Đề tài Chiến lược phát phát triển nông nghiệp các vùng ven biển-Vấn đề đặt ra và bước đột phá chính sách trong thời gian tới

Nhiều Nhà kinh tế thế giới đã cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và đại dương. Vì vậy, khai thác tiềm năng kinh tế các vùng biển và ven biển đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới có biển. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông - một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam không chỉ có phần lục địa nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Bờ biển trải dài theo chiều dài của đất nước với khoảng 100 cảng biển, 48 vịnh lớn nhỏ và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Trên lãnh hải vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi trên mặt biển khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng về cảnh đẹp và có vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa.

doc15 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược phát phát triển nông nghiệp các vùng ven biển-Vấn đề đặt ra và bước đột phá chính sách trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC PHÁT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÁC VÙNG VEN BIỂN-VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BƯỚC ĐỘT PHÁ CHÍNH SÁCH TRONG THỜI GIAN TỚI  Chu Tiến Quang* Hà Huy Ngọc** “Để chinh phục và khai thác nguồn lợi của biển trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hoá và môi trường cạnh tranh khắc nghiệt thì phải bắt đầu từ việc nhận diện lại chính bản thân biển cả. Với vị trí chiến lược đặc biệt, biển Đông đang là "biển vàng" cho con người thế kỷ XXI. Bên cạnh nguồn lợi thuỷ sản, biển còn chứa đựng tài nguyên quý giá, mà trong số đó một số vẫn chưa định giá được, đó là dầu khí, muối, mangan và các loại quặng quý khác”. I. Đặc điểm của vùng ven biển Việt Nam Nhiều Nhà kinh tế thế giới đã cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và đại dương. Vì vậy, khai thác tiềm năng kinh tế các vùng biển và ven biển đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới có biển. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông - một biển lớn, quan trọng của khu vực và thế giới. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam không chỉ có phần lục địa nhỏ hẹp mà còn có cả vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền. Bờ biển trải dài theo chiều dài của đất nước với khoảng 100 cảng biển, 48 vịnh lớn nhỏ và trên 112 cửa sông, cửa lạch đổ ra biển. Trên lãnh hải vùng biển Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi trên mặt biển khoảng 1.636 km2, được phân bố chủ yếu ở vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng về cảnh đẹp và có vị trí chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thổ Chu, Côn Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa... Trải dài trên tuyến ven biển có 29 tỉnh, thành phố với 124 huyện, thị xã; 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo) với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo. Vì vậy, khai thác tiềm năng kinh tế trên biển và ven biển để phát triển kinh tế đất nước thật sự là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài và có tương lai to lớn, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Thực tiễn các nước trên thế giới đã cho thấy kinh tế các vùng lãnh thổ, các địa bàn ven biển luôn đi đầu trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia có biển. Trong đó, kinh nghiệm về phát triển kinh tế các tỉnh ven biển của Trung Quốc trong những năm cải cách và mở cửa vừa qua đã là một thực tiễn quốc tế rất thuyết phục đối với Việt Nam. Thực tiễn này nói lên rằng nếu biết đầu tư khai thác các tiềm năng “kinh tế” và “địa kinh tế” vùng ven biển thì biển sẽ thực sự là “bạc” đối với mỗi quốc gia có biển. II. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ven biển Kinh tế biển và ven biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế trực tiếp sử dụng các nguồn lực của biển, ven biển và các hoạt động kinh tế hỗ trợ cho hoạt động kinh tế trực tiếp sử dụng các nguồn lực của biển và ven biển - Các hoạt động kinh tế diễn ra gắn trực tiếp với các nguồn lực của biển và ven biển gồm: (i) Kinh tế vận tải biển và dịch vụ cảng biển; (ii) Kinh tế nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, làm muối, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản); (iii) Khai thác dầu khí; (iv) Du lịch, nghỉ ngơi, giải trí biển - Các hoạt động phục vụ phát triển kinh tế biển, ven biển trên đất liền, hải đảo gồm: (i) Đóng và sửa chữa tàu biển; (ii) Cung cấp dịch vụ biển; (ii) Thông tin liên lạc biển; (iii) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (iv) Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; và (v) Các ngành nghiên cứu, khai thác tài nguyên - môi trường biển… Các ngành nghề trên đây có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, là một lợi thế lớn để Việt Nam nhanh chóng phát triển thành quốc gia giàu mạnh và thịnh vượng về kinh tế. Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách nhằm quản lý, bảo vệ và khai thác biển. Tiêu biểu là Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt Trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Sau Nghị quyết này, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thực hiện như: Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW. Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và đưa ra một số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ Gần đây nhất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Khóa X đã đề ra định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 như sau: “ Đến năm 2020 phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển trên các mặt: (i). Khai thác, chế biến dầu khí; (ii). Kinh tế hàng hải; (iii). Khai thác và chế biến hải sản; (iv). Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (v). Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị ven biển. Trước mắt tập trung phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế biển. Tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho những người dân hoạt động trên biển, người dân sinh sống ở những vùng thường bị thiên tai; đồng thời xây dựng các cơ sở bảo vệ môi trường biển. Hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường biển; bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái biển và ven biển, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước…” Định hướng chiến lược vùng biển và ven biển Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ (Thanh Hóa-Bình Thuận) là: “Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của vùng, là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của nước ta. Xây dựng hành lang kinh tế trên cơ sở tuyến cao tốc Bắc – Nam, các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, phát triển các đô thị ven biển. Xây dựng các khu kinh tế tổng hợp; chú trọng phát triển kinh tế hàng hải, du lịch” Chính phủ đã chỉ đạo định hướng phát triển các ngành công nghiệp để phát triển kinh tế ven biển là: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghiệp cơ bản, then chốt như: chế biến khí, công nghiệp điện, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng, chế biến thủy sản công nghệ cao. Ngoài ra, phát triển các ngành công nghiệp khác như: may mặc, da giày, chế biến gỗ, điện tử, điện gia dụng... phù hợp với điều kiện từng địa phương. Đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn ven biển. III. Những lợi thế và bất lợi thế trong phát triển nông nghiệp ở các vùng ven biển Việt Nam 3.1. Lợi thế 3.1.1. Nguồn lợi thủy sản là tiềm năng to lớn của nông nghiệp ven biển Nguồn lợi thủy sản biển của Việt Nam được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn nhiều loại đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, mực, hải sâm, rong biển… Riêng cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3- 4 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm. Đến nay đã xác định 15 bãi cá lớn quan trọng, trong đó 12 bãi cá phân bố ở vùng ven bờ và 3 bãi cá ở các gò nổi ngoài khơi. Dọ các tỉnh ven biển có trên 370.000 ha mặt nước các loại có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn - lợ, nhất là nuôi các loại đặc sản xuất khẩu như tôm, cua, rong câu… Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 300.000 ha. Ngoài ra, còn hơn 500.000 ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Văn Phong… là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Những tiềm năng trên là điều kiện quan trọng để Việt Nam phát triển mạnh ngành kinh tế thủy sản trên biển và ven biển, đi theo chúng là ngành công nghiệp chê biến thủy sản đa dạng một cách toàn diện và tiến tới hiện đại với giá trị cao và được thị trường ưa chuộng. 3.1.2. Nguồn muối biển là lợi thế riêng của nông nghiệp ven biển Nguồn lợi muối chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m3 là nguồn ngusyên liệu vô tận để phát triển ngành muối công nghiệp và muối dân sinh. Vai trò của muối đối với toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là rất to lớn. Sự phát triển mau chóng của các ngành công nghiệp hoá chất đòi hỏi một lượng lớn muối ăn với độ tinh kiết khá cao. Trong khi phần lớn mọi người quen thuộc với việc sử dụng nhiều muối trong chế biến thực phẩm, nhưng họ có thể lại không biết là muối được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng khác. Từ muối ăn nóng chảy, ta có thể điện phân để lấy kim loại Natri (Na) nguyên chất, dung dịch muối ăn điện phân sẽ cho ta xút (NaOH) và Clo (Cl2), Hyđro (H2), axít Clohyđric (HCl), và những hoá chất cơ bản dùng để sản xuất ra rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác . Muối ăn còn dùng trong việc sản xuất thuốc nhuộm, thuốc nổ, Natri Carbonat (Na2CO3), phân bón Amon Clorua (NH4Cl), xà phòng và bột giặt. Ngoài ra nước ót của muối (là phần dung dịch còn lại trên ruộng muối sau khi muối đã kết tinh) có thể tạo ra Magie Oxit (MgO), Magie Clorua (MgCl) sử dụng trong công nghiệp sản xuất gốm sứ, thủy tinh… 3.2. Bất lợi Điều kiện tự nhiên ven biển không thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. - Đối với nghề trồng trọt: do ảnh hưởng của nước biển nên các vùng đất ven biển thường là đất cát hoặc pha cát, bị nhiễm mặn, nhất là khi bị tác động mạnh của nước biển xâm nhập vào những thời gian có bão. Nguồn nước ngọt cho thủy lợi ở các vùng này cũng rất khó khăn. Vì vậy, nghề trồng trọt ven biển thường khó phát triển, năng suất thấp và hay gặp phải rủi ro về bão lũ và nước biển tràn làm hòng đất canh tác. Những loài cây không chịu được mặn hoặc bão táp không thể phát triển tốt ở các vùng này. - Hoạt động lâm nghiệp biển, ven biển cũng quan trọng, nhưng với vai trò bảo vệ môi trường sinh thái biển, ven biển, chống bão, gió và chắn cát bay hơn vai trò kinh tế, kinh doanh. - Đối với nghề chăn nuôi: do trồng trọt khó phát triển, đặc biệt là các loại cây lương thực, nên ngành chăn nuôi với những loài vật sử dụng các nguồn thức ăn tinh bột sẽ không đủ để phát triển. Các loài vật tiêu thụ chủ yếu thức ăn thô, lá cây, cỏ dại…có thể phát triển được ở những vùng này, nhưng cũng không thể thành quy mô lớn. Ngoài ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất đai khô cằn cũng là yếu tố hạn chế phát triển chăn nuôi ở những vùng này. 3.3. Nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện vừa thuận vừa không thuận để phát triển kinh tế vùng ven biển Tại các vùng ven biển có số dân trên 20 triệu người đang sinh sống, với lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,5% lao động cả nước là điều kiện quan trọng về nhân lực để Việt Nam khai thác các nguồn tiềm năng đã trình bày ở trên để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu nguồn nhân lực đông đảo ven biển không được đào tạo những kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thả thủy sản và làm muối thì nó vừa không phát triển được nông nghiệp ven biển, đồng thời sẽ là gánh nặng đối với phát triển kinh tế nói chung ở các vùng này. IV. Phát triển kinh tế nông nghiệp ven biển Từ các lợi thế và bất lợi nêu trên cho thấy kinh tế nông nghiệp ven biển thường hướng vào phát triển các hoạt động khái thác, nuôi trồng thủy sản như: đánh bắt thủy sản nước mặn trên biển; nuôi trồng các loại thủy sản nước mặn, nước lợ trên biển (bằng các phương tiện lồng bao nhân tạo); nuôi trồng thủy sản trên đất liền bằng cách lấy nước biển (tạo các ao nuôi thủy sản nhân tạo); nuôi trồng đánh bắt trên các vùng nước lợ ở các vùng cửa sông đổ ra biển. Kèm theo các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản biển và ven biển là các hoạt động chế biến các loài thủy sản nước mặn và nước lợ, các hoạt động dịch vụ cho hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Nghề làm muối được phát triển gắn chặt với sử dụng, khai thác nguồn nước biển ở những vùng có lợi thế về đất phù hợp cho sản xuất muối và có đủ ánh nắng mặt trời để làm khô nước biển. Tình hình phát triển các hoạt động kinh tế nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp ven biển, hải đảo trong thời gian qua như sau: 4.1. Về đánh bắt (khai thác) thủy sản trên biển Đánh bắt thủy sản là nghề truyền thống từ lâu đời, tạo ra nguồn lợi thực phẩm thủy sản cao cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia ở các vùng biển, ven biển. Vì vậy,, từ năm 1993 đến nay ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản biển, ven biển được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong hệ thống ngành nông nghiệp, trong đó nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1995-2006, sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 7,7%/năm, đạt gần 4,2 triệu tấn vào năm 2007, trong đó sản lượng đánh bắt đạt gần 2,1 triệu tấn (chiếm gần 50%), riêng đánh bắt thủy sản biển đạt trên 1,8 triệu tấn. Hoạt động đánh bắt đã tạo việc làm cho hơn 50.000 vạn lao động trực tiếp và 100.000 vạn lao động dịch vụ. Số lượng tàu thuyền tăng trong 15 năm vừa qua (1990 – 2006). Số tàu đánh cá Việt Nam tăng 4,7 lần về số lượng (đạt 95.000 chiếc vào năm 2006 so với 41.000 chiếc vào năm 1990) và tăng 5,7 lần về công suất, bình quân công suất trên 60 CV/tàu (năm 2000 mới đạt 44 CV/tàu). Tuy nhiên, sau vài thập kỷ tăng cường đánh bắt khai thác, nguồn lợi thủy sản biển đã giảm sút đáng kể về mật độ, chủng loài và kích thước… đặc biệt ở các vùng biển ven bờ, nơi tập trung trên 80% số phương tiện đánh bắt đã tạo ra 70- 80% sản lượng đánh bắt của cả nước. Ba ngư trường quan trọng nhất là Hải Phòng-Quảng Ninh; Ninh Thuận-Bình Thuận và Cà Mau-Kiên Giang, tập trung khoảng trên 50% số phương tiện đánh bắt hàng năm. Sự thay đổi trên là nguyên nhân giảm năng suất, sản lượng khai thác của nhiều nhóm nghề (khai thác cá nổi nhỏ ven bờ, cá đáy, câu cá rạn…), đồng thời tăng thời gian khai thác, chi phí và giá thành đánh bắt… Hiện nay, đã và đang xuất hiện dư thừa cục bộ phương tiện đánh bắt thủy sản, công suất huy động của các tàu đang tham gia đánh bắt giảm dần, có tàu chỉ huy động khoảng 50%. Từ năm 1997 Nhà nước đã đầu tư 1.300 tỷ đồng để giúp ngư dân đóng 1.292 chiếc tàu đánh bắt xa bờ theo Chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên Chương trình này không thành công. Nghề đánh bắt thủy sản đang gặp nhiều rủi ro lớn, cụ thể là số vụ tai nạn tàu cá trên biển có xu hướng ngày càng tăng. Trong vòng 15 năm gần đây, mỗi năm xảy ra khoảng 500 vụ tai nạn tàu cá, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Chỉ riêng ba tháng cuối năm 2006 và hai tháng đầu năm 2007 có gần 400 vụ, trong đó hơn 50% vụ tàu bị hỏng máy, vỏ bị phá nước. Bên cạnh đó, cướp biển trong những năm gần đây đang trở thành vấn đề phức tạp, tác động trực tiếp đến tâm lý ngư dân đánh bắt. 4.2. Về nuôi trồng thủy sản ven biển Bên cạnh đánh bắt, hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển có rất nhiều tiềm năng và lợi thế. Trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản ven biển khoảng trên 400.000 ha ở các vịnh và đầm phá. Ở Quảng Ninh - Hải Phòng là hơn 200.000 ha; Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha; Ðông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha. Riêng vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa có hơn 20.000 ha có thể phát triển nuôi trồng thủy sản biển với giống loài phong phú, nhưng tập trung chủ yếu vào các loại tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, trai lấy ngọc, ngao, nghêu, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô... Trước tình trạng nguồn lợi hải sản đang suy kiệt, ngư dân đã chuyển mạnh nghề thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng ven biển với nhiều hình thức đa dạng. Nhà nước đã ban hành các chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên các vùng ven biển và hải đảo. Chính phủ đã phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương toàn quyền quyết định giao, cho thuê đất và mặt nước ven biển cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu sử dụng vào nuôi trồng, phát triển kinh tế thủy sản. Nhà nước đã đầu tư cho quy hoạch các vùng nuôi thả thủy sản ven biển đất liền và hải đảo. Cho phép nhập khẩu một số giống, loài đặc sản sạch bệnh có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và kỹ thuật sản xuất giống thủy sản biển nhân tạo. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nuôi trổng thủy sản biển; ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác khuyến ngư. Hỗ trợ tín dụng cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, cụ thể là Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vay vốn nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo. Kết quả là hoạt động nuôi trồng thủy sản đã phát triển khá nhanh ở các tỉnh có biển. Thí dụ: trong giai đoạn 2001-2005, tổng số lồng bè nuôi trồng thủy sản ven biển đã tăng hơn 1,6 lần, từ 23.989 lên 38.965 lồng. Trong đó, số lồng nuôi tôm hùm là 30.115, nuôi cá là 8.850 lồng. Sản lượng thủy sản nuôi bằng lồng bè nước mặn đã tăng từ 2.635 tấn năm 2001 lên hơn 10.000 tấn vào năm 2005. Sản phẩm thủy sản nuôi trồng ven biển có chất lượng và giá trị cao, được người tiêu dùng ưa thích. Tuy nhiên, so với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung thì nuôi trồng thủy sản biển còn rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,9% sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước hàng năm (38.965 tấn/ 2.085.200 tấn) Việc phát triển kinh tế thủy sản nuôi trồng ven biển và hải đảo trong những năm gần đây đã mở ra một hướng phát triển kinh tế mới của ngành kinh tế thủy sản nói chung và ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở các tỉnh có biển. Hoạt động này đã tạo cơ hội cho các tổ chức, người dân ven biển đầu tư phát triển, tự tạo việc làm và thu nhập cho bản thân và gia đình. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển. Góp phần điều chỉnh giảm bớt hoạt động khai thác ven bờ bằng phương tiện thủ công làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản biển, nhất là người dân ở các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, bảo vệ và phát triển được nguồn lợi thủy sản. Nuôi trồng thủy sản ven biển còn giúp người dân có cơ hội tăng thu nhập, giảm đói nghèo, tham gia bảo vệ an ninh các vùng ven biển và hải đảo. Dự kiến đến năm 2015 nghề nuôi trồng thủy sản ven biển ở nước ta ước đạt khoảng 200.000 tấn cá, khoảng 380.000 tấn nhuyễn thể, rong biển đạt 50.000 tấn khô, đuổi kịp và vượt các nước tiên tiến trong khu vực và vùng lãnh thổ về trình độ nuôi hải sản trên biển. Hạn chế của hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển hiện nay: Do nghề nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, thời gian vừa qua chỉ các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh và một số hộ nông dân có khả năng về vốn mới có khả năng đầu tư phát triển. Sản xuất mang nặng tính tự phát ở hầu hết các vùng ven biển; từng hộ, từng chủ doanh nghiệp tự lo sản nghiệp của mình, mà chưa cùng nhau hợp tác để cùng phát triển nuôi trồng trên diện tích rộng, quy mô sản phẩm hàng hóa lớn… Nhiều hộ dân còn chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản biển nên gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng diện tích mặt nước ven biển để nuôi trồng thủy sản biển chưa đáng kể. Khung pháp lý phục vụ cho thuê, giao khoán mặt nước ven biển vào nuôi trồng thủy sản chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập. Chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng tập trung hầu như chưa đáng kể. Những bất cập trên khiến người nuôi trồng gặp nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, kiểm soát thiên tai và dịch bệnh. Những yếu kém trên đang hạn chế khả năng phát huy tiềm năng nuôi trồng thủy sản ven biển và hải đảo của Việt Nam 4.3. Về công nghiệp chế biến thủy sản ven biển Chương
Tài liệu liên quan