Đề tài Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ hàng hóa con thoi

Hiện nay trên thị trường Bưu chính Việt Nam tồn tại hai nhóm dịch vụ cơ bản đó là: Dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát. Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (BCVT): “Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng” (Khoản 1 Điều 23). Đối với dịch vụ chuyển phát thì do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đối với dịch vụ chuyển phát thư hoặc thông báo đối với các dịch vụ chuyển phát khác. Theo Nghị định 128/2007/NĐ-CP ngày 2/8/2007 về dịch vụ chuyển phát (thay thế các nội dung liên quan tại Nghị định 157/2004/NĐ-CP và Thông tư 01/TT- BBCVT) quy định: Dịch vụ chuyển phát là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản và kiện, gói hàng hóa.

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng cáo cho dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNHH thương mại và dịch vụ hàng hóa con thoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CHO DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TẠI VIỆT NAM. 1.1 Tổng quan về thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam. 1.1.1 Thị trường dịch vụ chuyển phát và chuyển phát nhanh tại Việt Nam. Khái quát dịch vụ chuyển phát: Hiện nay trên thị trường Bưu chính Việt Nam tồn tại hai nhóm dịch vụ cơ bản đó là: Dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát. Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (BCVT): “Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước về bưu chính duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng” (Khoản 1 Điều 23). Đối với dịch vụ chuyển phát thì do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đối với dịch vụ chuyển phát thư hoặc thông báo đối với các dịch vụ chuyển phát khác. Theo Nghị định 128/2007/NĐ-CP ngày 2/8/2007 về dịch vụ chuyển phát (thay thế các nội dung liên quan tại Nghị định 157/2004/NĐ-CP và Thông tư 01/TT- BBCVT) quy định: Dịch vụ chuyển phát là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát, bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn bản và kiện, gói hàng hóa. Dịch vụ chuyển phát được chia thành: Chuyển phát thường và chuyển phát nhanh. Còn theo Bảng phân chia dịch vụ theo lĩnh vực của Liên hợp quốc (UNCPC), nhóm 2B về dịch vụ chuyển phát dẫn chiếu tới mục 7512 gồm hai tiểu mục sau: (1) Các dịch vụ chuyển phát đa phương thức gồm nhận, vận chuyển và giao phát thư, bưu phẩm và gói trong hay ngoài nước do các nhà chuyển phát cung cấp và sử dụng một hoặc nhiều hơn các phương thức vận chuyển; (2) Các dịch vụ chuyển phát hàng hoá khác, có thể chưa được phân loại, ví dụ như vận chuyển bằng xe tải, hay dịch vụ chuyển giao mà không lưu kho để vận chuyển. Các dịch vụ chuyển phát thường là giao nhận bưu kiện hay các dịch vụ chuyển thư, thường do bưu chính các nước cung cấp nhưng không dành độc quyền cho các cơ quan này. Các dịch vụ chuyển phát thường do các công ty tư nhân cung cấp có cạnh tranh với các công ty khác và với bưu chính. Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh của các dịch vụ bưu chính đang thay đổi do các công ty tư nhân đang bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực thư tín, cụ thể là đối với các thư tín với số lượng lớn hoặc thư quảng cáo từ doanh nghiệp tới cá nhân. Mạng chuyển phát: đây là một khái niệm mới được đưa vào trong Pháp lệnh BCVT, là mạng do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng và quản lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư theo quy định của pháp luật về bưu chính và pháp luật về vận chuyển hàng hoá. Việc quy định về mạng chuyển phát là do những thay đổi về quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với việc phân loại dịch vụ, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và việc mở cửa thị trường bưu chính đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.   Dịch vụ chuyển phát nhanh: Chuyển phát nhanh (hay giao nhận nhanh) là dịch vụ chuyển phát có yếu tố nhanh về thời gian và có độ tin cậy cao. Thông thường, trong các bảng thông tin về chuyển phát nhanh sẽ có kèm theo “thời gian cam kết”, đây là khoảng thời gian tính từ khi thông tin dưới dạng văn bản, kiện, gói hàng hóa được nhận gửi đến khi được phát đến địa chỉ nhận. Đặc điểm: Thời gian nhanh: dịch vụ chuyển phát nhanh khác với các gói dịch vụ gửi thông thường là thời gian toàn trình ngắn và được xác định. Trong khi dịch vụ chuyển phát thường, bưu chính uỷ thác, bưu kiện đảm bảo, có thời gian toàn trình dài hơn nhiều và các nhà cung cấp ít khi đưa ra 1 khoảng thời gian cam kết xác định. Có sự đảm bảo: chuyển phát nhanh luôn kèm với “chuyển phát đảm bảo”, nghĩa là nếu địa chỉ nhận không có gì trục trặc thì bưu phẩm phải đến nơi và có chữ ký, họ tên của người đã nhận hàng và thời gian nhận hàng. Nếu không làm được như vậy thì khách hàng có quyền khiếu kiện nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát. Đối với những giấy tờ quan trọng, khách hàng có thể lựa chọn hình thức chuyển phát nhanh. Phục vụ tận nơi: trước đây, để gửi bưu phẩm chuyển phát nhanh, người gửi phải tới bưu cục để gửi, sau đó bưu cục phát sẽ gửi 1 giấy báo tới người nhận để người nhận ra bưu cục phát nhận hàng. Giờ đây, khi dịch vụ chuyển phát nhanh phát triển mạnh mẽ, hầu như nhà cung cấp nào cũng có thể đến tận nơi gửi để lấy hàng và đến tận nơi nhận để phát hàng. Chuyển phát nhanh cũng đi kèm với các dịch vụ giá trị gia tăng như phát hẹn giờ (phát đúng thời điểm người gửi yêu cầu), báo phát (cung cấp cho người gửi xác nhận về người nhận và thời điểm nhận bằng văn bản), phát hàng thu tiền (thu hộ người gửi một khoản tiền - thường là tiền thanh toán cho chính hàng hóa được gửi) v.v. Phương tiện hỗ trợ: phương tiện hỗ trợ cho việc chuyển phát nhanh chủ yếu là xe máy, ô tô, máy bay. Xe máy thường được dùng cho chuyển phát nhanh nội thị, ô tô nhỏ là xe thư báo - dùng kết hợp với xe máy trong trường hợp hàng hóa nhiều và nặng, ô tô lớn dùng cho việc chuyển phát bưu phẩm giữa các tỉnh lân cận, máy bay dùng đối với các thành phố xa nhau hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ngoài ra còn có nhiều thiết bị hộ trợ rất cần thiết khác như: điện thoại, máy vi tính, kho chứa… Khách hàng của dịch vụ: Cá nhân, hộ gia đình: thường có nhu cầu chuyển thư từ, bưu phẩm, bưu kiện trong thời gian ngắn hoặc có những đặc thù, yêu cầu riêng về cách vận chuyển – giao, nhận. Tổ chức: đây là đối tượng khách hàng thường xuyên của dịch vụ với những nhu cầu rất phong phú, đa dạng từ hình thức đến các mặt hàng cần vận chuyển. Các tổ chức này bao gồm: Các cửa hàng kinh doanh, siêu thị, trung tâm mua sắm: với nhu cầu chuyển những mặt hàng kinh doanh, các hóa đơn, đơn đặt hàng… Các công ty, khu công nghiệp, văn phòng đại diện…: các hàng hóa có khối lượng và số lượng tương đối lớn và đều đặn. Các giấy tờ, văn kiện, thiết bị, máy móc… Dịch vụ Logistics. Một trong những dịch vụ hỗ trợ quan trọng và cũng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ chuyển phát nhanh, đó là logistics. Vì vậy khi tìm hiểu về chuyển phát nhanh, không thể bỏ qua dịch vụ logistic. Logistics không phải là một lĩnh vực mới trên thế giới, song ở Việt Nam, nó mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây. Theo luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao” Dịch vụ Logistics là một ngành mang lại nhiều lợi ích trong kinh doanh nhưng mặt khác, đây là dịch vụ cốt yếu đối với hiệu quả tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự ổn định vĩ mô của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam là quốc gia đi đầu trong ASEAN về xây dựng hệ thống “mềm” trong phát triển lĩnh vực Logistics. Dịch vụ Logistics ở Việt Nam chiếm từ 15-20% GDP, tức là trên dưới 12 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong Logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Việt Nam có trên 800 doanh nghiệp Logistics đang hoạt động với quy mô khác nhau. Tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics còn to lớn hơn nữa khi kim ngạch thương mại của nước ta được xem là có mức tăng nhanh nhất trong khu vực với tốc độ gần 18-20%/năm và kim ngạch đạt gần 130 tỷ USD. Tuy vậy, các doanh nghiệp Logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc tổ chức kinh doanh thể hiện sự manh mún, chưa chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực cũng rất hạn chế. Các doanh nghiệp nhỏ thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và hệ quả là thị phần bị thu hẹp. Đó chưa kể đến thực trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ra những tổn thất cho các doanh nghiệp trong ngành. Tình hình phát triển của dịch vụ chuyển phát nhanh: Đông Nam Á đang trở thành những con hổ kinh tế của châu Á. Mặc dù sự thành công về kinh tế mỗi nước khác nhau, nhưng khu vực này có tiềm năng trở lại là một thị trường quan trọng về chuyển phát nhanh liên lục địa và khu vực. Bốn nhà khai thác chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới đều đang xây dựng các mạng lưới và các dịch vụ ở Đông Nam Á để nắm lấy thị phần đang mở rộng ngày càng lớn. Việt Nam không nằm ngoài cuộc. Với những lợi thế cũng như những chính sách mở rộng mạng lưới lưu thông trong khu vực và quốc tế, Việt Nam đang dần chứng tỏ là một thị trưởng chuyển phát nhanh đầy hứa hẹn. Quy mô và tốc độ tăng trưởng Qua kết cấu doanh thu dịch vụ bưu chính – chuyển phát từ năm 2002 - 2009, tỷ trọng doanh thu các dịch vụ chuyển phát (bao gồm thư bưu chính và bưu kiện) luôn giữ một giá trị có độ ổn định với biên độ chênh lệch không đáng kể từ 51% đến 55 % trong tổng doanh thu bưu chính. Điều đó chứng tỏ thị trường dịch vụ chuyển phát Việt Nam có một quy mô tương đối ổn định về nhu cầu sử dụng dịch vụ. Thực tế, khi liên hệ với sự tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung tại Việt Nam trong những năm qua cũng chứng minh điều đó; tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn giữ ở mức ổn định từ 6% đến 8% trong những năm qua điều đó ảnh hưởng nhu cầu sử dụng các dịch vụ chuyển phát của các đối tượng khách hàng là cá nhân hay DN hoặc các tổ chức cũng tương đối ổn định. Năm 2007, ngay sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổng lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng 46,5%. Và chuyển phát nhanh trở thành cầu nối quan trọng cho những hoạt động xuất nhập khẩu này. Báo Bưu Điện Việt Nam thống kê doanh thu chuyển phát nhanh của Việt Nam tăng trưởng mạnh qua các năm, từ 34 triệu USD (2006) lên đến hơn 50 triệu USD (2007) và dự kiến đạt hơn 200 triệu USD vào năm 2010. Chưa hết, tại các đô thị, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhu cầu chuyên phát thư từ, hàng hóa rất cao với chi phí ước tính khoảng 10-100 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Những thống kê cho thấy,chuyển phát nhanh là ngành kinh doanh tiềm năng. Vì thế, nó đang trở thành sàn đấu của khá nhiều “võ sĩ”, từ lừng danh cho đến vô danh. Xu hướng phát triển chung. Các sức ép hoạt động để nâng cao hiệu suất chuyển phát cho thấy hiện đang xuất hiện các xu hướng chuyển phát lớn trên thế giới, và cần tính đến các chiến lược dài hạn cho các mạng chuyển phát. Đầu tiên là bộ mặt truyền thông thay đổi đang có một tác động lớn đến lưu lượng thư - lưu lượng ít hơn nhưng trọng lượng trung bình nặng hơn. Sự bùng nổ các gói và bưu kiện B2C (Business-To-Consumer) vì nhiều người mua hàng trực tuyến hơn. Có ba yêu cầu đối với thị trường bưu kiện này: độ tin cậy, an ninh và chi phí thấp hơn. Sự sụt giảm của USO (Universal Service Obligation – Nghĩa vụ dịch vụ phổ cập) và sự nhận thức rằng vẫn cần bảo hộ độc quyền bưu chính. Trong khi sự cạnh tranh thúc đẩy sự tăng trưởng lưu lượng mới, thông qua các dịch vụ tốt hơn và rẻ hơn, thì có một tác động có thể là lớn nhất là lưu lượng của nhà khai thác bưu chính truyền thống giảm. Điều này tạo thêm áp lực cho việc tìm các lưu lượng mới để đảm bảo mạng chuyển phát có chi phí cố định vẫn được duy trì. Xu hướng cuối cùng là khó khăn trong tuyển dụng cho nhà khai thác. Chuyển phát có thể là một công việc thú vị theo nhiều cách. Tuy nhiên, áp lực về hiệu suất lớn hơn, nhiều chi phí thay đổi hơn đã phản ánh tính mùa vụ; thời gian ngoài trời lớn hơn vì công nghệ sắp xếp theo chuỗi sẽ được triển khai, tất cả đều có nghĩa là công việc tay chân vất vả hơn. Còn theo mục tiêu quy hoạch của chính phủ Việt Nam đối với dịch vụ chuyển phát: Cần phát triển theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại; phát triển nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các nội dung quy hoạch cụ thể bao gồm: Nâng cao năng lực mạng vận chuyển trong nước và quốc tế, đầu tư phương tiện vận chuyển chuyên ngành đáp ứng nhu cầu vận chuyển và chuyển phát. Tăng cường phát triển các dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cao như bưu phẩm chuyển phát nhanh, Datapost nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận, cụ thể. Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước tăng trưởng sản lượng bình quân từ 15 đến 20%/năm, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế tăng trưởng bình quân từ 15 đến 20%/năm. Những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ chuyển phát nhanh: - Quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: sự phát triển của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ chuyển phát không chỉ đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình mà còn với cả khách hàng tổ chức. - Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng không ngừng của các công ty thương mại, các siêu thị, trung tâm mua sắm lớn… từ đó nhu cầu vận chuyển của người dân cũng như các tổ chức cũng tăng lên một cách nhanh chóng và đa dạng không chỉ về số lượng mà còn cả về khối lượng và chất lượng. - Tình hình, xu hướng chính trị, luật pháp của chính phủ: Trong đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các nước về dịch vụ chuyển phát nhanh, Việt Nam đã cam kết cho phép thành lập liên doanh 51% vốn đầu tư nước ngoài ngay khi gia nhập và cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài năm năm sau khi gia nhập. Đồng thời, phù hợp với định hướng xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, Việt Nam cũng cam kết không phân biệt đối xử giữa các dịch vụ chuyển phát nhanh và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, đối với các loại hình dịch vụ chuyển phát nhanh đã cho phép cạnh tranh. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh mở rộng mạng lưới cung cấp và phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Việc từng bước bãi bỏ quan thuế, các thoả thuận theo kế hoạch giữa các đối tác thương mại quan trọng và các thoả thuận song phương về vận tải hàng hoá xuyên biên giới sẽ dẫn tới đẩy nhanh và thông suốt các thủ tục hải quan và kiểm soát biên giới đối với hàng hoá được vận tải bằng đường không và đường bộ từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, - Sự phát triển của khoa học công nghệ: Ngày nay, khoa học công nghệ đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các hình thức và phương tiện truyền tải thông tin ngày càng đa dạng, hiện đại, nhanh chóng và chính xác hơn đòi hỏi các ngành vận chuyển đặc biệt là chuyển phát nhanh phải phát triển và nâng cao chất lượng hơn rất nhiều mới có thế cạnh tranh được về tốc độ cũng như mức độ bao phủ. Song song với quá trình phát triển mạng lưới thông tin là sự xuất hiện của các hình thức kinh doanh, mua bán mới như bán hàng trực tuyến, bán hàng qua truyền hình, qua điện thoại… kéo theo nhu cầu về các dịch vụ vận chuyển tận nơi, theo yêu cầu. Nắm được xu hướng này có thế giúp các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát mở rộng thị trường, gia tăng số lượng khách hàng. - Các yếu tố văn hóa – xã hội: Các thói quen tiêu dùng và sử dụng các dịch vụ của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp chuyển phát nhanh. 1.1.2 Đặc điểm cầu thị trường 1.1.2.1 Quy mô thị trường. Năm 2007, ngay sau khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổng lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng 46,5%. Và chuyển phát nhanh trở thành cầu nối quan trọng cho những hoạt động xuất nhập khẩu này. Báo Bưu Điện Việt Nam thống kê doanh thu chuyển phát nhanh của Việt Nam tăng trưởng mạnh qua các năm, từ 34 triệu USD (2006) lên đến hơn 50 triệu USD (2007) và dự kiến đạt hơn 200 triệu USD vào năm 2010. Chưa hết, tại các đô thị, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, nhu cầu chuyên phát thư từ, hàng hóa rất cao với chi phí ước tính khoảng 10-100 triệu đồng/tháng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới nay, mức sử dụng các dịch vụ BC-CP của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực (giai đoạn 2004-2008 bình quân số thư trên đầu người ở Việt Nam là 3,5 thư/người/năm) - trong khi ở các nước phát triển con số này lớn hơn rất nhiều lần, Thái Lan là 20 thư/người/năm. Con số này còn thấp xa nếu so sánh với Bưu chính Úc (khoảng 50 lần); Bưu chính Nhật, Pháp (khoảng 70-80 lần); Bưu chính Mỹ (khoảng 80 lần)… Sản lượng dịch vụ bưu chính - chuyển phát nước ta ở mức thấp, do mới chỉ khai thác được phần lớn các dịch vụ dạng C ↔ C (Customer to Customer - khách hàng đến khách hàng), còn các dịch vụ dạng B ↔ B (Business to Business - kinh doanh đến kinh doanh) và B ↔ C (Business to Customer - kinh doanh đến khách hàng) chiếm tỷ lệ khối lượng thấp. Theo kinh nghiệm của Bưu chính các nước đang phát triển, khi nền kinh tế phát triển tốt, khối lượng dịch vụ Bưu chính B ↔ B và B ↔ C sẽ lớn hơn rất nhiều lần các dịch vụ C ↔ C. Việc nhận thức thị trường, hay nói cách khác là nhận diện được khách hàng trong mỗi đoạn thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận biết, đánh giá quy mô thị trường dịch vụ chuyển phát, nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ chuyển phát. Đối với thị trường chuyển phát Việt Nam, khách hàng bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước với các đặc điểm: Khách hàng cá nhân (người tiêu dùng cuối cùng): Đối tượng khách hàng này sử dụng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Dịch vụ thường được sử dụng ở đây là các dịch vụ cơ bản. Khách hàng cá nhân chiếm số lượng đông nhất, nhu cầu và thị hiếu của họ cũng rất đa dạng. Khối lượng dịch vụ phụ thuộc vào dân số (khách hàng). Sau 10 năm kể từ năm 1999, đến nay dân số Việt nam khoảng 85,8 triệu người, tăng thêm khoảng 9,5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 950.000 người. Với dân số hiện nay, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á sau Indonesia, Philippines và đứng hàng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Như vậy, sự tăng trưởng dân số sẽ tạo đà phát triển nhu cầu sử dụng các dịch vụ nói chung và các dịch vụ BC-CP nói riêng. Khách hàng DN: Đối tượng khách hàng này mang lại nguồn doanh thu quan trọng nhất cho DN bưu chính vì họ thường lựa chọn các dịch vụ cạnh tranh cùng với các dịch vụ đặc biệt đi kèm có độ an toàn và tốc độ cao, gọi là các dịch vụ kinh doanh. Các dịch vụ kinh doanh này tuy chiếm phần khai thác nhỏ nhưng lại có doanh thu lớn do giá dịch vụ cao. Khách hàng là các cơ quan nhà nước: như văn phòng, công sở, trường học, bệnh viện… Những bộ phận này trong quá trình hoạt động của mình cũng có nhu cầu về dịch vụ và nhu cầu được thỏa mãn phụ thuộc ngân sách nhà nước. Các đối tượng khách hàng này thường sử dụng dịch vụ dưới dạng công ích, hoặc giá cước ưu đãi. 1.1.2.2 Dự đoán nhu cầu trong tương lai. Theo dự báo, xu hướng doanh thu dịch vụ chuyển phát từ DN tới gia đình sẽ tăng lên, trong khi đó doanh thu dịch vụ chuyển phát từ gia đình tới gia đình có thể giảm. Nhu cầu giao dịch thông qua các dịch vụ chuyển phát tiếp tục tăng lên, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, và do đó cùng với sự tăng lượng cầu cũng là sự đòi hỏi về chất lượng dịch vụ, giá thành, độ an toàn và tin cậy. Nhu cầu của khách hàng đối với những dịch vụ chuyển phát nhanh ngày càng tăng cao, đây là một nhu cầu cấp thiết đối với việc kinh doanh có vòng xoay hoạt động ngắn và tiết kiệm những khoảng "thời gian chết" hơn nhằm tránh những chi phí lưu kho và hàng hóa bị lỗi mốt. Các dịch vụ chuyển phát nhanh đặc biệt phù hợp với ngành hàng công nghệ cao (high-tech) và kỹ nghệ hàng không (aviation industry), nơi mà việc quản lý hoạt động mang tính liên tục là yếu tố sống còn của DN. Ngoài ra, bản chất nhanh hư hỏng của một số mẫu trong ngành dược phẩm cũng đòi hỏi thể loại các dịch vụ khẩn cấp về thời gian. Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy thị trường dịch vụ BC-CP là một thị trường không thuần nhất, cạnh tranh, hội nhập và phát triển không ngừng theo công nghệ hiện đại. 1.1.3 Cung thị trường. 1.1.3.1 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh ở Việt Nam hiện nay. Nếu như trước đây chỉ có Bưu điện, ngành đường sắt, ngành hàng không có dịch vụ chuyển phát thư
Tài liệu liên quan