Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010

Một trong những thành tựu lớn nhất của gần 20 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta vừa qua là nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 7 – 8%/ năm. Trong đó ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp phục vụ xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng. Chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm trực tiếp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Điều kiện đất đai khí hậu nước ta rất thích hợp cho việc phát triển cây chè. Uống chè từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu đối với người dân nước ta, ngoài ra nó cũng là nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Vì vậy, cây chè ở nước ta có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Trồng chè tập trung chủ yếu ở hai vùng trọng điểm đó là vùng miền núi trung du phía Bắc và Tây Nguyên. Sản phẩm chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của nước ta hàng chục năm nay. Ngoài ra, việc trồng chè còn giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi, đem lại thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và miền núi. Tuy vậy việc trồng và sản xuất, chế biến chè vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập, năng suất vẫn ở mức thấp so với bình quân trên thế giới, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái đang còn lạc hậu, chưa đúng kỹ thuật, giống chè chưa mang lại hiệu quả, chất lượng cao. Tỷ lệ chế biến công nghiệp đang còn quá thấp, công nghệ chế biến đang còn lạc hậu, năng suất chất lượng chế biến thấp, sản phẩm chế biến đơn điệu, không đa dạng. Tóm lại, với những lợi thế và khó khăn như trên, nước ta cần xác định cho ngành chè một hướng đi nhất định. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển ngành chè ở nước ta, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như thị trường quốc tế, đồng thời đem lại nguồn lợi to lớn cho đất nước và nâng cao mức sống người nông dân. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan của ngành chè Việt Nam kết hợp với quá trình nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính sau: • Chương I: Vai trò và vị trí của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. • Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. • Chương III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè ở Việt Nam. Là sinh viên năm cuối, mặc dù với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, song với vốn kiến thức hiểu biết và khả năng phân tích còn nhiều hạn chế, thêm vào đó điều kiện thời gian không cho phép nên trong bài viết của mình không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển, và các cán bộ, chuyên viên trong Viện Chiến lược phát triển để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sơn và các thầy cô trong khoa cùng với chuyên viên trong Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất thuộc Viện Chiến lược phát triển đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

doc88 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010 (88 trang) MỤC LỤC Chương I: Vai trò và vị trí của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 3 Vị trí ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam. 2 Đặc điểm của cây chè. 3 Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam. 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới. 9 Về yếu tố điều kiện tự nhiên. 9 Về yếu tố khoa học kỹ thuật. 9 Về yếu tố vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng. 10 Về yếu tố chính sách hỗ trợ. 11 Về yếu tố lao động. 11 Đặc điểm thị trường chè Việt nam và một số nước trên thế giới. 12 Thị trường chè Việt Nam. 12 Thị trường chè thế giới. 13 Một số tổ chức trong ngành Chè Việt Nam. 17 Hiệp hội chè Việt nam. 17 Tổng công ty chè Việt Nam. 18 Các công ty chè trong cả nước. 21 Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. 22 Thực trạng vùng nguyên liệu chè. 22 tình hình phân bố. 22 diện tích chè Việt Nam. 25 Thực trạng sản lượng chè Việt Nam. 28 Thực trạng ngành chế biến chè Việt Nam. 29 Xét về quy mô. 29 Thực trạng trình độ khoa học công nghệ chế biến. 31 Chất lượng và chủng loại sản phẩm chế biến. 32 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm. 33 Thực trạng thị trường tiêu thụ chè Việt Nam. 35 Thị trường trong nước. 35 Thị trường thế giới. 36 Thực trạng về việc sử dụng đất đai, lao động và các chính sách trong việc phát triển ngành chè Việt Nam. 41 Đất đai. 41 Lao động. 41 các chính sách hỗ trợ của chính phủ. 41 Đánh giá chung. 42 Những thành tựu đạt được. 42 Một số khó khăn đang còn tồn tại. 43 Nguyên nhân. 45 Chương III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè ở Việt Nam. 46 Mục tiêu và quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam đến năm 2010. 46 Quan điểm phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới. 46 Triển vọng phát triển ngành chè Việt Nam. 49 Mục tiêu phát triển ngành chè Việt Nam trong thời gian tới. 51 Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chè Việt nam. 53 Giải pháp đối với vấn đề quy hoạch phát triển chè. 53 Quy hoạch vùng nguyên liệu chè. 53 Quy hoạch vùng chế biến chè. 55 Giải pháp đối với vấn đề vốn đầu tư cho ngành chè. 55 Giải pháp về vấn đề khoa học công nghệ. 57 Giải pháp về vấn đề thị trường tiêu thụ. 58 Giải pháp về vấn đề lao động. 60 Giải pháp về các chính sách hỗ trợ cho ngành. 61 Điều kiện để thực hiện các giải pháp nói trên. 62 Về phía Nhà nước. 62 Về phía doanh nghiệp. 63 Về phía nông dân. 65 LỜI MỞ ĐẦU Một trong những thành tựu lớn nhất của gần 20 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta vừa qua là nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 7 – 8%/ năm. Trong đó ngành công nghiệp chế biến và nông nghiệp phục vụ xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng. Chè là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm trực tiếp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Điều kiện đất đai khí hậu nước ta rất thích hợp cho việc phát triển cây chè. Uống chè từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu đối với người dân nước ta, ngoài ra nó cũng là nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Vì vậy, cây chè ở nước ta có lịch sử phát triển hàng nghìn năm. Trồng chè tập trung chủ yếu ở hai vùng trọng điểm đó là vùng miền núi trung du phía Bắc và Tây Nguyên. Sản phẩm chè không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn của nước ta hàng chục năm nay. Ngoài ra, việc trồng chè còn giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi, đem lại thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và miền núi. Tuy vậy việc trồng và sản xuất, chế biến chè vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập, năng suất vẫn ở mức thấp so với bình quân trên thế giới, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái đang còn lạc hậu, chưa đúng kỹ thuật, giống chè chưa mang lại hiệu quả, chất lượng cao. Tỷ lệ chế biến công nghiệp đang còn quá thấp, công nghệ chế biến đang còn lạc hậu, năng suất chất lượng chế biến thấp, sản phẩm chế biến đơn điệu, không đa dạng. Tóm lại, với những lợi thế và khó khăn như trên, nước ta cần xác định cho ngành chè một hướng đi nhất định. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển ngành chè ở nước ta, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như thị trường quốc tế, đồng thời đem lại nguồn lợi to lớn cho đất nước và nâng cao mức sống người nông dân. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan của ngành chè Việt Nam kết hợp với quá trình nghiên cứu trong thời gian thực tập tại Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2010” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính sau: Chương I: Vai trò và vị trí của ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng phát triển sản xuất ngành chè Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Chương III. Các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành chè ở Việt Nam. Là sinh viên năm cuối, mặc dù với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, song với vốn kiến thức hiểu biết và khả năng phân tích còn nhiều hạn chế, thêm vào đó điều kiện thời gian không cho phép nên trong bài viết của mình không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy hướng dẫn cùng các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển, và các cán bộ, chuyên viên trong Viện Chiến lược phát triển để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sơn và các thầy cô trong khoa cùng với chuyên viên trong Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất thuộc Viện Chiến lược phát triển đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Hà nội 15/04/2005. Sinh viên thực hiện Chu Tất Thịnh CHƯƠNG I: VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CHÈ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM. Vị trí ngành chè trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đặc điểm của cây chè. Chè là đồ uống được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Những năm gần đây, chè đang ngày càng khẳng định được vị trí là một trong các loại đồ uống được ưa chuộng với những tác dụng ưu việt như: chữa bệnh, bồi bổ cơ thể, sức khoẻ…. Ơ nhiều nước, chè được sử dụng như đồ uống chính như Liên Bang Nga, các nước thuộc khu vực trung đông, ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Còn một số nước khác trên thế giới còn hình thành cả một nền văn hoá chè đặc sắc như Nhật Bản, Trung Quốc… ở Việt Nam, luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương. Rất tiết độ, người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự suy ngẫm và. đầu óc tỉnh táo, là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng xử với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con nguời... Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hoá trà thanh lịch và tỏa hương. Chè là cây công nghiệp dài ngày, dễ trồng, ít mất mùa, thu hoạch quanh năm, và sớm cho thu hồi vốn, sau ba năm có thể khai thác thương mại, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của khu vực Châu á và Châu Phi, đồng thời rất thích hợp đối với các nước phát triển sử dụng cây chè làm sản phẩm xuất khẩu để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, có tới hơn 3000 loại chè, mỗi loại có đặc tính và tên gọi riêng. Tuy nhiên có thể phân làm ba loại cơ bản, chè đen, chè xanh và chè Oolong, các loại chè này được phân biệt bởi trạng thái lên men trong quá trình chế biến. Chè đen được Oxi hoá và lên men hoàn toàn. Nên nước chè có màu hổ phách và có hương vị đậm đà. Chè đen có hai loại chính: CTC và orthordox, hai loại chè này được phân biệt bởi công nghệ chế biến. Chè xanh không thực hiện quá trình lên men, có hương vị nhẹ và có màu xanh vàng nhạt. Chè xanh là sản phẩm chủ yếu của các nước Phương Đông, tuy nhiên trong vài năm gần đây đã được phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới nhờ vào tác dụng phòng chống ung thư. Chè Oolong việc chế biến bán lên men, đó là sự pha trộn giữa chè xanh và chè đen về màu sắc và mùi vị. Oolong là loại chè thông dụng ở Trung Quốc. Ngoài ba loại chè trên có có hàng ngàn loại chè khác như là các loại chè dược thảo mà trong thành phần không bao gồm các loại lá chè. chè dược thảo và chè chữa bệnh được tạo ra từ hoa quả, vỏ hạt, lá, rễ của nhiều loại cây khác nhau. ở nước ta, chè được trồng chủ yếu ở các vùng núi trung du phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Cây chè có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và dần dần phổ biến ra khắp thế giới. Do nước ta gần kề Trung Quốc nên việc trồng và chế biến cũng như sử dụng chè đã du nhập vào nước ta khoảng 3000 năm trước. Theo thư tịch cổ Việt Nam, Cây chè có từ thời xa xưa dưới 2 dạng: Cây chè vườn hộ gia đình vùng Châu thổ sông hồng và Cây chè rừng ở vùng miền núi phía Bắc. Về mặt tự nhiên: Chè là cây công nghiệp thuộc khu vực nhiệt đới nên nó rất thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Việc trồng chè phù hợp với vùng có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, vùng núi cao, sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng cũng như chất lượng của chè. - Sự phát triển của cây chè tại Việt Nam được chia làm ba thời kỳ: Thời kỳ trước năm 1882, trong thời kỳ này, người Việt Nam trồng chè dưới 2 hình thức. Đó là chè vườn hộ gia đình uống lá chè tươi, tại vùng chè đồng bằng Sông Hồng ở Hà Đông, chè đồi ở Nghệ An. Hình thức thứ 2 là chè rừng vùng núi, uống chè mạn, lên men một nửa, như vùng Hà Giang, Bắc Hà… thời kỳ này kỹ thuật trồng và chế biến còn lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp trong cộng đồng lãnh thổ nhỏ. Thời kỳ 1882 đến năm 1945, ngoài 2 loại chè trên, xuất hiện mới 2 loại chè công nghiệp, chè đen công nghệ truyền thống OTD, và chè xanh sao chảo Trung Quốc. Bắt đầu phát triển những đồn điền chè lớn tư bản Pháp với công nghệ hiện đại. Người dân Việt Nam, sản xuất chè xanh tai hộ gia đình và tiểu doanh điền. Chè đen xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, chè xanh sang thị trường Bắc Phi là chủ yếu. Diện tích chè cả nước là 13305 ha, sản lượng 6000 tấn chè khô/ năm. Thời kỳ độc lập (1945 đến nay) sau năm 1945, Nhà nước xây dựng các nông trường quốc doanh và Hợp tác xã nông nghiệp trồng chè; Chè đen xuất khẩu sang Liên Xô - Đông Âu, chè xanh xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến năm 2004 sản lượng chè của cả nước là đạt 961.000 tấn, với 120 ngàn ha trồng chè, xuất khẩu 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD. Vai trò của ngành sản xuất chè ở Việt Nam. Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ 5 về diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè trên thế giới. Theo Bộ Thương mại, ước tính năm 2004, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất từ trước đến nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2003.Việc sản xuất chè có một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Tại Đại hội lần thứ VIII và Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng đã xác định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản…” (NQ ĐH VIII). “Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông sản, thuỷ sản, sản xuất hàng xuất khẩu và các mặt hàng tiêu dùng…” (NQ TW 4). Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho các vùng, đồng thời việc trồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai ở vùng miền núi trung du, giúp người dân tộc có thu nhập, và dần chuyển từ du canh du cư sang định canh định cư. Chè cũng đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà nước thông qua việc xuất khẩu sản phẩm chè. Trong số ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, chè được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng. Với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu thích hợp, hơn nữa lại được trồng ở vùng trung du và miền núi rộng lớn mà việc trồng loại cây gì cho có hiệu quả kinh tế cao còn chưa rõ nét thì cây chè ít nhiều đã khẳng định được vị trí kinh tế tại đây. Chính vì vậy diện tích trồng chè trên cả nước trong vài năm gần đây đã tăng mạnh, với 120 nghàn ha trồng chè. Sản phẩm chè Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận. 2.1. Sản xuất chè với vấn đề phát triển nông nghiệp. Theo Tổng công ty chè Việt Nam, hiện nay cả nước đã có 34 tỉnh địa phương trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè, với hơn 2000 thương hiệu sản phẩm khác nhau. Đặc biệt ngành chè đã xác định được nhiều vùng chè chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng,Thái Nguyên…Đồng thời Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm hoá trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am Tích…tại các vùng chè chủ lực. Chè là sản phẩm có thị trường đầu ra và giá cả ổn định, không biến đổi thường xuyên như càphê, cacao…năng suất chè cũng ổn định, ít biến động, ít chịu ảnh hưởng của sâu bệnh hay thiên tai, hạn hán nên chè có một chỗ đứng nhất định, người dân trồng chè một phần giải quyết vấn đề lao động việc làm, một phần đem lại thu nhập cao cho người trồng, đồng thời việc chồng chè ở các khu vực miền núi trung du phía Bắc đã giải quyết vấn đề bỏ hoang hoá vùng đất trống đồi trọc, giảm sự xói mòn đất. Ngoài ra trồng chè còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Cây chè thật sự có vai trò quan trọng đối với người dân, với chính sách giao khoán cho người dân cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, cây chè thực sự trở thành cây làm giàu của người dân, dần dần người dân đã chuyển từ làm lúa nương rẫy sang làm chè. Như vậy, việc phát triển ngành chè đã tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta theo hướng cây công nghiệp. Từ đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền núi. 2.2. Sản xuất chè đối với vấn đề phát triển ngành công nghiệp chế biến. Việc phát triển cây chè gắn liền với sự phát triển của các nhà máy chế biến chè. Nước ta có truyền thống chế biến chè thủ công, công cụ chế biến như cối xay, chảo rang để sấy chè, điều này làm giảm chất lượng của chè. Trong thời kỳ thực dân pháp đô hộ, vào năm 1923, nhà máy chế biến chè đầu tiên với quy mô công nghiệp được xây dựng hình thành. Các dụng cụ chế biến thời bấy giờ đã có như cối vò chè, máy sấy, máy xay, tất cả đều được chạy bằng điện. Với sự đầu tư của Nhà nước, chúng ta đã có nhiều nhà máy chế biến chè công nghiệp, hiện nay với sự úng dụng khoa học kỹ thuật chúng ta đã chế biến ra nhiều loại chè (chè đen, chè xanh, chè Oolong) với nhiều đặc tính khác nhau, và chất lượng sản phẩm tăng lên. 2.3. Sản xuất chè với vấn đề xuất khẩu. Cây chè là cây công nghiệp lâu năm, nhưng nhanh thu hoạch. Nhà nước coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các vùng miền núi phía Bắc. Theo Bộ Thương Mại, ước tính năm 2004, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao nhất từ trước đến nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8% về lượng và tăng 55% về giá trị so với năm 2003. Từ việc xuất khẩu chè, chúng ta đã thu được một nguồn ngoại tệ đáng kể. Mỗi năm, nguồn thu từ việc xuất khẩu chè chiếm 7 – 8% tổng lượng xuất khẩu của cả nước. 2.4. Sản xuất chè với vấn đề xã hội. Trồng chè đã giúp mang lại thu nhập cho người dân, nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết được tình trạng di canh di cư, đốt rừng chặt phá rừng làm nương rẫy của các dân tộc thiểu số, đồng thời việc trồng chè còn giúp che phủ đất trồng đồi núi trọc, giảm hiện tượng xói mòn núi đồi, giảm thiên tai như lũ quét, mưa xói mòn … Tốc độ phát triển của ngành chè đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt: doanh thu bình quân 1 ha chè đạt bình quân 25 triệu đồng; giải quyết việc làm cho khoảng 2 triệu lao động. Cây chè đã giúp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền sâu vùng núi của các đồng bào dân tộc như miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên. Đối với người dân ở khu vực này, cây chè đã gắn bó với họ trong cuộc sống, góp phần vào việc định cư của người dân tộc thiểu số, giảm tình trạng du canh, du cư, đốt nương làm rẫy. Ngoài ra cây chè còn giúp cải thiện, đem lại thu nhập cho người dân, cây chè đã tạo ra công ăn việc làm cho hơn 23 vạn lao động, ổn định 10 vạn hộ gia đình ở các khu vực. Trong việc quy hoạch các vùng sản xuất chè tập trung đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến và hỗ trợ, cùng với các dịch vụ phục vụ nhu cầu cho sự phát triển và hình thành của các cụm dân cư. Nhà nước ta đã coi cây chè là cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của vùng miền núi và trung du Việt Nam. Từ đó làm giảm sự phân cách giữa các vùng thành thị và vùng miền núi, các vùng miền núi có thể bắt kịp với các vùng khác trên đất nước. Ngoài tác dụng về vấn đề kinh tế đem lại cho con người, chè còn là một loại biệt dược có công dụng khác như chữa bệnh, làm tinh thần sảng khoái, chống được lạnh, làm giảm sự mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương và các cơ bắp, làm cho tinh thần sảng khoái, tỉnh táo,… Trên thế giới, Trung Quốc là nước đầu tiên uống trà, trong thư tịch cổ của người Trung Hoa có ghi chép về tác dụng chữa bệnh của chè. Khoa học ngày nay có thể phát hiện ra một số công dụng chữa bệnh của chè mang lại như: chè chống ung thư, tia phóng xạ, chè chữa chứng đau bụng, chữa chứng cao cholesterol trong máu, chè chống béo phì,… Đã hàng trăm năm nay, người Châu Âu và người dân Mỹ thường uống chè đen vào buổi sáng. Còn ở Châu á và một số quốc gia Trung Đông, chè xanh đã trở thành nước uống truyền thống từ ngàn năm. Người ta biết rằng, ngoài tác dụng giải khát thông thường, uống trà đem lai lợi ích rất đáng chú ý, Nhưng ít ai biết đến tác dụng cụ thể của chè. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì trong chè có một lượng lớn chất chống Oxy hoá như: catechins trong chè xanh và thearuligins trong chè đen, đây chính là nguồn sức mạnh tuyệt vời giúp con người chống lại nhiều bệnh tật, nhất là bệnh tim. Ngoài ra chè còn duy trì mật độ chất khoáng của xương trong cơ thể con người. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới. Về yếu tố điều kiện tự nhiên. Cây chè là cây chịu sự ảnh hưởng nhiều của nhân tố khí hậu, và đất đai. Nó chỉ trồng chủ yếu ở vùng miền núi cao phía Bắc và một số vùng ở Tây Nguyên. Do có khí hậu ẩm, nóng, mưa nhiều, hoạc nơi lạnh và khô. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, cái nôi của cây chè. Do vậy: - khí hậu đất đai rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây chè. Với lượng nước mưa dồi dào 1700 – 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 21 – 22,6 C, độ ẩm không khí 80 – 85%. Về quỹ đất trồng chè của nước ta gồm hai loại: đó là đất phiến thạch sét và đất bazan màu mỡ. Hai điều kiện này đã tác động đến năng suất và chất lượng chè của nước ta. - Chè trồng ở vĩ tuyến B 11.5 – 22.5 0; chia thành 3 vùng: vùng thấp dưới 300m, vùng giữa từ 300 – 600 m, vùng cao trên 600 m – 1000m, nên chất lượng chè của nước ta rất phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn chất lượng. Với độ cao trên 600m chúng ta có loại chè đặc sản chỉ phù hợp với vùng núi cao như chè Shan Tuyết nổi tiếng, được nhiều nước ưa chuộng. - Giống chè bản địa gồm hai giống Trung Du và Shan, làm được chè xanh và chè đen. Đặc biệt giống chè Shan ở vùng miền núi có nhiều lông tuyết trắng, được thị trường quốc tế ưa chuộng. Về yếu tố khoa học kỹ thuật. Yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định đến năng suất và chất lượng của chè, từ khâu chọn giống, đến khâu chăm sóc, khâu hái khi thu hoạch cũng như khâu chế biến sau khi thu hoạch đều phải có kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật riêng. Có như vậy sản phẩm cuối cùng mới có chất lượng tốt, năng suất cao. Về giống chè : ở nước ta phổ biến đó là giống chè trung du và giống chè Shan (hay còn gọi là chè Shan Tuyết) ngoài ra còn một số loại giống khác du nhập từ Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản… tính ra Việt Nam có khoảng hơn 95 giống chè
Tài liệu liên quan