị Dntrong việc đưa ra các quyết định để phục vụ SXKD ở DN. 1.2.1-Căn cứ vào yếu tố chi phí Dựa vào tính chất kinh tế của chi phí để sắp xếp các choi phí có chung tính chất vào một yếu tố. Cách phân loại này còn gọi là phân loại yếu tố chi phí , không phân biệt chi phí phát sinh trong lĩnh vực nào, ở đâu? Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 7 yếu tố sau: -Chi phí NVL:Bao gồm giá trị NVL, nhiên liệu sử dụng phục vụ cho quá trình SX -Chi phí tiền lương:là số tiền lương, tiền công cần phải trả trong quá trình SX -Chi phí về các khoản trích theo lương:KPCĐ, BHYT, BHXH -Chi phi công cụ dụng cụ: là giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính phân bổ vào chi phí SX -Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là gí trị hao mòn của tài sản cố định sử dụng phục vụ cho quá trình SX -Chi phí phục vụ mua ngoài: là các khoản chi phí trả bằng tiền , dịch vụ do bên ngoài cung cấp phục vụ cho quá trình SX của Dnnhuw tiền điện, nước, điện thoại… -Các khoản chi phí bằng tiền khác như chi phí tiếp khách, hội nghị ở phân xưởng SX Phân loại chi phí theo phương pháp này cho biết kết cấu từng loại chi phí mà DN đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất đinhj. Từ đó làm căn cứ lập bản thuyết minh báo cào tài chính phục vụ cho yêu cầu thông tin QTDN, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí , lập dự toánh chi phí SXKD cho kỳ sau 1.2.2-Căn cứ vào khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: Căn cứ vào ý nghĩa chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại náy dựa vào công cụ của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Cũng như cách phân loại chi phí theo yếu tố, số lượng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức, trình độ hach toán mỗi nước mỗi thời kỳ khác nhau. Theo quy định hiện hành tại Việt Nam phân thành 3 khoản mục chi phí. -Chi phí NVL trực tiếp: là chi phí về những yếu tố vật chất tạo nên thành phần chính của sản phẩm SX ra, bao gồm trị gía NVL(NVL chinh, phụ, nhiên liệu…) đã sử dụng phục vụ cho quá trình SX sản phẩm. -Chi phí nhân công trực tiếp: là những chi phí cho những lao động trực tiếp thực hiện SX sản phẩm bao gồm tiền lương và các khoản trích theon luwowngcuar nhân công trực tiếp -Chi phí SX chung:bao gồm chi phi SX chung bieens đổi và chi phí SX chung cố định Các khoản chi phí trực tiếp SX phục vụ quá trình SX ngoài hai khoản chi phí trên như: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí về công cụ dụnh cụ, chi phí KHTSCĐ sử dụng trực tiếp cho SX, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác 1.2.3-Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí SX và khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành -Chi phí cố định(định phí):bao gồm các khoản chi phí không thay đổi, biến độnh so với tổng sản lượng sản phẩm SX như:chi phí điện thoại, chi phí trả lương theo thời gian -Chi phí hỗn hợp: là khoản chi phí mang đặc điểm tính chất của cả hai loại chi phí trên, nghĩa là trong một giới hạn nhất định nó là chi phí cố định, vượt qua giới hạn đó thì nó trở thành chi phí biến đổi như: chi phí điện thoại… Theo cách phân laoij này có tác dungh lớn đối với QTDN, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra các quyế định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh doanh 1.2.4-Căn cứ vào chức năng của chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, những chi phí SX có chung công dụng được sắp xếp vào cùng một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó. Số lượng của cá khoản mục chi phí phụ thuộc vào dặc điểm kinh tế của từng ngành và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ khác nhau hoặc có thể thay đổi theo tính chất của quy trình công nghệ. Cụ thể, Chi phí sản xuất kinh doanh của DN được chia thành: +Chi phí chế tạo sản phẩm:là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc SX và chế tạo sản phẩm cũng như chi phí liên quan đến hoạt động quản lý và phục vụ SX trong phạm vi các bộ phận, phân xưởng, tổ đội SX. Chi phí chế tạo sản phẩm được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp / Chi phí trực tiếp:là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí, với những khoản chi phí này, căn cứ vào số lượng phản ánh trong chứng từ tập hợp trực tiếp vào chi phí / Chi phí gián tiếp:là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chiụ chi phí. Đối với chi phí này, kế toán phải tính toán, phân bổ chi phí theo nhưn gx tiêu thức phù hợp Chi phí ngoài SX bao gồm: +Chi phí bán hàng:là toàn bộ chi phí cần thiết để đảm bảo các đơn đặt hàng và giao sản phẩm, hàng hoá tới tay khách hàng. Bao gồm chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đống gói, vận chuyển, bảo quản hàng hoá, hoa hồng bán hàng…và các chi phí khác có liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm +Chi phí quản lý doanh nghiệp:là những chi phí về quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí quản lý chung mà không thể xếp vào quá trình SX hoặc lưu thông, Bao gồm tiền lương, phụ cấp, BHXH…của người quản lý doanh nghiệp và các chi phí về vật liệu, đồ dùng văn phòng, KHTSCĐ dùng trong quản lý…Các chi phí khác có liên quan đến quá trình quản lý chung toàn DN. Hiện nay chi phí quản lý DN và chi phí bán hàng được phân bổ cho số sản phẩm hàng hoá được coi là đã tiêu thụ trong kỳ và được tính vào giá thành toàn bộ cảu số sản phẩm hàng hoá đó. Phân loại chi phí SXKD theo mục đích công dụng của chi phí có tác dụng xác định chi phí đã chia cho từng lĩnh vực hoạt động của DN, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả hoạt động SXKD trong từng lĩnh vực lao động. Theo cách phân loại này, chi phí SX chế tạo sản phẩm là những chi phí cấu thành trong giá thành của sản phẩm theo khoản mục giá đã quy định. Ngoài ra còn cho phép xác định được những chi phí phân bổ cho sản phẩm, lao vụ đã tiêu thụ phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. 1.2.5-Căn cứ theo chức năng sản xuất kinh doanh Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chi phi SXKD chia làm 3 loại: -Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: gồm chi phí phát sinh liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: là các chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phaamre hàng hoá, lao vụ… Chi phí thực hiẹn chức năng quản lý:gồm các chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và các chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động của DN. 2.Giá thành sản phẩm . 2.1-Khái niệm giá thành sản phẩm. Đối với các DNSX gía thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng. Để tồn tại và phát triêntrong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các DN phải thường xuyên cải tiến các mặt hàng SX, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm của các DN lả con đường chủ yếu để tăng lợi nhuận cho toàn bộ hoạt động SXKD. Nó là tiền đề để hạ giá bán nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường kể cả trong nước và ngoài nước. Sự vận động trong DNSXbao gồm hai mặt đối lập, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Đó là các chi phí mà các DN đã chỉ ra và là kết quả SXKD thui được .những sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành phục vụ nhu cầu tiêu dùng của toàn XH cần tính được giá thành. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng công việc(sản phẩm, lao vụ)nhất định đã hoàn thành. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động SX, kết quả sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình SX. Quá trình SX là quá trình thống nhất bao gồm hai mặt:Mặt hao phí SX và mặt kết quả SX. Tất cả các khoản chi phí phát sinh( phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang)và các chi phsi trích trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên giá thành sản phẩm. Giá thành Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX SP,DV = đở dang + phát sinh - dở dang Lao vụ HT cuối kỳ trong kỳ cuối kỳ 2.2Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toánh cũng như yêu cầu xây dựng gía cả hàng hoá, giá thành được xem xét trên các góc độ và phạm vi tính toán khác nhau trong lý luận cũng như trong thực tế. Gía thành có thể phân loại theo những tiêu thức sau: 2.2.1-Theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành có 3 loại -Giá thành kế hoạch:là gía thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch, sản lượng kế hoạch, giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch tính trước khi bắt đầu quá trình SX chế tạo sản phẩm. -Giá thành định mức: cũng như giá thành kế hoạch, gí thành định mức được xác định trước khi bước vào SXKD nhưng khác là việc xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức lại được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành từng thời kỳ nhất định trong từng thời kỳ kế hoạch. Giá thành định mức luôn luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi định mức chi phí đạt được trong quá trình SX sản phẩm Giá thành thực tế:là loại giá thành được xác định trên cơ sở số liệu SX chi phí thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ. Gýa thành thực tế chỉ có thể được xác định sau khi kết thúc quá trình SX, chế tạo sản phẩm 2.2.2Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Giá thành SX(còn gọi là giá thành công xưởng): là chi tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình SX, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng như chi phí NVL trực tiếp, chi phí SX chung… tính cho những công việc lao vụ hoàn thành Giá thành tiêu thụ( giá thành toàn bộ): bao gồm giá thành SX cho sanr phẩm cộng thêm chi phí quản lý và chi phí bán hàng tính cho sản phẩm đó. Hay nói cách khác là chi tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phát sinhddeensw việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ Chi phí SX Chi phí QLDN Chi phi bán 1 sp tiêu thụ = cho 1 sp + cho 1 sp tiêu thụ + hàng cho 1 sp 3-Mối quan hệ giưa chi phí và gía thành sản phẩm Chi phí SX và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau về chất vì đều là hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà DN đã bỏ ra trong quá trình SX chế tạo SP. Tuy nhiên, xét về mặt lượng thì chi phí SX và giá thành SP lại không giống nhau vì chi phí SX luôn gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm công việc nhất định. Chi phí SX chỉ bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ này, còn giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phần chi phí kỳ trước( chi phí dở đầu kỳ) II. YÊU CẦU QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 1. Yêu cầu quản lý. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng , nó phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất của doanh nghiệp , do vậy trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm luôn được các nhà quản lý quan tâm. Việc quản lý chi phí và tính giá thành không chỉ dừng ở mức độ tổng thể , tức là chỉ xem xét mức tổng chi phí sản xuất tiêu hao hay giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn phải quản lý chi phí một cách cụ thể chi tiết đối với nhiều yếu tố chi phí , từng địa điểm phát sinh , từng đối tượng chịu chi phí và đối tượng tính giá thành. Quản lý chi phí một cách tổng thể sẽ cho các nhà quản lý cái nhìn sâu sắc hơn về chi phí sản phẩm của doanh nghiệp , nắm rõ được tình hình sử dụng chi phí , đồng thời biết được tiêu hao chi phí của từng chi phí của từng đối tượng tính giá thành. Từ đó giúp các nhà quản lý đề ra dược biện pháp quyết định đúng đắn trong công tác quản lý chi phí. Mặt khác việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là việc đánh giá xem xét ra các quyết định để thực hiện chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông tin phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp đều do kế toán cung cấp . Tổ chức công tác kế toán và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý chi phí sản xuất nói chung , chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng nó đòi hỏi kế toán phải tập hợp chi phí sản xuất và giá thành một cách chính xác. Các thông tin do kế toán mang lại phải phản ánh được tổng mức chi phí và chi tiết theo các yếu tố chi phí theo từng địa điểm phát sinh, từng đối tượng chịu chi phí cũng như từng đối tượng tính giá thành. Mặt khác, công tác kế toán tính giá thành phải được tổ chức một cấch hợp lý , có phương pháp đánh giá sản phảm dở dang cuối kỳ phù hợp và phương pháp tính giá thành đúng dắn để giá thành sản phẩm được tính toán một cách chính xác và đầy đủ. 2. Nhiệm vụ của kế toán. Xuất phát từ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm , kế táon cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: _ Căn cức vào đặc điểm sản xuất kinh doanh , quy trình công nghệ , đặc điểm về chi phí và đặc điểm về tổ chức sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp mà ta xác định đối tượng , phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm cho phù hợp. _ Tổ chức tập hợp , kết chuyển hoặc phân bổ chi phí theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. _ Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cachs khoa học hợp lý , xác định giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách chính xác và đầy đủ. _ Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. _ Thường xuyên kiểm tra , đối chiếu định kỳ phân tích tình hình thực hiện cácđịnh mức chi phí , các dự toán chi phí để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ cho nhu cầu hạch toán . _ định kì tập hợp báo cáo chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí đúng chế độ và thời hạn . III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM . Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác , kịp thời đòi hỏi công
Tài liệu liên quan